Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

33 838 2
Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của nhân loại, nó là sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa ba khía cạnh: kinh tế - xã hội – môi trường. Tăng trưởng kinh tế tạo nên những tiền đề vật chất quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình phát triển. Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam luôn quan tâm đến tăng trưởng ở cả hai khía cạnh lượng và chất. Và như là một kết quả tất yếu, tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua ở mức tương đối cao và ổn định, ngay cả trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Với lợi thế về tài nguyên, lao động, sự ổn định của kinh tế vĩ mô…Việt Nam đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một đòn bẩy nhanh và mạnh cho quá trình tăng trưởng, nó ngày càng khẳng định được những đóng góp cho nền kinh tế nội địa. Trong những năm qua, Bắc Ninh đã trở thành một ngôi sao sáng trên nền kinh tế nước ta. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô, Bắc Ninh đã thay đổi diện mạo một cách nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị...Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh là sự leo thang của Bắc Ninh trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Chỉ số PCI của Bắc Ninh đứng thứ hai toàn quốc năm 2011). Với lợi thế ở nhiều khía cạnh, tỉnh đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho Bắc Ninh một luồng gió mới, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của tỉnh. Xuất phát từ sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, tôi xin chọn đề tài: “ Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Nguyễn Thị Như Quỳnh Mã sinh viên: CQ502199 Lớp: Kinh Tế Phát Triển 50A Khoa: Kế hoạch và phát triển Sau quá trình thực tập tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015” Em xin cam đoan rằng chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được viết dựa trên cơ sở những kiến thức em đã được học và tìm hiểu nghiên cứu. Chuyên đề không hề có sự sao chép từ các chuyên đề hay luận văn của các khóa trước, mọi số liệu trong chuyên đề đều hoàn toàn chính xác. Nếu có bất kì nội dung sai phạm trong chuyên đề, em xin chịu mọi trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường. Sinh viên Nguyễn Thị Như Quỳnh SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi LỜI CẢM ƠN Sau quá trình thực tập tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị trong Phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng song vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các anh, chị góp ý để em hoàn thiện hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 2.2 Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011 .21 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Trang DANH M ỤC BẢNG BIỂU LỜI CAM ĐOAN 1 2.2 Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011 .21 SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CN : Công nghiệp DN : Doanh nghiệp FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTGT : Giá trị gia tăng GTSX : Giá trị sản xuất GTXK : Giá trị xuất khẩu HĐND : Hội đồng nhân dân KCN : Khu công nghiệp KTXH : Kinh tế xã hội NSNN : Ngân sách Nhà nước TNCN : Thu nhập cá nhân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XTĐT : Xúc tiến đầu tư SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi LỜI MỞ ĐẦU Phát triển bền vững là mục tiêu cuối cùng của nhân loại, nó là sự kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa ba khía cạnh: kinh tế - xã hội – môi trường. Tăng trưởng kinh tế tạo nên những tiền đề vật chất quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình phát triển. Nhận thức rõ điều đó, Việt Nam luôn quan tâm đến tăng trưởng ở cả hai khía cạnh lượng và chất. Và như là một kết quả tất yếu, tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua ở mức tương đối cao và ổn định, ngay cả trong những cuộc khủng hoảng kinh tế. Với lợi thế về tài nguyên, lao động, sự ổn định của kinh tế vĩ mô…Việt Nam đã trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một đòn bẩy nhanh và mạnh cho quá trình tăng trưởng, nó ngày càng khẳng định được những đóng góp cho nền kinh tế nội địa. Trong những năm qua, Bắc Ninh đã trở thành một ngôi sao sáng trên nền kinh tế nước ta. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô, Bắc Ninh đã thay đổi diện mạo một cách nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị .Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh là sự leo thang của Bắc Ninh trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Chỉ số PCI của Bắc Ninh đứng thứ hai toàn quốc năm 2011). Với lợi thế ở nhiều khía cạnh, tỉnh đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều nhà đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đem đến cho Bắc Ninh một luồng gió mới, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của tỉnh. Xuất phát từ sự cần thiết của đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, tôi xin chọn đề tài: “ Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề bao gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Chương này sẽ giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011-2015, đưa ra các điều kiện cơ bản cho quá trình tăng trưởng và lập luận về sự cần thiết phải nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh. SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi CHƯƠNG II: Đánh giá vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011. Dựa trên những lập luận cơ bản về vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế đã phân tích trong chương I, chương II sẽ phân tích thực trạng thu hút FDI và đóng góp củađối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2011 dựa trên những số liệu thực tế và thông tin thu thập được. Bên cạnh đó, chương này cũng tìm ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. CHƯƠNG III: Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. Sau khi phân tích thực trạng và tìm hiểu các nguyên nhân ở chương II, chương này xin đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BẮC NINH 1.1 Tỉnh Bắc Ninh và mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 1.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc của nước ta, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc của Việt Nam. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Ước tính năm 2010, dân số Bắc Ninh là 1.035.542 người, chỉ chiếm 1,22% dân số cả nước và đứng thứ 39/61 tỉnh, thành phố. Bắc Ninh có trình độ dân trí khá cao, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn khá; đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao; đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường. Ngoài ra còn có khả năng thu hút được đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao của Hà Nội. Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, Bắc Ninh có 62 làng nghề với hơn 200 ngành nghề như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), làng gốm sứ Phù Lãng, làng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê và Đồng Kỵ, làng giấy Phong Khê, tranh vẽ dân gian Đông Hồ, tơ tằm Vọng Nguyệt cùng với hệ thống các CCN làng nghề được quy hoạch đã tạo hình ảnh phát triển CN theo hướng hiện đại đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam. Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Tại thời điểm 15/4/2010, Bắc Ninh có 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 12 trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 600.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo kết quả công bố ngày 23/2/2012, Bắc Ninh đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, cũng là năm thứ 3 liên tiếp, Bắc Ninh có mặt trong top 10 vị trí cao nhất về chỉ số PCI của cả nước. 1.1.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 Theo kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, mục tiêu tổng quát của tỉnh Bắc Ninh là: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp - đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch; tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giá trị kinh tế cao, cơ giới hoá nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; phát triển toàn diện các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá- xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; Phấn đấu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, quy hoạch và xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020; Tạo tiền đề để đến 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II; Là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của vùng. Văn hóa phát triển lành mạnh, văn minh hiện đại và đậm đà bản sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc. Trên cơ sở định hướng tổng quát, tỉnh đã đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể về các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội…Trong nội dung của chuyên đề, tôi xin đề cập tới một số chỉ tiêu về kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015: • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 13%, tỷ trọng GDP của Bắc Ninh so cả nước tăng từ 1,65% năm 2010 lên 2,12% vào năm 2015; trong đó công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15-16%/năm, khu vực dịch vụ tăng 13,5-14,5%, nông – lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,7-2%. • Cơ cấu GDP đến năm 2015 là công nghiệp–xây dựng 69,4%, nông nghiệp 6,2% và dịch vụ 24,4%. • GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.500 USD (giá thực tế). SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi • Giá trị sản xuất CN năm 2015 đạt 65.000 – 70.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 2.819 tỷ đồng; dịch vụ 11.299 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). • Phấn đấu nền kinh tế có tỷ suất hàng hoá cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn (2011-2015) tăng bình quân hàng năm 12,9%, đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD. Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 10,8%, đến năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD. • Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 8.500 tỷ đồng, tăng bình quân 13,6%/năm. • Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích luỹ và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến năm 2015 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 45-50% GDP. • Phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo 60%, giải quyết việc làm bình quân hàng năm 26-27 nghìn lao động. • Năm 2015, Bắc Ninh cơ bản sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. • Đến năm 2020, Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. 1.1.3 Các điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia cả trong ngắn hạn và dài hạn. Nó tạo ra các tiền đề vật chất để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ đạt được khi có định hướng, chiến lược cụ thể cũng như đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết. Các điều kiện cơ bản hay các yếu tố đầu vào của tăng trưởng kinh tế: 1.1.3.1 Vốn sản xuất Vốn sản xuất là toàn bộ các loại tài sản sản xuất được sử dụng làm phương tiện phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất, bao gồm có tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn sản xuất chính là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để cùng với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm hàng hóa, bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ của nền kinh tế bao gồm: hệ thống nhà xưởng, các trang thiết bị, máy móc… Với điều kiện năng suất lao động không đổi thì khi tăng vốn sản xuất sẽ làm tăng sản lượng hoặc trong khi số lao động không đổi, tăng vốn bình quân đầu người sẽ làm tăng sản lượng. Trên thực tế, yếu tố vốn còn liên quan đến các yếu tố khác như kỹ thuật, trình độ và kĩ năng của người lao động… Vì vậy, chất lượng tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vốn mà còn phụ thuộc vào cơ cấu vốn, trình độ quản lý và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Ngô Thắng Lợi Khi thực hiện bất cứ hoạt động gì thì vốn là yếu tố được con người quan tâm hàng đầu, nó được coi là chất nhờn bôi trơn guồng máy vận hàng của nền kinh tế, thiếu vốn sẽ làm cho mọi hoạt động bị đình trệ, không hiệu quả. Với mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 là 13%, thì qui mô tổng vốn đầu tư xã hội cần thiết trong giai đoạn này là 49.012 tỷ đồng, và đến năm 2015 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 45-50% GDP. 1.1.3.2 Khoa học – công nghệ Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá các thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội. Ngày nay, công nghệ được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Khoa học - công nghệ tạo ra công cụ lao động mới và phương pháp sản xuất mới, đó chính là cơ sở để tăng sản năng suất lao động. Khoa học - công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Công nghệ là nhân tố mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, qua đó cải thiện quá trình tăng trưởng cả về mặt chất và lượng. Dưới tác động của khoa học-công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng như: mở rộng khả năng phát hiện và khai thác các loại tài nguyên mới, làm biến đổi chất lượng nguồn lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng huy động vốn… Khoa học - công nghệ làm chuyển biến quá trình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, qua đó làm nâng cao chất lượng tăng trưởng. Khoa học - công nghệ là động lực chính để đẩy nhanh quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn và đưa đến phân chia ngành thành nhiều thành phần nhỏ hơn. Khoa học - công nghệ cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: Nó làm giảm chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, gia tăng quy mô sản xuất, tạo đà để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ta có thể nhận thấy, khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất và lượng của tăng trưởng. Nó chính là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Vai trò của khoa học – công nghệ là không thể phủ nhận, tuy nhiên, mức độ tác động củađối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển khoa học - công nghệ của từng quốc gia, từng địa phương. Chẳng hạn, các nước SV: Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp: Kinh tế phát triển 50A 6

Ngày đăng: 25/07/2013, 10:46

Hình ảnh liên quan

Bảng 4: Số vốn của các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 - Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

Bảng 4.

Số vốn của các dự án FDI tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001-2011 Xem tại trang 26 của tài liệu.
(Nguồ n: Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Bắc Ninh năm 2011) - Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

gu.

ồ n: Báo cáo đánh giá tình hình thu hút vốn FDI tỉnh Bắc Ninh năm 2011) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Như đã trình bày ở chương I, sự chuyển giao công nghệ có 3 hình thức, tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI ở cả 3 hình thức nhưng ở các mức độ khác nhau : - Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

h.

ư đã trình bày ở chương I, sự chuyển giao công nghệ có 3 hình thức, tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI ở cả 3 hình thức nhưng ở các mức độ khác nhau : Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 2: Máy móc, trang thiết bị tại nhà máy của công ty Samsung - Nâng cao vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015

Hình 2.

Máy móc, trang thiết bị tại nhà máy của công ty Samsung Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan