Giải bài tập quản trị rủi ro tình huống 6

10 7K 19
Giải bài tập quản trị rủi ro tình huống 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 6. Một nhân viên cửa hàng sơ ý làm cháy gian hàng trị giá 50tr/đ. Là cửa hàng trưởng, bạn phải làm gì? Giải bài tập quản trị rủi ro tình huống 6 DDHTM Ebook.VCU

Bài 6. Một nhân viên cửa hàng sơ ý làm cháy gian hàng trị giá 50tr/đ. Là cửa hàng trưởng, bạn phải làm gì? Bài làm. Phần 1: Một số vấn đề về luật phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm trách nhiệm dân sự . - Một số quy định làm căn cứ giải quyết bài tập này: + Các cửa hàng kinh doanh bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ + Các cửa hàng kinh doanh phải có nội quy phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền tập huấn phòng cháy chữa cháy, có các dụng cụ chữa cháy. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự : Khi người mua bảo hiểm này vô tình vi phạm trách nhiệm dân sự , doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đền bù khỏan mà người này phải bồi thường. Phần 2: Biện pháp xử lý khi nhân viên sơ ý làm cháy gian hàng. 1. Nguyên nhân - Từ phía nhân viên : Do sơ ý làm cháy, có thể quên cắt điện, thắp hương, thắp nến, tàn thuốc,… - Từ phía cửa hàng: Có thể có 1 số nguyên nhân như sau : + Cửa hàng chưa tuân thủ theo luật về phòng cháy chữa cháy: không có dụng cụ chữa cháy kịp thời, đễ những đồ dễ gây cháy nổ không đúng theo quy định,… + không báo kịp thời cho đơn vị chữa cháy. 2. Biện pháp xử lý Giả sử cửa hàng thực hiện đúng về luật phòng cháy chữa cháy, trong trường hợp xử lý vụ cháy, nếu là cửa hàng trưởng cần thực hiện các bước sau: - Bước 1. gọi điện báo cháy cho lực lượng chữa cháy - Bước 2 . theo quy định của pháp luật ,trong thời gian lực lượng chữa cháy chưa đến, cửa hàng trưởng là người trực tiếp chỉ huy việc chữa cháy và sơ tán. - Bước 3. Ngay sau khi vụ cháy, cần giữ nguyên hiện trường, cùng cơ quan công an và cơ quan bảo hiểm lập hồ sơ vụ cháy. - Bước 4. Nhanh chóng phục hồi lại gian hàng và giải quyết các vấn đề bồi thường: - Bước 5.1. Nếu cơ quan bảo hiểm bồi thường 50tr/đ cho cửa hàng, không yêu cầu nhân viên bồi thường, cảnh cáo với các mức đã quy định trong quy chế phòng cháy chữa cháy và quy chế bảo vệ tài sản của cửa hàng ( hạ lương, nghỉ việc,…). Sự việc này chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự. - Bước 5.2. Nếu cơ quan bảo hiểm bồi thường thấp hơn 50tr/đ cho cửa hàng, phần còn lại yêu cầu nhân viên gây cháy nổ bồi thường. Nếu nhân viên này có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, yêu cầu bồi thường tòan bộk phần thiếu hụt. Nếu nhân viên không có bảo hiểm , mức tiền đền bù lớn hơn so với mức lương thì có dùng biện pháp sau : Có thể trả bồi thường 1 khỏan, có thể trả ngay họăc trả góp theo lương Một phần còn lại : có thể chia sẻ rủi ro với khách hàng: áp dụng quy chế tăng giá một số mặt hàng cầu không co giãn về giá trong một khỏang thời gian nhất định. Ví dụ như : Trường đại học thương mại tăng giá vé gửi xe trong 1 thời gian nhất định để bù giá trị chiếc xe mới bị mất. - Bước 6. Xử lý các thủ tục về giấy tờ bị mất, đặc bịêt công nợ. Cần nhanh chóng xác định lại công nợ. - Bước 7. Rút kinh nghiệm và nhanh chóng bắt đầu lại họat động kinh doanh. Nói tóm lại là nếu cửa hàng không tuân thủ về luật phòng cháy chữa cháy, rủi ro có thể chia ra xử lý như sau: + Cửa hàng chịu 1 phần + Nhân viên chịu 1 phần. có thể trả góp + Chia rủi ro cho khách hàng Phần 3.Quản trị rủi ro cháy nổ trong cửa hàng 1. Nhận dạng 1.1. Hiểm họa Thời gian Các hiểm họa tồn tại trong công ty Trước khi xảy ra cháy - cửa hàng không có dụng cụ chữa cháy - việc sắp xếp trong cửa hàng không tuân theo quy địng về phòng cháy chữa cháy - cửa hàng không phổ biến về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên - không có quy chế về phòng cháy chữa cháy nên không có căn cứ để thực hiện và xử lý - không mua bảo hiểm cháy nổ và nhân viên không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Hệ thống điện, gas… bị hỏng Trong khi xảy ra cháy - Cửa hàng không có công cụ chữa cháy để hạn chế hậu qủa - Không thông báo kịp thời với lực lượng phòng cháy chữa cháy Sau khi xảy ra cháy - Không có căn cứ để xác minh thiệt hại - Không có dữ liệu dự phòng ( cháy sổ sách, giấy tờ, .) 1.2Nguy hiểm Nguy hiểm chủ quan Nguy hiểm khách quan Bản thân người lao động - Người lao động không được huấn luyện về an tòan cháy nổ - Người lao động không có tính cẩn thận và trách nhiệm đối với tài sản chung - Mâu thuẫn cá nhân của người lao động với nhân tố bên ngòai. Dẫn đến việc trả thù,… Cửa hàng - không thực hiện đúng luật phòng cháy chữa cháy :mua bảo hiểm cháy nổ, sắp xếp đồ đạc,… - không kiểm tra thường xuyên các hệ thống điện, gas và nhắc nhở các hành vi vô tình có thể gây cháy nổ của nhân viên, khách hàng,… - cửa hàng có mâu thuẫn , họăc cạnh tranh không lành mạnh với các nhân tố khác, gây thù óan,… - bị cháy lan từ cửa hàng khác - bị ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác: chập điện,… 1.3. Nguy cơ rủi ro - Nguy cơ 1: Không được bảo hiểm bồi thường thiệt hại tài sản - Nguy cơ 2; Gián đọan họat động kinh doanh , mất các đơn hàng trong thời gian khắc phục hậu quả cháy nổ - Nguy cơ 3: Mất các chứng từ, các giấy xác nhận nợ,… 2. Đo lường đánh giá 3. Biên độ Tần suất Cao Thấp Cao Nguy Cơ 2 Nguy Cơ 3 Thấp Nguy Cơ 1 4. Kiểm sóat rủi ro - Nhóm biện pháp với cửa hàng + Tuân thủ quy định của luật phòng chống cháy nổ như : Phổ biến về công tác phòng cháy chữa cháy, trang bị dụng cụ chữa cháy, sắp xếp đồ đạc hạn chế nguy cơ gây cháy nổ, đặc bịêt có phương án lưu trữ giấy tờ dự phòng + Mua bảo hiểm cháy nổ + Xây dựng quy chế về phòng chống cháy nổ trong công ty, làm hạn chế các hành động có thể gây cháy nổ và làm căn cứ để xác định sau khi xảy ra cháy + Khuyến khách nhân viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự + Tự kiểm tra ,nhắc nhở kịp thời những hành vi của nhân viên, khách hàng( hút thuốc lá, thắp hương,…) + Kiểm tra thường xuyên hệ thống gas, điện của cửa hàng + Tránh các bất đồng, khiêu khích , là động cơ để các đối tượng bên ngòai cố tình gây cháy nổ - Nhóm biện pháp với người lao động tại cửa hàng + Chấp hành quy định phòngc háy chữa cháy + Tự giám sát và có ý thức để ý, nhắc nhở các hành vi có thể gây cháy nổ + Tránh các bất đồng, khiêu khích là động cơ để các đối tượng bên ngòai cố tình gấy cháy nổ + Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5. Tài trợ rủi ro Đối với việc tài trợ rủi ro cháy nổ, cửa hàng có 2 hình thức tài trợ chính như sau : - Mua bảo hiểm cháy nổ cho cửa hàng và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người lao động - Trích lập quỹ dự phòng rủi ro cháy nổ Bài 9.Một công ty xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược xâm nhập thị trường EU. Hãy nhận dạng, phân tích và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro về chính trị, pháp luật ở thị trường này. Bài làm. 1. Nhận dạng rủi ro về chính trị, pháp luật của một công ty xuất khẩu hàng may mặc có chiến lược xâm nhập thị trường EU a) Điểm mạnh - Nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định nên việc kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước sẽ an tâm vừng vàng hơn. - Là doanh nghiệp may mặc, khi đã có chiến lược xuất khẩu hàng của mình ra nước ngoài sẽ luôn được nhà nước ủng hộ, quan tâm và tạo điều kiện. Về pháp luật, nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong các khâu đăng ký, tư vấn cũng như hỗ trợ thông tin cần thiết về các quy định, văn bản pháp luật có liên quan. b) Điểm yếu - Thị trường EU là một thị trường rộng lớn với thành phần là nhiều nước khác nhau, do đó các quy định cũng như chính sách hỗ trợ về các văn bản pháp luật cho doanh nghiệp cũng khá phức tạp, không có sự đồng bộ, tìm hiểu mất nhiều thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ khác nhau. c) Cơ hội - EU là thị trường phát triển mạnh trên thế giới, điều này kéo theo sự phát triển về chính trị cũng như pháp luật phát triển hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường này sẽ được làm việc trong môi trường ổn định, chuẩn theo tiêu chuẩn trên thế giới. - Bên cạnh đó, sự hỗ trợ cũng như giúp đỡ về chính trị và pháp luật tại các nước ở thị trường EU sẽ giúp cho các doanh nghiệp an tâm kinh doanh và được bảo vệ quyền lợi hơn. d) Thách thức - Đối mặt với nhiều nền chính trị khác nhau, việc đưa ra các chiến lược kinh doanh cho từng nước sẽ phải thay đổi. - Pháp luật của mỗi nước là khác nhau, khó khăn cho doanh nghiệp trong tìm hiểu và làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, bán sản phẩm và bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp. 2. Phân tích rủi ro về chính trị, pháp luật từ thị trường EU đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc a) Mối hiểm họa - Doanh nghiệp không nắm bắt hết các chính sách về chính trị cũng như pháp luật ở các nước trong thị trường EU - Bất đồng quan điểm về các điều kiện pháp luật tại nước đó quy định. Khó thích ứng với môi trường mới - Chưa tìm hiểu kỹ về nhu cầu, tính thị hiếu của khối EU. - Không đủ tiềm lực để thâm nhập thị trường b) Mối nguy hiểm - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường này thất bại - Doanh nghiệp có thể bị kiện do không hiểu đầy đủ thông lệ cũng như quy định pháp luật tại nước sở tại - Doanh nghiệp bị thiệt thòi, có thể bị kiện do vi phạm pháp luật tại nước sở tại. - Sản phẩm của doanh nghiệp không được chấp nhận tại thị trường một vài nước c) Nguy cơ - Chi phí cho quá trình triển khai cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong việc đáp ứng các điều kiện về pháp luật tại các nước đó. - Việc thuyên chuyển, sắp xếp nhân lực để phục vụ hoạt động kinh doanh tại thị trường EU có nhiều thay đổi - Sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cũng như pháp luật tại một số nước, có thể bị kiện bán phá giá… - AFTA sẽ giảm các hàng rào thương mại ở châu á và khuyến khích cạnh tranh khu vực, tính khốc liệt trong cạnh tranh với doanh nghiệp ở tất cả các thị trường đang tăng. - Mất hình ảnh của doanh nghiệp. - Không thực hiện được chiến lược kinh doanh - Mất khách hàng - Mất đi quan hệ với các doanh nghiệp khác - Chậm chiến lược kinh doanh ĐO LƯỜNG Cao Thấp Cao - Chi phí cho quá trình triển khai cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong việc đáp ứng các điều kiện về pháp luật tại các nước đó. - Sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cũng như pháp luật tại một số nước, có thể bị kiện bán phá giá… - Không thực hiện được chiến lược kinh doanh. II) - Chậm chiến lược kinh doanh. - AFTA sẽ giảm các hàng rào thương mại ở châu á và khuyến khích cạnh tranh khu vực, tính khốc liệt trong cạnh tranh với doanh nghiệp ở tất cả các thị trường đang tăng. Thấp III) - Mất khách hàng - Mất hình ảnh doanh nghiệp IV) - Mất đi quan hệ với các doanh nghiệp khác. - Việc thuyên chuyển, sắp xếp nhân lực để phục vụ hoạt động kinh doanh tại thị trường EU có nhiều thay đổi KIỂM SOÁT - Chi phí cho quá trình triển khai cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốn kém hơn rất nhiều trong việc đáp ứng các điều kiện về pháp luật tại các nước đó : huy động vốn của nhà nước, của doanh nghiệp, của nhân viên… - Sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cũng như pháp luật tại một số nước, có thể bị kiện bán phá giá : nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật và tay nghề của lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm. BĐRR TSRR - Không thực hiện được chiến lược kinh doanh : dự phòng chiến lược kinh doanh khác và tìm thị trường mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được. - Chậm chiến lược kinh doanh : Trao đổi, xem xét lại có vướng ở đâu để giải quyết, có hướng khắc phục để đẩy chiến lược kinh doanh - AFTA sẽ giảm các hàng rào thương mại ở châu á và khuyến khích cạnh tranh khu vực, tính khốc liệt trong cạnh tranh với doanh nghiệp ở tất cả các thị trường đang tăng: nâng cao chất lượng của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các thị trường khác. - Mất khách hàng, mất hình ảnh của doanh nghiệp: Quảng cảo, khuếch chương sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo dựng lại hình ảnh cuả doanh nghiệp trong mắt khách hàng. - Mất đi quan hệ với các doanh nghiệp khác: Tạo cho các doanh nghiệp có quan hệ thì tạo cho các doanh nghiệp đó những lợi thế trong thanh toán. Và tìm các doanh nghiệp khách để cùng hợp tác. - Việc thuyên chuyển, sắp xếp nhân lực để phục vụ hoạt động kinh doanh tại thị trường EU có nhiều thay đổi : sắp xếp nhân lực đủ tài năng đối với từng bộ phận tại các thị trường khác nhau. TÀI TRỢ Sử dụng vốn tự có: Tăng chi phí cho việc nghiên cứu thị trường, chính trị, pháp luật, nhu cầu, thị hiếu để khi đưa sản phẩm vào thị trường cho phù hợp. 3. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro khi xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU - Tìm hiểu kỹ thị trường EU về các điều kiện kinh doanh, các văn bản pháp luật về thuế quan tại các nước thành viên trong khối EU - Kêu gọi hỗ trợ từ cơ quan chức năng trong nước và ngoài nước, các chính sách giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh - Doanh nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thêm kiến thức kinh doanh, tay nghề cho nhân viên, các nghiệp vụ mới phù hợp với thị trường - Nghiên cứu tìm hiểu thị trường một cách phù hợp để có thể thiết kế sản phẩm thích hợp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng - Phải có luật sư riêng, am hiểu thị trường EU phụ trách các vấn đề pháp luật cho doanh nghiệp - Tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ trong kinh doanh để tạo lợi thế . cháy, rủi ro có thể chia ra xử lý như sau: + Cửa hàng chịu 1 phần + Nhân viên chịu 1 phần. có thể trả góp + Chia rủi ro cho khách hàng Phần 3 .Quản trị rủi ro. đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro về chính trị, pháp luật ở thị trường này. Bài làm. 1. Nhận dạng rủi ro về chính trị, pháp luật của một công ty xuất

Ngày đăng: 24/07/2013, 19:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan