Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

67 727 6
Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới, với phương châm “ đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”, thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, chúng ta cần hoạch định chiến lược, định hướng cụ thể về xuất khẩu, phải lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho sản xuất trong nước, sao cho thích ứng với đòi hỏi của thế giới và đặt nền kinh tế quốc gia trong lợi thế so sánh của quốc gia. Một trong những thị trường có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta nói riêng và của thế giới nói chung đó là thị trường Nhật Bản. Nhật Bản có mối quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, do đó thị trường Nhật Bản là thị trường lớn và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này, không những nó thúc đẩy tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển kinh tế và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Với những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như : mây, tre, gỗ, cói, tơ tằm,…từ ngàn xưa ông cha ta đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mang đậm tính dân tộc và truyền thống. Vượt qua những khó khăn thử thách, những thăng trầm và cả những thay đổi của mỗi cộng đồng làng nghề, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ dừng lại ở nhu cầu phục vụ khách hàng trong nước mà còn vươn mình ra thị trường nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới. Đặc biệt, Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này nên dần dần đã trở thành bạn hàng quen thuộc của Việt Nam. Tuy nhiên muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh của hàng hóa còn kém thì cần phải: nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, hiểu biết thấu đáo về đặc điểm thị trường này; đánh giá được tương đối chính xác tiềm năng thực tế của việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ở một số mặt hàng chủ lực, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều phức tạp và vấn đề cần phải quan tâm. Vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nào nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải có định hướng và giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Đây cũng chính là những khó khăn đang được đặt ra đối với Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong Trường Đại học Kinh tế quốc dân, qua thời gian thực tập tại Viện Kinh tế - Chính trị thế giới, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, cùng Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Viện, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế thế giới, với phương châm “ đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế”, thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, chúng ta cần hoạch định chiến lược, định hướng cụ thể về xuất khẩu, phải lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho sản xuất trong nước, sao cho thích ứng với đòi hỏi của thế giới và đặt nền kinh tế quốc gia trong lợi thế so sánh của quốc gia. Một trong những thị trường có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta nói riêng và của thế giới nói chung đó là thị trường Nhật Bản. Nhật Bản có mối quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, do đó thị trường Nhật Bảnthị trường lớn và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường này, không những nó thúc đẩy tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển kinh tế và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Với những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như : mây, tre, gỗ, cói, tơ tằm,…từ ngàn xưa ông cha ta đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mang đậm tính dân tộc và truyền thống. Vượt qua những khó khăn thử thách, những thăng trầm và cả những thay đổi của mỗi cộng đồng làng nghề, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ dừng lại ở nhu cầu phục vụ khách hàng trong nước mà còn vươn mình ra thị trường nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn thế giới. Đặc biệt, Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về mặt hàng này nên dần dần đã trở thành bạn hàng quen thuộc của Việt Nam. Tuy nhiên muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh của hàng hóa còn kém thì cần phải: nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản, hiểu biết thấu đáo về đặc điểm thị trường này; đánh giá được tương đối chính xác tiềm 1 năng thực tế của việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ở một số mặt hàng chủ lực, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nhưng thực tế cho thấy, hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều phức tạp và vấn đề cần phải quan tâm. Vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nào nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải có định hướng và giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Đây cũng chính là những khó khăn đang được đặt ra đối với Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong Trường Đại học Kinh tế quốc dân, qua thời gian thực tập tại Viện Kinh tế - Chính trị thế giới, đồng thời được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng, cùng Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Viện, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nhằm đánh giá khái quát những vấn đề thị trường xuất khẩu, xác định phương hướng mục tiêu trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị những chính sách, giải pháp nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của các doanh nghiệp xuât khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu các vấn đề tổng quan về xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam; Thu thập số liệu thực tế của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đưa ra đánh giá về những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Sang thị trường Nhật Bản dựa trên thông tin thực tế thu thập được; Đưa ra những giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong khoảng thời gian từ 2007 tới nay. 2 Nội dung nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu: hàng đồ gỗ mỹ nghệ; hàng mây, tre, cói, lá, thảm các loại; hàng gốm sứ mỹ nghệ. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát thực tế; - Phương pháp tư duy lôgic; - Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê. 5. Kết cấu của chuyên đề: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam sang thị trường Nhật Bản - Chương 2: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn từ 2007 đến nay - Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân, các bác cán bộ công nhân viên thuộc Viện Kinh tế - Chính trị thế giới và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn em ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng đã chỉ bảo cho em cả về lý thuyết và thực tế để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này. Cũng do trình độ và thời gian còn hạn chế, bài luận văn của em không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô để giúp chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1.1.1. Giới thiệu chung về ngành nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó luôn gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ đến khó tả. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới mức tên của sản phẩm luôn được kèm theo tên làng nghề làm ra nó. Và vậy mà sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng. Nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam nổi bật hẳn lên trong lịch sử văn hoá, văn minh dân tộc Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, không chỉ trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ những người thợ và nghệ nhân tài hoa, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng mà nơi khác khó bề bắt chước được. Lịch sử phát triển nền văn hoá và kinh tế của đất nước luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Bởi vì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm mang tính văn hoá hay vật phẩm kinh tế thuần tuý cho sinh hoạt thường ngày mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, biểu trưng cho trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Đồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mà còn là một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời của dân tộc. Nó còn bảo lưu cả những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hội tụ ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm vừa mang bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáo cho cả dân tộc Việt Nam. Môi trường văn hoá ở trong làng nghề cũng chính là khung cảnh làng quê, cây đa, bến nước, đình chùa, đền miếu…, các lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu và làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam. 4 Chúng ta có thể khẳng định rằng, trước khi có nền sản xuất cơ khí hoá, hiện đại hoá và kể cả tự động hoá như hiện nay thì mọi sản phẩm trong xã hội đều được làm ra bởi một nền công nghệ duy nhất, đó là công nghệ thủ công truyền thống với đôi bàn tay và khối óc sáng tạo của biết bao thế hệ thợ thủ công cùng với việc sử dụng các loại công cụ sản xuất thô sơ. Nói cách khác thì mọi giá trị vật phẩm vật chất (vật thể) và tinh thần (phi vật thể) trong các thời kỳ lịch sử – xã hội lúc đó của dân tộc Việt Nam, cũng như các dân tộc khác trên thế giới đều là sản phẩm của thủ công, đều hội tụ ở các sản phẩm thủ công. Hơn nữa, ngay cả ở thời hiện đại, khi mà máy móc đã thay thế phần lớn sức lao động của con người, nền sản xuất thủ công và sản phẩm thủ công cũng không mất đi. Chúng tồn tại, phát triển song song với công nghệ và sản phẩm hiện đại. Với sự giúp đỡ của máy móc và thiết bị hiện đại, công nghệ truyền thống sẽ được hiện đại hoá, nền sản xuất thủ công thủ công truyền thống ngày càng phát triển thuận lợi và mạnh mẽ hơn. Nói chung, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, biết bao sản phẩm hiện đại đã được tạo ra từ những máy móc hết sức thông minh. Bên cạnh đó, tuy được làm từ những đôi bàn tay cần cù, chịu khó của những người lao động thủ công nhưng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tồn tại, bước vào đời sống thường nhật một cách giản dị, tự nhiên, dần phát triển muôn hình vạn dạng, bắt kịp với nhịp sống ngày một cao của xã hội. Nó như một thứ gia vị không thể thiếu tô đậm thêm sắc màu cho cuộc sống hiện đại ngày nay. 1.1.2. Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam 1.1.2.1. Tính văn hoá: Trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ, văn hoá tinh thần (văn hóa phi vật thể) kết tinh trong văn hoá vật thể. Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo, đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng, nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ làm ra sản phẩm và phong vị độc đáo của một miền quê. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hàng hóa công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay từ khi phát hiện ra các sản phẩm thủ công như trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế giới đã được biết đến một nền văn hoá Việt Nam qua 5 những sản phẩm phản ánh sinh động, chân thực và sâu sắc nền văn hoá, tư tưởng xã hội thời đại Hùng Vương. Cho đến nay, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính văn hoá như: gốm Bát Tràng, hay bộ chén đĩa, tố sứ cao cấp có hình hoa văn Châu Á…và mang đậm nét văn hoá Việt Nam như chim lạc, hoa sen, thần kim quy, …đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, thế giới đã có thể tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam. Có thể nói đặc tính văn hóa là điểm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng đặc biệt là khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ, được coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách nước ngoài. Du khách nước ngoài khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo về nước một món đồ thủ công mỹ nghệ cho dù ở nước họ có thể sản xuất ra nhưng không thể mang hồn bản sắc văn hoá của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đơn thuần chỉ là hàng hoá mà trở thành sản phẩm văn hoá mang tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng cho nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam . 1.1.2.2. Tính m ỹ thuật: Sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo cùng với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân và người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung và sản phẩm thủ công truyền thống nói riêng. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính mỹ thuật cao. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật, nó vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền, chùa, nơi công sở… Các sản phẩm đều là sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo với óc sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao ở phương diện sáng tạo nghệ thuật thì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này đã đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở New York (Mỹ), Milan (Ý)…hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã gây được sự chú ý của khách hàng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay bởi những kiểu dáng mẫu mã độc đáo mặc dù nguyên 6 liệu rất đơn giản, có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…khi qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. 1.1.2.3. Tính đơn chiếc: Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Ví dụ như: cùng là đồ gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, đâu là gốm Thổ Hà, Hương Canh… nhờ các hoa văn, màu men, hoạ tiết trên sản phẩm. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang hồn dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có thể giống nhưng không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về văn hoá, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu. Đối với Việt Nam và cả khách hàng nước ngoài, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. 1.1.2.4. Tính đa dạng: Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức sản xuất, nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản phẩm có thể là mây, tre, gạch, đất, cói , dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang những sắc thái khác nhau, khiến cho người sử dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Ví dụ cùng là một đôi dép đi trong nhà, nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng; nên hiện nay các nghệ nhân sử dụng chất liệu dây chuối tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có màu vàng của chuối vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối… Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hoá ghi dấu trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vì mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng và của từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy, trên thị trường hiện nay dù có rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhưng mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt, không đồng nhất. Cũng là đồ gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy đâu là gốm Việt Nam, gốm Trung Quốc, gốm Nhật Bản,… 1.1.2.5. Tính th ủ công: 7

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan