bài học rút ra từ câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

4 3.6K 5
bài học rút ra từ câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SUY NGHĨ TỪ MỘT BÀI HỌC... Câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng tôi đã được nghe kể từ thuở bé, lại được học khi lên cấp THCS. Ấn tượng sâu sắc trong tôi là một ông lão hiền lành, tội nghiệp, một mụ vợ tham lam, đanh đá, bất nghĩa. Và tình cảm sâu sắc trong tôi là thương cảm cho ông lão đánh cá hiền lành, căm ghét mụ vợ xấu xa. Để rồi khi thấy những người đàn bà nào chanh chua, xắn váy quai cồng, tôi lại liên tưởng đến mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Câu chuyện đi qua và sống trong tuổi thơ tôi như thế. Trở thành cô giáo dạy Văn, tôi lại được dạy tác phẩm văn học từng in đậm trong kí ức tuổi thơ ấy. Khi thiết kế bài dạy, tôi dự định đem những nỗi niềm thơ bé vào bài. Tôi đã nghĩ ra một cách thiết kế giáo án mà tôi cho rằng rất tâm đắc, rất hiệu quả, rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy chỉ đạo, hướng dẫn, trò chủ động khám phá tri thức từ tác phẩm. Như thế có nghĩa là tôi không hề nói ra điều tôi nghĩ, mà qua tiết học, qua hệ thống câu hỏi mà tôi đưa ra, học sinh của tôi vẫn sẽ cảm nhận như tôi về câu chuyện. Tôi dự định sẽ kẻ đôi bảng, một bên sẽ tìm hiểu những đòi hỏi tham lam của người vợ, một bên sẽ tìm hiểu cách cư xử phụ bác của mụ ta với chồng. Để rồi học sinh sẽ tự rút ra nhận xét: Lòng tham càng lớn thì sự bội bạc càng tăng, lòng tham tỉ lệ thuận với sự bội bạc. Chưa đến tiết dạy nhưng tôi vô cùng háo hức. Tôi đem sự háo hức ấy vào việc kể câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng cho đứa con gái nhỏ ba tuổi của tôi. Con bé chăm chú nghe tôi kể, nghe tôi nói về những đòi hỏi của mụ vợ là tham lam, xấu xa. Thế rồi đột nhiên nó bỗng hỏi tôi: Mẹ ơi thế con muốn nhà mình to như nhà bác Xuân là xấu hả mẹ?. Câu hỏi của con bé làm tôi sững sờ, bối rối. Con bé vẫn nhìn tôi với ánh mắt thắc mắc, cần câu trả lời. Tôi trả lời con bé một cách gượng ép: Không, ước muốn của con không xấu xa, không tham lam, vì con không hư, con biết vâng lời mẹ. Con bé bằng lòng với câu trả lời của tôi. Còn tôi thì không. Tôi băn khoăn về bài toán lòng tham mà tôi đang hào hứng muốn cho học sinh giải. Còn có hướng giải nào khác chăng? Còn có những ý nghĩa sâu sắc khác về bài học làm người của câu chuyện mà tôi chưa cảm nhận đến chăng? Điều đó hẳn chắc chắn rồi. Tôi chợt nghĩ: nếu coi máng lợn,ngôi nhà,tòa lâu đài,nhất phẩm phu nhân...là ước muốn của mụ vợ chứ không phải lòng tham thì sao? Mà ước muốn của con người là vô hạn, và chính ước muốn của con người chẳng phải là cội nguồn của sự sáng tạo và vươn lên hay sao? Thế là tôi cầm bút thiết kế lại giáo án của mình với hệ thống câu hỏi mới. Học sinh sẽ tìm lời giải cho tôi. Tôi bước vào lớp. Tiết dạy thứ nhất ( Tôi dạy hai lớp 6 ), đầy tự tin, đầy cảm xúc. Theo phương pháp dạy cổ tích, tôi đưa học sinh vào thế giới truyện cổ. Đúng như thiết kế, học sinh của tôi đã tìm ra bài học đạo lí về lòng ân nghĩa qua nhân vật cá vàng. Đến nhân vật mụ vợ, tôi vẫn chia bảng làm hai cột, một bên là: Những đòi hỏi tham lam của mụ vợ và một bên là: Cách cư xử của mụ ta với chồng. Học sinh lần lượt phát hiện ra những đòi hỏi của mụ vợ và cách cư xử của mụ ta với ông lão đánh cá. Tôi hỏi: Các em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đòi hỏi của mụ vợ với cách mụ ta đối xử với chồng? Học sinh đã trả lời được rằng: đòi hỏi càng tăng thì mụ ta càng đối xử tệ bạc với chồng. Và một bài học đạo đức đã được nhận ra: Lòng tham tỉ lệ thuận với sự bội bạc. Nhưng rồi tôi lại đặt câu hỏi: Nhưng theo các em, trong những đòi hỏi của mụ vợ, đòi hỏi nào là chính đáng? Cả lớp sôi nổi bàn luận...Hầu như các em đều đồng tình: Muốn cái máng lợn lành thay cái máng mẻ là chính đáng, muốn ngôi nhà khang trang thay cho túp lều nát là chính đáng. Vậy còn nhất phẩm phu nhân và nữ hoàng? Cả lớp trầm ngâm suy nghĩ. Tôi cũng suy nghĩ. Bỗng có một cánh tay giơ lên. Là một em nữ. Cô mời em Tôi vội vàng nói. Thưa cô là chính đáng ạ. Vì sao? tôi hỏi. Em trả lời: Vì em cũng đã từng ước mơ muốn mình trở thành công chúa. Ừ nhỉ Ai chẳng đã từng ước được làm công chúa, hoàng hậu. Thuở bé, tôi cũng từng ước được trở thành cô Tấm, được sống trong cung điện nguy nga. Tôi tán thành. Cả lớp có tán thành không?. Có ạ cả lớp đồng thanh, tôi cười không giấu nổi niềm vui. Vậy là chỉ có đòi hỏi làm Long Vương ngự trên mặt biển là không chính đáng. Học sinh thừa nhận điều đó. Tôi cũng thừa nhận điều đó. Tôi hỏi lại: Vì sao không chính đáng?. Câu hỏi này hơi khó với học sinh lớp sáu. Dù các em có cảm nhận được, hiểu được nhưng cũng khó diễn đạt được. Tôi định gợi ý cho học sinh rằng cá vàng từng cho mụ máng lợn, cho nhà, cho làm nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, từng giúp mụ thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Vậy mà mụ lại đòi cá vàng hầu hạ mụ. Để học sinh kết luận rằng: mụ đã lấy oán trả ơn. Những cái trán nhỏ chau lại. Thế nhưng bỗng một học sinh nam đứng lên:Em thưa cô, ước muốn đó vẫn chính đáng ạ. Tôi ngạc nhiên, cả lớp đổ dồn mắt vào em học sinh đó, Vì sao tôi hỏi. Em trả lời: Vì đó là ước muốn chế ngự thiên nhiên, chinh phục tự nhiên giống như cô đã giảng cho chúng em ở bài Sơn Tinh,Thủy Tinh. Tôi sững người. Có nên hiểu như thế không nhỉ? Có thể lắm chứ Chẳng phải ước muốn chế ngự thiên nhiên là khát vọng của con người bao đời nay hay sao? Nếu có thể hiểu như thế thì bài học nhân sinh của câu chuyện này là gì?... Tôi hiểu rồi Chính học sinh đã cho tôi hiểu: Ước muốn của con người không phải là tội mà vấn đề ở chỗ cách thực hiện ước muốn ấy. Nếu thực hiện ước muốn bằng việc chà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa thì có tội và đáng bị trừng phạt. Và mụ vợ đã phạm vào tội ấy. Mụ đã chà đạp lên tình nghĩa vợ chồng, chà đạp lên nhân nghĩa của cá vàng nên mụ phải bị trừng trị và cách trừng trị như trong câu chuyện là nặng nề nhất, hợp lí nhất. Như vậy hãy ước mơ, hãy khát vọng và hãy thực hiện ước mơ, khát vọng bằng sự nỗ lực của bản thân, bằng đạo đức và nhân nghĩa. Tôi kết thúc giờ học bằng lời giảng hùng hồn như thế. Cổ tích thật tuyệt vời, như trầm tích lắng sâu. Mỗi thế kỉ đi qua, mỗi thế hệ người đọc lại tìm thấy ở cổ tích những tầng ý nghĩa riêng cho mình, cho thời đại mình.

SUY NGHĨ TỪ MỘT BÀI HỌC Câu chuyện "Ông lão đánh vàng" nghe kể từ thuở bé, lại học lên cấp THCS Ấn tượng sâu sắc ông lão hiền lành, tội nghiệp, mụ vợ tham lam, đanh đá, bất nghĩa tình cảm sâu sắc thương cảm cho ông lão đánh hiền lành, căm ghét mụ vợ xấu xa Để thấy người đàn bà chanh chua, xắn váy quai cồng, lại liên tưởng đến mụ vợ truyện "Ông lão đánh vàng" Câu chuyện qua sống tuổi thơ Trở thành cô giáo dạy Văn, lại dạy tác phẩm văn học in đậm kí ức tuổi thơ Khi thiết kế dạy, dự định đem nỗi niềm thơ bé vào Tôi nghĩ cách thiết kế giáo án mà cho tâm đắc, hiệu quả, phù hợp với việc đổi phương pháp dạy học thầy đạo, hướng dẫn, trò chủ động khám phá tri thức từ tác phẩm Như có nghĩa tơi khơng nói điều tơi nghĩ, mà qua tiết học, qua hệ thống câu hỏi mà đưa ra, học sinh cảm nhận câu chuyện Tôi dự định kẻ đơi bảng, bên tìm hiểu đòi hỏi tham lam người vợ, bên tìm hiểu cách cư xử phụ bác mụ ta với chồng Để học sinh tự rút nhận xét: Lòng tham lớn bội bạc tăng, lòng tham tỉ lệ thuận với bội bạc Chưa đến tiết dạy vô háo hức Tôi đem háo hức vào việc kể câu chuyện "Ông lão đánh vàng" cho đứa gái nhỏ ba tuổi Con bé chăm nghe tơi kể, nghe tơi nói đòi hỏi mụ vợ tham lam, xấu xa Thế hỏi tơi: "Mẹ muốn nhà to nhà bác Xuân xấu mẹ?" Câu hỏi bé làm tơi sững sờ, bối rối Con bé nhìn với ánh mắt thắc mắc, cần câu trả lời Tôi trả lời bé cách gượng ép: "Không, ước muốn không xấu xa, không tham lam, khơng hư, biết lời mẹ" Con bé lòng với câu trả lời tơi Còn tơi khơng Tơi băn khoăn tốn lòng tham mà hào hứng muốn cho học sinh giải Còn có hướng giải khác chăng? Còn có ý nghĩa sâu sắc khác học làm người câu chuyện mà chưa cảm nhận đến chăng? Điều hẳn chắn Tơi nghĩ: coi "máng lợn","ngơi nhà","tòa lâu đài","nhất phẩm phu nhân" ước muốn mụ vợ khơng phải lòng tham sao? Mà ước muốn người vơ hạn, ước muốn người cội nguồn sáng tạo vươn lên hay sao? Thế cầm bút thiết kế lại giáo án với hệ thống câu hỏi Học sinh tìm lời giải cho tơi Tơi bước vào lớp Tiết dạy thứ ( Tôi dạy hai lớp ), đầy tự tin, đầy cảm xúc Theo phương pháp dạy cổ tích, tơi đưa học sinh vào giới truyện cổ Đúng thiết kế, học sinh tơi tìm học đạo lí lòng ân nghĩa qua nhân vật vàng Đến nhân vật mụ vợ, chia bảng làm hai cột, bên là: "Những đòi hỏi tham lam mụ vợ" bên là: "Cách cư xử mụ ta với chồng" Học sinh phát đòi hỏi mụ vợ cách cư xử mụ ta với ông lão đánh Tôi hỏi: - Các em có nhận xét mối quan hệ đòi hỏi mụ vợ với cách mụ ta đối xử với chồng? Học sinh trả lời rằng: đòi hỏi tăng mụ ta đối xử tệ bạc với chồng học đạo đức nhận ra: Lòng tham tỉ lệ thuận với bội bạc Nhưng lại đặt câu hỏi: - Nhưng theo em, đòi hỏi mụ vợ, đòi hỏi đáng? Cả lớp sôi bàn luận Hầu em đồng tình: Muốn máng lợn lành thay máng mẻ đáng, muốn ngơi nhà khang trang thay cho túp lều nát đáng Vậy "nhất phẩm phu nhân" "nữ hồng"? Cả lớp trầm ngâm suy nghĩ Tơi suy nghĩ Bỗng có cánh tay giơ lên Là em nữ "Cô mời em!" - Tơi vội vàng nói "Thưa đáng ạ!" "Vì sao?" - tơi hỏi Em trả lời: "Vì em ước mơ muốn trở thành công chúa" Ừ nhỉ! Ai chẳng ước làm cơng chúa, hồng hậu Thuở bé, tơi ước trở thành cô Tấm, sống cung điện nguy nga Tôi tán thành "Cả lớp có tán thành khơng?" "Có ạ" - lớp đồng thanh, cười không giấu niềm vui Vậy có đòi hỏi làm Long Vương ngự mặt biển khơng đáng Học sinh thừa nhận điều Tơi thừa nhận điều Tơi hỏi lại: "Vì khơng đáng?" Câu hỏi khó với học sinh lớp sáu Dù em có cảm nhận được, hiểu khó diễn đạt Tôi định gợi ý cho học sinh vàng cho mụ máng lợn, cho nhà, cho làm phẩm phu nhân, nữ hồng, giúp mụ khỏi sống nghèo khổ Vậy mà mụ lại đòi vàng hầu hạ mụ Để học sinh kết luận rằng: mụ lấy oán trả ơn Những trán nhỏ chau lại Thế học sinh nam đứng lên:"Em thưa cơ, ước muốn đáng ạ!" Tôi ngạc nhiên, lớp đổ dồn mắt vào em học sinh đó, "Vì sao" - tơi hỏi Em trả lời: "Vì ước muốn chế ngự thiên nhiên, chinh phục tự nhiên giống cô giảng cho chúng em "Sơn Tinh,Thủy Tinh" Tôi sững người Có nên hiểu khơng nhỉ? Có thể chứ! Chẳng phải ước muốn chế ngự thiên nhiên khát vọng người bao đời hay sao? Nếu hiểu học nhân sinh câu chuyện gì? Tơi hiểu rồi! Chính học sinh cho tơi hiểu: Ước muốn người tội mà vấn đề chỗ cách thực ước muốn Nếu thực ước muốn việc chà đạp lên đạo đức, nhân nghĩa có tội đáng bị trừng phạt mụ vợ phạm vào tội Mụ chà đạp lên tình nghĩa vợ chồng, chà đạp lên nhân nghĩa vàng nên mụ phải bị trừng trị cách trừng trị câu chuyện nặng nề nhất, hợp lí "Như ước mơ, khát vọng thực ước mơ, khát vọng nỗ lực thân, đạo đức nhân nghĩa" Tôi kết thúc học lời giảng hùng hồn Cổ tích thật tuyệt vời, trầm tích lắng sâu Mỗi kỉ qua, hệ người đọc lại tìm thấy cổ tích tầng ý nghĩa riêng cho mình, cho thời đại ... chồng" Học sinh phát đòi hỏi mụ vợ cách cư xử mụ ta với ông lão đánh cá Tơi hỏi: - Các em có nhận xét mối quan hệ đòi hỏi mụ vợ với cách mụ ta đối xử với chồng? Học sinh trả lời rằng: đòi hỏi tăng... đạt Tôi định gợi ý cho học sinh cá vàng cho mụ máng lợn, cho nhà, cho làm phẩm phu nhân, nữ hoàng, giúp mụ thoát khỏi sống nghèo khổ Vậy mà mụ lại đòi cá vàng hầu hạ mụ Để học sinh kết luận rằng:... nghĩa có tội đáng bị trừng phạt Và mụ vợ phạm vào tội Mụ chà đạp lên tình nghĩa vợ chồng, chà đạp lên nhân nghĩa cá vàng nên mụ phải bị trừng trị cách trừng trị câu chuyện nặng nề nhất, hợp lí "Như

Ngày đăng: 07/12/2017, 08:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan