Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 – 2010

15 600 1
Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 – 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, của khu vực. Tất cả các nền kinh tế bắt buộc đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng nhất định mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện nay trở thành cường quốc kinh tế nhờ đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam có quy mô GDP chỉ đạt 60 tỷ USD năm 2006, với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế như vậy thì tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì được trong dài hạn là vấn đề có tính chất quyết định để không tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và tiến kịp họ trong tương lai. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 7 – 8% năm như hiện nay thì sau 10 năm nữa quy mô GDP sẽ tăng gấp đôi theo quy tắc 70

Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Lời Mở Đầu Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, của khu vực. Tất cả các nền kinh tế bắt buộc đạt được và duy trì mức độ tăng trưởng nhất định mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Nhật Bản trước đây và Trung Quốc hiện nay trở thành cường quốc kinh tế nhờ đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh. Việt Nam có quy mô GDP chỉ đạt 60 tỷ USD năm 2006, với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế như vậy thì tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì được trong dài hạn là vấn đề có tính chất quyết định để không tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và tiến kịp họ trong tương lai. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng từ 7 8% năm như hiện nay thì sau 10 năm nữa quy mô GDP sẽ tăng gấp đôi theo quy tắc 70. Thứ hai, tăng trưởng cho phép giải quyết các vấn đề xã hội. với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự gia tăng khối lượng GDP hay GNP tạo cơ sở vật chất dể chính phủ đề ra và thực hiện được các chính sách và chương trình xã hội hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, phát triển nông nghiệp nông thôn, hạn chế tệ nạn xã hội. Thứ ba, tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản dầu mỏ… và sự hình thành phát triển các khu công nghiệp và đô thị hóa được thực hiện 1 cách có kiểm soát hợp lý và hiệu quả không chỉ gia tăng quy mô và duy trì sự gia tăng quy mô đó theo thời gian mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Mặt khác khi tăng trường kinh tế nhanh, tạo ra tiền đề vật chất để bảo vệ môi trường tốt hơn khi mà các nguồn tài chính được đầu tư để tìm ra công nghệ mới, công nghệ sạch, tái sinh… Thứ tư, tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ. Trong quá trình tăng trưởng, giáo dục và công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy những tiền đề vật chất cho phát triển giáo dục và khoa học công nghệ dựa trên kết quả tăng trưởng kinh tế. GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 1 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Với những vấn đề quan trọng như trên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Đà Nẵngthành phố có tốc độ phát triển nhanh kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Với mong muốn tìm hiểu về những yếu tố tác động đến chỉ tiêu kinh tế quan trọng này, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài sau: Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đầu vào đến tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001 2010. 1. Thông tin về thành phố Đà Nẵng: 1.1 Tổng quan về thành phố Đà Nẵng: Diện tích: 1.255,53 km2 GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 2 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Dân số: 887.070 người (theo số liệu điều tra dân số 01/4/2009) Mật độ: 906,7 người/km2 Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kôn. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. 1.2 Vị trí địa lý: Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. 1.3 Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C.Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 3 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67- 77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. 1.4 Tài nguyên Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km². Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km². Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân. Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 200.000 tấn. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt… Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí. 1.5 Hành chính: GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 4 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Đà Nẵngthành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo. Tổng cộng gồm 57 phường, xã và thị trấn. Bộ máy tổ chức: 1.6 Văn hóa: Bao gồm các loại hình về: Truyền thông, Văn hóa-giải trí, Thể dục-thể thao, Làng nghề, Lễ hội, Ẩm thực đều được phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu người dân. 1.7 Cơ sở hạ tầng: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 5 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn. Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực là 842 ha), với 2 đường băng. Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn thứ ba trong cả nước. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến GDP từ năm 2000-2010: 2.1 Cơ sở lý thuyết: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là toàn bộ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Như vậy, GDP là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ của một nước, nó không phân biệt kết quả thuộc về ai và từ do ai sản xuất ra. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến GDP: GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 6 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm được công bố về lĩnh vực này đã bổ sung rất nhiều những kiến thức về tăng trưởng kinh tế, qua đó cũng xem xét vai trò của các nhân tố quan trọng tới tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố quan trọng nhất gồm vốn đầu tư, lao động và nhiều yếu tố khác… Các doanh nghiệp trong nền kinh tế sử dụng lao động (N) và vốn đầu tư (K) đóng vai trò các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ (GDP). Hàm này cho biết các nhân tố sản xuất quyết định mức sản lượng được sản xuất như thế nào. Nếu ký hiệu Y là sản lượng của nền kinh tế (GDP), khi đó hàm sản xuất được viết: Y = F(K, N) Như vậy, các nhân tố sau sẽ tác động đến tốc độ tăng GDP:  Vốn đầu tư K  Lao động L 2.3 Nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu: Qua lý thuyết kinh té thực nghiệm được trình bày ở trên, nhóm đã xác định mô hình toán học của mẫu nghiên cứu là mô hình tuyến tính lôgarit hay chính xác hơn là mô hình Cobb-Douglas, cụ thể như sau: Ln(Y)=Ln ß1 + ß2LnX2i+ ß3Lnx3i+Ui Tên biến trong mô hình: STT Tên biến Loại Định nghĩa Đơn vị đo 1 Y Phụ thuộc GDP Tỷ đồng 2 X2i Độc lập Vốn đầu tư Tỷ đồng 3 X3i Độc lập Nguồn nhân lực Nghìn người Số liệu GDP Biến phụ thuộc Y (Đơn vị: tỷ đồng) GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 7 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Năm GDP Nhà nước NQD FDI Thuế NK N-L-TS CN-XD DV 2001 3803,941 2087,255 1216,112 295,093 206,481 293,944 1585,057 1925,940 2002 4282,947 2404,786 1320,026 331,305 226,830 306,664 1877,393 2098,890 2003 4823,427 2789,199 1400,653 384,941 248,634 323,593 2285,595 2214,239 2004 5462,841 3306,231 1578,455 450,099 128,058 339,184 2798,311 2325,346 2005 6219,483 3532,608 2073,963 503,974 108,938 355,466 3233,480 2630,537 2006 6776,200 3848,818 2259,607 549,086 118,689 333,600 3248,400 3094,200 2007 7670,540 4356,795 2557,836 621,555 134,354 345,000 3610,000 3716,000 2008 8302,130 4715,532 2768,447 668,119 150,032 350,350 3802,376 4149,434 2009 9236,000 5023,475 2004,390 805,247 174,924 323,260 4267,032 4645,708 2010 9330,011 6022,245 2789,000 789,33 214,945 367,968 5789,000 5678,000 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng Số liệu vốn Biến độc lập X2i (Đơn vị: tỷ đồng) GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 8 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng Số liệu lao động-Biến độc lập X3i (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nôngthôn Nam Nữ Thànhthị Nôngthôn 2001 78620,5 38656,4 39964,1 19299,1 59321,4 2002 79537,7 39112,2 40425,5 19873,2 59664,5 2003 80467,4 39535,0 40932,4 20725,0 59742,4 2004 81436,4 40042,0 41394,4 21601,2 59835,2 2005 82392,1 40521,5 41870,6 22332,0 60060,1 GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 9 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 2.527,55 2.850,07 3.770,56 6.601,44 7.328,60 9.436,90 11.118,70 14.228,00 16.858,30 18.936,50 1. Vốn trong nước 2.243,01 2.547,56 3.299,74 5.420,46 6.800,90 8.561,90 9.836,20 12.089,00 14.884,90 16.563,10 + Vốn ngân sách nhà nước 1.016,20 1.300,60 1.778,39 2.502,92 2.601,70 2.919,00 2.667,60 4.262,00 3.415,50 + Vốn tín dụng 420,70 470,38 764,74 1.768,45 2.012,10 2.403,50 2.263,80 3.327,90 4.474,30 + Vốn tự có 652,70 623,30 502,36 622,28 1.815,90 2.873,70 4.236,00 3.793,50 4.123,50 + Vốn khác 153,41 153,28 254,24 526,81 371,20 365,70 668,80 704,70 684,70 2. Vốn đầu tư nước ngoài 284,54 302,51 470,82 1.180,99 527,70 875,00 1.282,50 2.139,70 2.589,70 2.373,40 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Vốn trong nước 88,74 89,39 87,51 82,11 92,80 90,73 89,36 84,96 88,29 87,47 + Vốn ngân sách nhà nước 40,20 45,63 47,17 37,91 35,50 30,93 23,99 29,95 22,34 + Vốn tín dụng 16,64 16,50 20,28 26,79 27,46 25,47 20,47 23,39 29,27 + Vốn tự có 25,82 21,87 13,32 09,43 24,78 30,45 36,00 27,75 26,97 + Vốn khác 06,07 05,38 06,74 07,89 05,06 03,88 08,89 03,86 04,48 2. Vốn đầu tư nước ngoài 11,26 10,61 12,49 17,89 07,20 09,27 10,64 15,04 11,71 12,53 Đề tài:Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 2010 2006 83311,2 40999,0 42312,2 23045,8 60265,4 2007 84218,5 41447,3 42771,2 23746,3 60472,2 2008 85118,7 41956,1 43162,6 24673,1 60445,6 2009 86025,0 42523,4 43501,6 25584,7 60440,3 2010 86932,5 42986,1 43946,4 26515,9 60416,6 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng Tổng hợp số liệu sử dụng cho mô hình: Năm Y X2i X3i 2001 3803,941 2.527,55 78620,5 2002 4282,947 2.850,07 79537,7 2003 4823,427 3.770,56 80467,4 2004 5462,841 6.601,44 81436,4 2005 6219,483 7.328,60 82392,1 2006 6776,200 9.436,90 83311,2 2007 7670,540 11.118,70 84218,5 2008 8302,130 14.228,00 85118,7 2009 9236,000 16.858,30 86025,0 2010 9330,011 18.936,50 86932,5 Lấy Ln Y, X2i, X3i ta có số liệu sau: Năm Ln Y Ln X2i Ln X3i 2001 8.243792914 7.835005733 11.27238776 2002 8.362396603 7.955098834 11.2839864 2003 8.48123995 8.234978811 11.29560741 2004 8.605724263 8.795043086 11.30757763 2005 8.735442063 8.899539781 11.31924484 GVHD: Nguyễn Khánh Bình (MBA) 10 . tài :Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 – 2010 Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm 6 quận nội thành, . 8 Đề tài :Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến GDP của thành phố Đà Nẵng 2001 – 2010 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng Số liệu lao động- Biến

Ngày đăng: 27/07/2013, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan