Phân tích cạnh tranh của dự án cho thuê sách - truyện

28 1.2K 2
Phân tích cạnh tranh của dự án cho thuê sách - truyện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thế kỷ hai mươi mốt là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi cần có một lực lượng lao động giỏi và phong phú đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế. Sinh viên chính là lực lượng dồi dào nhất đáp ứng nhu cầu của thế kỉ mới. Để đáp ứng yêu cầu khách quan của thời đại mới, ba trường đại học lớn thuộc khối kinh tế là đại học Kinh Tế, đại học Ngoại Thương và đại học Thương Mại đã tiếp nhận khoảng 6000 sinh viên một năm nhập học. Để có kết quả học tập tốt, sinh viên các trường cần có giáo trình bổ trợ cho việc học. Có thể nói rằng sách là công cụ không thể thiếu được trong hành trang của mỗi sinh viên trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học. Nhưng một thực tế là giá cả giáo trình bậc đại học phần lớn là cao và không phù hợp với túi tiền của sinh viên. Thậm chí, trường đại học Ngoại Thương và đại học Thương mại, nhà trường có rất ít sách kinh tế bán cho sinh viên do trường không có nhiều sách để xuất bản. Xuất phát từ nhu cầu đó, xung quanh các trường đại học xuất hiện nhiều cửa hàng phôtô- copy. Hoạt động của các cửa hàng này ngoài phôtô tài liệu nó còn bán sách phôtô. Hoạt động này là hoạt động bất hợp pháp vì nó xâm phạm đến vấn đề bản quyền tác giả. Mặt khác, sách phôtô có nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng. Vì vậy, chúng ta cần phải làm gì để một mặt có thể giúp cho sinh viên có những cuốn sách tốt hơn sách phôtô, mặt khác lại phù hợp với túi tiền của sinh viên? Mặt khác, để học tập tốt, sinh viên cần có một cuộc sống vật chất ổn định, có những vật dụng thiết yếu đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống . Thực tế cho thấy rằng, ở các trường đại học còn rất nhiều sinh viên nghèo, không có khả năng đáp ứng được những nhu cầu trên. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để vừa giúp sinh viên vừa có thể học tập tốt, vừa đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và trong cuộc sống cuộc sống?

Đề cương chi tiết của dự án. A. PHẦN MỞ ĐẦU. B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN. I. Cơ sở thành lập dự án. 1.Đối với sách cũ. 2.Đối với đồ dùng cũ. II. Chủ đầu tư và sản phẩm của dự án. 1. Chủ đầu tư. 2. Sản phẩm của dự án. 2.1. Sách cũ. 2.2. Đồ dùng cũ. 3. Phân tích cạnh tranh của dự án. 3.1. Về các sản phẩm sách. 3.1.1. Tại các cửa hàng phôtô-copy. 3.1.2. Tại các cửa hàng sách cũ tổng hợp. 3.1.3. Tại các tụ điểm bán sách ở vỉa hè. 3.2.Về các sản phẩm đồ dùng cũ. III. Địa điểm bố trí. 1. Địa điểm. 2. Hạng mục nâng cấp từng cửa hàng. 3. Sơ đồ mô tả địa điểm. 3.1. Vị trí của các cửa hàng. 3.2. Mô hình chi tiết từng cửa hàng IV. Vốn – Lao động và tổ chức hoạt động. 1. Vốn và lao động. 1.1. Vốn đầu tư. 1.2. Nguồn nhân lực. 2. Tổ chức hoạt động. V. Kế hoạch Marketing. 1. Hình thức quảng cáo và khuyến mãi. 1.1. Hình thức quảng cáo. 1.2. Hình thức khuyến mãi 2. Nghiên cứu thị trường VI. Dự báo kết quả tài chính của dự án. *Biểu 1: Thống kê kết quả điều tra. *Biểu 2: Bảng dự báo hạng mục chi phí ban đầu và thanh lý. *Biểu 3: Bảng dự báo chi phí thường xuyên. *Biểu 4: Bảng dự báo tài chính của cửa hàng tại đại học Kinh Tế. *Biểu 5: Bảng tổng hợp dự báo tài chính của của cả ba cửa hàng. * Tính toán lợi nhuận dự báo của dự án. VII. Độ rủi ro của dự án. 1. Rủi ro có thể xảy ra. 2. Các giải pháp hạn chế rủi ro. VII.Lợi ích của dự án. 1. Lợi ích kinh tế. 2. Lợi ích xã hội. IX. Phương án kinh doanh trong tương lai. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. A.PHẦN MỞ ĐẦU. Thế kỷ hai mươi mốt là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi cần có một lực lượng lao động giỏi và phong phú đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế. Sinh viên chính là lực lượng dồi dào nhất đáp ứng nhu cầu của thế kỉ mới. Để đáp ứng yêu cầu khách quan của thời đại mới, ba trường đại học lớn thuộc khối kinh tế là đại học Kinh Tế, đại học Ngoại Thương và đại học Thương Mại đã tiếp nhận khoảng 6000 sinh viên một năm nhập học. Để có kết quả học tập tốt, sinh viên các trường cần có giáo trình bổ trợ cho việc học. Có thể nói rằng sách là công cụ không thể thiếu được trong hành trang của mỗi sinh viên trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học. Nhưng một thực tế là giá cả giáo trình bậc đại học phần lớn là cao và không phù hợp với túi tiền của sinh viên. Thậm chí, trường đại học Ngoại Thương và đại học Thương mại, nhà trường có rất ít sách kinh tế bán cho sinh viên do trường không có nhiều sách để xuất bản. Xuất phát từ nhu cầu đó, xung quanh các trường đại học xuất hiện nhiều cửa hàng phôtô- copy. Hoạt động của các cửa hàng này ngoài phôtô tài liệu nó còn bán sách phôtô. Hoạt động này là hoạt động bất hợp pháp vì nó xâm phạm đến vấn đề bản quyền tác giả. Mặt khác, sách phôtô có nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng. Vì vậy, chúng ta cần phải làm gì để một mặt có thể giúp cho sinh viên có những cuốn sách tốt hơn sách phôtô, mặt khác lại phù hợp với túi tiền của sinh viên? Mặt khác, để học tập tốt, sinh viên cần có một cuộc sống vật chất ổn định, có những vật dụng thiết yếu đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống . Thực tế cho thấy rằng, ở các trường đại học còn rất nhiều sinh viên nghèo, không có khả năng đáp ứng được những nhu cầu trên. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để vừa giúp sinh viên vừa có thể học tập tốt, vừa đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt và trong cuộc sống cuộc sống? Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của sinh viên, chúng tôi xin đề xuất một dự án xây dựng “Sinh viên quán” với ba cơ sở đặt tại ba trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương và đại học Thương Mại với mục đích cung cấp sách và đồ dùng cũ cho sinh viên. B.NỘI DUNG DỰ ÁN. I.Cơ sở thành lập dự án. 1.Đối với sách cũ. Chúng tôi đã đi khảo sát tình hình bán sách xung quanh khu vực ba trường: đại học Kinh tế quốc dân, đại học Ngoại Thương và đại học Thương Mại và thu được kết quả như sau: * Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: • Sau cổng kí túc xá trường đại học Kinh tế Quốc dân có 27 cửa hàng sách phôtô. • Sau kí túc xá nhà I có một cửa hàng bán sách cũ. • Ngoài ra xung quanh trường Kinh tế quốc dân bán kính khoảng 1 km có một số tụ điểm bán sách cũ tổng hợp như đường Giải Phóng, ngã năm Kim Liên, đường Trần Khát Chân. * Trường đại học Ngoại Thương • Trước cổng trường đại học Ngoại Thương có 14 cửa hàng sách phôtô. • Trong vòng bán kính 1km xung quanh đại học Ngoại Thương có một số tụ điểm bán sách cũ tổng hợp ( đường Láng, đường Nguyễn Chí Thanh…). * Trường đại học Thương Mại. Xung quanh trường đại học Thương mại có rất ít cửa hàng sách phôtô ( 11 cửa hàng), cửa hàng sách cũ hay cửa hàng sách tổng hợp. Theo sự khảo sát của chúng tôi, các cửa hàng sách phôtô của cả ba trường đại học đều tập trung vào việc bán giáo trình học là chính. Ngoài ra sách phôtô có nhiều nhược điểm nên việc nghiên cứu và sử dụng sách phôtô còn nhiều hạn chế. Tất cả các tụ điểm bán sách cũ tổng hợp ở vỉa hè chủ yếu là bán tạp chí cũ, truyện,sách ôn thi đại học, sách ngoại ngữ. Vì vậy, việc tìm một cuốn sách chuyên ngành Kinh tế như ý muốn của sinh viên các trường thuộc khối Kinh tế rất khó khăn và mất nhiều thời giờ. Hiện tại, chỉ có một cửa hàng bán sách cũ thuộc chuyên ngành kinh tế sau nhà I đại học Kinh Tế Quốc Dân , nhưng hiện nay cửa hàng đó đang chuyển dần sang bán sách mới. Đối với sách cũ, cửa hàng này bán với giá rất cao nên không phù hợp với đa số sinh viên. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong ba trường thuộc khối kinh tế và thu được kết quả sau: * Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân:Chúng tôi phát ra 300 phiếu và thu về 290 phiếu. * Trường đại học Ngoại Thương: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 95 phiếu. * Trường đại học Thương mại: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 96 phiếu. Kết quả điều tra thu được từ ba trường tương đương với nhau, với tỷ lệ như sau:  44% sinh viên có nhu cầu muốn bán sách cũ sau khi học xong giáo trình và không dùng đến nữa.  71.5% sinh viên có nhu cầu mua giáo trình phục vụ cho việc học. Với kết quả như trên, dự án của chúng tôi tiến hành ở cả ba trường đại học có thị trường tiềm năng rất lớn. Nếu được tổ chức tốt thì dự án này hứa hẹn có tính khả thi cao. 2. Đối với đồ dùng cũ. Với luận chứng như trên, chúng tôi đã khảo sát ở các trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại và nhận thấy rằng: Trong vòng bán kính 1 km xung quanh cả ba trường đại học Kinh tế Quốc Dân, Ngoại Thương, Thương Mại chưa có một dịch vụ chuyên thu mua và bán đồ dùng cũ nào. Hiện nay, sinh viên sau khi ra trường có nhu cầu bán đồ dùng cũ (còn tốt ) rất lớn. Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra ở ba trường đại học và thu được kết quả như sau: * Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: Chúng tôi phát ra 300 phiếu và thu về 290 phiếu. * Trường đại học Ngoại Thương: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 95 phiếu. * Trường đại học Thương mại: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 96 phiếu. Kết quả: - Có 61.35 % sinh viên có nhu cầu bán đồ sau khi ra trường. - Có 72.56% sinh viên có nhu cầu mua đồ. Kết luận chung: Với kết quả điều tra thu được, có thể khẳng định rằng dự án của chúng tôi hứa hẹn mang tính khả thi rất cao. ( Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục) . II. Chủ đầu tư và sản phẩm của dự án. 1. Chủ đầu tư. Căn cứ vào số liệu điều tra về nhu cầu sử dụng sách và đồ dùng cũ, chúng tôi thấy rằng dự án “Sinh viên quán” là hoàn toàn khả thi, đáp ứng được những nhu cầu sử dụng của sinh viên của cả ba trường đại học Kinh tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại. Vì thế, chúng tôi, những sinh viên lớp Kinh tế Phát triển 41A trường đại học Kinh Tế Quốc Dân quyết định đầu tư cho dự án này. Nhóm của chúng tôi gồm: 1.Nguyễn Thị Minh Thu (sinh năm 1981). 2.Nguyễn Thanh Hà (sinh năm 1981). 3.Nguyễn Thị Diệu Linh (sinh năm 1980). 4.Nguyễn Thị Hoa Hồng (sinh năm 1981). 5.Chử Thị Mỹ Dung (sinh năm 1981). 6.Bùi Thị Thanh Huyền (sinh năm 1981). Nhóm của chúng tôi có những đặc điểm sau: * Thu- Trưởng nhóm: bạn là người hoạt bát, nói chuyện có duyên, dễ gây được cảm tình. * Dung là một người vui vẻ, hay cười, dễ gần. Ngoài ra, bạn có khả năng ngoại giao rất tốt Hai bạn Thu và Dung sẽ đảm nhận công việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm, nhất là trong các buổi nói chuyện đầu năm với các bạn sinh viên. * Linh: tính tình nhẹ nhàng, có óc thẩm mỹ cao, khéo tay. Bạn sẽ đảm nhận công việc trang trí cửa hàng và đóng bọc lại sách. * Hà: đã từng có kinh nghiệm trong quản lý sổ sách và hạch toán kinh doanh. Vì thế, bạn rất phù hợp với vai trò kế toán kiêm thủ quỹ của dự án. * Hồng: là bí thư trong suốt bốn năm ngồi ghế giảng đường, điều này giúp bạn tạo được các mối quan hệ rộng rãi với thầy cô và bạn bè. Do đó, bạn có lợi thế trong việc quảng cáo và tạo ra các mối thu mua sản phẩm. * Huyền: đã có thời gian bán hàng tại cửa hàng lưu niệm, vì thế bạn rất có kinh nghiệm trong việc bán hàng. Đồng thời, có thể cùng Linh tham gia trang trí cửa hàng. Ngoài ra, cả sáu chúng tôi đều là những sinh viên năng động, nhiệt tình, làm việc có phương pháp. Đây chính là lợi thế lớn khi chúng tôi thực hiện dự án này. 2.Sản phẩm của dự án. Dự án của chúng tôi tập trung xây dựng và cho ra đời “Sinh viên quán” với ba cơ sở đặt tại ba trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại. Chúng tôi chủ yếu sẽ kinh doanh trong lĩnh vực sau: 2.1.Sách cũ Sản phẩm sáchcủa chúng tôi tập trung chính vào sách cũ thuộc lĩnh vực kinh tế như giáo trình học, sách tham khảo… Để tiện cung cấp một số thông tin cập nhật cho sinh viên, ngoài ra chúng tôi còn có cả những tạp chí thuộc chuyên ngành Kinh tế như: Kinh tế Phát triển, Kinh tế và Dự báo, Kinh tế Thương Mại, Kinh tế Châu á Thái Bình Dương… Bên cạnh những sách,tạp chí về kinh tế, chúng tôi còn có cả những đầu truyện hay, có giá trị nhân văn cao cả đáp ứng được yêu cầu của nhiều bạn muốn hiểu thêm về thế giới văn học. Đồng thời giúp cho sinh viên phát triển toàn diện về cả mặt tri thức và tâm hồn. 2.2.Đồ dùng cũ. Từ những lập luận như ở phần đầu thì đồ dùng cũ của dự án này là những vật dụng thiết yếu của sinh viên cho cuộc sống sinh hoạt cũng như cho quá trình học tập như giá sách, bàn học, đèn bàn, vật trang trí phòng… Có thể nói rằng đây là sản phẩm mới và trên thị trường hiện nay chưa xuất hiện. 3. Phân tích tính cạnh tranh của dự án. 3.1.Các sản phẩm sách. Qua các cuộc điều tra của chúng tôi về các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi nhận thấy: 3.1.1.Tại các cửa hàng Phôtôcopy. Hiện nay trong trường đại học Kinh tế Quốc dân có 27 cửa hàng bán sách phôtô, trường Ngoại Thương có 14 và trường Thương Mại có 11. Tại các cửa hàng này có bán rất nhiều sách phôtô với nhiều đầu sách khác nhau mà chủ yếu là giáo trình học. Xét về những loại sách phôtô này chúng tôi nhận thấy: - Để tối thiểu hoá chi phí, tăng lợi nhuận nên tất cả những cửa hàng sách phôtôcopy đều bán sách phôtô khổ nhỏ, chi bằng một nửa khổ sách nguyên bản ( tức là bằng 1/4 khổ giấy A4). - Về mặt chất lượng: Chất lượng những cuốn sách này không tốt, khi sử dụng nhiều thì chữ sẽ bị mờ đi. Qua đó có thể thấy rằng: sử dụng sách phôtô không thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên (thậm chí nó còn làm giảm thị lực của sinh viên). Ngoài ra, sách phôtô động chạm đến vấn đề bản quyền tác giả mà. Điều này đã được đề cập đến trong Bộ Luật dân sự và hiện là vấn đề bức xúc của xã hội. Trong tương lai, khi các quy định về bản quyền được thực hiện nghiêm túc thì các quán sách phôtô này không thể tồn tại được. Còn trong thực tế hiện nay, các cửa hàng sách phôtô vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của dự án này. Nhưng khi phân tích số liệu điều tra, chúng tôi thấy hầu hết sinh viên cho rằng sử dụng sách cũ vẫn tốt hơn sách phôtô mặc giá sách cũ có rhể cao hơn sách phôtô từ 5- 10%. Vậy, lí do nào mà sinh viên các trường đại học hiện nay vẫn sử dụng sách phôtô trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Có thể tóm lược một số lí do sau: - Để mua một bộ giáo trình mới cho một kỳ học, mỗi sinh viên trung bình phải chi từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.( Số tiền này còn phụ thuộc vào số môn học trong kỳ và giá của mỗi cuốn giáo trình). Tuy nhiên, do khả năng về tài chính của sinh viên còn rất hạn hẹp nên sinh viên đã tìm đến với những cửa hàng sách phôtô mặc cũng đã nhận ra yếu điểm của những cuốn sách này. Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng trên là sinh viên có thể lên thư viện tìm và mượn tài liệu. Tuy nhiên, hệ thống thư viện của đa số các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu này như: số lượng sách tham khảo ít, không được mượn sách về nhà . Điều này rất hạn chế cho sinh viên trong việc nghiên cứu ( đặc biệt là khi sinh viên chuyển sang phương pháp học mới- tự nghiên cứu là chính). - Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là: do giá sách mới cao, sinh viên lại muốn đáp ứng yêu cầu học tập của mình nên có thể đọc sách cũ. Trong ba trường đại học này chỉ có một hiệu sách cũ phục vụ nhu cầu của sinh viên ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, cửa hàng này thu mua sáchcủa sinh viên với giá rất rẻ, khi bán ra thì bán với giá rất cao ( gần bằng với giá sách mới). Mặt khác, hiện nay cửa hàng này đang dần chuyển hướng bán sách mới. 3.1.2.Tại các cửa hàng sách cũ tổng hợp. Xét phạm vi xung quanh trường, bán kính trong vòng 1 km, chúng tôi thấy: - Trường đại học Kinh tế Quốc dân. • Sau kí túc xá nhà Một có một cửa hàng bán sách cũ chuyên ngành kinh tế. Tuy nhiên, cửa hàng này thu mua sáchcủa sinh viên với giá rất rẻ, khi bán ra thì bán với giá rất cao ( gần bằng với giá sách mới). Mặt khác, hiện nay cửa hàng này đang dần chuyển hướng bán sách mới là chủ yếu. • Ngoài ra, trên đường Giải Phóng, đường Trần Khát Chân vào buổi tối thường có các tụ điểm bán sách báo cũ. - Trường đại học Ngoại Thương. • Trên đường Láng có các tụ điểm bán sách báo cũ hoạt động cả ngày. • Ngoài ra, trên đường Nguyễn Chí Thanh vào buổi tối, thỉnh thoảng có một vài hàng bày bán sách cũ. - Tại trường đại học Thương Mại: không có cửa hàng sách cũ nào xung quanh trường. Các cửa hàng nói trên có những đặc điểm chung sau: - Về giá cả: Giá sáchcủa các cửa hàng này rất bất hợp lí. Giá thu mua: Giá thu mua của các cửa hàng và các tụ điểm này thường rất thấp. Sinh viên mang sách đến thường bị ép giá, chỉ bán được từ 1/4 đến 1/5 giá sách mới ( điều này cũng còn tuỳ vào mứa độ quan trọng và chất lượng của sách). Giá bán: Trong khi giá thu mua rất thấp như trên thì giá bán những cuốn sách này rất cao, thường bằng 2/3 giá sách mới. Chính điều này làm cho sinh viên tìm đến với các cửa hàng sách cũ rất ít mà tìm đến các cửa hàng phôtôcopy. - Chủ các cửa hàng sách báo cũ không thể tư vấn cho khách hàng những cuốn sách tham khảo cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khi họ đến cửa hàng. - Các cửa hàng không có sự sắp xếp, phân loại sách một cách hệ thống. Vì vậy, sinh viên thường rất mất thời giờ để lựa chọn được sách mình cần tìm. 3.1.3.Tại các tụ điểm bán sách ở vỉa hè: Hiện nay trên pham vi Hà Nội có rất nhiều các tụ điểm bán sách trên vỉa hè như Đường Láng, đường GiảI Phóng, đường Trần Khát Chân… Các tụ điểm này có những đặc điểm sau: - Hầu như không có sách thuộc chuyên ngành kinh tế ( đặc biệt là giáo trình). Các cửa hàng này thường hay bán truyện, tạp chí, báo cũ, sách ôn thi đại học. - Ngoại trừ các tụ đIểm trên đường Láng hoạt động cả ngày, còn các tụ điểm khác hoạt động chủ yếu vào buổi tối nên rất bất tiện cho sinh viên trong việc đi lại tìm kiếm sách. Từ những phân tích ở trên, chúng tôi có thể nói rằng sản phẩm của chúng tôi cung cấp rất có ích cho sinh viên, mặt khác nó có những đIểm mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác vì những nguyên nhân sau: - Địa điểm của chúng tôi nằm ở khu vực trong trường. Vì vậy có thể tiết kiệm thời gian đi lại cho sinh viên - Về mặt giá cả: Những sản phẩm của chúng tôi có mức giá bán thấp hơn và mức giá thu mua cao hơn so với các cửa hàng khác nên sẽ thu hút được nhiều khách hàng sinh viên đến với cửa hàng chúng tôi. - Chất lượng: Sản phẩm của chúng tôi cung cấp đều có chất lượng tốt, với: ♣ Sách :

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan