Lớp 11: Cách Mạng Tháng 10 Nga

4 947 0
Lớp 11: Cách Mạng Tháng 10 Nga

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 2 ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Biết rõ chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của thực dân Anh làm cho nhân dân Ấn Độ rơi vào cuộc sống vô cùng khốn khổ. Do đó, cuộc đấu tranh diễn ra rầm rộ, tiêu biểu là cuộc khỡi nghĩa Xi-pay. - Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối Tk XIX - đầu Tk XX. - Biết nguyên nhân và diễn biến phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Ấn Độ vào đầu Tk XX. 2. Về kĩ năng Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn, nâng cao trình độ phân tích sự kiện lịch sử, rút ra kết luận. 3. Về thái độ - Căm ghét sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân Anh cũng như chủ nghĩa thực dân nói chung. - Đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ giành độc lập dân tộc. II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý - Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ - Tính chất của cuộ khỡi nghĩa Xi-pay (1857-1859) - Đảng Quốc Đại: tính chất, sự phân hoá… - Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ. III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC -Bài giảng điện tử( Powerpoint): +Ảnh tình cảnh người dân Ấn Độ, ảnh nhân dân Ấn trong cuộc khởi nghĩa Xi-pay, ảnh Ti-lắc, lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn độ. +Sơ đồ sự cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ -Computer, máy chiếu IV.TIẾN TRÌNH, NỘI DUNG DẠY-HỌC A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP HỌC B. KIỂM TRA BÀI CŨ KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CƠ BẢN GV:Giới thiệu bài mới bằng cách đặt ra một vài câu hỏi về tôn giáo lớn ở Ấn Độ. -Các em có biết Đạo Phật không? -Các em có xem phim Tây Du Kí không, có biết Đường Tam Tạng Đi thỉnh kinh(Phật) ở đâu không? Dự kiến: Một vài học sinh trả lời về quốc gia Ấn Độ. GV: Giới thiệu về Ấn Độ: -Là một quốc gia rộng lớn, dân số đông, nằm ở phía Nam Châu Á. Đầu thời cận đại, Ấn Độ có dân số khoảng 100 triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nền kinh tế phát triển và văn hoá đa dạng, phong phú. -Người dân Ấn Độ rất tôn sùng và bảo vệ Tôn giáo của mình. Vì vậy lịch sử đấu tranh của Ấn Độ liên quan nhiều đến vấn đề tôn giáo 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nữa sau TK XIX: -Ấn Độ là một nước lớn, đông dân, kinh tế phát triển và có nền văn hoá lâu đời, phong phú. 1 -Đầu TK XVII, Ấn Độ suy yếu do các chúa phong kiến tranh giành quyền lực, các nước tư bản nhân đó xâm lược. -Giữa TK XIX, Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ. GV: Học sinh đọc sách và trả lời các câu hỏi: +Chính sách cai trị của Anh về kinh tế? +Chính sách cai trị của Anh về chính trị, xã hội? -Cho HS xem tranh trong sách giáo khoa rồi đặt câu hỏi: +Từ bức tranh trên các em hãy rút ra kết luận hoàn cảnh của nhân dân Ấn Độ lúc bấy giờ như thế nào? GV: Kết luận kiến thức những phần trên.Dùng sơ đồ tóm tắt. + Việc Nữ Hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ Hoàng Ấn Độ nói lên điều gì? GV: Đặt vấn đề đấu tranh: +Theo các em, nếu bị áp bức thì các em sẽ đấu tranh hay cam chịu? Dự kiến HS trả lời là sẽ đấu tranh. GV:Gợi ý cho HS tìm hiểu -Trước sự áp bức bóc lột nặng nề của thực dân Anh thì nữa sau TK XIX nhân dân Ấn Độ đã nổi dậy đấu tranh. Vậy cuộc đấu tranh nào nổ ra đầu tiên, có thành công không, vì sao?giai cấp nào đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này?có nhân vật nào nổi bật không, em có biết gì về người đó. -Làm một câu trắc nghiệm về thuật ngữ Xi-pay. -Cho xem tranh về khởi nghĩa Xipay. +Tại sao nói khỡi nghĩa Xipay là cuộc khỡi nghĩa dân tộc? -Đầu TK XIX, Ấn Độ suy yếu, các nước tư bản đua nhau xâm lược. Đến giữa TK XIX, thực dân Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ. -Chính sách cai trị của thực dân Anh: +Về kinh tế:  Khai thác nguyên liệu trên quy mô lớn.  Bóc lột nhân công tối đa. +Về chính trị, xã hội:  Nắm quyền cai trị trực tiếp.  Mua chuộc tầng lớp phong kiến.Hợp pháp hoá chế độ đẳng cấp.  Dùng chính sách chia rẽ dân tộc, tôn giáo.  1-1-1877: Nữ Hoàng Anh Víc- To-Ri-A tuyên bố đồng thời là Nữ Hoàng Ấn Độ. 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay(1857-1859) -Nguyên nhân:  Nguyên nhân trực tiếp là xúc phạm tôn giáo, nhưng sâu xa là ý thức đấu tranh dân tộc của binh lính người Ấn trong quân đội anh. -Diễn biến:  Rạng sáng 10-5-1857: ở Mi-rút (gần Đê li),3 trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa bắt bọn chỉ huy Anh.  Nông dân cũng gia nhập nghĩa quân, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và Trung Ấn Độ.  Nghĩa quân lập được chính quyền ở một số thành phố lớn. -Kết quả: Bị đàn áp dã man, sau 2năm thì thất bại. -Nguyên nhân thất bại: thiếu sự lãnh đạo, thiếu hiểu biết về khoa học quân sự -Ý nghĩa: là một cuộc khỡi nghĩa dân tộc, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược của nhân dân Ấn 2 -Đảng quốc Đại: Đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ, thành lập năm 1885 để đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Anh. Người sáng lập là Găng-đi với cương lĩnh" kháng cự không bằng bạo lực" -Châu Á thức tỉnh: phong trào cách mạng ở một loạt nước như Ấn Độ, phi- lippin, Ba tư, Thổ nhĩ Kì, Trung Quốc . đã bùng lên. Hàng triệu nhân dân bị áp bức chìm đắm trong trạng thái đình đốn thời trung cổ đã bừng tỉnh, đấu tranh đòi quyền dân chủ. -Giáo viên: gợi ý cho học sinh biết sự xuất hiên và phát triển nhanh chóng của giai cấp tư sản Ấn Độ: +Ngòai tầng lớp binh lính và nông dân Ấn Độ thì còn có giai cấp nào trong xã hội? Thái độ của giai cấp đó như thế nào? -Học sinh: Sẽ đọc sách và trả lời sự xuất hiên của giai cấp tư sản. -Giáo viên: +Dùng sơ đồ để giảng về sự ra đời của Đảng Quốc Đại. + Đặt câu hỏi về nhân vật Ti-Lắc. -Học Sinh: Đọc sách Giáo khoa trả lời về Ti-Lắc. -Giáo viên: +Dùng sơ đồ miêu tả sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc Đại +Củng cố bài học bằng sơ đồ. Độ. 3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc(1885-1908)  Cùng với sự khai thác và bóc lột của thực dân Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Thực dân Anh lo sợ tìm cách lôi kéo tư sản Ấn Độ. Năm 1885, Đảng Quốc Đại được thành lập.  -Trong thời gian năm 1885 đến 1905, Đảng Quốc Đại theo đường lối ôn hòa, chống hình thức đấu tranh bạo lực, dựa vào Anh để yêu cấu một số cải cách.  Trong quá trình đấu tranh, nội bộ Đảng Quốc Đại phân hóa. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, đại biểu là Ti-Lắc, phản đối đường lối ôn hòa, kiên quyết chống thực dân. Tuy nhiên phái Ti-Lắc có hạn chế là không đấu tranh chống phong kiến.  Thực dân Anh bắt và đưa Ti-Lắc ra xử án. Tháng 6-1908 công nhân Bom bay nổi dậy tổng bãi công. Mặc dù bị khủng bố song cuộc tổng bãi công đã kéo dài 6 tháng như dự định. -Ý nghĩa:  Đây là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ.  Là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. 3 4 . phong trào cách mạng ở Ấn độ. +Sơ đồ sự cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ -Computer, máy chiếu IV.TIẾN TRÌNH, NỘI DUNG DẠY-HỌC A. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP HỌC B lĩnh" kháng cự không bằng bạo lực" -Châu Á thức tỉnh: phong trào cách mạng ở một loạt nước như Ấn Độ, phi- lippin, Ba tư, Thổ nhĩ Kì, Trung Quốc .

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan