Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam.doc

31 921 3
Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khả năng chuyển đổi của đồng tiền. Bài học lộ trình của Trung Quốc và liên hệ thực tiễn Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN 5

1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền 5

1.2 Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền 5

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 7

1.4 Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 8

CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC 9

VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM 9

2.1 Lộ trình Trung Quốc 9

2.2 Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn: 15

CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO 23

KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI VND 23

3.1 Nguyên nhân của thực trạng trên: 23

3.2 Mục tiêu nâng cao tính chuyển đổi của VND 24

3.3 Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền: 24

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND), khắc phục hiện tượngĐô la hoá là những nội dung có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế, trong đó, pháttriển kinh tế vừa là nền tảng, vừa là mục đích chính, còn nâng cao tính chuyển đổi củaVND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bềnvững Mục tiêu “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững”, “tăng khả năngchuyển đổi của đồng tiền Việt nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ trong nước” và “Đẩynhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồngViệt Nam” là những mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta đề tại các Văn kiện Đại hộiĐảng và Nghị quyết Đại hội Mục tiêu chiến lược “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kémphát triển” với quan điểm “coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, và tiếp tụcyêu cầu “nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền ViệtNam” là những bước đi quan trọng và cấp thiết để đưa Việt Nam hội nhập với nền kinhtế thế giới, thực sự trở thành nền kinh tế thị trường.

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quantrọng, có những chuyển biến theo xu hướng hội nhập và liên tục đạt mức tăng trưởngkhá cao Đồng thời, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để tăng tínhchuyển đổi của VND và khắc phục hiện tượng Đô la hoá Kết quả là niềm tin vào VNDcủa người dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đã được củng cố, quan hệ cung -cầu ngoại tệ trên thị trường bớt căng thẳng, mục tiêu trên lãnh thổ Việt nam chỉ sử dụngđồng tiền Việt nam đã có những cơ sở hiện thực Tuy nhiên, tính chuyển đổi của VNDvẫn bị đánh giá là thấp và hiện tượng Đô la hoá còn chưa được khắc phục một cách cơbản Kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy giải quyết những vấnđề như vậy hoàn toàn không phải là công việc dễ dàng, có thể thực hiện trong một thờigian ngắn Vì vậy việc đề ra lộ trình cụ thể, một hệ thống các giải pháp tổng thể nhằmnâng cao khả năng chuyển đổi của VND là rất cần thiết.

Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo - PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo,nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có

Trang 3

hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những thiếu sót Nhóm 4 rất mong sẽ nhậnđược sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn

Kết cấu của đề tài như sau:

Chương I: Tổng quan về khả năng chuyển đổi của đồng tiềnChương II: Thực trạng khả năng chuyển đổi của VND

Chương III: Nguyên nhân, mục tiêu, giải pháp nâng cao khả năng chuyển đổicủa VND

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN

1.1.Tính chuyển đổi của đồng tiền

Quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá dẫn đến sự ra đời củatiền tệ Khi hàng hoá được trao đổi ở phạm ci quốc tế thì xuất hiện nhu cầu trao đổi cácđồng tiền với nhau Về cơ bản, tiền tệ có ba chức năng chính là: chức năng phương tiệnthanh toán, chức năng phương tiện tính toán và chức năng bảo toàn giá trị Đồng tiền cótính chuyển đổi cao được quốc tế sử dụng cả ba chức năng Người ta sử dụng làmphương tiện thanh toán theo tập quán quốc tế những đồng tiền mạnh có tính lịch sử douy tín, vị thế của nền kinh tế Các đồng tiền đó cũng được sử dụng như các tài sản tàichính và là đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế Như vậy, đồng tiền có tính chuyểnđổi cao có đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanhtoán và tiền tệ trong nước và quốc tế Đặc điểm này vừa mang tính khách quan vừamang tính chủ quan: Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín được thị trường tintưởng chấp nhận Về chủ quan, đó là ý của Nhà nước, thông qua quy định về quản lýngoại hối cho phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép, hoặcđược mang ra và chuyển đổi ở thị trường quốc tế.

1.2 Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền

Việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tếhiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hộinhập quốc tế Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốctế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thếcho quốc gia trên thị trường quốc tế Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làmgiảm hiện tượng “đô la hóa”, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ vàchính sách tỷ giá

Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước vàtính chuyển đổi quốc tế:

Trang 5

Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện qua việc được ưa thích sửdụng và dễ dàng mua ngoại tệ với mức giá thị trường Điều này một mặt phụ thuộc sựổn định về giá trị và sự thuận tiện khi sử dụng đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việcđươc phép chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khảnăng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của hệ thống ngân hàng Đánh giá tính chuyển đổi củađồng tiền của các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính chuyển đổitrong nước Với các nước này, uy tín, vị thế của đồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ sốlạm phát, mức độ đô la hóa của nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính,trình độ của hệ thống ngân hàng, mức độ thông thoáng của chính sách quản lý ngoại hốivà sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái

Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụnglàm phương tiện thanh toán trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế Tínhchuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số đông tiền mạnh như USD, EUR, …(cònđược gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi) Đa số các đồng tiền còn lại có tính chuyểnđổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước

Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinhtế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngânhàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phảicó giấy phép Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi: tự do chuyển đổi toàn bộ và tự dochuyển đổi một phần

Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gianào mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, ví dụ như USD của Mỹ, EUROcủa châu Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy Sĩ,CAD của Canada Hầu hết đó đều là các đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triểnvà ổn định Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định đồng tiềnthanh toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống giá và linh hoạt đổi

Trang 6

Với tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vàomột trong 3 yếu tố sau:

- Chủ thể chuyển đổi: có hai loại chủ thể chuyển đổi được luật quản lý ngoại hốicủa các quốc gia phân loại là người cư trú và người phi cư trú Người cư trú phải cóđược giấy phép chuyển đổi thì mới đổi được tiền tệ đang nắm giữ, còn người phi cư trúđược quyền chuyển đổi tự do

- Mức độ chuyển đổi: từ hạng mức nào đó do luật quy định trở lên, muốn chuyểnđổi thì phải có giấy phép chuyển đổi ngoại tệ, dưới hạng mức đó thì được tự do chuyểnđổi

- Nguồn thu nhập tiền tệ: các nguồn thu nhập bằng tiền của những người phi cưtrú từ hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ quốc tế, từ hoạt động đầu tư nướcngoài tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do, còn các nguồn thu nhập khácphi thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi phải có giấy phép Ví dụ những tiền tệchuyển đổi tự do một phần là PHP- Peso Philippines, TWD- Đô la Đài Loan, THB- BạtThái Lan, KRW- Won Hàn Quốc, IDR- Rupiad Indonesia, EGP- Pound Ai Cập

Một đồng tiền được chuyển đổi phụ thuộc vào 4 yếu tố Cụ thể là tự do hoá cácgiao dịch vãng lai; nới lỏng các giao dịch tài khoản vốn (nguồn vốn vào - ra không gặptrở ngại); thả nổi tỷ giá hối đoái; và cuối cùng là phải có thị trường tài chính, đặc biệt làthị trường hối đoái mở.

1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của đồngtiền có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhậpquốc tế Với xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, đồng tiền có tính chuyển đổicao có tác dụng:

- Liên kết kinh tế trong nước với quốc tế;- Hỗ trợ,thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển;

Trang 7

- Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài;

- Nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế;- Làm giảm hiện tượng đô la hoá, nâng cao hiệu quả điều hành chính sáchtiền tệ và chính sách tỷ giá.

1.4 Các yếu tố nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền:

Khả năng chuyển đổi của đồng triền phụ thuộc vào các yếu tố:

Thứ nhất là đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa hàng hoá và dịch vụ Đây là yếu tố cơ bản,là điều kiện khách quan tạo sức mạnh vàniềm tin lâu dài vào đồng nội tệ;

Thứ hai là các chính sách tài chính - tiền tệ phải hướng tới mục tiêu kiểm soátlạm phát và tạo vị thế cho đồng nội tệ, chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng phùhợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, trong đó thực hiện một cơ chế tỷ giá linhhoạt;

Thứ ba là các thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thịtrường vốn) phải được hình thành, phát triển đồng bộ và hoạt động có hiệu quả;

Thứ tư là các định chế tài chính phát triển, thực hiện các giao dịch tiền tệ mộtcách thuận lợi với chi phí thấp.

Trang 8

CHƯƠNG II: BÀI HỌC LỘ TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM

2.1 Lộ trình Trung Quốc

Trong tiến trình mở rộng kinh tế, Trung Quốc đang nỗ lực đưa đồng Nhân dân tệ(CNY) trở thành đồng tiền quốc tế, tạo thế cân bằng với đồng USD trong hệ thống tiềntệ toàn cầu, CNY trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi, đưa Nhân dân tệ thành mộttrong số những đồng tiền dự trữ của thế giới, sánh ngang với những đồng tiền như USDhay EUR

Hành trình điều chỉnh CNY của Trung Quốc qua các giai đoạn:

- 1988: Trung Quốc lập các trung tâm hoán đổi tiền tệ bán chính thức, cho phépgiao dịch đồng CNY ở một tỷ giá sát hơn phản ánh nhu cầu thị trường.

- 1/1/1994: Tỷ giá chính thức và tỷ giá ở các trung tâm hoán đổi được thốngnhất, theo đó đồng CNY bị đánh tụt giá trị khoảng 33% xuống còn 8,7 CNY/USD.

- 4/1994: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đầu tiên được thành lập ở ThượngHải Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để duy trì đồng CNY ổn định.

- 1/12/1996: Cho phép đồng CNY có khả năng chuyển đổi toàn diện.- 1994 - 1996: Đồng CNY tăng từ 8,7 lên 8,28 CNY/USD.

- 1997 - 1999: Trung Quốc được đánh giá cao khi giữ đồng CNY ổn định trongcuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

- 2000: Đồng CNY được cho phép có biên độ tỷ giá rộng hơn so với đồng USD,cụ thể là 8,2760 - 8,2800 CNY/USD.

- 12/2001: Trung Quốc gia nhập WTO và cam kết sẽ dần điều chỉnh chính sáchtiền tệ.

Trang 9

- 2003: Sức ép tăng mạnh về định giá lại đồng CNY để giúp cân bằng thươngmại toàn cầu.

- 12/2004: Trung Quốc tuyên bố sẽ dần theo cơ chế tiền tệ linh hoạt.

- 21/7/2005: Đồng CNY được nâng giá trị 2,1% lên một “tỷ giá hối đoái thả nổicó kiểm soát” theo cách gọi của Trung Quốc.

- 7/2008: Ngân hàng trung ương “trói” đồng CNY ở mức 6,83 CNY/USD đốiphó với khủng hoảng

- Tháng 6/2010: Trung Quốc tuyên bố nối lại cải cách tỷ giá hối đoái đồngCNY, tăng tính linh hoạt tiền tệ.

Với bước đi vững chắc của mình, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có nền kinhtế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ GDP của Trung Quốc qúy II năm 2010 tăng10,3%, quý I năm 2010 tăng 11,9% so với cuối năm 2009; trong khi GDP của Hoa Kỳquý II năm 2010 chỉ tăng 0,6% và quý I năm 2010 tăng 0,9% so với cuối năm 2009.Trong khi nhập siêu của Hoa Kỳ vẫn chưa có chiều hướng giảm (tháng 4 năm 2010nhập siêu 40,3 tỷ USD, tháng 5 tăng lên 42 tỷ USD và tháng 6 là 49,9 tỷ USD) thìTrung Quốc liên tục tăng xuất siêu (tháng 4 năm 2010 xuất siêu đạt 1,7 tỷ USD, tháng 5là 19,6 tỷ USD và tháng 6 là 20 tỷ USD)

Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trêncơ sở định giá thấp đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác (đặc biệt với USD) để tạolợi thế thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại tạo sựổn định và bền vững trong dự trữ ngoại hối.

Bảng 1: Diễn biến tỷ giá, cán cân thương mại, dự trữ ngoại tệ

của Trung Quốc 2002-2009

Trang 10

Năm Tỷ giá (CNY/USD)

CCTM (triệu USD)

Dự trữ ngoại hối (triệu USD)

Trang 11

Biểu đồ 1: Tỷ giá CNY/USD trung bình qua các năm

(Nguồn: Reuter)

Một số nước đã hối thúc Trung Quốc nới lỏng kiểm soát tiền tệ hơn nữa,mục tiêu là giảm sự mất cân đối thương mại và tiết kiệm giữa các quốc gia Đề xuất nàyđã buộc Trung Quốc phải lưu tâm và mới đây đã tiến hành nới lỏng tiền tệ, góp phầntăng tỉ giá giữa đồng nhân dân tệ với USD Đồng nhân dân tệ lên giá đã tạo ra khả năngđa dạng hóa cơ cấu dự trữ quốc gia, hệ quả là đẩy đồng đô la giảm sâu hơn so với cácđồng tiền mới nổi nhưng tăng lên so với euro Một số Ngân hàng Trung ương vốn đãmua USD nhằm duy trì việc neo tỉ giá này đã nhanh chóng đa dạng hóa danh mục dựtrữ bằng cách bán 1/3 lượng USD thu được để mua những ngoại tệ khác, chủ yếu làeuro vì có rất ít lựa chọn khác và nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thì tương quan euro/đôla sẽ giảm xuống Điều này được nhiều nhà đầu tư và đầu cơ kỳ vọng, kết cục là giávàng đã tăng lên so với euro, bảng anh và yên nhật trong thời gian qua (bắt đầu từ ngày23/11/2009)

Trang 12

Biểu đồ 2: Tỷ giá CNY/USD theo ngày trong 2 tháng đầu năm 2010

(Nguồn: Reuter)

Có nhiều áp lực phải đánh giá lại đồng nhân dân tệ, nhất là sự mất giá gần 40%của USD trong 8 năm qua thể hiện sự không tương xứng với những ngoại tệ chủ chốt,trong khi Trung Quốc và nhiều nền kinh tế mới nổi lại neo tỉ giá với USD vốn đangtrượt giá để hỗ trợ xuất khẩu.

Nhằm đạt được mục tiêu của mình, Trung Quốc từng bước thực hiện lộ trình củamình:

Trước tiên, Trung Quốc sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái củađồng CNY nhằm tăng tính linh hoạt về tỷ giá đồng tiền này trong khi vẫn chú trọngquan hệ cung - cầu của thị trường

Trang 13

Tiếp đến là các nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ chương trình cho phép các công tytrong nước thanh toán các giao dịch quốc tế bằng đồng CNY Trung Quốc đã và đangđẩy mạnh việc sử dụng rộng rãi đồng CNY ở nước ngoài, ký một loạt các hiệp định traođổi tiền tệ song phương Trung Quốc đã nới lỏng những hạn chế đối với giao dịch bằngđồng tiền này tại Hong Kong - đặc khu hành chính vẫn mở rộng cửa cho các nhà đầu tưquốc tế và dự kiến sẽ là bệ phóng cho đồng nội tệ của Trung Quốc tiến ra toàn cầu.Theo quy định mới, bất cứ công ty nào trên thế giới cũng có thể mở một tài khoản bằngđồng CNY ở Hong Kong và chuyển đổi sang các đồng tiền khác tùy thích, đồng thờicác tổ chức tài chính ở đặc khu này được tự do thực hiện các công cụ đầu tư bằng CNY.Trung Quốc cũng không hạn chế các đối tượng doanh nghiệp được nhận vốn vay hayhạn chế các loại hình vốn vay bằng nội tệ - một bước tự do hóa cơ bản có thể dẫn tớibùng nổ các giao dịch tín dụng bằng đồng CNY ở nước ngoài

Trung Quốc cũng thực hiện thí điểm dùng đồng CNY để thanh toán qua biêngiới Mở rộng sử dụng CNY để thực hiện các giao dịch mua bán qua biên giới có ýnghĩa rất lớn, giúp các công ty tránh được rủi ro về dao động tỷ giá hối đoái cũng nhưgiảm được chi phí phát sinh trong quá trình trao đổi ngoại tệ

Những bước đi này có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó tạo ra các công cụ mới chocác công ty nước ngoài nắm giữ và đầu tư đối bằng nguồn CNY họ thu được qua cácgiao dịch thương mại với Trung Quốc Rõ ràng, đây là những động thái thể hiện một sựđiều chỉnh quan trọng trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc theo hướng linh hoạt,rộng mở và phổ biến hóa đồng CNY

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo sẽ phải mất hàng thập kỷ nữa đồng CNYmới có thể đảm đương vai trò quốc tế thực sự và thách thức đồng USD Đồng CNYchưa đủ khả năng để nắm giữ vai trò quốc tế Để có thể đảm nhận vai trò quốc tế, một

Trang 14

tiền phải chuyển đổi được; ba là, môi trường mà đồng tiền đó được sử dụng phải ổnđịnh.

Đồng CNY hiện không thể chuyển đổi một cách tự do mà thay vào đó được gắnvới một rổ tiền tệ và bị kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan ngoại hối của Trung Quốc

Trung Quốc cũng như Việt Nam là những nước có nền kinh tế đang phát triển ởtrong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế kế hoạch hoátập trung "khép kín" sang nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường "mở" chịu sựđiều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN Mặc dù, thời điểm bắt đầu chuyển đổivà "mầu sắc" của định hướng có khác nhau, nhưng ở nhiều góc độ chúng ta đều có thểnhận thấy có những nét tương đồng giữa hai nền kinh tế này Đặc biệt, với những thànhcông “đáng nể” sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa rồi, Trung Quốc đáng làmột “tấm gương” để Việt Nam học tập Qua bài học kinh nghiệm của Trung Quốc vềđiều hành chính sách tỷ giá, nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền, Việt Nam cầnphải có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô và duy trì một chính sách tỷgiá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong từng giaiđoạn.

2.2 Liên hệ với Việt Nam qua các giai đoạn:

Việc đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam (VND) sẽ chủ yếu dựatrên sự đánh giá tính chuyển đổi trong nước thông qua phân tích vị thế của VND, chínhsách quản lý ngoại hối và khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng Do đặcthù của cơ chế quản lý và biến động của kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam,việc đánh giá tính chuyển đổi của Việt Nam chia thành các giai đoạn như sau:

2.2.1 Giai đoạn trước khi mở cửa

- Về tình hình kinh tế trong nước:

Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độc quyềnvề ngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá

Trang 15

và dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai.Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân sở hữu, sử dụng trong nước phải thựchiện bằng VND

- Khả năng chuyển đổi của VND trong giai đoạn này:

Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đatỷ giá (tỷ giá mậu dịch và tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố Xuất, nhập khẩuvà thanh toán quốc tế chủ yếu theo các hiệp định song biên-đa biên, đồng tiền sử dụngtrong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng Rúp và đồng nhân dân tệ Vì vậy,khả năng chuyển đổi của VND rất hạn chế Cuối giai đoạn này xuất hiện dấu hiệukhủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách giá-lương-tiền;trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làmphương tiện thanh toán

2.2.2 Giai đoạn bắt đầu mở cửa đến trước khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực (1988-1997):

- Tình hình kinh tế trong nước:

Việt Nam chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Nhà nước dần xóa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, đồng thời ban hành nhiềuchính sách để thúc đẩy kinh tế để phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Kinh tếtăng trưởng cao và ổn định (trung bình gần 8%/năm), lạm phát được kiểm soát ở mứcdưới 10%, kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ở cả xuất nhập khẩu, đầu tư và vay nợnước ngoài Hình thành trung tâm giao dịch ngoại tệ, Thị trường ngoại tệ liên ngânhàng Hệ thống thanh toán bắt đầu phát triển, VND được hỗ trợ bởi các ngân phiếuthanh toán có mệnh giá lớn làm cho việc sử dụng thuận tiện hơn Trong điều kiện tỷ giátương đối ổn định, lạm phát đã được kiềm chế nên mức lãi suất cao làm cho VND trởnên khá hấp dẫn.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan