Phương pháp đóng vai trò trong giảng dạy GDCD

9 1.9K 18
Phương pháp đóng vai trò trong giảng dạy GDCD

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

phơng pháp đóng vai trong giảng dạy môn gdcd hiện nay ở trờng thcs Phần I: Lời nói đầu: Môn giáo dục công dân ở trờng THCS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục nh Luật giáo dục xác định: Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hớng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động . Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục các cấp học nói chung: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng t cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm gần đây, các bộ môn nói chung, môn giáo dục công dân nói riêng có sự đổi mới toàn diện từ chơng trình, nội dung sách giáo khoa đến phơng pháp dạy học. Với môn giáo dục công dân, Bộ giáo dục chỉ rõ: Dạy học môn giáo dục công dân không đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hình thành hành vi thói quen đạo đức pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết khô khan, xa rời thực tiễn. Cần tổ chức các hoạt động học tập đa dạng. Qua hoạt động mà khai thác những chất liệu cuộc sống và vốn kinh nghiệm đã có của bản thân mỗi học sinh, giúp học sinh thấu hiểu nội dung, rèn luyện thái độ, bổn phận, niềm tin, thực hành các chuẩn mực giá trị và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra. Thấm nhuần tinh thần trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không ngừng đổi mới phơng pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, trong đó phơng pháp đóng vai chiếm vai trò u thế, có tác dụng góp phần đánh dấu sự thành công của bài giảng. Phần 2: Quy trình thực hiện 1, Đóng vai là gì ? Đóng vai là phơng pháp học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. Thực tế giảng dạy môn giáo dục công dân ở trờng THCS cho thấy phần lớn giáo viên phụ trách bộ môn đều đã áp dụng khá thành thạo phơng pháp này. - 1 - Đặc biệt trong những năm gần đây, với chơng trình thay sách, đóng vai là phơng pháp đợc áp dụng phổ biến trong giảng dạy môn giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 8. 2, Các bài đã áp dụng phơng pháp đóng vai: * Lớp 6 gồm 5 bài: Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Bài 3: Tiết kiệm Bài 4: Lễ độ Bài 9: Lịch sự tế nhị Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. * Lớp 7 gồm 3 bài: Bài 4: Dân chủ và kỉ luật Bài 8: Khoan dung Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá * Lớp 8 gồm 5 bài: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh Bài 10: Tự lập Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nớc và lợi ích công cộng. Ngoài ra tôi còn áp dụng phơng pháp đóng vai trong các tiết thực hành ngoại khoá ở các khối, lớp. Cách thức tiến hành phơng pháp đóng vai thờng theo các bớc nh sau: - Giáo viên giới thiệu tình huống có thể đóng vai một cách tơng đối đơn giản, không quá phức tạp. - Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và phân công sắm vai - Thứ tự các nhóm lên đóng vai - Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần). - Cuối cùng giáo viên chốt lại thành công, nêu sự cố gắng của học sinh và rút kinh nghiệm. Và sau đây là một số tiết học mà tôi đã sử dụng phơng pháp đóng vai, Mời các đồng chí, các bạn tham khảo. * ở lớp 6: - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Ngay từ truyện đọc Mùa hè kì diệu tôi đã cho trò sắm vai mà không đọc lại truyện bằng câu hỏi gợi ý trớc đó: - 2 - Nhân vật chính trong truyện gỗm những ai ? Trang phục mỗi nhân vật nên thế nào ? Sau khi nghe tôi gợi ý, lập tức các em đã xây dựng kịch bản gồm 3 nhân vật chính: Minh: học sinh đeo khăn quàng, sau mặc áo tắm. Thầy giáo: Mang cặp giáo viên Ngời bố với chiếc xe đạp Học sinh đã bắt đấu đóng vai từ tình tiết sau giờ học thể dục. Minh ngập ngừng hỏi thầy Quân: Tha thầy, em muốn ngời cao hơn thì làm thế nào ạ ? Tiếp theo là những lời đối thoại giữa thầy Quân và Minh. Sau đó là lời trình bày và xin phép của Minh đối với bố. Cuối cùng là hình ảnh Minh đóng vai mặc áo tắm vùng vẫy giữa bể bơi với niềm thích thú sau mê. 2 nhóm lên đóng vai, nhóm 1 em đóng vai ngời bố khi cho phép Minh sử dụng xe đạp đến bể bơi còn e thẹn, cha tự nhiên. Tôi cho trò bổ cứu, sau đó khuyến khích diễn lại và em đã đóng tự nhiên hơn. Rút kinh nghiệm nhóm 1, nhóm 2 đã thành công hơn. Kết quả tiết học thật sôi nổi và bổ ích. - Với bài 3: Tiết kiệm sau khi cho trò rút ra khái niệm, ý nghĩa tác dụng của tiết kiệm, tôi gợi cho trò đóng vai về hành vi tiết kiệm và cha tiết kiệm ở học sinh. Các em đã xây dựng 2 kịch bản khác nhau về hai bạn học sinh: Một em biết tiết kiệm sách vở bút mực, một em hoang phí, trong chi tiêu tiền bạc và lãng phí khi dùng vở. Kết quả các em đã biết nhắc nhở những ai còn lãng phí cha tiết kiệm. - Bài 4: Lễ độ: Tôi hớng dẫn trò đóng vai thể hiện hành vi lễ độ của em Thuỷ đối với anh Quang, cán bộ Đoàn của huyện nhà trong truyện đọc: Em Thuỷ. 2 nhóm lên trình bày kịch bản, nhóm 1: học sinh đóng vai em Thuỷ còn ngợng ngùng, tôi ra hiệu cả lớp nghiên túc để em thể hiện vai diễn của mình. Kết quả vai Thuỷ đã rất thành công. - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Đây là bài cung cấp chuẩn mực về pháp luật nên sau khi đã cho trò nghiên cứu, nắm tình huống truyện và rút ra bài học, tôi đã gợi cho trò đóng vai khi em vào nhà một ngời khác, trong nhà có thể có ngời, có thể không, trớc tình huống đó, em xử lý nh thế nào ? Học sinh đã đa ra hai cách ứng xử rất phù hợp là em sẽ gõ cửa trớc khi vào nhà, nếu cửa đóng. Nếu cửa mở, em đứng ở bục cửa chờ có ngời nhà ra đón, nếu không có ai, tuyệt đối em không vào nhà. Thứ tự tôi cho 2 nhóm lên thể hiện, các em đã nhập vai rất thành công ở ngôn ngữ đối thoại và thái độ lịch sự - 3 - khi vào nhà. Điều này vừa phù hợp với luật pháp quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vừa minh hoạ bài 9: Lịch sự, tế nhị. * Đối với lớp 7: - Bài 4: Tôi lấy bài Dân chủ và kỉ luật làm ví dụ. Với bài này, tôi đã cho trò chuẩn bị tình huống trong truyện đọc Đờng làng bằng cách câu hỏi từ sau bài học trớc đó: Đóng vai thể hiện các hành động của nhân vật trong truyện đọc em sẽ xây dựng mấy nhân vật và hãy tởng tợng những lời nói cử chỉ của mỗinhân vật nh thế nào ? Trang phục đơn giản khi em sắm vai sẽ có những gì ? Hoc sinh đã chuẩn bị rất kĩ các đồ dùng đóng vai nh sau: - Một bộ bàn ghế đủ chỗ khoảng 7 hoặc 8 ngời ngồi xung quanh, phía sau có lá cờ Tổ quốc tợng trng cho cuộc họp tổ dân c. Nhân vật gồm ông Thành: Chủ tịch UBND xã. 7 hoặc 8 ngời đại diện cho tổ dân c họp bàn bạc thảo luận về kế hoạch sửa đờng vào làng. Các em đã tởng tợng ra những lời bàn bạc thể hiện quyết tâm và kỉ luật thống nhất trong toàn thể dân c ủng hộ việc sửa đờng. Sau đó là cảnh bà con cùng nhau đoàn kết góp công góp của sửa lại đờn làng bằng xi măng sạch sẽ láng bóng. Bằng cử chỉ của các em nh sau: Em đóng vai trởng thôn hô to: Bà con ơi, nhanh tay trộn xi măng vào, chúng ta nhất quyết hoàn thành con đờng này trớc ngày đại hội Đảng bộ xã. Tiếng hô vừa dứt, các em đóng vai bà con xã viên đồng thanh nói Chúng tôi ủng hộ chủ tr- ơng của chính quyền xã. Với cách tổ chức cho trò đóng vai có sự chuẩn bị trớc về đồ dùng, dự kiến nhân vật, hành động nhân vật thế này tôi thấy hiệu quả giáo dục rất cao. Không những các em nắm chắc nội dung, kiến thức bài học mà còn thể hiện các kĩ năng giao tiếp, năng lực thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ thật tuyệt vời. Cứ nh là một vởi kịch ngắn vậy. Đối với lớp 8 tôi xin lấy vài bài làm ví dụ: - Khi dạy bài 1: Tôn trọng lẽ phải. Sau khi nắm nội dung khái niệm, để giúp học sinh xử lý những vấn đề có thể xẩy ra trong cuộc sống đúng với lẽ phải tôi đã đa ra tình huống nh sau và cho trò thảo luận nhóm nêu cách xử lí và lên đóng vai. Tình huống: Hai bạn học sinh tham gia giao thông đờng bộ, chẳng may xe đạp bạn này húc vào bạn kia đang đi bộ. Em là ngời chứng kiến lúc hai bạn cãi vã nhau. Hãy nêu cách xử lý của em. - 4 - Từng nhóm lên thể hiện cách xử lí và tôi thấy với cách học có chen vào những mục đóng vai thế này thì học sinh rất hứng thú học tập và các em cảm thấy việc vận dụng chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống thật nhẹ nhàng thoải mái. Em nào cũng biết lựa chọn điều tốt đẹp hợp với đạo làm ngời để giải quyết việc xẩy ra một cách bình tĩnh, khéo léo. Đối với bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh tôi lại tổ chức nh sau: Cho trò chia thành 3 nhóm đóng vai sau khi đã nắm khái niệm, ý nghĩa vấn đề. Nhóm 1: Đóng vai tình huống một bạn vi phạm luật giao thông, đang cùng một nhóm ngời xấu chuẩn bị đua xe trái phép. Đi học về, em bắt gặp việc này, nên xử lí thế nào ? Nhóm 2: Một anh lạ mặt (kẻ xấu) đang rủ rê lôi kéo bạn mình sử dụng ma tuý. Em sẽ làm gì ? Nhóm 3: Bạn ở gần nhà em gặp rủi ro hoặc có chuyện buồn. Em ứng xử thế nào ? Với cách tổ chức thế này tôi thấy mỗi nhóm có một cách đóng vai thể hiện ứng xử trong một tình huống hoàn cảnh khác nhau nên tiết học thật sinh động hấp dẫn. Điều đáng nói là các em biết tởng tợng ra cảnh gặp bạn thế nào để vừa tế nhị, khéo léo lại khỏi bị lộ (tình huống ở nhóm 1 và 2) Còn tình huống ở nhóm 3 thì các em thực sự là ngời bạn nhẹ nhàng, giàu lòng thông cảm sẽ chia khi chẳng may bạn bị rủi ro. Ngoài các tình huống có thể đóng vai trong các bài học cụ thể, tôi còn cho trò đóng vai trong các tiết với nội dung thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phơng và các nội dung đã học. Ví dụ ở lớp 6: Tôi gợi cho trò suy nghĩ về cách nhập vai thể hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học để xử lý trong cuộc sống nh thể hiện thái độ cử chỉ của một học sinh lúc chào bố mẹ để đi học, trên đờng đi gặp các cảnh nh: cánh đồng lúa, ngã ba đờng rồi đến trờng vào học Một học sinh đã tởng tợng và thể hiện nh sau: Ngủ dậy, tập thể dục, ngồi vào bàn học sau đó ăn sáng ( Thể hiện Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, Siêng năng ). Chào bố mẹ rồi đi học ( Thể hiện Lễ độ) Trên đờng đi học qua cánh đồng, hít thở không khí trong lành, với tay nâng bông lúa trĩu nặng sắp chín, mặt rạng rỡ vui sớng (Thể hiện Yêu thiên - 5 - nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên); đến chỗ gặp ngã ba đờng, đứng lại trông đèn báo hiệu, nhìn trớc ngó sau rồi mới nhanh chóng qua đờng ( thể hiện Thực hiện trật tự an toàn giao thông ) Một em khác đóng vai từ khi đến trờng bằng các cử chỉ: Chơi hoà đồng với bạn (Thể hiện Sống chan hoà với mọi ngời).Vào lớp với thái độ học tập nghiêm túc, tích cực phát biểu( Thể hiện Quyền và nghĩa vụ học tập ). Và cuối cùng em đã thể hiện hành vi Đảm bảo an toàn bí mật th tín bằng cử chỉ nh sau: Đang vui chơi, nghe trống trờng điểm vào học, cô bu điện đa cho hai bức th, em chạy nhanh vào lớp gọi Lan ơi, Huệ ơi bạn có th đây. Các hoạt động biểu diễn của các bạn vừa ngừng, tiếng vỗ tay của cả lớp vang lên nh sấm. Với việc áp dụng phơng pháp đóng vai trong một số tiết học nh trên, tôi thấy niềm tin, ý thức tự giác tuân thủ các chuẩn mực đạo, pháp luật ở học sinh đợc nâng lên rõ rệt. Các em yêu thích bộ môn, háo hức chờ đợi tiết học và rất thích đợc biểu diễn mọi hành vi của mình trớc tình huống nêu ra. Phần III: Ghi nhận kết quả b ớc đầu: 1, ở đơn vị tôi công tác: Qua 5 lớp 8 A,B, C, D, E tôi dạy năm nay, trong đó có 3 lớp 8 A,B, C sử dụng nhiều hơn phơng pháp đóng vai, kết quả cho thấy nh sau: . Lớp Kết quả về hiểu biết kiến thức Kết quả thực hành ứng xử 8A 97% 98% 8B 98% 98% 8C 100% 100% 8D 90% 80% 8E 92% 90% 2, ở các đơn vị khác: Sau khi sinh hoạt liên trờng với chuyên đề áp dụng phơng pháp đóng vai trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, giáo viên ở trờng HXH đã thực hiện rất thành công bài dạy 12 (lớp 8) Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình: Một học sinh đã thể hiện cử chỉ dắt ông nội bị mù đi chơi bà con họ hàng lối xóm rồi giới thiệu về những đổi mới của quê hơng cho ông hình dung bằng những lời lẽ đầy sáng tạo gây xúc động với ngời ngồi dự. Em đã chỉ tay về phía - 6 - trớc mặt và nói với ông: Ông ơi, trớc mắt ông cháu mình là cánh đồng lúa bao la bát ngát, một màu xanh mợt. Xa hơn là ngôi trờng cháu học 2 tầng mái ngói đỏ tơi, còn dới chân ông cháu mình đang bớc là bờ kênh đã đợc bê tông hoá. Cảnh vật quê ta mỗi ngày một đổi thay ông ạ. Hôm sau cháu sẽ dẫn ông đến dự sinh hoạt câu lạc bộ ngời cao tuổi ông nhé. Với các vai diễn này, các em vừa nắm đợc nghĩa vụ của ngời con, ngời cháu trong gia đình, vừa thể hiện phẩm chất đạo đức hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Qua điều tra sau tiết học GDCD có sử dụng phơng pháp đóng vai cho thấy các em nắm chắc bài và thể hiện hành vi ứng xử trong cuộc sống rất chuẩn mực. Điều đáng mừng là 50/50 em đã trả lời Chúng em rất thích môn học này. Phần iv: kết luận: Đóng vai là phơng pháp dễ tổ chức trong một điều kiện hoàn cảnh, đóng vai giúp học sinh thực hiện những kỉ năng trong môi trờng an toàn có sự chuẩn bị và nhập vai một cách tự nguyện. Vì thế mà phơng pháp này gây đợc sự hứng thú đối với ngời học, tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động giảng dạy ta thấy phơng pháp đóng vai không phải áp dụng đợc ở tất cả các bài học mà thờng ở những bài nào có vấn đề trực tiếp liên quan đến các chuẩn mực đạo đức pháp luật gần với ứng xử hàng ngày của học sinh thì có thể gợi ý để trò xây dựng kịch bản và đóng vai. Đóng vai có thể tiến hành ở phần bắt đầu vào bài học với sự chuẩn bị trớc để thu hút học sinh, và cũng có thể tiến hành sau khi nắm kiến thức nhằm rèn luyện thái độ, cách ứng xử. Điều quan trọng là giáo viên phải biết gợi ý bằng câu hỏi hoặc nêu tình huống để học sinh suy nghĩ tìm cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực bài học đặt ra. Thấm nhuần tinh thần Nghị quyết Trung ơng 2 khoá VIII và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, mỗi giáo viên ở bất cứ bộ môn nào cũng phải nỗ lực phấn đấu không ngừng. Luôn tạo ra những phơng pháp giảng dạy linh hoạt, mới mẻ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Để giúp giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân đợc tốt, theo tôi trớc hết bản thân ngời dạy phải say sa, yêu mến bộ môn, nắm vững mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học, xác định giảng dạy GDCD là gópphần hoàn thiện nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật cho học sinh. Mặt khác các cấp, các ngành nên tạo điều kiện cho giáo viên dự thêm các lớp chuyên đề trang bị kiến thức về pháp luật, bồi dỡng thêm về phơng pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trò ở những bài dạy khó nhất là dạy pháp luật. - 7 - Ngoài ra để có điều kiện thuận lợi trong giảng dạy, các cấp giáo dục nên biên soạn thêm các tình huống về đạo đức pháp luật để giáo viên tham khảo vận dụng gợi ý cho trò đóng vai. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất sớm ổn định đội ngũ giảng dạy bộ môn này theo yêu cầu đào tạo chuyên trách. Tháng 5/2003. mục lục - 8 - Phần 1: Lời nói đầu Phần 2: Quy trình thực hiện. 1, Đóng vai là gì ? 2, Các bài đã áp dụng phơng pháp đóng vai. Phần 3: Ghi nhận kết quả bớc đầu. 1, ở đơn vị tôi công tác. 2, ở các đơn vị khác. Phần 4: Kết luận - 9 - . phơng pháp đóng vai trong giảng dạy môn gdcd hiện nay ở trờng thcs Phần I: Lời nói đầu: Môn giáo dục công dân ở trờng THCS có ý nghĩa rất quan trọng trong. thạo phơng pháp này. - 1 - Đặc biệt trong những năm gần đây, với chơng trình thay sách, đóng vai là phơng pháp đợc áp dụng phổ biến trong giảng dạy môn giáo

Ngày đăng: 29/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan