Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội

56 409 0
Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao	 hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài kế toán TSCĐHH 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1.1.1 Vai trò của kế toán TSCĐHH Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động sức lao động. TSCĐHHmột bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò của TSCĐHH mà việc theo dõi, quản lý TSCĐHH cần được thực hiện chặt chẽ . Để đáp ứng TSCĐ ở cả 3 khía cạnh: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, kế toán TSCĐHH phải thực hiện tốt vai trò của mình. Đó là tổ chức ghi chép, phản ánh giá trị tài sản, tình hình tăng giảm TSCĐ, phản ánh giá trị hao mòn tính toán phân bổ khấu hao, phản ánh chi phí sửa chữa TSCĐ, kiểm đánh giá hiện trạng của TSCĐ. Thông qua kế toán, giúp ban lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm nắm chắc tình hình biến động về số lượng, giá trị của TSCĐHH. Từ đó quản lý, sử dụng hiệu quả TSCĐHH 1.1.2 Bất cập trong việc áp dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán Công tác hạch toán kế toán nói chung công tác kế toán TSCĐHH nói riêng luôn được Nhà nước quan tâm, chú trọng, thể hiện thông qua việc ban hành Luật Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp, 26 chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn các văn bản có liên quan khác. Việc Bộ Tài chính ban hành các văn bản pháp luật nói trên đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để thống nhất quản lý kế toán trong các doanh nghiệp, trong đó có quản lý kế toán TSCĐHH Hiện nay, trong kế toán TSCĐHH các DN đều áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 03(VAS03) ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng bộ Tài chính. thông tư 203/2009/TT- BTC về hướng dẫn quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ. Bên cạnh đó, cùng một lúc có 2 quy định về chế độ quản lý TSCĐ vốn nhà nước (tạm gọi tắt là TSCĐ nhà nước) TSCĐ của DN khác nói chung: Một là Thông tư số 33/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều tại quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác; hai là Chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao TSCĐ. Theo cơ chế thị trường tất cả các thành phần kinh tế đều như nhau nhưng Nhà nước lại ban hành quy định riêng cho DN Nhà nước tạo sự thiếu bình đẳng cho các DN khác. Cụ thể, TSCĐ của DN khác (ngoài nhà nước) chỉ có thể được trích khấu hao tính vào chi phí trong kỳ khi trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tất cả TSCĐ nhà nước đều phải được tính trích khấu hao. Trong đó, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác (Mục 1, Phần B, Chương II, Thông tư 33/2005/TT-BTC). Nếu là TSCĐ của DN 100% vốn nhà nước thì đã rõ, vấn đề là nếu TSCĐ nhà nước đầu tư vào DN khác thì việc quản lý cũng như cách hạch toán phức tạp hơn bởi đòi hỏi phải có sự phân biệt giữa các loại tài sản khác nhau tại DN. Trong thực tế điều này dễ gây tâm lý không bình đẳng giữa việc quản lý tài sản có mặt tại các DN. 1.1.3 Thực tế kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Nội Trong quá trình thực tập, nghiên cứu ở công ty thông qua kết quả cuộc khảo sát thực tế tại công ty bằng việc phát phiếu điều tra qua 3 cuộc phỏng vấn, em nhận thấy ngoài những ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐHH công ty vẫn còn một số bất cập. TSCĐHH trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của DN đóng vai trò quan trọng quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. TSCĐHH gồm nhiều loại đa dạng phức tạp được phân bổ ở nhiều nơi. Công tác kế toán TSCĐHH trên các nội dung về chừng từ, tài khoản vận dụng tài khoản, sổ kế toán vẫn còn thiếu sót. Việc hạch toán một cách đầy đủ, chi tiết giúp công ty khai thác tối đa công suất của TSCĐ. 1.2 Xác lập tuyên bố vấn đề Nhận dạng những vấn đề tồn tại để tránh nhầm lẫn giữa quy định về ghi nhận TSCĐHH, các hình thức kế toán, phương pháp kế toán cũng như các chế độ chứng từ sổ sách giữa chuẩn mực kế toán chế độ kế toán cũng như công tác kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Nội. Em xin tuyên bố đề tài mình chọn nghiên cứu: “Kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Nội ’’ 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý luận : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu xem nhà nước đã ban hành những quy định gì về kế toán TSCĐHH. Những quy định gì đã được áp dụng những khó khăn bất cập khi áp dụng tại doanh nghiệp để từ đó đưa ra những kiến nghi để giải quyết những khó khăn đó. Về mặt thực tế : Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : “Kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Nội ’’ là để đánh giá tình hình , hiệu quả sử dụng TSCĐHH, những ưu điểm, tồn tại hạn chế trong công tác kế toán, quản lý TSCĐHH trong công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu được công ty cung cấp. Từ những cơ sở đó, để đánh giá tình hình kế toán TSCĐHH tại công ty đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH của công ty. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Về nội dung: Trong đề tài này, nội dung nghiên cứu tập trung vào kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Nội - Về không gian: Theo chương trình đào tạo của nhà trường, để tìm hiểu thực tế về chuyên nghành đã học, em thực tập tại Công ty Thực Phẩm Nội. - Về mặt thời gian: Đề tài đươc thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 21/3/2011 đến ngày 11/6/2011. Trong đó, có 3 tuần thực tập tổng hợp từ ngày 21/3/2011 đến 9/4/2011 8 tuần từ ngày 11/4/2011 đến ngày 11/6/2011 - Về số liệu nghiên cứu: Phân tích các số liệu trong quý I năm 2011 bắt đầu từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/3/2011 1.5. Kết cấu luận văn Ngoài các phần tóm lược, lời cám ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận văn của em có kết cấu gồn 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài kế toán TSCĐHH Trong chương này người đọc sẽ biết được lý do em chọn đề tài, mục đích phạm vi nghiên cứu đề tài.Đồng thời qua chương 1 người đọc cũng nắm được nội dung tổng thể của đề tài. Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp Ở chương này, em sẽ giải quyết các vấn đề về lý luận thuộc về TSCĐHH. Người đọc sẽ nắm được những vấn đề cơ bản thuộc về kế toán TSCĐHH theo chế độ kế toán Việt Nam. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các kết quả phân tích thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty Thực Phẩm Nội Tại chương này, người đọc có thể thấy giữa lý thuyết thực tế doanh nghiệp áp dụng kế toán TSCĐHH như thế nào. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐHH của doanh nghiệp trong năm tài chính 2010 sẽ được hạnh toán cụ thể tại chương này. Chương 4: Các kết luận đề xuất về kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty Thực Phẩm Nội Chương này em sẽ kết luận những vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đưa ra những kết quả đạt được bên cạnh đó là những tồn tại. Từ những tồn tại đó đưa ra những kiến nghi, đề xuất trong công tác kế toán TSCĐHH tại công ty. Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về kế toán TSCĐHH trong doanh nghiệp 2.1. Các khái niệm, định nghĩa cơ bản Tài sản: Là một nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát được, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. TSCĐ: Là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là TSCĐ Theo chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03)- Tài sản cố định hữu hình ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng bộ Tài chính quy định: Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vất chất do doanh nghiệp nắm giữa để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình. Phân loại TSCĐHH * Theo hình thái biểu hiện: - Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm các TSCĐ được hình thành sau quá trình mua sắm, thi công, xây dựng như: nhà làm việc, văn phòng, nhà xưởng… - Máy móc, thiết bị: bao gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phương tiện vận tải truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không… - Thiết bị, công cụ quản lý: Gồm các thiết bị dụng cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, truyền thông như máy vi tính, máy fax… - Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: gồm các loại cây lâu năm như chè, cây cao su, cây điều, các loại súc vật làm việc sinh sản - TSCĐ phúc lợi: bao gồm tất cả các TSCĐHH dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như nhà ăn, nhà nghỉ, câu lạc bộ - TSCĐ khác: bao gồm các loại TSCĐHH chưa được phản ánh vào các loại trên như TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng, tác phẩm nghệ thuật, sách báo * Theo quyền sở hữu: - TSCĐHH thuộc sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐHH được đầu tư bằng nguồn vốn của DN, DN có quyền sở hữu sử dụng chúng. Các TSCĐHH này được đăng ký đúng tên DN - TSCĐHH không thuộc quyền sở hữu của DN: là những TSCĐHH của đợn vị khác nhưng DN được quyền quản lý, sử dụng theo những điều kiện nhất định. Nó có thể là TSCĐHH nhận của đối tác liên doanh, TSCĐHH thuê tài chính hoặc thuê hoạt động * Theo mục đích sử dụng: - TSCĐHH dùng cho mục đích kinh doanh: đây là các tài sản do DN sử dụng trong hoạt động cụ thể khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh như kho tàng, cửa hàng, máy móc thiết bị… -TSCĐHH dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: đây là TSCĐHH do DN quản lý sử dụng cho hoạt động phúc lợi, an ninh, quốc phòng trong DN như: nhà ăn tập thể, trạm y tế… TSCĐHH bảo quản, giữ hộ: là những TSCĐHH không thuộc quyền sở hữu của DN nhưng DN có trách nhiệm bảo quản, giữ hộ cho Nhà nước hoặc DN khác Nguyên giá TSCĐHH: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Khấu hao TSCĐ: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao TSCĐHH trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Gíá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐHH ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐHH phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐHH, hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó. Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ thanh lý ước tính. Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐHH sau khi trừ(-) số khấu hao lũy kế của tài sản đó. Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng. 2.2 Một số lý thuyết về kế toán TSCĐHH 2.2.1 Các quy định của chuẩn mực số 03 (VAS03) - “TSCĐHH” Các nghiệp vụ kế toán TSCĐHH được quy định bởi chuẩn mực kế toán số 03- TSCĐHH được ban hành công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. VAS 03 quy định một số nội dung sau: a. Nhận biết ghi nhận TSCĐHH Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. b. Các nguồn hình thành xác định nguyên giá TSCĐHH TSCĐ hữu hình mua sắm: . Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa thuế. Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, kế toán phản ánh giá trị TSCĐHH theo tổng giá thanh toán TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu: Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác lệ phí trước bạ (nếu có). TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: Nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay” TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác. Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử… Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. [...]... hiểu về số lượng các loại sổ;tìm hiểu về kết cấu phương pháp ghi chép cho từng mẫu sổ việc phối hợp đối chiếu giữa các sổ  Tìm ra những ưu nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐHH Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Chương 3: Phương pháp nghiên cứu các kết quả phân tích thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty Thực Phẩm Nội 3.1 Phương pháp... - Xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản hàng hóa tiêu dùng mà Nhà nước cho phép * Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Phụ lục 3.4: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý của Công ty Thực Phẩm HN 3.2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Thực Phẩm Nội a Tổ chức bộ máy kế toán tại DN Phụ lục 3.5: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thực Phẩm HN Phòng kế. .. chỉ có duy nhất một bài nghiên cứu về kế toán TSCĐ là chuyên đề tốt nghiệp: Công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công Ty Thực Phẩm Nội năm 2008 của Tạ Hải Yến – Viện Đại Học Mở Tác giả mới chỉ nêu ra được các tồn tại trong công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty mà chưa nêu được các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH 2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở... thuyết về các luận văn trước về kế toán TSCĐHH cũng như khảo sát thực tế tại Công ty thực phẩm Nội Đề tài này nghiên cứu những nội dung sau:  Tìm hiểu đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý bộ phận kế toán tại Công ty  Tìm hiểu đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ tại DN  Tìm hiểu thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty TPHN trên các nội dung sau: ♦ Chứng từ sử dụng: Tìm hiểu những mẫu chứng từ mà Công ty sử... hình ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán TSCĐHH tại công ty Thực Phẩm Nội 3.2.1 Tổng quan về công ty 3.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Tên đầy đủ Tiếng Việt : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Tên giao dịch Tiếng Việt Tên giao dịch quốc tế Tên viết tắt Tiếng Anh Trụ sở chính Thực Phẩm : Công ty Thực Phẩm Nội : Hanoi Foodstuff Company : HFC : 24 - 26 Trần Nhật Duật - Hoàn Kiếm - Hà. .. Tổng Giám đốc Nội : Trần Thị Diễm Hương Công ty Thực Phẩm Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuôc Sở Thương Mại Nội (nay thuộc Tổng Công ty Thương Mại Nội) , là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của nghành thương nghiệp thủ đô từ năm 1957 Thực hiện đường lối đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Thực Phẩm được phân hạng là doanh nghiệp Nhà nước hạng 2 được thăng... Thành phố Nội cấp Công ty THNN Nhà nước một thành viên Thực Phẩm Nội có chức năng, nhiệm vụ kinh doanh như sau: - Kinh doanh thực phẩm tươi chế biến, thực phẩm công nghệ, thủy hải sản tươi sống chế biến, muối các loại gia vị - Sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa công nghệ phẩm, thực phẩm - Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, làm đại lý cho các sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được... đội ngũ nhân viên kế toán - Đội ngũ nhân viên kế toán tại công ty là những người có chuyên môn nghề nghiệp, năng động, nhiệt tình do vậy luôn hoàn thành tốt các công việc được phân công - Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao, sử dụng các phần mềm kế toán giúp công tác kế toán tại công ty thuận tiện hơn, hạn chế tối đa các sai sót trong công tác hạch toán Ngoài ra, trang web nội bộ của công ty cũng góp... một số loại bất động sản có khả năng giảm giá mặc dù TS này đã được trích khấu hao Điều này giúp DN san sẻ bớt rủi ro 3.3 Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại Công ty Thực Phẩm Nội 3.3.1 Đặc điểm về TSCĐHH tại Công tymột doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Thương Mại nên TSCĐHH tại Công ty chủ yếu là nguồn Ngân sách bao gồm các Trung tâm thương mại, siêu thị, các nhà xưởng sản xuất, ... xuất, nhà máy chế biến thực phẩm, hệ thống các cửa hàng thực phẩm bán buôn bán lẻ, các đại lý thu mua, phân phối… Trong cơ cấu TSCĐHH tại Công ty thì nhà cửa, vật kiến trúc chiếm một tỷ trọng lớn Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của Công ty chủ yếu là các dây truyền sản xuất chế biến thực phẩm, thiết bị bảo quản thực phẩm, các phương tiện vận chuyển chuyên chở Đối với Văn phòng Công ty thì . TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội. Em xin tuyên bố đề tài mình chọn nghiên cứu: Kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm. nghiên cứu của đề tài : Kế toán TSCĐHH tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực Phẩm Hà Nội ’’ là để đánh giá tình hình , hiệu quả sử dụng TSCĐHH, những

Ngày đăng: 23/07/2013, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan