SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP DANH VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH

3 17.9K 127
SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP DANH VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP DANH VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH

SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP DANH VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH A. Khái niệm - Thành viên hợp danhthành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lí và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt động của công ty. - Thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp danh , chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn vào công ty. B. So sánh I.Giống nhau - Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. - Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. - Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình. - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. - Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty. II. Khác nhau Thành viên hợp danh Thành viên góp vốn Chủ thể - Thành viên hợp danh phải là cá nhân Vì - Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty, trong khi đó tổ chức luôn chịu trách nhiệm hữu hạn. - Các thành viên hợp danh phải có cùng trình độ chuyên môn, trình độ chuyên môn được thể hiện thông qua bằng cấp, mà bằng cấp có thể cấp cho một cá nhân không thể cấp cho cả tập thể. - Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. Vì - Thành viên góp vốn chỉ góp vốn của mình vào công ty đẻ hưởng lợi nhuận nên cá nhân, tổ chức đều có thể được. Tầm quan trọng - Công ty hợp danh bắt buộc phải có thành viên hợp danh ít nhất hai thành viên. Vì - Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân chính vì thế phải cần ít nhất hai người mới có thể hợp tác kinh doanh. - Công ty hợp danh có thể có hoặc không có thành viên góp vốn. Vì - Thành viên góp vốn chỉ là những người góp vốn vào công ty để hưởng lợi nhuận. nên thường họ chỉ quan tâm tới phần lợi nhuận mà họ được hưởng mà ít quan tâm tới hoạt động của công ty. Trình độ chuyên môn - Thành viên hợp danh cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về nghành nghề kinh doanh của công ty. Vì - Họ là những người trực tiếp tổ chức, quản lí, điều hành công ty nên phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh của công ty. - Thành viên góp vốn không cần phải có trình độ chuyên môn, hiểu biết về nghành nghề kinh doanh. Vì - Họ chỉ là những người góp vốn vào công ty và không trực tiếp làm ăn. Chế độ trách nhiệm Chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. -Các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình [tài sản đầu tư và tài sản dân sự] chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. -Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ. Có nghĩa là chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Vì - Công ty hợp danh được thành lập trên cơ sở mối quan hệ quen biết giữa các thành viên, họ cùng góp vốn, hiểu biết của mình để thành lập công ty. Không có sự tách bạch về tài sản của công ty với cá nhân. Vì vậy phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chịu trách nhiệm hữu hạn - Chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. - Chủ nợ không có quyền yêu cầu bất kì thành viên góp vốn nào thanh toán các khoản nợ của công ty. Vì - Thành viên góp vốn chỉ góp vốn để hưởng phần trăm lợi nhuận tương ứng với số vốn góp, họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Họ có thể có hoặc không có mối quan hệ quen biết với các thành viên trong công ty. Do đó, tuy là thành viên của loại hìnhcông ty đối nhân nhưng họ lại chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty đối vốn. Quyền hạn Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng nghành nghề với công ty đó. Có quyền như một thành viên trong công ty đối vốn Chuyển nhượng vốn Chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty. Vì - Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự quen biết lâu năm, sự tin tưởng giữa các thành viên. Chính vì thế nếu như một thành viên tự ý chuyển nhượng vốn khi mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại thì đồng nghĩa với việc phá vỡ mối quan hệ quen biết đó. Được chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật. Vì - Những thành viên góp vốn chỉ là những người đầu tư tiền vào công ty, không tham gia kinh doanh, cũng không có mối quan hệ quen biết lâu năm với các thành viên trong công ty. Như vậy, thành viên hợp danh có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có quyền hạn và nghĩa vụ hạn chế. . SO SÁNH THÀNH VIÊN HỢP DANH VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN TRONG CÔNG TY HỢP DANH A. Khái niệm - Thành viên hợp danh là thành viên bắt buộc phải có trong công. biết lâu năm với các thành viên trong công ty. Như vậy, thành viên hợp danh có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có quyền

Ngày đăng: 23/07/2013, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan