CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

35 3.7K 34
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhất là sự phát triển về mặt kinh tế con người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó thì nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo vẫn là một nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn các tầng lớp nhân dân. Thực tế trong quá trình xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc đảng và nhà nước ta luôn lấy tinh thần tự do tôn giáo làm kim nhỉ nam để đưa ra các chính sách tôn giáo phù hợp. Chính phủ có nói rằng: “chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam”. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Các tổ chức cá nhân tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế vào Việt Nam giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì. Lợi dụng chính sách tôn giáo của nhà nước ta nhiều tổ chức phản động núp dưới vỏ bọc là các tổ chức tôn giáo xuyên tạc các chủ trương của đảng kích động quần chúng nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình và có hành động chống phá nhà nước Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần nắm vững những chính sách của đảng để khỏi vô tình tiếp tay cho các tổ chữc phản động và tuyên truyền cho những người xung quanh cũng nhận thức rõ chính sách của đảng và nhà nước.

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương I: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO 1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO 2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO 3. TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO Chương II: VẤN ĐỀ TÔN GIÁOVIỆT NAM 1. ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁONƯỚC TA 2. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ TÔN GIÁO 3. NHỨNH HÀNH ĐỒNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG CHIÊU BÀI TÔN GIÁO 4. VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY A. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về tôn giáo công tác tôn giáo B. Tăng cường đầu tư thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các tôn giáo C. Mở rộng các hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực tôn giáo Chương III: CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG NHÀ níc VIỆT NAM 1. NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO CỦA NHÀ NƯỚC TA 2. THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRONG THỰC TIỄN 3. ĐẢNG NHÀ NƯỚC TA HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỂ THÍCH NGHI VỚI TÌNH HÌNH MỚI KẾT LUẬN 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình tồn tại phát triển, nhất là sự phát triển về mặt kinh tế con người ngày càng có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng trong đó thì nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo vẫn là một nhu cầu tinh thần của bộ phận lớn các tầng lớp nhân dân. Thực tế trong quá trình xây dựng đất nước giữ nước của dân tộc đảng nhà nước ta luôn lấy tinh thần tự do tôn giáo làm kim nhỉ nam để đưa ra các chính sách tôn giáo phù hợp. Chính phủ có nói rằng: “chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hóa bằng các vấn đề cụ thể như các tôn giáoViệt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp Pháp luật Nhà nước Việt Nam”. Các tôn giáoViệt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Các tổ chức cá nhân tôn giáo cũng được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Đã có rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế vào Việt Nam giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì. Lợi dụng chính sách tôn giáo của nhà nước ta nhiều tổ chức phản động núp dưới vỏ bọc là các tổ chức tôn giáo xuyên tạc các chủ trương của đảng kích động quần chúng nhân dân tổ chức nhiều cuộc biểu tình có hành động chống phá nhà nước Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần nắm vững những chính sách của đảng để khỏi vô tình tiếp tay cho các tổ chữc phản động tuyên truyền cho những người xung quanh cũng nhận thức rõ chính sách của đảng nhà nước. 2 CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO 1. BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO Bản chất của tôn giáo: tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử, nó là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Sự phản ánh mà các thế lực ở thế gian mang màu sắc tiêu thế gian. 2. NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO Tôn giáo ra đời do các nguồn gốc sau: + Nguồn gốc nhận thức: Do khả năng nhận thức của con người đối với mọi hiện tượng tự nhiên xã hội rất hạn chế nên họ phản ánh sai lạc bản chất các hiện tượng ấy, đi đến thần thánh hóa nó. + Nguồn gốc xã hội: đó là do tính tự phát của các mối quan hệ xã hội của con người chế độ áp bức bóc lột người. Tôn giáo ra đời còn có nguồn gốc tâm lý: tâm lý sợ sệt, yếu đuối, thiếu sức mạnh lý trí tạo ra những xúc cảm tiêu cực, tạo điều kiện nảy sinh ý thức tôn giáo. 3.TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO + Tính lịch sử: tôn giáo là một phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là nó ra đời tồn tại trong một giai đoạn lích sử nhất định. Do đó nó tồn tại sẽ mất đi trên cơ sở điều kiện sinh hoạt vật chất đã phát triển ở trình độ xã hội nhất định. + Tính chính trị: Trong xã hội có giai cấp đối kháng, một mặt là sự phản kháng tiêu cực của quần chúng bị áp bức bóc lột. Mặt khác, tôn giáo bị các giai cấp thống trị lợi dụng, chúng biến tôn giáo thành công cụ thống trị áp bức, bóc lột mê hoặc quần chúng nhân dân. + Tính quần chúng: Tôn giáo thâm nhập vào quần chúng nhân dân lôi kéo một bộ phận không nhỏ nhân dân vào các tôn giáo, biến tôn giáo thành 3 đức tin, lối sống lẽ sống của một bộ phận dân cư, trở thành nhu cầu giải phóng, nhu cầu hạnh phúc của một số người. CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ TÔN GIÁOVIỆT NAM 1. ĐẶC ĐIỂM TÔN GIÁONƯỚC VIỆT NAM Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu. Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. 4 Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể: - Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ . - Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ . - Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang . - Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước . một số tỉnh phía Bắc. - Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận . Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai các hệ phái tin lành. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam 5 phong phú đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung đối với từng tôn giáo giáo cụ thể. Ở Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo. Theo thống kê năm 1999, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với khoảng trên dưới 10 triệu người, sống tập trung ở ba khu vực chính là Tây Bắc, Tây Nguyên Tây Nam Bộ: Khu vực Tây Bắc có hơn 30 dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng gần 6 triệu người; Khu vực Tây Nguyên có 21 dân tộc thiểu số cư trú với hơn 1,5 triệu người. Sau này có thêm các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên sinh sống làm cho thành phần các dân tộc ở đây càng thêm đa dạng; Khu vực Nam Bộ nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với ba dân tộc: Khơme, Hoa Chăm với số dân khoảng 1 triệu. Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vực nói trên có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan niệm vạn vật hữu linh thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tôn giáo, cụ thể: - Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông. Hiện nay có 1.043.678 người Khơme, 8.112 nhà 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme. - Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo. Có khoảng gần 100 nghìn người Chăm, trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là 25.703 tín đồ, Hồi giáo không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ. Ngoài ra còn có hơn 30 nghìn người theo đạo Bàlamôn (Bà Chăm). Hồi giáo chính thức truyền vào dân tộc Chăm từ thế kỷ XVI. Cùng với thời gian, Hồi giáo đã góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, văn hóa của người Chăm. - Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở khu vực Tây Nguyên có gần 300 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo gần 400 nghìn người theo đạo Tin lành. 6 - Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay ở Tây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt, khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành dưới tên gọi Vàng Chứ hơn 10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi Thìn Hùng. Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân. Ước tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80- 85%, của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% của đạo Tin lành là 65%. Là người lao động, người nông dân, tín đồ các tôn giáoViệt Nam rất cần cù trong lao động sản xuất có tinh thần yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn của dân tộc. Tín đồ các tôn giáoViệt Nam có nhu cầu cao trong sinh họat tôn giáo, nhất là những sinh họat tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội. Một bộ phận tín đồ của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các phần tử thù địch lôi kéo, lợi dụng. Thông qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam có thể thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về tôn giáoViệt Nam. Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để Đảng Nhà nước họach định chủ trương, chính sách đối với tôn giáo ở tầm vĩ mô. 2. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ TÔN GIÁO Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm, thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn 7 giáo phá hoại độc lập dân tộc đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc nhân dân". Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin tưởng sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ. Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, một bộ phận của đời sống tinh thần con người. Trong quá trình tồn tại phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, nội sinh ngoại nhập. Bên cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua Hùng, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên các tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống hòa bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa Việt Nam, tuy có tranh chấp nhưng chưa bao giờ có xung đột, chiến tranh dưới lá cờ tôn giáo. Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là một đặc điểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật chính sách của Nhà nước.” Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nhấn mạnh tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc; đồng bào theo đạo các vị chức 8 sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Muốn xem xét một nước có tự do tôn giáo hay không, sau khi xem xét những quyền tự do tôn giáo đã được ghi rõ trong Hiến pháp, luật lệ, chính sách, người ta còn căn cứ vào 3 tiêu chuẩn: một là việc đào tạo chức sắc, nhà tu hành tôn giáo – đây là những người lãnh đạo, hướng dẫn tôn giáo; Hai là việc phổ biến kinh sách tôn giáo; Ba là việc xây dựng cơ sở thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh thất, thánh đường…). 3. NHỨNH HÀNH ĐỒNG CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BẰNG CHIÊU BÀI TÔN GIÁO Những thành tựu về kinh tế-xã hội nền chính trị ổn định của Việt Nam đang là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. một thế hệ người Việt năng động biết làm giàu cho bản thân xã hội đang là động lực cho sự phát triển đi lên của cả đất nước. Tuy nhiên, có một nhóm thiểu số những kẻ cực đoan đang cấu kết với các tổ chức phản động nước ngoài, trong đó có cả những nhóm khủng bố, chỉ với một mục tiêu duy nhất là lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để gây rối loạn xã hội hòng phá hủy toàn bộ thành quả của hơn hai thập kỷ Đổi mới. Bước đi của họ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng khi cần cũng hành động rất trắng trợn công khai. Trước hết, họ tìm cách thoát khỏi sự quản lý của pháp luật hiện hành, của Nhà nước như không xin phép hoạt động, hoặc xin ít làm nhiều trên các lĩnh vực: xây dựng cơ sở, tổ chức lễ hội, tuyên truyền xuất bản, đào tạo huấn luyện, quan hệ với nước ngoài… Tiến lên một bước nữa, họ xây dựng những tổ chức bất hợp pháp. Bất cứ tổ chức tôn giáo nào thật sự hoạt động vì mục đích tôn giáo đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Nhưng Chính phủ không bao giờ công nhận những tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo hoạt động vì mục đích khác nhằm phá hoại độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, mê tín dị đoan, xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, tài sản, sức khỏe của nhân dân. Chẳng hạn, tổ chức “Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo” trước năm 1975 không thể được xem là tôn giáo vì trong tổ chức 9 này có cả một đảng chính trị (Đảng Dân xã Hòa Hảo) với một lực lượng vũ trang 30.000 quân chính quy 300.000 lính dân vệ bảo an. Bước chống phá quyết liệt nhất là họ công khai tổ chức tôn giáo như là linh hồn của hoạt động chính trị nhằm bạo loạn lật đổ, chia rẽ, ly khai. “Hội thánh Tin lành Đề Ga”, một tổ chức được lập ra trên đất Mỹ là linh hồn, là cốt lõi của cái gọi là “Nhà nước Đề Ga độc lập”, từ mấy năm nay đã tỏ rõ bản chất phản động của nó trên vùng Tây Nguyên. Những tên chủ chốt lãnh đạo các cấp của “Nhà nước Đề Ga độc lập” đều giữ các chức sắc tương ứng của “Hội thánh Tin lành Đề Ga”. Những ý đồ tách Phật giáo Nam Tông của đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ ra khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam gắn liền với hoạt động của bọn phản động bên ngoài với cái gọi là “Nhà nước Khơme Crôm”. Cuối cùng, chúng ta cần lưu ý đến vai trò sự liên kết của các lực lượng phản động quốc tế dùng chiêu bài “tự do tôn giáo” để chống phá chủ nghĩa xã hội, chống phá Nhà nước ta. Khi vào Việt Nam, họ phát tán tài liệu truyền đạo trái phép, kể cả dùng biện pháp mua chuộc bằng vật chất, họ kích động chia rẽ các tôn giáo, móc nối với các phần tử đội lốt tôn giáo đã có nhiều hành vi trái pháp luật. Khi ở nước ngoài, họ liên kết để tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tôn giáoViệt Nam, hỗ trợ cho các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc của chúng ta. Xuất phát từ bản chất văn hóa của dân tộc, từ chính sách đại đoàn kết toàn dân, chúng ta đã có những chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Giờ đây, trong hoàn cảnh mới của yêu cầu phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta sẽ tổng kết tình hình đề ra nhiều chủ trương, giải pháp mới để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, làm thất bại hoàn toàn mọi âm mưu đen tối của các thế lực phản động. Trong những năm gần đây, bên cạnh những nhân vật chống đối nhà nước quyết liệt có nhiều tiếng tăm, đã xuất hiện những gương mặt mới với tuổi đời ít hơn nhưng không kém phần “lớn tiếng,” chẳng hạn như Nguyễn Văn Đài, Trần Khải Thanh Thủy thậm chí cả một người chưa đến tuổi 30 là Lê Thị Công Nhân. 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 18:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan