Quy hoạch sử dụng đất Inđônêsia và bài học rút ra cho Việt Nam

34 960 1
Quy hoạch sử dụng đất Inđônêsia và bài học rút ra cho Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau khi dành thành lập đất nước Inđônêsia, nền kinh tế Inđônêsia đó cú sự thay đổi. Để phát triển kinh tế - xó hội của đất nước Inđônêsia có nhiều vấn đề bức thiết cần phải đặt ra, trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trỡnh bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn một cách hợp lý nhất. Nó là một khâu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xó hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trỡnh, kế hoạch phát triển kinh tế ở Inđônêsia. Quy hoạch sử dụng đất nó giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ớch lõu dài, giỳp cho quỏ trỡnh sử dụng đất đầy đủ, đúng đắn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Inđônêsia cú ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xó hội của đất nước họ cũng như từng vùng, từng địa phương và các đơn vị cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ không thể thiếu được để quy hoạch phát triển các ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở rất cần thiết đối với con đường phát triển của đất nước Inđônêsia cũng như đó là bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam chúng ta học tập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,chúng em đó nghiờn cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất Inđônêsia và bài học rút ra cho Việt Nam.”

LỜI NÓI ĐẦU Sau khi dành thành lập đất nước Inđônêsia, nền kinh tế Inđônêsia đã có sự thay đổi. Để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Inđônêsia có nhiều vấn đề bức thiết cần phải đặt ra, trong đó có vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất đai cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn một cách hợp lý nhất. Nó là một khâu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, là một khâu không thể thiếu được trước khi đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế ở Inđônêsia. Quy hoạch sử dụng đất nó giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất đầy đủ, đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Inđônêsia có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước họ cũng như từng vùng, từng địa phương các đơn vị cơ sở. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ không thể thiếu được để quy hoạch phát triển các ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở rất cần thiết đối với con đường phát triển của đất nước Inđônêsia cũng như đó là bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam chúng ta học tập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên,chúng em đã nghiên cứu đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất Inđônêsia bài học rút ra cho Việt Nam.” Đề tài ngoài phần lời nói đầu kết luận còn nội dung chia làm ba phần như sau: Phần 1: Tổng quan về đất nước Inđônêsia. Phần 2: Thực trạng về tình hình quy hoạch sử dụng đất Inđônêsia , thành công những khó khăn còn đang tồn tại Phần 3 : Bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam Do trình độ thời gian có hạn nên trong qua trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần 1. Tổng quan về đất nước Inđônêsia : 1.1 Tổng quan về đất nước Inđônêsia : Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia; Hán Việt: Nam Dương), là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á Châu Đại Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới; tuy nhiên trong Hiến pháp Indonesia không hề đề cập tới tôn giáo này. Indonesia theo thể chếcộng hòa với một bộ máy lập pháp tổng thống do dân bầu. Indonesia có biên giới trên đất liền với Papua New Guinea, Đông Timor Malaysia, ngoài ra giáp các nước Singapore, Philippines, Úc, lãnh thổ Ấn Độ Đảo Andaman Nicobar. Thủ đô là Jakarta cũng đồng thời là thành phố lớn nhất. Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khi Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc Ấn Độ. Những vị vua cai trị địa phương dần tiếp thu văn hóa, tôn giáo các mô hình chính trị Ấn Độ từ những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, các vương quốc Hindugiáo Phật giáo đã bắt đầu phát triển. Lịch sử Indonesia bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài muốn nhòm ngó các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Các nhà buôn Hồi giáo đã đưa tới Đạo Hồi, các cường quốc Châu Âu đã tranh giành để độc chiếm lĩnh vực thương mại trên các hòn đảo Hương liệu Malukutrong Thời đại Khám phá. Sau ba thế kỷ rưỡi dưới ách thực dân Hà Lan, Indonesia đã giành được độc lập sau Thế chiến thứ hai. Từ đó lịch sử Indonesia rơi vào cảnh biến động với các nguy cơ từ các thảm hoạ thiên nhiên, nạn tham nhũng chia rẽ cũng như một quá trình dân chủ hoá, các giai đoạn thay đổi kinh tế nhanh chóng. Tuy gồm rất nhiều hòn đảo, Indonesia vẫn gồm các nhóm sắc tộc, ngôn ngữ tôn giáo riêng biệt. Người Java là nhóm sắc tộc đông đúc có vị thế chính trị lớn nhất. Với tư cách là một nhà nước duy nhất một quốc gia, Indonesia đã phát triển một tính đồng nhất được định nghĩa bởi một ngôn ngữ quốc gia, sự đa dạng chủng tộc, sự đa dạng tôn giáo bên trong một dân số đa số Hồi giáo, một lịch sử thực dân cùng những cuộc nổi dậy chống lại nó. Khẩu hiệu quốc gia của Indonesia, "Bhinneka tunggal ika" ("Thống nhất trong đa dạng", theo nghĩa đen "nhiều, nhưng là một"), đã thể hiện rõ sự đa dạng hình thành nên quốc gia này. Tuy nhiên, những căng thẳng tôn giáo chủ nghĩa ly khai đã dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sự ổn định kinh tế chính trị. Dù có dân số lớn nhiều vùng đông đúc, Indonesia vẫn có nhiều khu vực hoang vu là quốc gia có mức độ đa dạng sinh học đứng hàng thứ hai thế giới. Nước này rất giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tuy vậy sự nghèo khó vẫn là một đặc điểm của Indonesia hiện đại. 1.1 Lịch sử đất nước : Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gũi với nhau trên phương diện ngữ học nhân chủng học thuộc nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng. Các di tích hoá thạch của người Homo erectus, thường được gọi là "Người Java", cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. [8] Người Austronesian, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ Đài Loan. Họ tới Indonesia từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, đẩy người Melanesian bản xứ về các vùng xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ. [9] Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, nền văn minh lúa nước xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, [10] cho phép các làng mạc, thị trấn các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa với nước ngoài phát triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. [11] Chính thương mại đã hình thành nên lịch sử Indonesia. [12] Từ thế kỷ thứ bảy, vương quốc hàng hải Srivijaya hùng mạnh phát triển nhờ thương mại các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại. Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo Sailendra Hindu giáo Medangphát triển suy tàn trong vùng nội địa Java, để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudurcủa Sailendra Prambanan của Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, ở thời Gajah Mada, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia Dù các thương gia Hồi giáo đã lần đầu đi qua Đông Nam Á từ đầu thời kỳ Hồi giáo, bằng chứng sớm nhất về cộng đồng dân cư Hồi giáo tại Indonesia có niên đại từ thế kỷ 13 ở phía bắcSumatra. Các vùng khác của Indonesia dần chấp nhận Hồi giáo, nó đã là tôn giáo ưu thế tại Java Sumatra từ cuối thế kỷ 16. Ở hầu hết các nơi, Hồi giáo vượt lên pha trộn với các ảnh hưởng văn hóa tôn giáo bản địa, hình thành nên hình thức Hồi giáo hiện tại ở Indonesia, đặc biệt tại Java. Những người Châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512, khi các thương gia Bồ Đào Nha, do Francisco Serrão dẫn đầu tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên nhục đậu khấu, đinh hương, hạt tiêu tại Maluku. Các thương gia Hà Lan Anh nhanh chóng theo chân. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) trở thành một quyền lực lớn của Châu Âu. Sau khi bị phá sản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chính thức bị giải tán năm 1800, chính phủ Hà Lan thành lập Đông Ấn Hà Lan như một thuộc địa được quốc hữu hóa. [17] Sukarno, vị Tổng thống sáng lập Indonesia Trong hầu hết thời gian của thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này một cách lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ 20 Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại. Cuộc xâm lược chiếm đóng của Nhật Bản sau đó trong Thế chiến thứ hai đã chấm dứt thời kỳ cai trị của Hà Lan, khuyến khích phong trào độc lập từng bị đàn áp trước đó ở Indonesia. Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập được chỉ định làm tổng thống. Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, cuộc tranh giành ngoại giao vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia (ngoại trừ lãnh thổ Hà Lan Tây New Guinea, đã được tích hợp theo Thoả thuận New York năm 1962, Đạo luật Tự do Lựa chọn được Liên hiệp quốc uỷ thác). Sukarno chuyển từ dân chủ sang chủ nghĩa độc đoán, duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội, Đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Quân đội âm mưu đảo chính ngày 30 tháng 9 năm 1965, dẫn tới một phong trào thanh trừng bạo lực chống cộng, trong đó Đảng Cộng sản Indonesia bị cáo buộc âm mưu đảo chính cuộc đảo chính bị tiêu diệt. Khoảng 500 nghìn tới 1 triệu người đã bị giết hại Lãnh đạo quân đội, Tướng Suharto, công khai làm suy yếu vị trí chính trị của Sukarno, được chính thức chỉ định làm tổng thống vào tháng 3 năm 1968. Chính sách Trật tự Mới của ông được chính phủ Mỹ ủng hộ, ] khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia, đây là một yếu tố chính dẫn tới ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế ổn định sau đó. Tuy nhiên, sự độc đoán của chính sách "Trật tự Mới" bị chỉ trích rộng rãi vì tình trạng tham nhũng đàn áp chính trị đối lập. Năm 1997 1998, Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Điều này càng khiến sự bất mãn của dân chúng với Trật tự Mới gia tăng dẫn tới các cuộc tuần hành dân chúng. Suharto từ chức ngày 21 tháng 5 năm 1998. Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, sau một cuộc xâm chiếm quân sự dài 25 năm được đánh dấu bởi những lời lên án quốc tế những vụ đàn áp thường xuyên với người Đông Timor. Từ khi Suharto từ chức, một quá trình tăng cường dân chủ gồm cả một chương trình trao quyền tự trị cho các vùng, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp năm 2004. Tình trạng bất ổn chính trị kinh tế, bất ổn xã hội, tham nhũng chủ nghĩa khủng bố đã giảm sút đáng kể. Dù các quan hệ giữa các tôn giáo các nhóm sắc tộc phần lớn hài hòa, những vấn đề bất đồng bạo lực tại một số khu vực vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Một cuộc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột vũ trang ly khai ở Aceh đã được thực hiện năm 2005. 1.2 Địa lý Inđônêsia : Hình 1.1. Bản đồ Inđônêsia Nguồn : Google map Indonesia gồm 17.508 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra,Kalimantan (phần Borneo thuộc,Indonesia…) New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo vàSebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, Philippines ở phía bắc Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, Semarang Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, gồm các sông Mahakam Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo. Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, [40] gồm cả Krakatoa Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra, là một thảm họa toàn cầu. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra, trận động đất Yogyakarta năm 2006. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java Bali. Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780–3.175 milimét (70–125 in), lên tới 6.100 milimét (240 in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là 26–30 °C (79–86 °F). Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc. 1.3 Dân số Inđônêsia : Dân số của Indonesia dựa trên kết quả điều tra dân số Indonesia năm 2010 (viết tắt SP2010 ) là một tổng điều tra được tiến hành bởi Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) tại Indonesia vào ngày 1 tháng 5 - 15 tháng 6 năm 2010là bao nhiêu là 237.556.363 người, bao gồm 119.507.580 người đàn ông 118.048.783 phụ nữ . Indonesia tỷ lệ tăng dân số 1,49 phần trăm mỗi năm. Phân bố dân số Indonesia: Đảo Tỷ lệ phần trăm Đảo Java 58% Đảo Sumatra 21% Đảo Sulawesi 7% Đảo Kalimantan 6% Bali Nusa Tenggara 6% Papua Maluku 3% Bảng 1.1 – Phân bổ dân số theo khu vực của Inđônêsia Nguồn : Wikipedia.com Tây Java , Đông Java Trung Java là các tỉnh đầu ba với đông dân nhất, mà tương ứng lên đến 43.021.826 người, 37.476.011 người đàn ông 32.380.687 người. Các tỉnh Bắc Sumatra là khu vực Hầu hết mọi người bên ngoài đảo Java , có đến 12.985.075 người. Mật độ dân số bình quân của Indonesia là lúc 124 người / km ².Tỉnh mật độ dân số cao nhất là các tỉnh của DKI Jakarta , lên tới 14.440 người / km ².Tỉnh của các cấp thấp nhất của mật độ dân số là các tỉnh Tây Papua , đó là bằng 8 người / km ². Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ. Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, có ưu thế văn hóa cũng như chính trị. Người Sundan, người Malay, Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java. Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ. Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng. Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số. Đa số lĩnh vực thương mại tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, thậm chí bạo lực chống lại người Hoa. Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học đại học, được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất. Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa Papua Austronesia, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo. Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia, chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Cơ đốc giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; Nho giáo. Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000. Indonesia cũng có 8,7% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, 3% là tín đồ Hindu, 1,8% tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali, đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa. Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ 13, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ 16. Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu, phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái Calvin Luther trong thời kỳ thực dân tại đây. Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia—như người Java abangan, Bali Hindu, Dayak là các tín đồ Thiên chúa giáo—theo một hình thức hổ lốn chính thống của tôn giáo của họ, tạo nên phong tục các đức tin địa phương. 1.4 Phân chia hành chính của đất nước Inđônêsia : Về mặt hành chính, Indonesia gồm 33 tỉnh, trong đó năm tỉnh có quy chế đặc biệt. Mỗi tỉnh có cơ quan lập pháp thống đốc riêng. Các tỉnh được chia tiếp thành các huyện (kabupaten) các thành phố (kota), chúng lại được chia tiếp thành các quận (kecamatan), các nhóm làng (hoặc desa hay kelurahan). Sau khi áp dụng các biện pháp vùng tự trị năm 2001, các huyện các thành phố đã trở thành các đơn vị hành chính chủ chốt, chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết dịch vụ nhà nước. Cấp hành chính làng là đơn vị có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống thường ngày của người dân, giải quyết các vấn đề của làng hay khu vực lân cận thông qua một lurah hay kepala desa (trưởng làng) do dân bầu. Các tỉnh Aceh, Jakarta, Yogyakarta, Papua, Tây Papua có mức độ tự trị ưu tiên hành pháp cao hơn từ chính quyền trung ương so với các tỉnh khác. Ví dụ, chính phủ Aceh, có quyền thiết lập một hệ thống luật pháp độc lập; năm 2003, tỉnh này đã cho ra đời một hình thức Sharia (Luật Hồi giáo). Yogyakarta được trao vị thế Vùng Đặc biệt để ghi nhận vai trò nòng cốt của nó trong việc hỗ trợ những người Cộng hòa Indonesia thời Cách mạng Indonesia. Papua, thường được gọi bằng Irian Jaya, đã được hưởng một quy chế tự chủ đặc biệt từ năm 2001. Jakarta là vùng thủ đô đặc biệt của quốc gia. 1.5 Kinh tế của Inđônêsia : Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia ước khoảng 408 tỷ đô la (1.038 tỷ đô la theoPPP). Năm 2007, ước tính GDP bình quân đầu người danh nghĩa là 1.812 đô la, GDP trên đầu người theo sức mua tương đương (PPP) là 4.616 (đô la quốc tế). Lĩnh vực dịch vụ là ngành lớn nhất của nền kinh tế chiếm 45,3% GDP (2005). Tiếp theo là công nghiệp(40,7%) nông nghiệp (14,0%).Tuy nhiên, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn các lĩnh vực khác, chiếm 44,3% trong tổng số lực lượng lao động 95 triệu người. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ (36,9%) công nghiệp (18,8%). Các ngành công nghiệp chính gồm dầu mỏ vàkhí thiên nhiên, dệt, may, khai thác mỏ. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm dầu cọ, gạo,chè, cà phê, gia vị, cao su. Hình 1.2 – Tốc độ tăng trưởng GDP của Inđônêsia Nguồn : http://www.tradingeconomics.com

Ngày đăng: 23/07/2013, 13:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan