LY THUYẾT CHƯƠNG VII,VIII,IX,X (VLNC)

5 342 0
LY THUYẾT CHƯƠNG VII,VIII,IX,X (VLNC)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dương Huy Phong TRƯỜNG PTTT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ TRẮC NGHỆM THUYẾN MÔN CƠ SỞ 3A Thời gian: 60 phút. Số câu: 50 câu. Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh……………………………………………… Câu 1. Chọn câu đúng. A. Hạt nhân có số khối A càng lớn càng bền vững B. Không thể dựa vào số khối A để biết độ bền vững. C. Hạt nhân có số khối A càng bé càng bền vững D. Hạt nhân có số khối A trung bình là bền vững nhất Câu 2. Trong các ánh sáng đơn sắc sau, ánh sáng nào khó gây ra hiện tượng quang điện nhất? A. Ánh sáng lam. B. Ánh sáng lục. C. Ánh sáng tím. D. Ánh sáng đỏ. Câu 3. Theo thuyết Big Bang thì A. vũ trụ đang ở trạng thái ổn định. B. vũ trụ đang co lại. C. vũ trụ đang nở và loãng dần. D. vũ trụ không thay đổi và vật chất được tạo ra liên tục. Câu 4. Người ta phân biệt tia Rơnghen cứng và tia Rơnghen mềm dựa trên đại lượng nào sau đây? Vận tốc A. Bước sóng. B. Tần số. C. Cơ chế phát ra tia Rơnghen. D. Biên độ. Câu 5. Trong phản hứng hạt nhân không có sự bảo toàn khối lượng là vì: A. Phản ứng hạt nhân có tỏa năng lượng hoặc thu năng lượng. B. Sự hụt khối của từng hạt nhân trước và sau phản ứng khác nhau. C. Một phần khối lượng của các hạt đã chuyển thành năng lượng tỏa ra. D. Số hạt tạo thành sau phả ứng có thể lớn hơn số hạt tham gia phản ứng. Câu 6. Hạt nơtrinô ( ν ) có A. năng lượng, khối lượng rất nhỏ và điện tích bằng điện tích electrôn. B. số khối A = 0, không mang điện, chuyển động với vận tốc ánh sáng. C. điện tích dương, năng lượng và khối lượng gần bằng 0. D. điện tích âm, năng lượng, vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Câu 7. Thực chất của phóng xạ β + là: A. một nơtrôn biến đổi thành một pôzitrôn cộng với một prôtôn và một nơtrinô. B. một prôtôn biến đổi thành một electrôn cộng với nơtrôn và một nơtrinô. C. một prôtôn biến đổi thành một pôzitrôn cộng với một nơtrôn và một nơtrinô. D. một nơtrôn biến đổi thành một electrôn cộng với một prôtôn và một nơtrinô. Câu 8. Trong các tia phóng xạ sau α , β , γ tia mất nhiều năng lượng nhất khi bay trong môi trường là: A. γ . B. β . C. cả 3 đều như nhau. D. α . Câu 9. Tia phóng xạ có vận tốc nhỏ nhất là: A. tia α . B. tia β . C. ba tia này có vận tốc như nhau. D. tia γ . Câu 10. Người ta phân loại hạt sơ cấp dựa trên đại lượng đặc trưng của nó, đó là A. khối lượng nghỉ. B. số spin. C. thời gian sống trung bình. D. điện tích. Câu 11. Phóng xạ α A. chỉ xảy ra khi hạt phóng xạ ở trạng thái kích thích. B. có tia phóng xạ là nguyên tử Hêli. C. luôn đi kèm với phóng xạ γ . D. phản ứng tỏa năng lượng. Câu 12. Lực hạt nhân A. chỉ tác dụng trong bán kính nhỏ (cở vài mm). B. là lực có cường độ nhỏ nhất trong các loại lực. C. là lực liên kết các hạt nhân với nhau. D. không phụ thuộc khối lượng hạt mà nó liên kết. Câu 13. Mẫu nguyên tử Bo khác với mẫu nguyên tử Ruđơpho ở điểm nào dưới dây? Trang 1/4 – Mã đề thi 035 Mã đề thi: 035 Dương Huy Phong A. Mô hình nguyên tử. B. Hình dạng quỹ đạo của các electrôn. C. Biểu thức của lục hút hạt nhân và electrôn. D. Nguyên tử tồn tại ở các trạng thái năng lượng ổn định. Câu 14. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của năng lượng? A. Jun. B.kgm 2 /s 2. C. MeV. D. u. Câu 15. Một miếng sắt và một miếng sứ cùng đặt trong lò nung (nhiệt độ khoảng 1500 0 ) sẽ cho A. quang phổ liên tục giống nhau. B. quang phổ vạch hấp thu giống nhau. C. đều phát ra quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ vạch phát xạ giống nhau. Câu 16. Kết luận nào sau đây là không đúng? Độ phóng xạ A. phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ, tỉ lệ thuận với số nguyên tử của chất phóng xạ. B. là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ. C. là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một chất phóng xạ. D. của một lượng chất phóng xạ giảm dần thep thời gian theo quy luật hàm số mũ. Câu 17. Trạng thái dừng của một nguyên tử là trạng thái A. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử. B. êlectron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân. C. trạng thái đứng yên của nguyên tử. D. mà nguyên tử có năng lượng xác định. Câu 18. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với ch kỳ A. bằng 27,32 ngày. B. bằng chu kỳ tự quay của Trái Đất. C. bằng nửa chu kỳ mà nó quay quanh Trái Đất. D. bằng chu kỳ mà Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Câu 19. Phóng xạ β + . A. hạt nhân con có cùng điện tích với hạt nhân mẹ. B. có sự biến đổi hạt prôtôn thành hạt nơtrôn. C. hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học. D. đi kèm với phóng xạ α . Câu 20. Xét phản ứng 2 1 H + 3 1 H → 4 2 H + 1 0 n + 17,6MeV. Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng này? A. Tính theo khối lượng thì phản ứng này tỏa năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch 235 92 U. B. Đây là phản ứng thu năng lượng vì cần nhiệt độ rất cao mới xảy ra. C. Đây là phản ứng cần nhiệt độ rất cao (cở vài chục triệu độ) mới xảy ra. D. Tổng khối lượng hạt Hêli và hạt nơtrôn nhỏ hơn tổng khối lượng hạt Đơtêri và hạt Triti. Câu 21. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh gần Mặt Trời nhất là A. Trái Đất. B. Kim Tinh. C. Hỏa Tinh. D. Mộc Tinh. Câu 22. Cho phản ứng hạt nhân: A → B + C, hạt nhân mẹ A ban đầu đứng yên. Có thể kết luận gì về hướng và độ lớn của vận tốc các hạt sau phản ứng? A. cùng phương, cùng chiều, độ lớn bằng nhau. B. cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau. C. hai véctơ vận tốc đối xứng nhau qua phương nằm ngang . D. có phương vuông góc nhau, độ lớn tùy ý. Câu 23. Chọn ý sai. Trong hệ Mặt Trời thì A. là thiên thể duy nhất nóng sáng. B. có tám hành tinh lớn chuyển động quanh Mặt Trời. C. Mặt Trời ở trung tâm hệ. D. chỉ có Mặt Trời là đứng yên (không quay). Câu 24. Hiện tượng phân hạch và hiện tượng phóng xạ: A. Đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. B. Đều là phản ứng dây chuyền. C. Đều biết rõ các hạt tạo thành sau phản ứng. D. Phản ứng phân hạch tỏa năng lượng, phóng xạ là phản ứng thu năng lượng. Câu 25. Để phản ứng hạt nhân thu năng lượng xảy ra thì năng lượng tối thiểu cung cấp cho các hạt nhân ban đầu phải bằng A. tổng động năng của các hạt sinh ra. B. năng lượng mà phản ứng hấp thu. C. tổng năng lượng liên kết của các hạt ban đầu. D. tổng năng lượng liên kết riêng của các hạt sinh ra. Câu 26. Xét phản ứng 235 89 89 92 56 36 3 200n U Ba Kr n MeV+ → + + + . Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng này? Trang 2/4 – Mã đề thi 035 Dương Huy Phong A. Để xảy ra phản ứng thì hạt nơtrôn có động năng cỡ chuyển động nhiệt. B. Sẽ có tối thiểu 3 hạt nơtrôn tiếp tục tạo ra sự phân hạch mới. C. Phản ứng này tỏa một năng lượng 200MeV. D. Tổng khối lượng các hạt sau phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng hạt 235 92 U và hạt 1 0 n Câu 27. Năng lượng liên kết là năng lượng A. tối thiểu cần cung cấp cho hạt nhân để phá vỡ nó thành các nuclon riêng lẽ. B. tính cho mỗi nuclon trong hạt nhân. C. cần cung cấp cho các hạt nhân ban đầu để phản ứng hạt nhâ thu năng lượng xảy ra. D. tỏa ra khi hạt nhân tự phân rã dưới dạng động năng của hạt nhân con. Câu 28. Hệ số nhân nơtrôn là là số nơtrôn A. sinh ra sau mỗi phản ứng phân hạch. B. trung bình còn lại sau mỗi phân hạch. C. trung bình mất đi sau mỗi phân hạch. D. cần thiết để duy trì sự phân hạch. Câu 29. Chọn câu sai. A. Phóng xạ γ là phóng xạ đi kèm theo của phóng xạ α và phóng xạ β . B. Không có sự biến đổi hạt nhân trong phóng xạ γ . C. Tia β − là các hạt electrôn nên nó được phóng ra từ võ nguyên tử. D. Phôtôn γ do hạt nhân phóng ra có năng lượng lớn hơn năng lượng phôtôn của tia X. Câu 30. Lực hạt nhân chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa các nuclon bằng A. bằng kích thước hạt nhân. B. kích thước nguyên tử. C. bằng hoặc nhỏ hơn kích thước hạt nhân. D. lớn hơn kích thước nguyên tử. Câu 31. Hạt nhân 24 11 Na phóng xạ tạo thành hạt nhân 24 12 Mg và A. hạt anpha. B. tia gama. C. Pôzitôn. D. Êlectron. Câu 32. Từ hạt nhân 226 88 Ra phóng ra 3 hạt α và một hạt β - trong chuỗi phóng xạ liên tiếp, khi dó hạt nhân con tạo thành là: A. 222 84 X . B. 214 84 X . C. 214 83 X . D. 218 84 X . Câu 33. Tìm ý sai. Trong phóng xạ α A. số hạt nhân con bằng số hạt α . B. cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì số hạt nhân mẹ giảm còn một nửa. C. khối lượng chất bền được tạo thành bằng khối lượng chất phóng xạ đã phân rã . D. số hạt α sinh ra bằng số hạt nhân mẹ đã phân rã. Câu 34. Phóng xạ không bị lệch trong điện trường là: A. tia γ . B. tia β − . C. tia β + . D. tia λ . Câu 35. Xét hạt nhân nguyên tử 9 4 Be có khối lượng m 0 , biết khối lượng prôtôn là m p và khối lượng nơtrôn là m n . Ta có: A. m 0 > 5m p + 4m n . B. m 0 = 4m n + 5m p . C. m 0 = 4m p + 5m n . D. m 0 < 5m n + 4m p . Câu 36. Xét nguyên tử Hiđrô nhận năng lượng kích thích, các electrôn chuyển động lên quỹ đạo M, khi các electrôn chuyển về quỹ đạo bên trong sẽ bức xạ: A. Một phôtôn trong dãy Pasen. B. Một phôtôn trong dãy Laiman. C. Một phôtôn trong dãy Banme. D. Hai phôtôn trong dãy Banme. Câu 37. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện vừa đủ để triệt tiêu dòng quang điện không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số của ánh sáng kích thích. B. Cường độ chùm sáng kích thích. C. Bản chất kim loại làm catốt. D. Bước sóng của ánh sáng kích thích. Câu 38. Trong quang phổ Hiđrô, dãy Pa-sen gồm các bức xạ thuộc vùng A. tử ngoại và vùng ánh sáng nhìn thấy. B. hồng ngoại. C. ánh sáng nhìn thấy và vùng hồng ngoại. D. tử ngoại. Câu 39. 39) Xét phản ứng: 2 2 3 1 1 1 D D T p+ → + . Phát biểu nào sau đây là sai? A. Hạt 2 1 D bền hơn hạt 3 1 T . B. Phản ứng này rất khó xảy. C. Tổng khối lượng hạt 3 1 T và hạt prôtôn nhỏ hơn tổng hai hạt 2 1 D . D. Hạt 2 1 D là đồng vị của hạt nhân Hiđrô. Câu 40. Trong phóng xạ β − . Trang 3/4 – Mã đề thi 035 Dương Huy Phong A. hạt nhân con lùi một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. B. có sự biến đổi một nơtrôn thành một prôtôn. C. có tia phóng xạ là pôzitrôn. D. hạt nhân con có số khối nhỏ hơn số khối của hạt nhân mẹ. Câu 41. Đuôi sao chổi được hình thành do A. tác động của áp suất ánh sáng Mặt Trời. B. sự va chạm giữa sao chổi và lớp khí quyển trên Mặt Trời. C. hình dạng sao chổi dài và dẹt. D. sự va chạm giữa sao chổi và lớp khí quyển trên Trái Đất. Câu 42. Hạt nhân nguyên tử 9 4 Be gồm A. 5 prôtôn và 4 nơtrôn. B. 4 prôtôn và 5 nơtrôn. C. 9 prôtôn và 5 nơtrôn. D. 4 prôtôn và 9 nơtrôn. Câu 43. Sao là gì? A. Là thiên thể phát sáng mạnh và ở rất xa. B. Là một hành tinh ở xa Trái Đất. C. Là khối khí nóng sáng như Mặt Trời. D. Là tinh vân phát sáng và ở rất xa Trái Đất. Câu 44. Mỗi chất phóng xạ nhất định thì có thể phát ra đồng thời A. tia β − và β + . B. tia β − và tia γ . C. tia α và tia β − . D. tia α và tia β + . Câu 45. Xét một phản ứng: 1 4 0 1 2 1 4 2 26,8H H e MeV + → + + . Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về phản ứng này? A. Đây là phản ứng tỏa năng lượng. B. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao. C. Đây là phản ứng đang xảy ra trên Mặt Trời. D. Đây là phản ứng phóng xạ vì có hạt Hêli và và hạt β + tạo thành sau phản ứng. Câu 46. Điều nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng phân hạch hạt 235 92 U? A. Sau phản ứng người ta mới biết được các hạt tạo thành. B. Tất cả các nơtrôn tạo thành sau phản ứng đều tiếp tục phân hạch mới. C. Mỗi phản ứng tỏa một năng lượng 200MeV. D. Phản ứng xảy ra với điều kiện nhiệt độ rất cao. Câu 47. Các loại hạt sơ cấp là A. phôtôn, leptôn, mêzôn, hađrôn và barion. B. phôtôn, leptôn, mêzôn và barion. C. phôtôn, leptôn, nuclôn, hipêron. D. phôtôn, leptôn, mêzôn và hađrôn. Câu 48. Spin đặc trưng cho A. chuyển động quay của hạt sơ cấp. B. chuyển động nội tại của hạt sơ cấp. C. thời gian sống trung bình của hạt sơ cấp. D. mức độ bền vửng của hạt sơ cấp. Câu 49. Chọn ý sai. Độ sáng của mỗi sao phụ thuộc A. khoảng cách từ sao đến Trái Đất. B. công suất bức xạ của sao. C. sao đang chuyển động lại gần hay ra xa Trái Đất. D. độ sáng thực sự của sao. Câu 50. Xét nguyên tử Hiđrô nhận năng lượng kích thích, electrôn chuyển lên quỹ đạo O. Khi electrôn chuyển về quỹ đạo bên trong sẽ phát ra A. hai bức xạ nằm trong vùng tử ngoại. B. ba bức xạ nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. C. một bức xạ nằm trong vùng hồng ngoại. D. ba bức xạ có nằm trong vùng tử ngoại. ---------------------HẾT------------------------- Trang 4/4 – Mã đề thi 035 Dương Huy Phong ¤ Ðáp án của ðề thi: 1.D[1] 2.D[1] 3.C[1] 4.B[1] 5.B[1] 6.B[1] 7.C[1] 8.D[1] 9.A[1] 10.A[1] 11.D[1] 12.D[1] 13.D[1] 14.D[1] 15.A[1] 16.B[1] 17.D[1] 18.B[1] 19.B[1] 20.B[1] 21.B[1] 22.B[1] 23.D[1] 24.A[1] 25.B[1] 26.B[1] 27.A[1] 28.B[1] 29.C[1] 30.C[1] 31.A[1] 32.C[1] 33.D[1] 34.A[1] 35.D[1] 36.C[1] 37.B[1] 38.B[1] 39.A[1] 40.B[1] 41.A[1] 42.B[1] 43.C[1] 44.B[1] 45.D[1] 46.A[1] 47.B[1] 48.B[1] 49.D[1] 50.B[1] Trang 5/4 – Mã đề thi 035 . Ánh sáng lam. B. Ánh sáng lục. C. Ánh sáng tím. D. Ánh sáng đỏ. Câu 3. Theo thuyết Big Bang thì A. vũ trụ đang ở trạng thái ổn định. B. vũ trụ đang co lại.

Ngày đăng: 30/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan