Rủi ro lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

16 465 0
Rủi ro lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng hội nhập và hoà nhập là một tất yếu khách quan đangđặt ra cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác một nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng mở cửa ,mà bất cứ một nền kinh tế nào dù đă phát triển thịnh vượng hay là chưa phát triển thì cũng không thể thiếu đi hoạt động của các Ngân Hàng. Chính vì vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân Hàng nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng cần phải được quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Trong đó việc hạn chế rủi ro cho Ngân hàng là vấn đề cần chú trọng nhất. Vậy phải làm thế nào để hạn chế được các rủi ro cho Ngân hàng? Các trung gian tài chính đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cần phải áp dụng những biện pháp nào để hạn chế được tổn thất tài sản tài chính? Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Rủi ro lãi suất và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam” cho nghiên cứu đầu tay của em. Đề tài này nghiên cứu một vấn đề rộng và phức tạp, song do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân có hạn nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Tiểu luận có kết cấu như sau: Lời nói đầu Phần I. Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Phần II. Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam.

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng hội nhập hoà nhập là một tất yếu khách quan đangđặt ra cho Việt Nam cũng như các quốc gia khác một nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng mở cửa ,mà bất cứ một nền kinh tế nào dù đă phát triển thịnh vượng hay là chưa phát triển thì cũng không thể thiếu đi hoạt động của các Ngân Hàng. Chính vì vai trò rất quan trọng của hệ thống Ngân Hàng nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng cần phải được quan tâm nghiên cứu hàng đầu. Trong đó việc hạn chế rủi ro cho Ngân hàng là vấn đề cần chú trọng nhất. Vậy phải làm thế nào để hạn chế được các rủi ro cho Ngân hàng? Các trung gian tài chính đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cần phải áp dụng những biện pháp nào để hạn chế được tổn thất tài sản tài chính? Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Rủi ro lãi suất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” cho nghiên cứu đầu tay của em. Đề tài này nghiên cứu một vấn đề rộng phức tạp, song do thời gian nghiên cứu trình độ bản thân có hạn nên em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo các bạn để tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Tiểu luận có kết cấu như sau: Lời nói đầu Phần I. Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Phần II. Thực trạng giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Kết luận Em xin chân thành cảm ơn thầy: hào đã giúp đỡ em hoàn thành dề tài này 1 PHẦN I RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN RỦI RO LÃI SUẤT 1. Khái niệm rủi ro lãi suất Có nhiều loại rủi ro lãi suất như : Rủi ro tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có khi lãi suất thị trường thay đổi Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Có nghĩa là nếu kỳ hạn của tài sản nợ tài sản có không cân xứng với nhau( tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ) thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ dẫn đến thiệt hại tài sản cho Ngân hàng. Như vậy, để tránh gặp phải rủi ro lãi suất thì Ngân hàng phải duy trì cơ cấu tài sản có tài sản nợ có kỳ hạn cân xứng nhau. Khi lãi suất trung bình trên thị trường có xu hướng giảm Ngân hàng sẽ chú ý tăng tỷ trọng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất ngược lại khi lãi suất trung bình trên thị trường có xu hướng tăng Ngân hàng sẽ chú ý dể tăng tỷ trọng tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất giảm tỷ trọng tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất. Từ đây ta có khái niệm về rủi ro lãi suất như sau: Rủi ro lãi suất là trường hợp lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng giảm do biến động của lãi suất (tăng hoặc giảm) 2. Nguyên nhân rủi ro lãi suất Để tìm hiểu về rủi ro lãi suất ta hãy nghiên cứu bảng cân đối tài sản của Ngân hàng thương mại A như sau: 2 (Có) Ngân hàng thương mại A (Nợ) 1. Những tài sản có loại nhạy cảm với lãi suất: 30 triệu đồng - Tiền cho vay với lãi suất thay đổi - Chứng khoán ngắn hạn 2. Những tài sản có loại có lãi suất cố định: 70 triệu đồng - Tiền cho vay trung dài hạn - Chứng khoán dài hạn 1. Những tài sản nợ loại nhạy cảm với lãi suất : 50 triệu đồng - Khoản vay với lãi suất thay đổi 2. Những tài sản nợ loại có lãi suất cố định: 50 triệu đồng - Tiền gửi có thể phát hành séc - Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài - Vốn cổ phần Khi lãi suất trên thị trường thay đổi, chẳng hạn tăng hoặc giảm 5%, ta hãy nghiên cứu xem lợi nhuận Ngân hàng thay đổi như thế nào. đây có hai cách để phân tích sự biến động của lợi nhuận Ngân hàng. * Rủi ro khi tài sản có tài sản nợ (nguồn vốn) loại nhạy cảm với lãi suất thay đổi - Trường hợp 1: Lãi suất trung bình trên thị trường tăng 5% Chi phí trả lãi tăng : 50 x 5% = 2,5 triệu đồng Lãi thu về tăng : 30 x 5% = 1,5 triệu đồng Vậy lợi nhuận Ngân hàng giảm : 2,5 – 1,5 = 1 triệu đồng Trường hợp này ta thấy Ngân hàng đã gặp phải rủi ro lãi suất - Trường hợp 2: Lãi suất trung bình trên thị trường giảm 5% Chi phí trả lãi giảm : 50 x 5% = 2,5 triệu đồng Lãi thu về giảm : 30 x 5% = 1,5 triệu đồng Vậy lợi nhuận Ngân hàng tăng : 2,5 – 1,5 = 1 triệu đồng 3 * Rủi ro khi tài sản có tài sản nợ (nguồn vốn) loại có lãi suất cố định thay đổi. Để nghiên cứu nguyên nhân trên ta phải hiểu các khái niệm sau: Giá trị ghi sổ của tài sản là giá thị trường của tài sản tại thời điểm mua bán, cho vay tài sản. Giá trị thị trường của tài sản phản ánh thực trạng giá trị tài sản, nghĩa là nếu Ngân hàng đem bán tài sản của mình thì giá cả của chúng là giá trị thị trường hiện hành tại thời điểm chuyển nhượng chứ không phải là giá trị ghi sổ của chúng. Những tài sản có tài sản nợ loại có lãi suất cố định là loại mà lãi suất của những khoản này giữ nguyên không thay đổi theo thời gian dài (ít nhất là 1 năm). Giả sử lãi suất của những khoản này giữ nguyên không thay đổi trong 1 năm, lãi suất trung bình khi chưa thay đổi là 10%. - Trường hợp 1: Lãi suất tăng thêm 5%. Vậy lãi suất trung bình trên thị trường lúc này là 15%. + Giá thị trường của những tài sản có loại có lãi suất cố định là: P 1 = 70 (1+10%) : (1+15%) = 66,96 triệu đồng Ngân hàng thiệt hại : 70 – 66,96 = 3,04 triệu đồng + Giá thị trường của những tài sản nợ loại có lãi suất cố định là: P 1 = 50 (1+10%) : (1+15%) = 47,83 triệu đồng Ngân hàng được lợi : 50 – 47,83 = 2,17 triệu đồng Vậy khi lãi suất trung bình trên thị trường tăng 5% Ngân hàng bị thiệt hại là 3,04 – 2,17 = 0,87 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận Ngân hàng giảm trong trường hợp này Ngân hàng gặp phải rủi ro lãi suất. - Trường hợp 2: Lãi suất giảm 5%. Vậy lãi suất trung bình trên thị trường lúc này là 5%. 4 + Giá thị trường của những tài sản có loại có lãi suất cố định là: P 1 = 70 (1+10%) : (1+5%) = 73,33 triệu đồng Ngân hàng lợi : 73,33 - 70 = 3,33 triệu đồng + Giá thị trường của những tài sản nợ loại có lãi suất cố định là: P 1 = 50 (1+10%) : (1+5%) = 52,38 triệu đồng Ngân hàng thiệt hại : 52,38 – 50 = 2,38 triệu đồng Vậy Ngân hàng được lợi là : 3,33 – 2,38 = 0,95. Lợi nhuận Ngân hàng tăng. 5 PHẦN II THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 1.THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Trong những năm vừa qua .nhiều ngân hàng đã dần dần trưởng thành phát triển cùng hệ thống. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại một số bất cập đạc biẹt là rủi ro về lãI suất.đây là vấn đề chung mà nhỉều ngan hang cần quan tâm dến.để biết về thực trạng này chúng ta xem xét bản cân đối kế toán dươI đây: Đơn vị : Triệu đồng Sử dụng vốn Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Dự trữ - Tiền mặt -Tiền gửi 19.373 8.568 10.850 1. Tiền gửi: - Tiền gửi kỳ hạn 03 tháng - Tiền gửi kỳ hạn 06 tháng - Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng - Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 978.780 114.365 194.605 270.496 8.496 2. Đầu tư khác 292.332 2. Kỳ phiếu ,trái phiếu - Kỳ phiếu - Trái phiếu 102.448 52.346 50.102 3. Cho vay - Ngắn hạn - Trung ,dài hạn 750.955 455.764 295.191 3. Tài sản nợ khác 14.653 4 Tài sản có khác 11.856 5. Tài sản cố định 21.365 Tổng 1095.881 Tổng 1095.881 II. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 1. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất 6 1.2. Giải pháp phòng ngừa nội bảng 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn Để thấy được tác dụng to lớn của hợp đồng kỳ hạn trong việc bảo đảm rủi ro lãi suất trực tiếp. Giả dụ nhà quản trị Ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1 triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm. Bình thường tài sản tại thời điểm t = 0, các trái phiếu này có giá trị 97 USD trên 100 USD mệnh giá, tức là tổng giá trị trái phiếu là 970 000 USD. Tại thời điểm t = 0 nhà quản trị nhận được tin dự báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng 2% từ mức 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới. Với sự hiểu biết rằng, khi lãi suất thị trường tăng lên nghĩa là giá trị trái phiếu sẽ giảm xuống, nhà quản trị tiến hành tính toán thời lượng của trái phiếu có kỳ hạn 10 năm chính xác là 6 năm. Như vậy nhà quản trị có thể dự tính khoản lỗ vốn hay sự giảm giá trái phiếu (AP) theo phương trình thời lượng như sau: AP : P = - D x AR : (1 + R) Trong đó: AP : là khoản lỗ của trái phiếu P : là thị giá của trái phiếu, tức là P = 970 000 USD D : là thời lượng của trái phiếu, tức là D = 6 năm AR : là mức thay đổi lãi suất dự tính, tức là AR = 0,02 1 + R = 1 + 12,5428% AP : 970 000 = (-6) x 0,02 : 1,125428 AP = -103427,32 USD Kết quả là, nhà quản trị Ngân hàng dự tính sẽ chịu một khoản lỗ từ việc nắm giữ trái phiếu do lãi suất thị trường tăng là 103427,32 USD, hay giá trái phiếu giảm 10,66% (AP / P = 10,66%). Tức là giá trái phiếu giảm từ 97 USD xuống 86,657 USD trên 100 USD mệnh giá. Để có thể bù đắp được sự thua lỗ này, tức là giảm rủi ro xuống số 0, nhà quản trị có thể tiến hành thông qua các nghiệp vụ ngoại bảng bằng cách bán kỳ hạn 1 triệu % mệnh giá của các trái phiếu này với kỳ hạn là 3 tháng. 7 Cái gì sẽ xảy ra nếu lãi suất thực sự tăng 2% sau thời gian 3 tháng? Đó là giá trái phiếu sẽ giảm 10,66% tương đương với một khoản lỗ vốn là 103427,32 USD. Mặt khác sau khi lãi suất tăng 2%, nhà quản trị Ngân hàng có thể mua 1 triệu USD mệnh giá các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá là 866,573 USD giao số trái phiếu mua được này cho đối tác theo hợp đồng 1 triệu USD mệnh giá là 970 000 USD. Do đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn là: 970 000 USD - 866 573 USD = 103 427 USD (hay lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn = giá trị hợp đồng kỳ hạn – giá trị của hợp đồng giao dịch tại thời điểm sau 3 tháng). Do đó sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản (nội bảng) là 103 427 USD được bù đắp đầy đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng bán kỳ hạn (ngoại bảng). Như vậy rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng được bảo đảm, tức bằng 0. 1.2.2. Hợp đồng tương lai. - Giải thích một số thuật ngữ: + Bảo đảm Vi Mô - Microhedging: Một Ngân hàng tiến hành bảo đảm Vi Mô khi nó sử dụng các hợp đồng tương lai (hoặc kỳ hạn) để bảo đảm rủi ro cho từng bộ phận tài sản (có hoặc nợ) một cách riêng biệt. Một ví dụ về bảo đảm vi mô là việc Ngân hàng bảo đảm rủi ro lãi suất của các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm như ví dụ mà chúng ta vừa xét trên. + Bảo đảm Vĩ Mô - Macrohedging: Bảo đảm vĩ mô xuất hiện khi nhà quản trị Ngân hàng muốn sử dụng các nghiệp vụ giao dịch tương lai, giao dịch kỳ hạn hay các giao dịch phát sinh khác để bảo đảm rủi roạ không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản. Như vậy: Bảo đảm vi mô là việc nhà quản trị xác định bộ phận tài sản để bảo đảm rủi ro một cách riêng biệt sử dụng những hợp đồng tương lai hay các hợp đồng phát sinh khác để bảo đảm rủi ro đối với từng tài sản đó. 8 Trong khi đó, bảo đảm vĩ mô chỉ quan tâm đến toàn bộ danh mục tài sản có toàn bộ danh mục tài sản nợ của bảng cân đối tài sản. Do đó, nó cho phép tồn tại trạng thái ròng tài sản về mức độ nhạy cảm lãi suất, sự không cân xứng về thời lượng đối với từng bộ phận tài sản riêng lẻ. Do bản chất khác nhau giữa bảo đảm vi mô bảo đảm vĩ mô cho nên có thể dẫn đến những chiến lược kết quả hoàn toàn khác nhau giữa hai phương thức bảo đảm này. Bảo đảm thông thường bảo đảm chọn lọc: Bảo đảm thông thường là khi Ngân hàng tiến hành bảo đảm toàn bộ hai vế của bảng cân đối tài sản (bảo đảm vĩ mô) hoặc tiến hành bảo đảm toàn bộ một bộ phận tài sản thuộc tài sản có hoặc tài sản nợ (bảo đảm vi mô) nhằm đạt được mức rủi ro thấp nhất bằng cách bán các hợp đồng tương lai để bù đắp rủi ro đối với tài sản. Tuy nhiên, khi rủi ro giảm xuống mức thấp nhất thì lợi tức cũng mức thấp (rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn ngược lại). Do đó, không phải tất cả các nhà quản trị Ngân hàng trong mọi trường hợp đều muốn tiến hành bảo đảm rủi ro thông thường. Ngoài trường hợp bảo đảm rủi ro thông thường, rất nhiều Ngân hàng lựa chọn phương án chấp nhận một bộ phận tài sản không tham gia bảo đảm, hoặc tiến hành bảo đảm quá mức. Những trường hợp như vậy gọi là bảo đảm rủi ro chon lọc. * Hợp đồng tương lai hạn chế rủi ro lãi suất: Có bao nhiêu hợp đồng giao dịch tương lai mà nhà quản trị Ngân hàng cần phải mua hoặc bán để bảo đảm rủi ro là phụ thuộc vào: - Mức độ rủi ro (mức độ thay đổi) của lãi suất - Xu hướng biến động của lãi suất (tăng hay giảm) - Mối quan hệ giữa rủi ro lợi tức trong các trường hợp bảo đảm hoàn toàn hay bảo đảm chọn lọc. - Đặc điểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: 9 1.2.3. Giao dịch quyền chọn a. Đặc điểm cơ bản của giao dịch quyền chọn: “Mua quyền chọn mua” là chiến lược quyền chọn thứ nhất. Người mua quyền chọn mua (the buyer of a call option) gọi là người mua, có quyền (không phải là nghĩa vụ) mua chứng khoán tại một mức giá cố định X đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch (exercise or strike price). Để có được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người bán là C, gọi là phí chọn mua (call premium). Phí chọn mua phải được thanh toán cho người bán tại thời điểm ký kết hợp đồng mua quyền chọn mua đồng thời người mua trở thành người tiềm năng thu lợi nhuận nếu giá trái phiếu tăng trên mức giá giao dịch (X) cộng với khoản phí chọn mua (C). Bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn mua (the seller of a call option) nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn mua phải luôn luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho ngươì mua tại mức giá cố định đã được thoả thuận trước, gọi là giá giao dịch. Chiến lược thứ ba là mua quyền chọn bán trái phiếu. Người mua quyền chọn bán trái phiếu (the buyer of a put option) có quyền (không phải làm nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người bán quyền chọn bán trái phiếu tại một mức giá cố định đã được thoả thuận trước (gọi là giá giao dịch). Ngược lại, người mua phải trả cho người bán một khoản phí, gọi là phí chọn bán (P). Chiến lược thứ tư là bán quyền chọn bán trái phiếu. Trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người bán nhận được một khoản phí P (gọi là phí bán quyền chọn bán) người bán luôn phải sẵn sàng mua trái phiếu tại mức giá giao dịch X khi người mua thực hiện quyền chọn bán của mình. b. Giao dịch quyền chọn hạn chế rủi ro lãi suất: 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan