Phep dong dang

3 368 2
Phep dong dang

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 8: PHÉP ĐỒNG DẠNG Ngày soạn: Người soạn:Nguyễn Bá Trình A. MỤC TIÊU. 1. Về kiến thức : - Hiểu được định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng và tỉ số đồng dạng. - Hiểu được tính chất cơ bản của phép đồng dạng và hai hình đồng dạng 2. Về kỹ năng : - Nhận biết được phép dời hình và phép vị tự là trường hợp riêng của phép đồng dạng - Biết được phép đồng dạng có được là thực hiện liên tiếp hai phép biến hình. - Nhận biết được các hình đồng dạng trong thực tế. 3. Về tư duy thái độ : Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học, rèn luyện tư duy logic. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của GV : Các phiếu học tập, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của HS : Ôn bài cũ, làm bài tập ở nhà và xem trước bài mới. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Về cơ bản sử dụng PPDH gợi mở vấn đáp đan xen hoạt động nhóm. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC . HĐ1 : Ôn tập lại kiến thức cũ Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu định nghĩa và tính chất của phép vị tự ? - Trong mp cho 4 điểm M,N,O,I Tìm ảnh của M,N là M’,N’ qua 1 (0, ) 2 V ? Tìm ảnh của M’,N’ là M’’,N’’ qua Đ I ? So sánh MN và M’’N’’ ? - Yêu cầu học sinh lên bảng trả lời - Nghe và hiểu nhiệm vụ. - Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi . - Nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung nếu cần. HĐ2 : Định nghĩa Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hình thành định nghĩa từ bài toán kiểm tra. 1. Định nghĩa a) Định nghĩa (SGK tr.30) - Đọc định nghĩa phép đồng dạng (SGK chuẩn trang 30) - Hs phát biểu lại đ/n. - Phép vị tự có phải là phép đồng dạng ? Chỉ ra tỉ số đồng dạng (nếu có) ? - Tương tự với phép dời hình ? - Thực hiện hoạt động theo nhóm. (Nhóm 1,3 chứng minh nhận xét 2 ; nhóm 2,4 chứng minh nhận xét 3) - Nhận xét và chính xác hóa kiến thức. - Rút ra các nhận xét như SGK b) Nhận xét (SGK tr 30) - Từ Ví Dụ 1 SGK - Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép biến hình. - Kết luận bài toán Kt bài cũ, phép biến hình nào biến M,N thành M’’,N’’ ? - Hs liên hệ bài toán kiểm tra bài cũ trả lời câu hỏi. - Chứng minh nhận xét 2 SGK. Cho 2 điểm M, N bất kì và ảnh M', N' tương ứng của nó qua phép vị tự tỉ số k. Khi đó ' ' ' ' | |M N kMN M N k MN= ⇒ = uuuuuur uuuur - Chứng minh nhận xét 3 SGK. Gọi F là phép đồng dạng tỉ số k biến M, N tương ứng thành M', N'. G là phép đồng dạng tỉ số p biến M', N' tương ứng thành M'', N''.Khi đó phép đồng dạng H có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép đồng dạng trên M, N tương ứng thành M'', N''. Ta có M''N'' = pM'N" = pkMN. - Quan sát hình vẽ 1.65 SGK tr.30 - Hs trả lời HĐ3: Tính chất Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chia nhóm thực hiện bài toán. - Trong mp cho 3 điểm A,B,C thỏa AB + BC = AC và A’,B’,C’ là ảnh của A,B,C qua phép đồng dạng tỉ số k. CM A’B’ + B’C’ = A’C’.Từ đó nhận xét vị trí của B’ đối với A’,C’ ? 2. Tính Chất a) Tính Chất (SGK tr.31) -Từ bài toán trên nếu B là trung điểm của đoạn AC thì B’ có là trung điểm của đoạn A’C’ ? - Nêu chú ý SGK - Đại diện nhóm trình bày. AB + BC = AC 1 1 1 ' ' ' ' ' 'A B B C A C k k k ⇔ + = ⇔ A’B’ + B’C’ = A’C’. Suy ra B' nằm giữa A', C'. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs trả lời câu hỏi . HĐ4 : Hình Đồng Dạng Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu định nghĩa hai hình đồng dạng. - Trình bày ví dụ 2 - Trình bày ví dụ 3 - Chú ý theo dõi - Quan sát ví dụ 2 - Quan sát ví dụ 3 HĐ5: Củng Cố Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Hai đường tròn (hai hình vuông, hai hình chữ nhật) bất kỳ có đồng dạng với nhau không ? - Yêu cầu thảo luận theo nhóm - Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày, nhóm còn lại nhận xét bổ sung nếu có -Bài tập về nhà: 1,2,3,4 SGK - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. Hai đường tròn bất kì, hai hình vuông bất kì đều đồng dạng với nhau. Hai hình chữ nhật bất kì nói chung không đồng dạng. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan