Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ nay đến năm 2020

27 691 1
Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ nay đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xã hội loài người luôn biến đổi không ngừng : từ khi xã hội loài người còn là một xã hội sơ khai, nguyên thuỷ bây giờ đã trở thành một xã hội văn minh. Có như vậy là vì trong quá trình phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau, các phương thức sản xuất đó ngày càng hoàn thiện. Phương thức sản xuất được hợp thành bởi hai nhân tố là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ; lực lượng sản xuất luôn phát triển không ngừng và đến một trình độ nào đấy sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất ; quan hệ sản xuất là yếu tố quy định hình thái xã hội. Như vậy để xã hội phát triển thì phải phát triển được quan hệ sản xuất mà yếu tố này lại được quy định bởi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển được là nhờ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như vậy, một trong những con đường cải tạo xã hội nhanh nhất là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đề tài đa dạng, chủ đề rộng rãi và nội dung phong phú. Nó có tính hấp dẫn bởi vì nó là con đường đúng đắn nhất để con người phát triển xã hội ngày càng hiện đại. Chính vì tầm quan trọng thiết thực của nó nên em đã chọn đề tài “Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ nay đến năm 2020”

A – LỜI MỞ ĐẦU. Xã hội loài người luôn biến đổi không ngừng : từ khi xã hội loài người còn là một xã hội sơ khai, nguyên thuỷ bây giờ đã trở thành một xã hội văn minh. Có như vậy là vì trong quá trình phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau, các phương thức sản xuất đó ngày càng hoàn thiện. Phương thức sản xuất được hợp thành bởi hai nhân tố là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ; lực lượng sản xuất luôn phát triển không ngừng và đến một trình độ nào đấy sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất ; quan hệ sản xuất là yếu tố quy định hình thái xã hội. Như vậy để xã hội phát triển thì phải phát triển được quan hệ sản xuất mà yếu tố này lại được quy định bởi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển được là nhờ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như vậy, một trong những con đường cải tạo xã hội nhanh nhất là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đề tài đa dạng, chủ đề rộng rãi và nội dung phong phú. Nó có tính hấp dẫn bởi vì nó là con đường đúng đắn nhất để con người phát triển xã hội ngày càng hiện đại. Chính vì tầm quan trọng thiết thực của nó nên em đã chọn đề tài “Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ nay đến năm 2020” 1 B – NỘI DUNG. Trong phạm vi bài viết em đề cập tới một số vấn đề sau : I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ. 1. Các giai đoạn, các bước của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá . Công nghiệp hoá của nhân loại mở đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp nước Anh ; 30 năm cuối thế kỷ XVIII và 25 năm đầu thế kỷ XIX, sau đó lan sang các nước bản trong suốt thế kỷ XIX. Công nghiệp hoá được bắt đầu bằng việc đổi mới công nghệ se sợi và dệt làm cho năng suất của công việc ngày càng tăng lên rất nhiều. Trong thời gian từ năm 1760 đến năm 1827 sản lượng bông tăng 100 lần, hàng dệt len đã trở thành sản phẩm dẫn đầu trong công nghiệp nhẹ. Trong khoảng thời gian từ năm 1776 tới 1781 Jame Watt đã hoàn thiện máy hơi nước của Newcomen và mở ra kỷ nguyên của công nghiệp máy móc nổi bật là giai đoạn 1820 – 1870, đây là giai đoạn thực hiện cách mạng trong giao thông vận tải, với việc vận dụng đầu máy hơI nước của Jame Watt ngành đường sắt và tàu thuỷ chạy bằng hơi nước ra đời. Sức mạnh cơ bắp của con người được tăng lên gấp bội nhờ máy móc, đi lại thuận tiện đễ dàng khiến cho nhu cầu giao lưu giữa các nước tăng lên ; đặc biệt là vì đường sắt phát triển đã dặt ra nhu cầu về thép và sự liên kết các thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp đến là giai đoạn 1870 – 1913, đây là giai đoạn mà khoa học công nghệ có những bước phát triển lớn. Những đổi mới về điện, hoá hữu cơ, động cơ đốt trong, vô tuyến … được xem là cửa sổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cho đến năm 1914 – 1950, do xảy ra hai cuộc thế chiến làm cho thế giới trở lên hỗn loạn, chủ nghĩa tự do và thị trường toàn cầu sụp đổ. 2 Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh về cơ bản đã hoàn thành nền kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ phát triển về sản xuất và thương mại chưa từng có. Công nghiệp chế tạo tăng trưởng mạnh, công nghệ viễn thông có một bước tiến nhảy vọt … và đặc biệt tin học giúp ích cho con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau và ngày càng được ssử dụng phổ biến. Vì thế, thế giới ngày nay có thể coi là thế giới của điện tử, tin học và truyền hình toàn cầu. 2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; các loại công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, thành một nước công nghiệp hiện đại. Điều này cũng thật dễ hiểu và tất yếu xảy ra bởi vì bất cứ một cuộc thay đổi nào, một cuộc cách mạng nào ( cách mạng về chính trị, cũng như cách mạng về kinh tế ) đều mang đến những kết quả tiến bộ hơn, hiện đại hơn đáp ứng được nhu cầu của con người. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã diễn ra hai quá trình công nghiệp hoá. Đó là công nghiệp hoá bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá các nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá bản chủ nghĩa là quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lạc hậu, phong kiến, kỹ thuật thủ công sang nền sản xuất lớn bản chủ nghĩa tiến bộ lấy đại công nghiệp cơ khí làm nền tảng. Công nghiệp hoá các nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội : các nước này do bị sức ép từ nền công nghiệp của các nước bản chủ nghĩa nên cũng phát triển mạnh công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí. Nhưng sau khi vấp phải nhiều sai lầm và bị thất bại. 3. Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta. 3 nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là “ Cái cốt vật chất ” của xã hội mới. Từ một nước mà nền sản xuất nhỏ là chủ yếu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn bản chủ nghĩa muốn xây dựng được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội thì con đường duy nhất mang tính quy luật là tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Như ta đã biết, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại là một quy luật chung phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên tuỳ từng thời kỳ, tuỳ từng nước khác nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại cũng không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền sản xuất nhỏ kỹ thuật thủ côngchủ yếu thì công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại. Việc thực hiện và hoàn thành tốt công nghiệp hoá có ý nghĩa cực kỳ đặc biệt to lớn và có tác dụng về nhiều mặt. Công nghiệp hoá là một cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ làm tăng năng suất lao động. Công nghiệp hoá thậm chí là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật, tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Trong những điều kiện mới của sự phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng trong phạm vi một nước và giữa các quốc gia với nhau ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước. Nâng cao khả năng tích mở rộng sản xuất làm xuất hiện thêm nhiều ngành mới để từng bước giải quyết nhu cầu về việc làm cho người lao động. Tất cả các nhiệm vụ này chỉ có thực hiện tốt trên cơ sở thực hiện đầy đủ và đúng đắn quá trình công nghiệp hoá. 4 Trong xã hội ngày nay, nhân tố con người đang trở thành vấn đề trung tâm. Điều đó hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất, đặc biệt trong nền sản xuất lớn, hiện đại, kĩ thuật cao. Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, con người tất yếu phải là con người hiện đại, có kĩ thuật cao, công nghệ tiên tiến. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện của nhân tố con người. Hơn nữa, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá để tạo điều kiện vật chất kĩ thuật cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng vững mạnh thì chúng ta mới yên tâm phát triển kinh tế và phát triển kinh tế mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền quốc phòng phát triển. Ngoài ra, công nghiệp hoá còn tạo ra nhiều khả năng cho việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học và công nghệ … Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ mang tính tất yếu mà còn mang tính cấp bách tránh cho đất nước không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước láng giềng trong khu vực cũng như so với các nước trên thế giới. 4. Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta. Chúng ta thấy rằng từ một nước nghèo nàn lạc hậu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá. Ngay như Liên Xô - cái nôi của cách mạng đi nên chủ nghĩa xã hội cũng phải tiến hành công nghiệp hoá. Tiến hành công nghiệp hoá là để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế phát triển mạnh, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế. Bởi vậy, chúng ta coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội. II. NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020. 5 Công nghiệp hoá là bước đi tất yếu mà các quốc gia sớm muộn cũng phải vượt qua. Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, công nghiệp hoá không thể không gắn liền với hiện đại hoá. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá là trang bị kỹ thuật mới hiện đại, là xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với việc tổ chức phân công lại lao động và đôỉ mới chính sách đầu đưa nước nhà từ kém phát triển thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. 1. Trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế. Lịch sử và kinh nghiệm công nghiệp hoá trên thế giới cho thấy việc trang bị công nghệ cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân diễn ra qua 2 con đường : Công nghiệp hoá cổ điển ( tự trang bị, tự xây dựng ) và công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá và mở cửa thông qua chuyển giao công nghệ. Lịch sử cũng cho thấy rằng công nghiệp hoá theo kiểu cổ điển chỉ thích ứng với thời kỳ đầu của các nước đầu tiên làm công nghiệp hoá ( nước Anh ) gắn liền với kinh tế đóng kín về mặt hàng và công nghệ. Tiến trình cách mạng công nghệ và công nghiệp hoá diễn ra theo trật tự từ thủ công đến nửa cơ khí, từ công nghiệp nhẹ lần lượt từng bước sang công nghiệp nặng. Việc sản xuất máy móc lúc đầu do những người thợ có tay nghề cao, chế tạo bằng phương pháp thủ công và kéo dài cho tới khi xuất hiện công xưởng với những máy công cụ và ngành chế tạo công cụ ra đời. Từ kinh nghiệm của nước Anh, các nước bản đi sau đã rút ngắn được thời gian phát triển nhờ giảm bớt được thời kỳ mò mẫm, nhưng họ chưa có điều kiện rút ngắn đáng kể thời gian và trình độ do quy luật phát triển tuần tự đang còn ngự trị. Các nước chọn con đường xã hội chủ nghĩa nói chung tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình cuả Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Thực chất đây là công nghiệp hoá theo kiểu cổ đIển nhưng theo hướng khác và có sự cải biến nhất định đó là không đi từ công nghiệp nhẹ mà lại đi từ công nghiệp nặng. Điều này có nguyên nhân khách quan : là nước xã hội chủ nghĩa 6 đầu tiên nên Liên Xô không có cách nào khác là phải nhanh chóng tạo ra cho mình cơ sở vật chất kỹ thuật đủ mạnh để có thể tồn tại và phát triển trong vòng vây của chủ nghĩa bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới tác động của quy luật phát triển không đều và cuộc cách mạng và công nghệ mô hình công nghiệp hoá của các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội bắt đầu có sự thay đổi. Các nước đó không thể không tính đến bối cảnh lịch sử mới và tính đến cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Song do nhiều nguyên nhân, nhất là do mô hình kinh tế chỉ huy, do cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp. Do những khó khăn về vốn và đổi mới công nghệ, các nước đó đã không đổi mới được bao nhiêu mô hình công nghiệp hoá của mình và kết quả đều lâm vào tình trạng khủng hoảng đổ vỡ. Mô hình công nghiệp hoá của nước ta chịu ảnh hưởng không nhỏ của mô hình công nghiệp hoá của Liên Xô nên cũng không tránh khỏi tình trạng trên, đặc biệt là giai đoạn 1960 –1986 nền kinh tế nước ta trì trệ và hầu như không phát triển. Thực tế cho thấy con đường công nghiệp hoá cổ điển nói chung và mô hình công nghiệp hoá các nưóc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa ( trong đó có nước ta ) nói riêng có những hạn chế nhất định. Với mô hình đó sẽ không tránh khỏi tình trạng : - Lạc hậu về thế hệ công nghệ, do đó khó đuổi kịp các nước cá trình độ cao về phát triển kinh tế và văn minh xã hội. - Không tận dụng được các nguồn lực, các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, các sản phâm làm ra không có khả năng cạnh tranh, do đó khó hội nhập với thị trường thế giới. Vì vậy, nếu cứ giữ mô hình đó sẽ không tránh khỏi lạc hậu, lạc điệu và lạc lõng trước bước tiến như vũ bão của thế giới. Ngày nay, nền kinh tế trên thế giới là nền kinh tế mở, khả năng tận dụng, tranh thủ công nghệ tiên tiến của các nước phát triển là dễ dàng do đó có thể rút ngắn thời gian cần thiết để từ một nứoc chậm phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, điều mà nếu áp dụng mô hình công nghiệp hoá cổ điển 7 không thể đạt được. Do đó con đường sẽ được chọn đối với các nước tiến hành công nghiệp hoá muộn sẽ là con đường “ Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và quốc tế hoá qua chuyển giao công nghệ ” và đó là con đường mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện để trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế. 2. Xây dựng cơ cấu kinh tế mới hợp lý. Nói đến cơ cấu kinh tế là muốn nói trong nền kinh tế có bao nhiêu ngành ( bộ phận ) hợp thành và mối liên quan giữa các ngành đó như thế nào. Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế cho phép ta khai thác được mọi tiềm năng bên trong và các lợi thế so sánh bên ngoài của đất nước. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy được thế mạnh về lao động, đất đai truyền thống ngành nghề, tạo một thế đứng cho nước ta trong tương lai trên thị trường thế giới, tham gia có hiệu quả vào việc phân công lao động và hợp tác quốc tế, bảo đảm sự phát triển có hiệu quả với năng suất cao cho toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là yêu cầu tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, cơ cấu kinh tế đó phải đảm bảo các yêu cầu sau : - Phản ánh đúng đắn các yêu cầu của các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật kinh tế. - Phù hợp với xu thế phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay. - Phù hợp với sự phân công và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển. - Tính hợp lý của cơ cấu còn phải đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế so sánh về tài nguyên lao động của nước phát triển muộn về công nghiệp. Chỉ có như vậy mới cho phép khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng vốn có của các ngành, các địa phương, và các đơn vị kinh tế cơ sở. 8 Từ những yêu cầu đó, Đảng ta đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu sang nền kinh tế có cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ một nền kinh tế tự nhiên ( tự cung, tự cấp ) sang nền kinh tế hàng hoá tương đối phát triển với thị trường nội địa thống nhất toàn quốc và mở rộng giao lưu trên thị trường thế giới. Kết hợp cơ cấu hướng ngoại và hướng nội để giảm nhẹ các chấn động có hại của thị trường thế giới. Phải tăng nhanh khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ, thực hiện công nghiệp hoá theo nghĩa xây dựng một cơ cấu kinh tế đa ngành đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Để cơ cấu kinh tế có thể chuyển dịch một cách linh hoạt, theo kịp với đà tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ cần hạn chế các công trình có quy mô lớn, hết sức coi trọng các công trình có quy mô vừa và nhỏ vốn đầu ban đầu đòi hỏi còn ít, thời gian xây dựng ngắn và hệ số hoàn vốn cao. Chủ trương công nghiệp hoá nước ta mấy thập kỷ trước đây ( cụ thể từ năm 1986 trở về trước ) thực hiện chưa được thành công là do : - Chưa hiểu đúng nội dung, bước đi của công nghiệp hoá phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta cộng thêm với tưởng chủ quan, nóng vội. - Xuất phát điểm của nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển : sản xuất không đủ tiêu dùng, xuất không đủ nhập, thu không đủ chi … nên không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. - Có thiếu sót trong việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu nên mang lại hiệu quả thấp. - Cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu bao cấp làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt thấp, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh. - Sự phân công lao động và hợp tác quốc tế của khối SEV cũ mang nặng tính hình thức. 9 Việc phân công hợp tác liên doanh chưa đáng kể. Thời gian từ nay đến cuối thế kỷ, trước mắt nhân dân ta cũng gặp những thách thức lớn. Đồng thời cũng có những thuận lợi rất cơ bản như : - Từ những thành tựu của công cuộc đổi mới trong mấy năm qua ( đặc biệt là từ năm 1991 đến nay ) đã chứng minh được đường lối đúng dắn của Đảng, tạo ra thế lực mới cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào và có tri thức văn hoá chuyên môn khá. Công suất máy móc sử dụng chưa được 90%. Đó là những tiềm năng quan trọng mà ta có khả năng khai thác được trong thời gian tới. - Xu thế mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển trên thế giới và trong khu vực … tạo đIều kiện thuận lợi cho ta tiếp nhận vốn, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước. - Ta có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực về vị trí địa lý, bờ biển để xây dựng các sân bay, bến cảng lớn, lập các khu chế suất dọc bờ biển, lập các trạm, kho trung chuyển, hàng hoá cho các nước trong khu vực. Với các thuận lợi cơ bản nói trên, trong một thời gian không lâu chúng ta nhất định thực hiện được nhiệm vụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Những quan điểm cơ bản của Đảng và nhà nước ta về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc (1993) CNH là một quá trình phát triển kinh tế trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thay đổi để sản xuất ra những liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ kinh tế – xã hội. 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan