Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững đến năm 2020

58 507 3
Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phương pháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế đối ngoại, em đã chọn đề tài " Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2020" làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Triển vọng cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và các giải pháp cơ bản thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích dự báo, phương pháp phân tích logic và lịch sử,... ngoài phương pháp truyền thống, còn dùng phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu. Chuyên đề tốt nghiệp có kết cấu 3 phần như sau: Chương 1: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến 2011. Chương 2: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững đến năm 2020. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GS.TS Đỗ Đức Bình cùng các bác, các anh chị Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Lời mở đầu Tính cấp thiết của đề tài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ hiện đại kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ tây - bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúcmột tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưng của một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận, phương pháp luận có hệ thống chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế đối ngoại, em đã chọn đề tài " Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2020" làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp. 1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc, những thành tựu hạn chế trong quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Triển vọng cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài các giải pháp cơ bản thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc. Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích dự báo, phương pháp phân tích logic lịch sử, . ngoài phương pháp truyền thống, còn dùng phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu. Chuyên đề tốt nghiệp có kết cấu 3 phần như sau: Chương 1: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến 2011. Chương 2: Phương hướng giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững đến năm 2020. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GS.TS Đỗ Đức Bình cùng các bác, các anh chị Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên với kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. 2 Chương 1: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến 2011. 1.1 Tổng quan môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh Việt Bắc với Hà Nội đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực quốc gia. Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo Sáng Sơn, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng du lịch. Các nhà nghiên cứu khi xem xét vùng đồng bằng sông Hồng dưới góc độ địa lí, văn hoá đã xếp khu vực này vào vùng địa - văn hoá thềm phù sa cổ. Như vậy, Vĩnh Phúc không những là địa phương có bề dày lịch sử về văn hoá, mà còn có thể coi là nơi khởi nguồn của nền văn minh của đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đồng bằng phía nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha, bao gồm 46 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn các huyện Mê Linh (đã được điều chỉnh về Hà Nội năm 2008), Vĩnh Tường, Yên Lạc 6 xã của huyện Bình Xuyên, 3 xã của huyện Tam Dương. Vùng đồng bằng có 32,9 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp. Đây là khu vực có tiềm năng có truyền thống trồng lúa nước, cây vụ đông, trồng rau, chăn nuôi lợn,… có đủ các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp thâm canh năng suất cao. Vùng trung du ở giữa có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ đông sang tây, gồm 8 xã của huyện Tam Dương, 6 xã của huyện Bình Xuyên, 10 xã của huyện Lập Thạch Sông Lô; 6 phường của thành phố Vĩnh Yên 2 xã của thị xã Phúc Yên. Tổng diện tích khu vực này là 24,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14 nghìn ha. Đây là vùng có quỹ đất đai dồi dào, đặc biệt là đất đồi thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu chăn nuôi đại gia 3 súc. Vì vậy, vùng này có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu trồng trọt chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm. Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng, trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô sông Hồng. Sông Lô ở phía Tây với chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 37 km, trở thành ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc Phú Thọ. Ở phía Nam, sông Hồng cũng là ranh giới phân tách giữa Vĩnh Phúc với Hà Nội với chiều dài chảy qua là 40 km. Ngoài ra, trên địa phận Vĩnh Phúc còn có nhiều sông ngòi nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy xuống vùng đồng bằng như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn được hình thành bởi kiến tạo địa lí hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, như đầm Vạc, đầm Rượu, đầm Đông Mật, đầm Kiên Cương, đầm Dưng, hồ Đại Lải, hồ Thanh Hương, Xạ Hương, Vân Trục, . Đây là những đầm, hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, điều hoà khí hậu, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch. Với vị trí địa lí thủy văn thuận lợi, hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc phát triển khá sớm. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh các vùng lân cận, thực dân Pháp đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ, đường sắt đường hàng không. Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy qua địa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc. Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từ Vĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang. Đây là những tuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc. Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng khá phong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129 . với tổng chiều dài trên 302 km. Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng được chú ý khá phát triển, nhất là trên hệ thống sông Hồng, Sông Lô. Đường hàng không, ngay 4 từ năm 1941, phát xít Nhật đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho nhu cầu quân sự. Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước ta đã xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này được cải tạo xây dựng thành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc. Về khí hậu, chế độ gió mùa sự thay đổi khí hậu trong năm một mặt tạo điều kiện cho việc thực hiện thâm canh, gieo cấy nhiều vụ, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Song, mặt khác cũng gây ra không ít khó khăn như úng lụt, khô hạn, sương muối, lốc xoáy, mưa đá ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đời sống nhân dân. Nguồn tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc không phong phú. Tuy có một số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng sa khoáng nhưng trữ lượng thấp, phân tán, do vậy không thuận lợi cho đầu tư khai thác. Khoáng sản có trữ lượng đáng kể nhất là vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá granit (khoảng 50 triệu m 3 ), cao lanh, cát sỏi đất sét,… Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tương đối đa dạng do có địa hình rừng núi gò đồi, nhất là có vườn quốc gia Tam Đảo, có giá trị về kinh tế lâm nghiệp du lịch. Hiện đất lâm nghiệp đang sử dụng có 27,3 ngàn ha, trong đó đất có rừng trồng 13,4 nghìn ha, đất có rừng tự nhiên 9,8 nghìn ha trong tương lai có thể trồng thêm 11 nghìn ha đất trống đồi trọc thuộc đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng trồng cây phân tán. Ngoài Tam Đảo, Vĩnh Phúc còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch của tỉnh rất đa dạng phong phú, nhiều điểm du lịch lại nằm trong quy hoạch tổng thể về du lịch của vùng Bắc Bộ. So với các tỉnh, thành trong cả nước, Vĩnh Phúctỉnh có dân số thuộc loại trung bình. Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1 triệu người sinh sống, trong đó người Kinh chiếm trên 97%, người Sán Dìu chiếm 2,5%, dân cư thuộc các 5 thành phần dân tộc khác có số lượng ít chủ yếu đến Vĩnh Phúc do quá trình chuyển cư hôn nhân. Năm 1997, nguồn lực lao động của tỉnh là 584,59 nghìn người: khoảng 7,3% lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; lao động chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn. Hiện nay, lao động có trình độ đại học cao đẳng trở lên đang có chiều hướng tăng. Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng có nhiều khó khăn hạn chế. Một trong những khó khăn lớn nhất là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân còn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá phát triển thương mại trong cơ chế thị trường. Những năm gần đây, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa đủ để đảm bảo phát triển ổn định bền vững. Đó là những thách thức cơ bản của Vĩnh Phúc khi bước vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.1 Khung chính sách FDI Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế được thể chế hóa thông qua ban hành luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cho đến nay luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, gần đây nhất là năm 2000. Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư mới áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước nước ngoài. So với các đạo luật khác thì gần như trong cùng thời gian ngắn, đây là đạo luật mà có nhiều thay đổi nhất. Sự thay đổi này một mặt thể hiện sự quan tâm của Đảng Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo 6 luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. 1.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI - Hiệp định thương mại tự do Việt Nam_ Hoa kỳ (BTA): Là một hiệp định quan trọng được ký giữa Việt Nam Hoa kỳ năm 2001, quy định cụ thể về Thương mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ việc phát triển các quan hệ đầu tư giữa hai nước - Hiệp định về tự do hoá, khuyến khích bảo hộ đầu tư Việt Nam_ Nhật Bản: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (tiếng Nhật: 日越経経連携協定, hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam Nhật Bản, chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. - Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN: được ký kết bởi Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xing-ga- po, Vương quốc Thái Lan Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/01/1992 tại Phillipin nhằm tạo sự thống nhất tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực - Các cam kết khi Việt nam tham gia WTO: Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập phát triển nền kinh tế. Do vậy Việt Nam tuân thủ các cam kết là cần thiết 7 1.1.1.2 Các quyết định liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2005: Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2005 còn quy định về nhóm công ty. -Nghị định số 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp Luật Đầu tư. - Thông tư liên tịch số 0505/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA giữa Bộ Kế hoạch Đầu tư Bộ Tài chính, Bộ Công an - Vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng 1.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI Ngày 15/1/2001, UBND tỉnh đã ra quyết định số 60/QĐ-UB (quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc). Quyết định này quy định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện quy chế một cửa (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước các văn bản pháp luật có liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư phát triển. Hiện nay, cơ chế một cửa liên thông đang thực hiện ở 03 đơn vị: Sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện lĩnh vực cấp phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế giấy phép khắc dấu; UBND TP Vĩnh Yên thực hiện lĩnh vực đất đai; Sở Tư pháp thực hiện lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp. "Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhất hiểu như sau: 8 - "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật. - "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. - Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc chỉ phải đến một cơ quan mà không phải đến nhiều cơ quan để liên hệ công tác từ khâu khảo sát ban đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư. Biểu đồ 1 : Thủ tục hành chính có liên quan đến thu hút đầu tư (Nguồn : Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc ) 9 1.1.1.4 Chính sách thuế. a. Chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước: Thuế thu nhập doanh nghiệp: - Đối với dự án sản xuất trong KCN: mức thuế suất thuế TNDN là 25% áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án - Đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao: mức thuế suất thuế TNDN là 10% áp dụng trong 15 năm, sau đó là 25% trong các năm tiếp theo; Dự án được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế giảm 50% trong 09 năm tiếp theo. - Đối với dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất 10% theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Dự án được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. - Đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao môi trường: mức thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp. Dự án được miễn thuế TNDN trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo. - Các loại thuế khác lệ phí theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Các ưu đãi áp dụng chung cho các doanh nghiệp: 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan