Bàn về phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp.doc

36 1.1K 7
Bàn về phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bàn về phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp

Trang 1

Lời nói đầu 2

Phần 1: Những vấn đề cơ bản về khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 3

1.1 Những vấn đề chung về TSCĐ trong các doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của TSCĐ 3

1.1.2 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp 4

1.1.3 Đánh giá TSCĐ 6

1.1.3.1 Nguyên giá TSCĐ 6

1.1.3.2 Giá trị hao mòn 8

1.1.3.3 Giá trị còn lại 8

1.2 Tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ 8

1.2.2 Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp 10

1.2.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng 10

1.2.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 12

1.2.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng 14

1.3 Kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 16

1.3.1 Chứng từ kế toán 16

1.3.2 Tài khoản kế toán 17

1.3.3 Phương pháp kế toán khấu hao TSCĐ 18

1.4 Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ 23

Phần 2: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 26

2.1 Đánh giá phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp 26

Trang 2

HM TSCĐ Hao mòn tài sản cố địnhKH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định

CP SCL Chi phí sửa chữa lớn

Trang 3

Lời nói đầu

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóngcủa KHKT, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì DN cần có đầy đủ cácnguồn lực cần thiết như sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động Trong đó TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia trực tiếp vào quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TSCĐ trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh luôn có sự giảmgiá trị Do đó mọi tài sản trong DN phải được theo dõi, quản lý, sử dụng và tríchkhấu hao phù hợp với mức hao mòn tài sản, tạo nguồn để tái đầu tư tài sản cốđịnh Muốn vậy phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách khoa học hợp lýđảm bảo thu lợi nhanh vừa không gây biến động lớn về giá thành và lợi nhuận.

Hao mòn tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong công tác kế toándo tính quan trọng của hao mòn tài sản cố định đối với mổi doanh nghiệp Vì vậyviệc hạch toán khấu hao TSCĐ cũng rất quan trọng, cần được xem xét, đánh giá.Bởi các doanh nghiệp khi sử dụng TSCĐ phải tính toán và phân bổ dần giá trị củaTSCĐ vào chi phí kinh doanh trong từng kỳ hạch toán nhằm mục đích thu hồi dầnvốn đầu tư, phản ánh hao mòn của TSCĐ và tính đủ chi phí vào chi phí từng kỳ.

Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán

khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp là rất cần thiết nên em đã chọn đề tài: “Bànvề phương pháp tính khấu hao và kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanhnghiệp” Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Văn Thuận đã hướng dẫn tận tình

để em có thể hoàn thành đề tài này Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng song do trình độcòn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi sai sót và chưa đầy đủ Em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết được hoàn thiệnhơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Phần 1: Những vấn đề cơ bản về khấu hao và kế toán khấu haoTSCĐ trong các doanh nghiệp

1.1 Những vấn đề chung về TSCĐ trong các doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của TSCĐ

* Khái niệm TSCĐ:

Các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh phải có các nguồn lực.Trong đó tài sản là nguồn lực không thể thiếu, là một trong những điều kiện banđầu để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh Tài sản trong đó đượcchia làm hai loại là tài sản cố định và tài sản lưu động.

Vậy tài sản cố định là tất cả những tài sản của DN có giá trị ban đầu lớn, cóthời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinhdoanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng một năm) Tài sản được coi làTSCĐ khi nó phải hội đủ bốn tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó.

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

- Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên * Vai trò của TSCĐ:

TSCĐ là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuậtcho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự sống còncủa doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Đối với doanh nghiệpTSCĐ còn là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động và tăng năng suất lao

Trang 5

động Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thếmạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh Trong nền kinhtế thị trường hiện nay nhất là khi KH-KT trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thìTSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

* Đặc điểm của TSCĐ:

TSCĐ là tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm),vì vậy TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và đặc biệt khôngthay đổi hình thái vật chất trong quá trình sử dụng tài sản Trong quá trình thamgia sản xuất kinh doanh giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần, có thể là hao mòn vôhình hoặc hao mòn hữu hình và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần vào giátrị của sản phẩm mới tạo ra dưới hình thức khấu hao để thu hồi vốn đầu tư.

Tuy nhiên, không phải mọi tài sản có thời gian sử dụng trên một năm đềuđược gọi là TSCĐ, thực tế có những tài sản có tuổi thọ trên một năm nhưng vìgiá trị nhỏ nên chúng không được coi là TSCĐ mà được xếp vào tài sản lưu động.Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, một tài sản được gọi là TSCĐ khi cóđặc điểm như đã nêu đồng thời phải có giá trị trên 10 triệu đồng.

1.1.2 Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp

* Theo hình thái biểu hiện:

TSCĐ của DN được chia thành TSCĐHH và TSCĐVH.

- TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu, có hình thái vật chất(từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phậntài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoảmãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa, vật kiến

Trang 6

trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; dụng cụ vănphòng, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm

- TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượnggiá trị đã được đầu tư để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN thoả mãn các tiêuchuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như quyền sửdụng đất có thời hạn; quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyềntác giả, giấy phép hoặc giấy nhượng quyền, lợi thế thương mại …

* Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:

Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của DN đối với TSCĐhiện có Theo cách này TSCĐ chia làm hai loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuêngoài.

- TSCĐ tự có của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dựng mua sắmhoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc bằng nguồn vốnvay Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượngbán, thanh lý v.v trên cơ sở chấp hành đúng quy định, thủ tục pháp luật của nhànước.

- TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sảnnhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồngthuê Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại: thuêhoạt động và thuê tài chính Trong đó căn cứ vào tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ củanhà nước thì chỉ có tài sản thuê tài chính mới có đủ điều kiện để trở thành TSCĐ.

+ TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công tycho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mualại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồngthuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài

Trang 7

chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợpđồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi làtài sản cố định thuê hoạt động.

* Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng

Theo cách phân loại này, TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành bốn loại:- TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình, vô hình đượcdùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được nhà nước hoặc cấptrên hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp vàđược sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp.

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từquỹ phúc lợi, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi.

- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ xử lý, thanh lý hoặcnhững tài sản không cần dùng, tài sản đang tranh chấp v.v

1.1.3 Đánh giá TSCĐ

Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của tài sản TSCĐ được đánh giálần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng Nó được đánh giá theonguyên giá (giá trị ban đầu), giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

1.1.3.1 Nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại DN.Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

Trang 8

- Nguyên giá của TSCĐ mua sắm( kể cả tài sản mới) và đã sử dụng gồm:giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử( nếu có) trừ đi sốgiảm giá được hưởng( nếu có)

- Nguyên giá TSCĐ xây dựng mới, tự chế gồm giá thành thực tế( giá trịquyết toán) của TSCĐ tự xây dựng, tự chế và chi phí lắp đặt, chạy thử.

- Nguyên giá TSCĐ thuộc vốn tham gia liên doanh của đơn vị gồm: giá trịTSCĐ do các bên tham gia đánh giá và các chi phí vận chuyển lắp đặt( nếu có).

- Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:

+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại trênsổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận) và các chiphí tân trang, chi phí sửa chữa, vận chuyển bốc dỡ lắp đặt, chạy thử mà bên nhậntài sản phải chi trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng

+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: nguyêngiá, giá trị còn lại là số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp Các phítổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà khôngtính vào nguyên giá TSCĐ.

Trong thời gian sử dụng, nguyên giá TSCĐ có thể bị thay đổi, khi đó phảicăn cứ vào thực trạng để ghi tăng hay giảm nguyên giá TSCĐ và nguyên giáTSCĐ chỉ thay đổi trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá lại giá trị TSCĐ

+ Nâng cấp, cải tạo làm tăng năng lực và kéo dài thời gian hữu dụng củaTSCĐ

+ Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ

Trang 9

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ cáccăn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kếtoán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và hạch toán theo các qui định hiện hành.

1.1.3.2 Giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu hao luỹ kế đến thờiđiểm xác định Khi TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp thì giá trịhao mòn coi như bằng không (trừ trường hợp TSCĐ chuyển giao giúp các đơn vịthành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, giá trị hao mòn TSCĐ bênnhận được tính bằng giá trị hao mòn ghi trên sổ của đơn vị giao).

1.2 Tính khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ

* Hao mòn TSCĐ:

HM TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham giavào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹthuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ.

Trang 10

- Phân loại: được chia làm hai loại:

+ Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ

sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận Hao mòn hữu hình có thể diễn ra haidạng dưới đây:

Thứ nhất: Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng.Thứ hai: Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm hơi nước, khôngkhí…) không phụ thuộc vào việc sử dụng Do có sự hao mòn hữu hình nên tài sảnmất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng mộtTSCĐ khác.

+Hao mòn vô hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ củakhoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất rangày càng có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn Trongmột nền kinh tế càng năng động, càng phát triển thì tốc độ hao mòn càng nhanh.Vì vậy, đòi hỏi trước hết của các doanh nghiệp Nhà nước phải có một chính sáchhợp lý về quản lý và trích khấu hao, như thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp cóthể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Hao mòn TSCĐ là một phạm trù khách quan, muốn xác định giá trị haomòn của TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thông qua giá cả thịtrường Tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại Tuynhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình sản xuấtkinh doanh, do đó việc xác định mức độ hao mòn một cách chính xác là rất khó,thậm chí là không thể.

Bởi vậy làm thế nào để xác định mức độ hao mòn một cách tương đối? Đóchính là khấu hao.

Trang 11

* Khấu hao TSCĐ

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thốngnguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sửdụng của tài sản cố định

Như vậy khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tàisản cố định đã hao mòn Khác với hao mòn là hiện tượng khách quan làm giá trịvà giá trị sử dụng của tài sản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ thì khấu hao lạilà biện pháp chủ quan, trích dần giá trị phải khấu tài sản cố định vào chi phí kinhdoanh nhằm thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã đầu tư vào tài sản cố định đểtái tạo lại tài sản cố định khi nó bị hỏng, bị lạc hậu; kết thúc hao mòn tài sản cốđịnh không còn sử dụng được nữa, hay nó không còn khả năng đem lại lợi íchkinh tế.

- Mục đích của việc trích khấu hao

+ Giúp cho doanh nghiệp tính đúng tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ để thuhồi lại vốn đầu tư đã đầu tư vào TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời gian kiểmsoát hết hiệu lực.

+ Giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tái đầu tư mua sắm khi cần thiết.+ Về phương diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh đượcgiá trị thực của tài sản (giá trị còn lại) đồng thời làm giảm lợi nhuận dòng củadoanh nghiệp.

1.2.2 Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

1.2.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp này việc tính khấu hao TSCĐ được dựa vào nguyên giávà tỷ lệ khấu hao TSCĐ đó Trong đó tỷ lệ khấu hao TSCĐ lại phải dựa vào số

Trang 12

năm sử dụng dự kiến Mức khấu hao trung bình hàng năm (theo phương phápđường thẳng) của một TSCĐ khấu hao (Mkhn) được tính theo công thức sau:

Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nămTrong đó:

Mức trích khấu hao trung bình tháng bằng số khấu hao phải trích cả nămchia cho 12 tháng Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thayđổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐbằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lạihoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sửdụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ đượcxác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đếnnăm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó

Đối với những tài sản cố định được mua sắm đầu tư mới thì số năm sửdụng dự kiến phải nằm trong khoảng thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu do Nhànước quy định Tuy nhiên, để xác định số năm sử dụng dự kiến cho từng TSCĐcụ thể, doanh nghiệp phải dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

- Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế.

- Hiện trạng tài sản cố định (Thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thếhệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của TSCĐ,…)

- Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định: Được quyết định bởi thời gian kiểmsoát TSCĐ hoặc yếu tố hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật.

Số năm sử dụng dự kiến

Trang 13

- Ưu, nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, phương pháp này cố định theo thờigian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăngsố lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

+ Nhược điểm: việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mònthực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên doanhnghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị TSCĐ mới

Hiện nay, đây là phương pháp được dùng phổ biến trong các doanhnghiệp ở Việt Nam.

1.2.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được sửdụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thayđổi, phát triển nhanh và TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là TSCĐ đầu tư mới (Chưa qua sử dụng).

- Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Chếđộ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo thông tư số203/2009/TT - BTC của Bộ tài chính.

Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấuhao hàng năm của TSCĐ được xác định theo công thức sau:

Mkhn = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanhTrong đó tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:Tỷ lệ khấu hao

Tỷ lệ khấu hao TSCĐtheo phương pháp

đường thẳng

Hệ số điềuchỉnh

Trang 14

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tạibảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t < 6 năm) 2,0

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dưgiảm dần nói trên bằng ( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trịcòn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu haođược tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại củaTSCĐ.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh giúp doanhnghiệp có khả năng thu hồi nhanh vốn đầu tư, mua sắm đổi mới TSCĐ, phản ánhchính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá trị sản phẩm, phù hợp với hầu hết cácsản phẩm có giá bán lúc đầu cao sau đó có xu hướng giảm dần Đặc biệt nó phùhợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệmới mà TSCĐ có tốc độ hao mòn vô hình cao, đòi hỏi phải khấu hao, thay thế,đổi mới nhanh để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là một phương pháp tiên tiến,phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật.Tuy nhiên, việcthực hiện phương pháp này phức tạp hơn phương pháp khấu hao đều nên đòi hỏicán bộ làm công tác kế toán phải có trình độ cao, cán bộ thuế phải am hiểu về các

Trang 15

phương pháp tính khấu hao, và nó ảnh hưởng đến ngân sách trong những nămđầu Mặt khác phương pháp này chỉ áp dụng được ở những doanh nghiệp mà giáthành hoặc chi phí có khả năng chịu được (doanh nghiệp có lãi).

1.2.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng

- Được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồngthời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo côngsuất thiết kế của TSCĐ.

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính khôngthấp hơn 50% công suất thiết kế.

- Trình tự thực hiện phương pháp khấu hao TSCĐ theo sản lượng như sau:+ Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổngsố lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng,khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

+ Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau:Mức trích khấu

hao trong thángcủa TSCĐ

=

Số lượng sảnphẩm sản xuất

trong tháng

X

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sản phẩm Trong đó:

Nguyên giá của TSCĐ

Trang 16

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sản phẩm

= Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấuhao năm của

=

Số lượng sảnphẩm sản xuất

trong năm

Mức trích khấuhao bình quân tínhcho một đơn vị sản

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanhnghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ đó.

- Ưu nhược điểm:

+ Ưu điểm: Khi tiến hành sử dụng thì TSCĐ mới trích khấu hao Mức tríchkhấu hao tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất vì vậy có tác dụng thúc đẩykhả năng tăng năng suất trong sản xuất.

+ Nhược điểm: Chỉ ứng dụng được với những TSCĐ trực tiếp sản xuất rasản phẩm.

1.3 Kế toán khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp

1.3.1 Chứng từ kế toán

Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng các chứng từ kế toán sau:

- Biên bản giao nhận TSCĐ: Biên bản này xác nhận việc giao nhận TSCĐ.Sau khi hoàn thành việc mua sắm, được cấp phát, viện trợ, nhận vốn góp liên

Trang 17

doanh và TSCĐ thuê ngoài Biên bản này do hai bên giao nhận lập hai bản, mỗibên giữ một bản.

Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01- TSCĐ/HĐ) lập cho từng loại TSCĐ,đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều TS cùng loại, cùng giá trị và docùng một đơn vị giao nhận có thể lập chung một biên bản giao nhận.

- Thẻ TSCĐ: (mẫu số 02-TSCĐ) theo dõi chi tiết từng TSCĐ của đơn vị vềtình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng quý, hàng năm củatừng TSCĐ Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký xác nhận vàđược lưu giữ ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03): là xác nhận việc thanh lý TSCĐ vàlàm căn cứ ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán Biên bản thanh lý phải do ban thanhlý lập và có đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng vàthủ trưởng đơn vị.

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (mẫu số 04): làbiên bản xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớngiữa bên có TSCĐ sửa chữa với bên thực hiện việc sửa chữa và là căn cứ ghi sổkế toán và thanh toán CPSCL TSCĐ Biên bản giao nhận này lập thành hai bản,hai bên giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toántrưởng ký duyệt và lưu lại tại phòng kế toán.

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ): biên bản này xác địnhgiá trị hao mòn, giá trị còn lại sau khi đánh giá lại và xác định mới số liệu trên sổsách kế toán, để xác định nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại tăng haygiảm Biên bản này do hội đồng đánh giá lại lập và được lập thành hai bản, mộtbản lưu tại phòng kế toán, một bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Trang 18

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: sau khi lập xong, người lập ký vàkế toán trưởng ký được coi là chứng từ kế toán để hạch toán khấu hao TSCĐ.

1.3.2 Tài khoản kế toán

Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm giá trị hao mòn củatoàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê hoạt động) kếtoán sử dụng tài khoản 214 "hao mòn tài sản cố định" Tài khoản này dùng đểphản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại DN, có kết cấu và nộidung phản ánh như sau:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tàisản cố định (nhượng bán, thanh lý …).

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cốđịnh (do trích khấu hao, đánh giá tăng hao mòn…)

Dư Có: Giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có.TK 214 - Hao mòn TSCĐ có bốn tài khoản cấp hai:

+ Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị haomòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao (hoặc tính haomòn) TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

+ Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trịhao mòn của TSCĐ thuê tài chính do trích khấu hao (hoặc tính hao mòn) TSCĐthuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.+ Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị haomòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao (hoặc tính haomòn) TSCĐ vô hình và những khoản làm tăng, giảm hao mòn TSCĐ vô hìnhkhác.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan