Vị tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi

10 3.4K 1
Vị tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Manđêla (Nenxơn) (1918 - ) Cộng hoà Nam Phi Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela) - nhà hoạt động cách mạng của nhân dân da đen Nam Phi chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC), Tổng thống đầu tiên của Nam Phi sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ. Nenxơn Manđêla sinh trưởng trong một gia đình tù trưởng bộ lạc Tanbu. Trong thời gian học đại học, ông rời bỏ địa vị thừa kế chức tù trưởng và tham gia Liên minh thanh niên Đại hội dân tộc Phi và làm Chủ tịch Liên minh này. Năm 1942, ông tốt nghiệp đại học luật khoa. Năm 1952, ông mở văn phòng luật sư ở thành phố Giôhannexbơc nhằm bênh vực những người da đen Nam Phi đang bị những người da trắng áp bức. Chính quyền Prêtôria Nam Phi đã cấm ông không được tụ tập nhân dân, không được tham gia hoạt động chính trị. Chính sách hà khắc đó càng thúc đẩy ông chống đối mạnh mẽ hơn. Ông xây dựng lực lượng vũ trang và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của Đại hội dân tộc Phi (ANC). Năm 1962, ông bị chính quyền Prêtôria bắt giam với tội âm mưu lật đổ chính quyền và kết án tù chung thân. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các chính phủ tiến bộ trên thế giới, sau 27 năm giam cầm, chính phủ Prêtôria đã phải trả tự do cho ông vào tháng 2.1990. Sau khi ra tù, Nenxơn Manđêla tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai mạnh mẽ hơn. Ngày 17.6.1991, quốc hội Nam Phi đã phê chuẩn đạo luật hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Về mặt pháp lý chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi đã cáo chung. Tháng 7/1991, Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã họp đại hội và đã bầu Nenxơn Mađêla làm Chủ tịch. Ngày 10.5.1994, sau khi giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống đầu tiên gồm cả người da đenda trắng ở Nam Phi, Nenxơn Manđêla nhậm chức Tổng thống. APACTHAI: (A. Apartheid; cg. chủ nghĩa Apacthai), chính sách của Đảng Quốc Dân, chính đảng của thiểu số người da trắng nắm quyền ở Nam Phi từ 1948, chủ trương phân biệt chủng tộc và đối xử man với người da đenNam Phi và các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ. Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đenda màu, quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp. Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án gay gắt chính sách A. Nhiều văn kiện của Liên hợp quốc coi A là "một tội ác chống nhân loại", vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương của Liên hợp quốc, đe doạ nghiêm trọng hoà bình và an ninh của các nước. Năm 1976 có "Công ước quốc tế đòi xoá bỏ và trừng trị tội ác Apacthai" do 80 nước kí. Từ 1986, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết chống A trong các hoạt động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao và áp dụng các biện pháp trừng phạt Nam Phi. Nhưng chính quyền Nam Phi luôn luôn được Hoa Kì và một số nước phương Tây bao che, thậm chí cung cấp cả vũ khí, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành năm 1976. Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đenNam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC – African National Congress), từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ 20, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền Prêtôria (Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7.12.1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời được thành lập, trong đó có chủ tịch ANC là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này. Từ 26 đến 28.4.1994, tổng tuyển cử đa sắc tộc lần đầu tiên đã được tổ chức ở Nam Phi: ANC chiếm được đa số phiếu và Nenxơn Manđêla được cử làm tổng thống. CAO BÁ QUÁT : (tự: Chu Thần; hiệu: Cúc Đường, Mẫn Hiên; 1809 - 55), nhà thơ Việt Nam, thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn. Quê: xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đỗ Cử nhân, nổi tiếng hay chữ. Làm quan (hành tẩu Bộ Lễ). Trong kì chấm thi Hương, yêu tài, sửa bài cho thí sinh nên bị cách chức, và chuyển sang phục vụ phái bộ đi Inđônêxia và Xingapo. Năm 1843, trở về nước, lúc bị thải hồi, lúc được phục chức, rồi đổi làm giáo thụ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1853, bỏ dạy học về vùng Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Tây) chiêu tập nông dân nổi lên khởi nghĩa. Ông bị bắn chết tại trận (xt. Khởi nghĩa Cao Bá Quát 1854 - 55). Thơ văn thất lạc nhiều, nay còn khoảng trên một nghìn bài. Có một số bài hát nói, một bài phú "Tài tử đa cùng" bằng chữ Nôm; phần lớn tác phẩm bằng chữ Hán. Cao Bá Quát là người khoáng đạt, không chịu gò vào khuôn phép, có hoài bão lớn, băn khoăn về cuộc sống của nhiều hạng người. Những bài thơ đầy tính hiện thực báo hiệu việc Cao Bá Quát nổi dậy chống triều đình khi Bắc Hà mất mùa, đói kém. Thơ Cao Bá Quát hay, dùng từ độc đáo, hình ảnh mới lạ, phản ánh đúng con người và tư tưởng của Cao Bá Quát. Tác phẩm còn lại: "Chu Thần thi tập". Cao Bá Quát là một trong hai nhà văn triều Tự Đức được nhà vua đánh giá cao nhất về tài văn chương. CHU VĂN AN : (tk. Chu An; 1292 - 1370), danh nho và nhà thơ, nhà giáo Việt Nam thời Trần. Quê: xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đời Trần Minh Tông (1314 - 29), làm Quốc tử giám tư nghiệp và trông coi việc giảng kinh cho thái tử, soạn sách "Tứ thư thuyết ước". Đời Trần Dụ Tông (1341 - 69), Chu Văn An đang làm quan tại triều, thấy chính sự bại hoại, đã viết "Thất trảm sớ" xin chém đầu 7 gian thần. Vua không nghe, Chu Văn An bèn cáo quan về ở ẩn tại huyện Chí Linh (nay là vùng Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương). Từ đó, Chu Văn An chỉ làm thơ văn và dạy học. Học trò Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vv. Sau khi mất, được vua ban tên thuỵ là Khang Tiết, đưa vào tòng tự (thờ thêm) ở nhà Văn Miếu. Ngoài "Thất trảm sớ", Chu Văn An còn sáng tác tập thơ chữ Hán "Tiều Ẩn thi tập", nay chỉ còn lại một số bài chép trong "Toàn Việt thi lục" do Lê Quý Đôn sưu tập. Ngoài ra, Chu Văn An còn cùng với Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ Nôm để sáng tác văn chương, có viết "Quốc ngữ thi tập" nhưng nay đã thất truyền. CLINTƠN B. : [Bill Clinton; tên chính thức: William Jefferson Clinton; tên thật: William Jefferson Blythe III; sinh 1946), nhà hoạt động chính trị và nhà nước, tổng thống thứ 42 của Hoa Kì (1993 - 1996; 1997 - 2000)]. Tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Giogiơtao (Georgetown) năm 1968 về ngành kinh doanh quốc tế, sau đó được học bổng Rôt (C. Rhodes) hai năm của Trường Đại học Tổng hợp Ocxfơt (Oxford). Năm 1973, sau khi tốt nghiệp Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Yalơ (E. Yale), làm giảng viên tại Trường Đại học Luật Akanxat (Arkansas); năm 1976, được bầu làm chưởng lí của bang Akanxat; năm 1978, được bầu làm thống đốc bang - trở thành thống đốc quốc gia trẻ nhất - lúc mới 32 tuổi. Là Đảng viên Đảng Dân chủ thực dụng, Clintơn đã cải tổ hệ thống giáo dục, khuyến khích phát triển công nghiệp ở Bang do ông quản lí bằng những chính sách thuế thích hợp. Năm 1992, thắng cử vào chức chủ tịch Đảng Dân chủ Hoa Kì. Tổng thống Clintơn đã sang thăm chính thức Việt Nam năm 2000, đặt một dấu ấn quan trọng cho một giai đoạn phát triển mới của quan hệ hai quốc gia Việt Nam - Hoa Kì. CÔLÔMBÔ C.: (Cristoforo Colombo; dạng phiên âm khác: Côlôngbô C.; 1450 - 1506), nhà hàng hải gốc Italia và là người Châu Âu đầu tiên tìm đến được Châu Mĩ. Có nhân cách quả cảm, đầy nghị lực và ham học hỏi. Được triều đình Tây Ban Nha đỡ đầu. Ngày 3.8.1492, Côlômbô chỉ huy 3 chiếc thuyền buồm (caraven) với 90 thuỷ thủ đi theo hướng tây, xuyên qua Đại Tây Dương, đến vùng quần đảo Bahama (Bahamas), Cuba và một số đảo ở Haiti. Tháng 3.1493, trở về Tây Ban Nha, được phong phó vương. Từ 1493 đến 1504, thực hiện tiếp 5 chuyến đi khác, đã đi dọc bờ biển phía đông miền Nam Châu Mĩ và lầm tưởng đó là bờ phía đông Ấn Độ. Sau đó gặp khó khăn, bị chống đối và thất sủng, Côlômbô đã chết trong nghèo khổ và quên lãng. ĐẶNG TIỂU BÌNH : (Deng Xiaoping; 1904 - 97), nhà hoạt động chính trị Trung Quốc. Quê: tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan). Năm 1920, sang Pháp học; năm 1924, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc; cuối 1925, sang Matxcơva học Đại học Tôn Trung Sơn. Về nước, công tác tại cơ quan Trung ương Đảng. Tham gia Vạn lí trường chinh. Phó chủ nhiệm chính trị Bát lộ quân, Ủy viên Trung ương Đảng (1945). Phó thủ tướng Chính phủ (1952), trưởng ban bí thư Trung ương Đảng (1954), Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương (1956). Năm 1966, trong thời kì Cách mạng văn hoá bị tước mọi chức vụ. Năm 1973, được phục hồi chức phó thủ tướng; năm 1975, là uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, phó chủ tịch Đảng, phó chủ tịch Hội đồng quân sự của Đảng, tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân. Năm 1976, lại bị tước mọi chức vụ. Tháng 7.1977, được phục hồi, phó chủ tịch Đảng, phó chủ tịch Hội đồng quân sự. Chủ trì Hội nghị trung ương III khoá VIII (1978), mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, chính trị theo hướng hiện đại hoá. Năm 1981, chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương. Đặng Tiểu Bình là một trong những người giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra các đường lối, chính sách cải tổ và mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hiện nay. KIM NHẬT THÀNH: (Kim Il Sung; 1912 - 94), nhà hoạt động Đảng và Nhà nước nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nguyên soái (1953). Gia nhập Đảng Cộng sản từ 1931. Năm 1932, tổ chức đội du kích ở Đông Bắc Trung Quốc, tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống Nhật. Năm 1936, thành lập và lãnh đạo Hội Phục hưng Tổ quốc. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên (1946 - 47). Từ 1946 đến 1949, phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Từ 1947 đến 1948, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Triều Tiên. Đã lãnh đạo nhân dân và quân đội chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và Hàn Quốc (1950 - 53). Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948 - 72). Từ 1972, là chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chủ tịch Uỷ ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên (1949 - 66), tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên (1966 - 94). MAO TRẠCH ĐÔNG: (Mao Zedong; 1893 - 1976), nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Quê Hồ Nam (Hunan). Tốt nghiệp trung học sư phạm. Tháng 8.1918, làm nhân viên thư viện Đại học Bắc Kinh, 1919 về Hồ Nam, xuất bản tạp chí "Tương giang bình luận", 1920 lập nhóm cộng sản ở Hồ Nam, 7.1921 tham gia hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản từ Đại hội III (6.1923). Trong thời kì Quốc Cộng hợp tác, làm uỷ viên dự khuyết Trung ương Quốc dân Đảng từ Đại hội I (1.1924), bí thư Ban Nông vận của Đảng Cộng sản (1926). Lãnh đạo Khởi nghĩa Vụ mùa (9. 1927). Lập căn cứ địa cách mạng ở núi Tỉnh Cương (Jingjiang) (1928). Chủ tịch Chính phủ Cộng hoà Xô Viết Trung Hoa (chính quyền cách mạng thành lập ở khu giải phóng 1931). Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản (1933), tham gia lãnh đạo Vạn Lý trường chinh. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (Zun'yi) (1.1935) được bầu làm uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Lãnh đạo Quân sự của Trung ương đảng. Từ đó trên thực tế là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản. Chủ tịch Bộ Chính trị và chủ tịch Ban Bí thư Trung ương đảng (3.1943). Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng (4.1945). Chủ tịch Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị (9. 1949). Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1954 - 59). Năm 1958, phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã nhân dân. Năm 1966, phát động Đại cách mạng văn hoá vô sản (x. Đại cách mạng văn hoá vô sản ở Trung Quốc). Năm 1974, đề xướng thuyết "Ba thế giới". Mất 9.9.1976 tại Bắc Kinh. Ông đã viết nhiều tác phẩm về triết học, quân sự, chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xây dựng nước Trung Hoa mới. Các tác phẩm chính: "Bàn về mâu thuẫn", "Bàn về thực tiễn", "Vấn đề chiến lược của chiến tranh cách mạng Trung Quốc", "Bàn về đánh lâu dài", "Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới". Các bài nói: "Hội nghị toạ đàm về văn nghệ tại Diên An", "Vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân". Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tư tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc MARATÔNG: (Ph. Marathon) 1. Tên làng ở Attica (Attica; cg. Attich) trên bờ kênh Ơrip (Euripe), cách Aten (Athènes) hơn 40 km, nay thuộc quận Attica (Attica) và Bêôti (Béotie, Hi Lạp). Năm 490 tCn., hoàng đế Ba Tư đem 50 nghìn quân và 600 chiến thuyền tiến công Hi lạp, đổ bộ vào gần làng M, nơi chỉ có hơn 10 nghìn quân Aten canh giữ. Quân Aten do Mintiađet (Miltiades) chỉ huy đã chiến đấu dũng cảm khiến quân Ba Tư bị thiệt hại nặng phải rút lui. Một người lính đã chạy liền một mạch từ M về đến Aten báo tin: "Mọi người hãy vui lên, chúng ta đã chiến thắng!", rồi gục xuống chết. Trong lịch sử, M trở thành biểu tượng của một trận đánh không cân sức nhưng đã giành được thắng lợi. 2. Sự kiện lịch sử nói trên trở thành tên gọi cuộc chạy đua đường trường với cự li 42,195 km được nhà triết học Pháp Brêan (Bréhal) đề nghị đưa vào chương trình thi đấu ở Thế vận hội Ôlimpic hiện đại. Ở Thế vận hội 1896 có 21 vận động viên người Hi Lạp và 4 vận động viên người nước khác tham gia. Vận động viên Lui (S. Louis) người Hi Lạp đã về nhất với thành tích 2 giờ 58 phút 50 giây. Vận động viên Abêbê Bikila (Abebe Bikila) người Êtiôpia 2 lần lập kỉ lục Ôlimpic vào năm 1960 (2 giờ 15 phút 16,2 giây), 1964 (2 giờ 12 phút 11,2 giây). M được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam ngày 9.1.1966. Trần Hồng Cẩm đã về nhất với thành tích 2 giờ 42 phút 33 giây. MUXÔLINI B.: (Benito Mussolini; cg. Mutxôlini; 1883 - 1945), nhà độc tài phát xít Ý (1922 - 43). Tham gia Đảng Xã hội Dân chủ, bị khai trừ năm 1914. Năm 1919, thành lập Đảng phát xít. Sau "cuộc tiến quân về Rôma" (1922), Muxôlini nắm lấy quyền lực, đến 1925 thiết lập chế độ độc tài phát xít. Chính quyền Muxôlini thi hành chính sách đối nội khủng bố công khai các lực lượng dân chủ tiến bộ và chính sách đối ngoại gây chiến xâm lược. Tiến hành xâm chiếm Êtiôpia (1935), thiết lập khối trục Rôma - Beclin (1936), tham gia Chiến tranh thế giới II (1939 - 45) cùng với Đức từ 1940. Do sự chia rẽ nội bộ, trùm phát xít Muxôlini bị nhà vua ra lệnh bắt (1943). Được quân dù Đức cứu thoát, Muxôlini thành lập ở miền Bắc nước Ý chính phủ "Cộng hoà xã hội Ý", nhưng bị đổ cùng sự thất bại của phát xít Đức. Bỏ trốn sang Thuỵ Sĩ nhưng bị bắt, bị Toà án quân sự Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Bắc Ý kết án tử hình (4.1945). NAPÔLÊÔNG I: (Napoléon Bonaparte; 1769 -1821), hoàng đế nước Pháp (1804 - 14; tháng 3 - 6.1815). Sinh ở đảo Coocxơ (Corse). Bắt đầu sự nghiệp quân sự năm 1785 với hàm thiếu uý pháo binh, được đề bạt là thiếu tướng trong thời kì Cách mạng Pháp 1789 và là tư lệnh quân đội trong thời kì Đốc chính. Tháng 11.1799, tiến hành đảo chính (ngày 18 tháng Sương mù), trở thành tổng tài thứ nhất nắm toàn bộ quyền lực. Năm 1804, tự phong hoàng đế, thiết lập chế độ độc tài. Chỉ đạo việc soạn thảo bộ luật đầu tiên của nước Pháp tư bản chủ nghĩa. Tiến hành liên tục các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ ra hầu khắp Châu Âu và một phần Bắc Phi. Thất bại trong chiến tranh xâm lược nước Nga 1812. Năm 1814, quân đội liên minh chống Pháp tiến vào Pari, Napôlêông I buộc phải rời ngôi. Bị đày ra đảo Enba (Elba). Tháng 3.1815, trở về Pari cai trị nước Pháp trong 100 ngày. Sau thất bại ở Oateclô (Waterloo) (6.1815), bị đày ra đảo Xanh - Hêlen (Sainte - Hélène) ở Đại Tây Dương và chết tại đây. NAPÔLÊÔNG III: (Charles Louis Napoléon Bonaparte; 1808 - 73), hoàng đế nước Pháp (1852 - 70). Cháu của Napôlêông I. Được bầu làm tổng thống Đệ nhị Cộng hoà (12.1848). Tiến hành cuộc đảo chính ngày 2.12.1851, tự phong hoàng đế ngày 2.12.1852, thành lập Đế chế II (1852 - 70). Tiến hành cuộc chiến tranh Krưm (Krym; 1853 - 56), chiến tranh chống áo (1859), xâm lược Đông Dương (1858 - 62), Xyri (1860 - 61), Mêhicô (1862 - 67). Bị thất bại trong chiến tranh với Phổ (1870 - 71). Đầu hàng và bị bắt làm tù binh ở Xơđăng (Sedan; 9.1870) dẫn đến sụp đổ Đế chế II. NGÀY 18 THÁNG SƯƠNG MÙ CỦA LU-I BÔNAPAC": tác phẩm (1852) của Mac, phân tích những sự kiện chính trị diễn ra ở Pháp trong giai đoạn lịch sử sôi động 1848 - 51, dẫn đến cuộc đảo chính 2.12.1851, xoá bỏ nền Cộng hoà II của Pháp và đưa toàn bộ quyền lực quốc gia vào tay Lu-i Bônapac (Louis Bonaparte), người lên ngôi hoàng đế dưới danh hiệu “Napôlêông III” (Napoléon III). Tác phẩm được viết từ 12. 1851 đến 3.1852, xuất bản lần đầu 5.1852. Ngày 18 tháng Sương mù vốn là ngày Napôlêông I (Napoléon I) lật đổ chế độ Đốc chính và thiết lập nền độc tài quân sự. Mac dùng khái niệm “Ngày 18 tháng Sương mù” để giễu cuộc đảo chính của người cháu giảo hoạt Lu-i Bônapac, định bắt chước người bác anh hùng Napôlêông Bônapac (Napoléon Bonaparte). Trong tác phẩm, Mac phân tích sâu sắc lợi ích chính trị và vật chất của tất cả các giai cấp ở Pháp, vị trí và vai trò của họ trong cách mạng. Lấy những sự kiện ở Pháp làm dụ, Mac chứng minh luận điểm cho rằng người ta không thể tuỳ tiện sáng tạo ra lịch sử, mọi cuộc đấu tranh lịch sử đều là biểu hiện của cuộc đấu tranh giai cấp, do chế độ kinh tế của xã hội quy định. Cuộc đảo chính ngày 2.12.1851 chỉ là kết quả tự nhiên, tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong những năm 1848 - 51. Mac đã phát triển thêm tư tưởng về chuyên chính vô sản, ông cho rằng, giai cấp vô sản không chỉ đơn giản chiếm lấy bộ máy nhà nước tư sản, mà phải đập tan nó. Mac cũng phân tích tính hai mặt của giai cấp nông dân, chỉ rõ xu hướng của nông dân không tránh khỏi liên minh với công nhân, và công nhân cũng tất yếu phải liên minh với nông dân trong cách mạng vô sản. So sánh với cách mạng tư sản, Mac nhấn mạnh tính triệt để của cách mạng vô sản. NICHXƠN R.: (Richard Nixon; 1913 - 94), nhà hoạt động chính trị và nhà nước, tổng thống thứ 37 của Hoa Kì (1969 - 74), thuộc Đảng Cộng hoà. Từ 1937 đến 1942, luật sư. Trong Chiến tranh thế giới I, đại uý hải quân. Phó tổng thống trong Chính quyền Aixenhao Đ. Đ. (D. D. Eisenhower; 1953 - 61). Hai lần trúng cử tổng thống (1968, 1972). Đề ra thuyết “Việt Nam hoá chiến tranh”, rút quân Mĩ về nước theo Hiệp định Pari 1973. Bình thường hoá quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tăng cường những cuộc gặp cấp cao Xô - Mĩ. Từ chức năm 1974 do vụ bê bối Oatơghêt (Watergate). OASINHTƠN G. : (George Washington; 1732 - 99), tổng thống đầu tiên của Hoa Kì (1789 - 97). Người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập ở các thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ. Vốn là một chủ đồn điền - chủ nô giàu có ở Vơginia (Virginia), miền Nam nước Mĩ. Lúc đầu, theo xu hướng ôn hoà nhưng sau đó là người kiên quyết theo đuổi chủ trương lật đổ chế độ thuộc địa của Anh ở Mĩ, thành lập quốc gia độc lập. Là người đại diện của bang Vơginia trong 2 Hội nghị lục địa lần I và lần II (1774, 1775) - các cuộc hội nghị mang tính độc lập và thống nhất của 12 bang trong cuộc đấu tranh một mục đích chung ở Philađenphia (Philadelphia). Sau 2 Hội nghị, ông giành được uy tín tuyệt đối. Ngày 10.5.1775, Hội nghị lần II kết thúc và quyết định thành lập Quân đội Lục địa. Oasinhtơn được cử làm tổng chỉ huy. Trong các năm 1776 - 81, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh lớn, đặc biệt các trận ở Xarơtâugơ (Saratoga, 1777), Yooctao (Yorktown, 1781) . gây cho Anh nhiều thất bại nặng nề. Năm 1783, Anh buộc phải kí với Hoa Kì Hiệp ước Vecxay 1787 thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mĩ. Chiến tranh còn kéo dài thêm một thời gian nữa nhưng cuối cùng vào năm 1787, dưới sự chủ trì của Oasinhtơn một Hội nghị Liên bang đã được triệu tập. Hội nghị đã thông qua bản Hiến pháp 1787, nhằm biến Hoa Kì từ một liên bang nhiều quốc gia thành một quốc gia liên bang. Sau khi Hiến pháp được phê chuẩn năm 1788, Oasinhtơn được bầu làm tổng thống. Năm 1793, ông là người chủ trương không tham gia vào liên minh các nước Châu Âu chống Cách mạng Pháp. PUTIN V. V.: (Vladimir Vladimirovich Putin; sinh 1952), nhà hoạt động Nhà nước Liên bang Nga. Trước 1990, làm việc tại cơ quan an ninh quốc gia. Sau đó, công tác ở Uỷ ban Nhân dân thành phố Lêningrat [Leningrad, nay là Xanh - Pêtecbua (Sankt - Peterburg)]. Những năm 1994 - 96, phó chủ tịch thứ nhất thành phố Xanh - Pêtecbua. Tháng 3 - 6.1997, phó Ban hành chính Phủ tổng thống Liên Bang Nga. Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Liên bang Nga (1998 - 1999). Tháng 8.1999, thủ tướng chính phủ. Ngày 26.3.2000, được bầu làm tổng thống Liên bang Nga. RUDƠVEN F. Đ. : (Franklin Delano Roosevelt: 1882 - 1945), tổng thống thứ 32 của Hoa Kì (1933 - 45), thuộc Đảng Dân chủ, là người duy nhất trúng cử 4 nhiệm kì liên tiếp. Sinh ở Haiđơ Pac (Hyde Park), Niu Yooc, trong một gia đình khá giả. Năm 1904, tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Havơt. Năm 1910, trúng cử vào Thượng viện bang Niu Yooc, làm trợ lí bộ trưởng Hải quân (1913 - 20). Thống đốc bang Niu Yooc (1928 - 32). Năm 1932, trúng cử tổng thống. Đề ra “Đường lối mới”; tiến hành nhiều cải cách kinh tế và xã hội đưa Hoa Kì ra khỏi thời kì khủng hoảng. Năm 1933, Chính phủ Rudơven đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đề xướng sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới II (1939 - 45). Là một trong những người sáng lập Liên hợp quốc. Tham dự hội nghị những người đứng đầu ba nước (Liên Xô, Hoa Kì, Anh) tại Têhêran (Teheran; 1943) và Yanta (Jalta; 1945), đề ra những nguyên tắc cho việc tổ chức trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới II. Mất sau vài tháng tái trúng cử ở nhiệm kì thứ tư. BAXTI : (Bastille), pháo đài được xây dựng những năm 1370 - 82 tại Pari. Từ 1643, trở thành nhà tù, giam giữ nhiều nhà hoạt động nổi tiếng chống chế độ phong kiến Buôcbông (Bourbons). Được coi là biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp. Ngày 14.7.1789, nhân dân Pari tấn công B giải phóng tù nhân, đánh dấu sự mở đầu cuộc Cách mạng tư sản Pháp (1789); sau này, ngày 14.7 được chọn làm ngày Quốc khánh Pháp. Nay là Quảng trường Lớn ở Pari. . đầu tiên gồm cả người da đen và da trắng ở Nam Phi, Nenxơn Manđêla nhậm chức Tổng thống. APACTHAI: (A. Apartheid; cg. chủ nghĩa Apacthai), chính sách của. nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai, Chủ tịch Đại hội dân tộc Phi (ANC), Tổng thống đầu tiên của Nam Phi sau khi chế độ Apacthai bị xóa bỏ. Nenxơn Manđêla sinh

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan