Kinh nghiem ren ky nang doc

13 522 2
Kinh nghiem ren ky nang doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề. Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt ở bậc tiểu học. Phân môn này đợc dạy ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Nhằm phát triển các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bớc giúp học sinh làm chủ đợc ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trờng và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên, tự tin trong môi trờng xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Tập đọc góp phần cùng môn học khác rèn luyện các thao tác t duy cơ bản cho học sinh tiểu học, cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con ngời . Từ đó bồi dỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện, yêu lẽ phải và sự công bằng. Nhất là các em yêu quý tiếng mẹ đẻ, có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. Đọc trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Không những tế còn giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiệm vụ của môn tập đọc nhằm hình thành các kỹ năng đọc văn bản. Thông qua đọc làm nổi bật sự biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc hiểu đợc nội dung văn bản đọc. Thông qua tiếp xúc với văn bản đọc các em thấy đợc cái hay, cái đẹp. Từ đó góp phần hình thành nhân cách. Đây chính là nhiệm vụ chính và rất cần thiết của phân môn tập đọc. Phân môn tập đọc ở tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng củng cố phát triển kỹ năng đọc trơn (đã hình thành sau các lớp 1,2,3 ở bậc học). Tập đọc lớp 4 giúp cho học sinh tăng cờng về tốc độ đọc, biết đọc hiểu để lựa chọn thông tin nhanh, tiến tới các em biết đọc diễn cảm các văn bản là văn, thơ, kịch . Hình thành kỹ năng phát hiện giá trị nghệ thuật trong các bài tập đọc và biết nhận xét đánh giá các giá trị đó. 1 Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 4B - Trờng Tiểu học Yên Mông mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học 2005 - 2006 kỹ năng đọc Diễn cảm cha cao, cha đạt đợc yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn đọc cha lu loát, phát âm bị lẫn phụ âm đầu, thanh, vần, cha biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn. Mặt khác, thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên trong tổ khối chuyên môn, tôi thấy có đồng chí giáo viên cha thực sự quan tâm rèn kỹ năng đọc Diễn cảm trong các giờ tập đọc trên lớp. Để giải quyết phần nào những hạn chế trên của học sinh lớp 4B và góp phần rèn luyện kỹ năng đọc Diễn cảm cho học sinh. Bản thân tôi đã nghiên cứu và đa ra kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 2 Phần thứ hai: Nội dung I - Cơ sở lý luận của kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 Mục tiêu chính của phân môn tập đọc lớp 4 mà Bộ Giáo dục đã đề ra là: Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Giúp học sinh yêu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt . Biết đọc nhanh, đọc diễn cảm hay còn gọi là đọc truyền cảm. Nh chúng ta đã biết: - Đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để ngời nghe hiểu đợc điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc với t cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói, đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Nh vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì đợc đọc. Kỹ năng đọc đợc tạo nên từ 4 yêu cầu về chất lợng đọc: Đọc đúng - đọc nhanh - đọc lu loát- đọc hiểu. Nh vậy rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh đó chính là các em phải biết đọc đúng - đọc nhanh (đọc thầm, đọc thành tiếng) - đọc hiểu nội dung và biết đọc diễn cảm. II - Các giải pháp cụ thể: 1) Giải pháp 1: Hớng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. * Đọc đúng các âm dễ lẫn: Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phơng, mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. 3 + Ví dụ 1: Khi dạy bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu - Tiếng Việt lớp 4 - phần I. Là bài học đầu tiên của chơng trình, tôi đã tiến hành hớng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn nh sau: (Các tiếng có phụ âm đầu l/n). - Học sinh đọc bài một lợt - Toàn lớp đọc thầm. - Học sinh đa ra các từ hay đọc lẫn ở trong bài đó là: Mới lột, bớc non, lơng ăn, món nợ cũ . - Gọi một học sinh đọc các từ đó. - Cho học sinh khác nhận xét xem bạn đọc đúng, sai. - Nếu học sinh đọc vẫn sai - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc lại. Mặt khác cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc cho đúng. - Phải đọc là vay lơng ăn chứ không đọc là vay nơng ăn trong câu (Năm trớc, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lơng ăn của Nhện). Lơng ở đây là lơng thực, lơng tháng . khác Nơng rẫy hay làm nơng. Nh vậy chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là l, khi nào phát âm đọc là n trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa của từ. + Ví dụ 2: Khi dạy bài Những hạt thóc giống - Tiếng Việt lớp 4 - phần 1. - Tôi tiến hành hớng dẫn học sinh đọc đúng phụ âm đầu (l/n) nh sau: - Gọi học sinh lần lợt đọc bài. - Học sinh khác chú ý lắng nghe bạn đọc, phát hiện những tiếng bạn đọc cha đúng phụ âm đầu. - Giáo viên ghi lên bảng chẳng hạn (nô nức, lo lắng, nảy mầm .) - Gọi những học sinh đọc cha đúng đọc lại - Học sinh khác nhận xét đọc đợc cha . không đợc đọc là lô lức; no nắng, lảy mầm trong các câu ( . mọi ngời nô nức chở thóc . chôm lo lắng đến trớc vua quỳ tâu). * Đọc đúng các vần: Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu (l/n) nh trên mà cần rèn cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai, tôi đã hớng dẫn cụ thể nh sau: 4 + Ví dụ: - Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh: con hơu vần ơi không đọc là con hiêu vần iêu, về hu không đọc là về hiu vần iu, uống rợu vần ơu không đọc là uống riệu vần iêu hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó nh tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo . - Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó. - Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh. Bên cạnh hớng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần nh trên tôi còn luyện đúng dấu thanh. + Đọc đúng dấu thanh. Học sinh tiểu học vẫn còn có em cha phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh nh thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') nh tiếng mỡ thành mớ . là sai nghĩa của câu. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc nh: + Ví dụ: Khi dạy bài Chị em tôi - Tiếng Việt lớp 4 - phần I. - Giáo viên đa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn. - Giáo viên gọi một số học sinh đọc. - Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh cha. - Nếu vẫn còn học sinh đọc cha đúng. - Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh. Chẳng hạn nh: Tặc lỡi thanh ngã không đọc là Tặc lới thanh sắc. Giận giữ thanh ngã không đọc là Giận dứ thanh sắc. Dũng cảm thanh ngã không đọc là Dúng cảm thanh sắc 2) Giải pháp 2: Hớng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu. - Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cờng độ và cả trờng độ của giọng đọc . Nh vậy đọc 5 đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn . đúng phong cách và chức năng của văn bản các em đọc thế nào để ngời nghe thấy đợc cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, và vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bớc đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc Diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng ngữ điệu. Chẳng hạn khi học sinh đọc giáo viên hớng dẫn cụ thể, từng thể loại nh sau: + Hớng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhận vật. Ví dụ: Khi dạy bài: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4 - Phần 1. - Tôi hớng dẫn cụ thể nh sau để học sinh biết đọc lời của nhân vật, cho học sinh đọc thầm 1 lợt. Hỏi: - Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? - Lời của từng nhân vật đọc nh thế nào? - Giáo viên đọc mẫu đúng lời của các nhân vật. Lời của Chôm : Ngây thơ, lo lắng: Tâu bệ hạ! con không làm sao cho hạt thóc của Ngời nảy mầm đợc'' Lời của Nhà vua: - Khiêm tốn (lúc giải thích thóc giống đã đợc lộc). - Khi dõng dạc (Lúc ca ngợi chú bé Chôm) Trung thực là đức tính quý nhất của con ngời. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này Sau khi hớng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai (ngời dẫn chuyện, Nhà vua, chú bé). Hớng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ hình ảnh quan trọng. Ví dụ: Khi dạy bài Đôi giày ba ta màu xanh - Tiếng Việt lớp 4- Phần 1 Bài có 2 đoạn: Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của đôi giày cần đọc giọng thế nào. Đoạn 2: Đọc giọng thế nào thấy đợc tâm trạng của cậu bé. - Đoạn 1: Đọc giọng hồi tởng, nhẹ nhàng nhấn giọng một số từ . 6 Chao ôi!/ đôi giày mới đẹp làm sao!/ cổ giày cao,/ ôm sát chân,/ thân giày làm bằng vải cứng,/ dáng thon thả,/ màu vàng nh màu da trời - Đoạn 2: Nhấn giọng từ ngữ tả sự xúc động niềm vui xớng của cậu bé. Hôm nhận giày, tay lái run run,/ môi cậu mấy máy,/ mắt hết nhìn đôi giày,/ lại nhìn xuống đôi chân,/ lái cột hai chiếc giày vào với nhau,/ đeo vào cổ,/ nhảy tng tng . Ví dụ 1: Khi dạy bài Truyện cổ nớc mình (Tác giả: Lâm Thị Vĩ Dạ - Tiếng Việt 4 - Phần 1) Thơ lục bát: Thể thơ lục bát cần đọc giọng thong thả, trầm tĩnh, sâu lắng. Sự ngắt nhịp của câu thơ rất đa dạng, phù hợp với nội dung của từng câu thơ nh: -Tôi yêu/ truyện cổ nớc tôi// Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa// -Thơng ngời/ rồi mới thơng ta// Yêu nhau/ chi mới cách xa/ cũng tìm// - Vàng cơn nắng, trắng cơn ma// Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi// Câu thì nhịp 3/5, câu thì 2/4, câu lại nhịp 2/2/2 và câu nhịp 3/3. Khi dạy, chúng ta cho học sinh thấy đợc sự ngắt nhịp cũng nh sự gieo vần của các dòng thơ. Thơ lục bát thờng tiếng 6 của câu 6 gieo vần với tiếng thứ 6 của câu thứ 8 (Vần ơi của tiếng tôi gieo với vần ơi của tiếng vời ) Ví dụ 2: Khi dạy bài Dòng sông mặc áo (Tiếng Việt lớp 4- phần II - Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo). Để thấy đợc niềm vui bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra những vẻ đẹp đổi thay muôn màu của dòng sông qua sự ngắt nhịp của câu thơ. Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ/ Dòng dông đã mặc bao giờ/ áo hoa/ Ngớc lên/ bỗng gặp la đà/ Ngàn hoa bởi đã nở nhòa/ áo ai/ Thơ tự do : Khi dạy bài Tuổi ngựa của tác giả: Xuân Quỳnh (Tiếng Việt lớp 4 - Phần 1). 7 Bài thơ mỗi dòng gồm 5 tiếng. Yêu cầu học sinh đọc ngắt nhịp khác với bài thơ lục bát. Để miêu tả đợc ớc vọng lãng mạng của đứa con. Lắng lại đầy trìu mến của tình cảm mẹ con, thể hiện rõ sự ngắt nhịp, nhấn giọng nh: Mẹ ơi/con sẽ phi/ nhịp 2/3 Qua bao nhiêu/ngọn gió/ nhịp 3/2 Gió xanh/miền Trung du/ nhịp 2/3 Gió lồng/vùng đất đỏ nhịp 2/3 Gió xanh hút/đại ngàn/ nhịp 3/2 Con/mang về/ cho mẹ/ nhịp 1/2/2 Ngọn gió của/ trăm miền.// nhịp 3/2 Nh vậy, để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, chúng ta ngoài việc rèn đọc đúng âm, vần và đọc cần đúng ngữ điệu . của các bài văn, thơ. Bên cạnh đó, chúng ta cần rèn cho học sinh biết đọc hiểu. 3) Giải pháp 3: Hớng dẫn học sinh đọc hiểu Đọc hiểu là thông qua đọc, ngời đọc hiểu đợc nội dung t tởng chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết đợc đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm đợc dàn ý sơ l- ợc, tóm tắt đợc nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện đợc giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu đợc ý nghĩa của bài. Hình thành kỹ năng đọc lớt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu. * Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của đoạn bài. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của bài, đoạn. Tôi đã cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu nh: Ví dụ 1: Khi dạy bài Trung thu độc lập. (Tác giả: Thép Mới - Tiếng việt 4 - phần 1) Học sinh đọc đoạn 1 và các em thấy đợc cảnh đẹp của đất nớc qua các câu văn miêu tả Trung thu độc lập đầu tiên của đất nớc. . Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh . 8 Đoạn 2: Đây chính là mơ tởng của anh chiến sĩ - Mơ ớc của anh rất đẹp và ớc mơ đó đã thành sự thực. . Mơi mời lăm năm . dòng thác nớc chảy xuống làm chạy máy phát điện. Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy đợc niềm tin của anh chiến sĩ về những tết Trung thu sau là niềm tin vào tơng lai. Anh mừng cho các em . Tết Trung thu sau còn tơi đẹp hơn Ví dụ 2: Khi dạy bài Chợ tết (Tác giả: Đoàn Văn Cừ - Tiếng Việt lớp 4 - phần II) Thông qua đọc, học sinh hiểu và thấy đợc vẻ đẹp của bài thơ là một bức tranh giàu mầu sắc và vô cùng sinh động dới ngòi bút của tác giả. Bức tranh ấy nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của ngời dân quê: Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sơng sớm. Núi đồi cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa . Bức tranh giàu màu sắc của chợ tết đợc tạo bởi các màu: Trắng, đỏ, hồng, làm, xanh, biếc, thắm, vàng, tím, son. Ngay cả màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: (hồng, đỏ, tía, thắm, son .) Học sinh hiểu đợc nh vậy là do đọc từng đoạn, bài thông qua các câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa và giáo viên đa ra. Ví dụ 3: Khi dạy bài Hoa học trò (Tác giả: Xuân Diệu - Tiếng việt lớp 4 - Phần II) Để học sinh cảm nhận đợc vẻ đẹp độc đáo của hoa phợng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. Tôi đã cho học sinh đọc đoạn, đọc bài và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung nh: + Tại sao tác giả gọi hoa phợng là hoa học trò? Vì : Phợng là loại cây gần gũi, quen thuộc với học trò. Phợng thờng đợc trồng nhiều ở sân trờng và nở vào mùa thi của học trò. Hoa phợng nở là nghĩ đến kỳ thi và những ngày hè. + Vẻ đẹp của hoa phợng có gì đặc biệt: Hoa phợng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời, sắc màu nh muôn ngàn con bớm thắm . 9 + Màu hoa phợng thay đổi nh thế nào theo thời gian? Lúc đầu đỏ nhạt, gặp ma hoa càng tơi. Dần dần số hoa tăng, màu đỏ đậm dần theo thời gian. + Em nêu cảm nhận của mình khi đọc bài văn đó (Học sinh tự do nói cảm nghĩ của mình). Nh vậy, thông qua đọc học sinh không những thấy đợc, hiểu đợc, cảm nhận đợc nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy đợc giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để hớng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm tốt. Tôi thấy vô cùng cần thiết, để góp một phần không nhỏ vào việc cảm thụ văn học của mình. Đọc diễn cảm tốt là truyền đợc nội dung và cảm xúc của bài văn, thơ tới ngời nghe mà cha cần phải giảng. III - Hiệu quả của việc thực hiện kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Để rèn luyện cho học sinh đọc diễn cảm chúng ta cần hiểu rằng đọc diễn cảm chính là cách đọc diễn ý làm rõ nghĩa lôgic của từ, câu, văn bản. Tùy thuộc vào nội dung của văn bản và thể loại (văn xuôi, thơ hay văn bản kịch .) mà ngời đọc sử dụng ngữ điệu phù hợp, nhằm diễn tả sinh động những điều tác giả muốn nói đến trong văn bản. Đọc diễn cảm là cách đọc sáng tạo, linh hoạt của ngời đọc nh lên giọng, xuống giọng . Nh vậy để học sinh đọc diễn cảm tốt, tôi thấy cần dạy kết hợp cả ba giải pháp trên đó là: + Hớng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh + Hớng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu + Hớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Kết hợp cả ba giải pháp đó trong các bài tập đọc đã giúp học sinh đọc diễn cảm tốt hơn, các em sẽ yêu thích tiếng Việt. Bên cạnh đó còn giúp các em viết đợc những câu văn, đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu chơng trình của bậc tiểu học. Các em say mê học bộ môn, không còn sợ bộ môn tiếng Việt. Đó chính là mục tiêu yêu cầu của bậc tiểu học. Thực hiện tốt sự kết hợp của ba giải pháp trên, cũng nh sự tích cực rèn luyện của học sinh, dới sự hớng dẫn của giáo viên trong thời gian qua của lớp 10 [...]... học sinh cùng tích cực học tập + Thực hiện tốt cả ba giải pháp mà tôi đã đa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này Thực hiện tốt ba giải pháp trên giúp học sinh đọc Diễn cảm tốt, góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh lớp 4 tiếp thu các bộ môn khoa học khác Nâng cao chất lợng dạy và học trong nhà trờng Với kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 thông qua ba giải pháp đã thực hiện Tôi... có thể tự viết đợc các câu, đoạn, bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình Đó chính là sản phẩm của sự học hỏi, tìm tòi, khám phá qua đợc tiếp xúc văn bản đọc (đọc diễn cảm) Có đợc kết quả nh vậy trong kinh nghiệm này tôi đa ra và thực hiện kết hợp cả ba giải pháp: + Hớng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh - Âm đầu mà học sinh hay mắc đó là âm l và n - Vần học sinh hay lẫn, sai ơu, iêu, u iu -... giải pháp đã thực hiện Tôi thấy có thể vận dụng dạy trong giờ tập đọc của nhà trờng và nhất là ở 2 lớp 4 trong khối Tôi thấy các đồng chí, đồng nghiệp có thể vận dụng tham khảo 2/ Một số kiến nghị Để kinh nghiệm trên của tôi đa ra có thể triển khai tới nhiều đồng chí giáo viên trong nhà trờng, nhất là trong khối Góp phần nâng cao chất lợng dạy và học của giáo viên và học sinh Tôi có đề xuất nhỏ nh... ngoại khóa (thi đọc diễn cảm ) Trên đây là một số giải pháp tôi đa ra Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trờng, ban giám khảo đóng góp, bổ xung ý kiến tích cực Để cho sáng kiến kinh nghiệm thêm hoàn hảo và nhất là phát huy đợc tác dụng Nâng cao chất lợng đọc diễn cảm cho học sinh 13 . nghiên cứu và đa ra kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 2 Phần thứ hai: Nội dung I - Cơ sở lý luận của kinh nghiệm: Rèn kỹ năng. thơ tới ngời nghe mà cha cần phải giảng. III - Hiệu quả của việc thực hiện kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Để rèn luyện cho học sinh đọc

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan