Học cách trò chuyện

5 570 3
Học cách trò chuyện

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đã là vợ chồng thì có gì nói đấy, cần chi phải giấu diếm hay vòng vo, rào đón! Nhưng như thế, vợ chồng bạn có thể rơi vào tình trạng chả ai

Học cách trò chuyện Đã là vợ chồng thì có gì nói đấy, cần chi phải giấu diếm hay vòng vo, rào đón! Nhưng như thế, vợ chồng bạn có thể rơi vào tình trạng chả ai muốn nói với ai hoặc người nọ phải chịu đựng người kia. Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn tìm được cách tốt nhất trò chuyện với bạn đời để hai người ngày càng hiểu và dễ cảm thông với nhau hơn. 1. Dành thời gian hợp lý cho những cuộc trò chuyện Dù đã là vợ chồng, bạn càng cần quan tâm chia sẻ bằng cách trò chuyện với người bạn đời. Đừng nghĩ rằng đã là của nhau thì không cần khách sáo, chỉ cần quan tâm bằng hành động là đủ. Dù bạn bận đến đâu cũng cố gắng sắp xếp để có những khoảng thời gian tâm sự với nhau. Những câu chuyện được nói trong lúc làm việc nhà thường ít khi có sự tập trung đúng mức và mang lại hiệu quả mong muốn. 2. Xác định mục đích cuộc nói chuyện Bàn bạc một vấn đề quan trọng của gia đình, họ hàng hay công việc, thậm chí chỉ là những câu tầm phào về bạn đồng nghiệp, cơ quan hay chỉ là chuyện qua đường… bạn không bao giờ được quên đặt câu hỏi: “Mình nói chuyện này để làm gì?". Nếu không, đôi lúc câu chuyện của bạn vô tình làm hai người cảm thấy khó chịu, căng thẳng. Nhiều cặp vợ chồng cãi vã, mâu thuẫn chỉ vì những câu chuyện không đâu, không cần thiết cho cuộc sống của họ. Hãy thận trọng, đừng để thói quen vui miệng làm hại bạn và gia đình. Những câu chuyện như bạn gặp lại người xưa từng theo đuổi, một người bạn cũ thành công ngoài sức tưởng tượng, trở nên quá giàu có sung sướng… đều có nguy cơ dẫn đến tranh luận cãi vã. 3. Thận trọng những chuyện không vui Hết sức thận trọng với những câu chuyện mà bạn biết chắc là không vui. Ví dụ như những vấn đề trong công việc của bạn, mâu thuẫn với bạn bè, rắc rối với họ hàng… Những chuyện bắt buộc phải nói thì bạn mới đem ra thảo luận nhưng cần lưu ý cách đặt vấn đề sao cho dễ chấp nhận nhất. Một trong những cách tốt nhất đưa ra vấn đề là “xin ý kiến” người bạn đời của bạn. Tuy nhiên, không nên phó thác toàn bộ trách nhiệm buộc người bạn đời của bạn phải gánh vác, phải giải quyết. 4. Quan tâm đến thời gian và không gian Một không khí thoải mái hay lãng mạn một chút sẽ giúp mọi chuyện trở nên dễ chấp nhận và tốt đẹp hơn. Tránh tình trạng làm cho không khí cuộc trò chuyện trở nên ngột ngạt, tù túng. Thời điểm cũng là điều quan trọng. Thông thường khi đói hay lúc đang ngủ dở mắt người ta dễ cáu bẳn. Không có một công thức nào cho việc bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nhưng bạn nên nhớ là cần chọn thời điểm và không gian thoải mái cho những chuyện phức tạp, nặng nề và đôi lúc là cho cả những chuyện tầm phào vì vợ chồng bạn cũng rất cần những giây phút thư giãn. 5. Gợi chuyện và biết lắng nghe Bạn có những chuyện cần nói và người bạn đời của bạn cũng có nhu cầu này. Hãy khéo léo tạo cho anh ấy (cô ấy) có cơ hội dốc bầu tâm sự. Đôi lúc, sự ngần ngại, hoặc sợ làm cho nhau phải mệt mỏi sẽ ngăn cản vợ hoặc chồng trò chuyện, san sẻ với nhau. Hãy biết lắng nghe và luôn là người bạn để vợ chồng có thể chia sẻ tâm sự. 6. Nếu không thể nghe, hãy đưa ra một cuộc hẹn rõ ràng Trong trường hợp người bạn đời muốn bạn phải nghe, phải giải quyết một vấn đề phức tạp mà lúc đó bạn không có thời gian hay không có tâm trạng để nghe, bạn hãy tạm dừng câu chuyện lại. Thẳng thắng nhưng nhẹ nhàng giải thích cho chồng (hoặc vợ) bạn rằng, lúc này chưa thích hợp để nói chuyện đó. Nhưng bạn phải đưa ra một lời hẹn về thời điểm rõ ràng sẽ cùng nhau thảo luận giải quyết. Nếu không chồng (hay vợ) bạn cảm thấy sự từ chối thể hiện sự thiếu tôn trọng của bạn. 7. Tránh những tranh luận không cần thiết Trong trường hợp không cần thiết bạn không bao giờ nên tranh luận. Mọi chuyện sẽ xấu đi cho dù ai thắng ai thua. Một trong những cách tháo ngòi nổ cuộc tranh luận là kết thúc nó bằng một câu hài hước. (Theo Thế Giới Phụ Nữ) Việt Báo (Theo-Ngoisao) . tìm được cách tốt nhất trò chuyện với bạn đời để hai người ngày càng hiểu và dễ cảm thông với nhau hơn. 1. Dành thời gian hợp lý cho những cuộc trò chuyện. Học cách trò chuyện Đã là vợ chồng thì có gì nói đấy, cần chi phải giấu diếm hay vòng

Ngày đăng: 17/10/2012, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan