huong nghiep-DAI HOC CAN THO-rat hay

51 368 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
huong nghiep-DAI HOC CAN THO-rat hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. GIỚI THIỆU Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật (KHKT) của vùng. Quy mô đào tạo năm học 2008 - 2009 xấp xỉ 23.000 sinh viên hệ chính quy học tại trường; và hơn 14.000 sinh viên hệ không chính quy học tại các đơn vị liên kết ở các tỉnh (thành phố) khu vực ĐBSCL. Quy mô đào tạo hệ chính quy không ngừng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. Trong năm 2009, Trường đào tạo 80 ngành, chuyên ngành bậc đại học, 28 chuyên ngành bậc cao học và 7 chuyên ngành nghiên cứu sinh. Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và dân trí trong vùng. Trường ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác KHKT và chuyển giao công nghệ. Về lĩnh vực đào tạo, Trường có 11 Khoa: Khoa Khoa học, Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Khoa Công nghệ, Khoa Công nghệ thông tin & Truyền thông (có Trung tâm Công nghệ phần mềm), Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Khoa Thủy sản, Khoa Luật, Khoa Khoa học chính trị, Khoa Môi trường & TNTN, Khoa Dự bị dân tộc. Trường còn có các Viện, các Trung tâm và bộ môn trực thuộc vừa kết hợp công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ như: Viện nghiên cứu & phát triển Công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trung tâm nghiên cứu - Thực nghiệm đa dạng sinh học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Bộ môn Giáo dục thể chất. II. QUY CHẾ - QUY TRÌNH ĐÀO TẠO - Quy chế đào tạo: Trường ĐHCT đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngoài học kỳ đầu khóa học phải theo các học phần do Trường sắp xếp; từ học kỳ thứ 2 trở đi, sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện của mình và phù hợp với “Quy định về công tác học vụ”. - Sinh viên tích lũy đủ số lượng tín chỉ qui định của chương trình đào tạo sẽ được xét công nhận tốt nghiệp. - Sinh viên đã thỏa mãn một số điều kiện nhất định có thể đăng ký học một ngành đại học khác song song với ngành đang học để được cấp bằng đại học thứ hai. III. CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ TUYỂN SINH * Vùng tuyển: tuyển sinh cả nước. * Ngày thi: theo lịch thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). * Khối thi và môn thi: - Khối A: Toán, Lý, Hóa - Khối B: Sinh, Toán, Hóa - Khối C: Văn, Sử, Địa - Khối D1: Văn, Toán, Anh văn - Khối D3: Văn, Toán, Pháp văn - Khối T: Sinh (thi đề khối B), Toán , Năng khiếu TDTT (chạy cự ly ngắn, bật xa tại chỗ, gập thân). Thí sinh thi khối T, điểm thi môn năng khiếu phải đạt từ 10 trở lên sau khi đã nhân hệ số 2 mới được xét tuyển. Ngoài điều kiện chung, thí sinh phải có cơ thể cân đối và sức khỏe tốt, không bị dị tật, dị hình; tối thiểu nam cao 1,65 m nặng 45 kg trở lên; nữ cao 1,55 m nặng 40 kg trở lên. * Điểm trúng tuyển: theo ngành học. * Chỉ tiêu tuyển sinh: Dự kiến khoảng 6.350 (trong đó 1.140 chỉ tiêu sư phạm, gồm 940 đào tạo tại trường và 200 đào tạo tại địa phương). Ngoài ra còn có 120 chỉ tiêu dự bị đại học (khối A, B, C) dành cho thí sinh thuộc diện chính sách (nhóm ưu tiên 1) và vùng sâu. * Hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT): Từ 10.3.2009-10.4.2009 thí sinh nộp tại các đơn vị ĐKDT của tỉnh (thành phố) hoặc tại các Sở GD&ĐT của tỉnh (thành phố), nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo hướng dẫn của Bộ. Thí sinh có thể nộp trực tiếp cho Trường ĐHCT từ 11.4.2009 - 17.4.2009. * Đối tượng ưu tiên, khu vực tuyển sinh, mã số quy ước…Thí sinh theo dõi trong quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2009” và các hướng dẫn về công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. IV. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CỦA TRƯỜNG * Phòng Đào tạo - Trường ĐHCT (Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). * Điện thoại: 0710.3831156; FAX Trường: 0710.3838474. * Email: nvan@ctu.edu.vn; vtnmy@ctu.edu.vn * Website Trường: www.ctu.edu.vn * Số tài khoản của Trường ĐHCT: 945.01.00.00002, Kho bạc Nhà nước TP.Cần Thơ. V. DANH MỤC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH NĂM 2009 (Sắp xếp theo lĩnh vực đào tạo) KHỐI KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ 1. Cơ khí chế tạo máy (108) Cơ khí chế tạo máy là chuyên ngành cơ khí phục vụ trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các chi tiết máy và các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến lương thực - thực phẩm, thủy hải sản; thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất, phân bón… Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Nắm vững kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành chế tạo máy để có thể thiết kế và chế tạo các sản phẩm và thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu cơ khí hóa và tự động hóa. - Có khả năng nghiên cứu, khai thác các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và tự động hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị. - Có khả năng sử dụng, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học, tự động hóa và công nghệ vật liệu vào việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm cơ khí. - Tiếp cận được những công nghệ mới trong lĩnh vực gia công cơ khí của quy trình sản xuất công nghiệp. - Có khả năng thiết kế quy trình và trang bị công nghệ, tham gia công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất. - Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, có kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành cơ khí (các cơ quan Sở, Ban, Ngành của ở địa phương): Sở công nghiệp, Giao thông, Khoa học - Công nghệ. - Các cơ sở kinh tế về sản suất, kinh doanh, dịch vụ mọi thành phần kinh tế có sử dụng chuyên môn cơ khí, đặc biệt là chuyên ngành cơ khí chế tạo máy (các công ty, xí nghiệp, nhà máy cơ khí, khu công nghiệp, khu chế xuất…); - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật (trường công nhân kỹ thuật, các trường trung học nghề, trung tâm dạy nghề). - Các công ty tư vấn về chuyên ngành. 2. Cơ khí chế biến (109) ĐBSCL với thế mạnh là vùng sản xuất nông và thủy sản lớn nhất cả nước có nhu cầu rất lớn về phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản. Trong xu thế đó ĐBSCL đang được đầu tư về mặt khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy hải sản. Sự phát triển này đòi hỏi một nguồn nhân lực am hiểu về kỹ thuật thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ chế biến rất lớn. Chuyên ngành cơ khí chế biến ra đời nhằm đào tạo nguồn nhân lực (kỹ sư) có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng cho yêu cầu đó. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Có kiến thức và khả năng chuyên môn về các lĩnh vực: Công nghệ sau thu hoạch, máy và thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm và thủy hải sản; công nghệ và kỹ thuật sấy - bảo quản nông sản thực phẩm; các quy trình công nghệ trong chế biến lương thực - thực phẩm, kỹ thuật và thiết bị bao bì đóng gói sản phẩm, kỹ thuật cơ khí như: thiết kế máy, công nghệ kim loại và gia công trên các máy công cụ, động cơ…; có kiến thức về quản lý và kỹ thuật bảo trì công nghiệp, kiến thức về quản lý sản xuất và những kiến thức chuyên môn khác có liên quan. - Có khả năng nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo, các loại máy móc thiết bị trong các quy trình công nghệ sau thu hoạch, chế biến lương thực - thực phẩm, lâm, thủy hải sản; nắm các quy trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị cũng như dây chuyền sản xuất; biết cách sử dụng các thiết bị cơ khí, dây chuyền được tự động hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị trong nhà máy sản xuất. - Có kiến thức chuyên môn đủ rộng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp cận những thành tựu KHKT mới, các công nghệ cao, các tiêu chuẩn kỹ thuật; đảm bảo thích nghi với sự phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu công tác trong nước và nước ngoài. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành cơ khí (các cơ quan Sở, Ban, Ngành của ở địa phương). - Các cơ sở kinh tế về sản suất, kinh doanh, dịch vụ mọi thành phần kinh tế có sử dụng chuyên môn cơ khí, đặc biệt là chuyên ngành cơ khí chế biến, xí nghiệp cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thủy hải sản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến rượu bia, công ty chế biến nước giải khát. - Các trường đại học, cao đằng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. - Các công ty tư vấn về chuyên ngành. 3. Cơ khí giao thông (110) Cơ khí giao thông là chuyên ngành cơ khí phục vụ trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý về giao thông. Đây là ngành đào tạo về kỹ thuật thiết kế, chế tạo, vận hành và duy tu bảo dưỡng các máy móc, thiết bị được sử dụng trong các quy trình công nghệ ô tô, tàu thủy và xây dựng công trình giao thông. Đồng thời, ngành này còn trang bị những kiến thức về quản lý và quy hoạch hệ thống giao thông. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo Đào tạo kỹ sư đạt được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn như sau: - Có đủ kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn về cơ khí giao thông để có thể thiết kế kỹ thuật, chế tạo, tổ chức thi công, vận hành và duy tu bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, công nghệ trong dây chuyền sản xuất ô tô và tàu thủy. - Có khả năng quản lý kỹ thuật và khai thác, cải tiến công nghệ, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất tại các cơ sở công tác có liên quan đến lĩnh vực cơ khí giao thông. - Có kiến thức trong lĩnh vực quy hoạch mạng lưới giao thông, điều khiển và quản lý sự lưu thông của các phương tiện thủy bộ. - Có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu KHKT mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý ngành như: Sở Giao thông, Công nghiệp, Khoa học - Công nghệ…. - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, công ty về lĩnh vực ô tô và tàu thủy; các cảng sông, cảng biển, bến xe, bến phà. - Các cơ sở và trung tâm kiểm định kỹ thuật cho phương tiện giao thông. - Các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo nghề. - Các kỹ sư còn có thể làm chủ các doanh nghiệp tư nhân có liên quan đến ngành Cơ khí giao thông. 4. Xây dựng công trình thủy (111) ĐBCSL có một hệ thống sông rạch dày đặc phục vụ cho việc phân bổ nguồn nước từ sông Cửu Long cho các sinh hoạt và sản xuất trong vùng. Ngoài ra, vùng ĐBSCL cũng có nhiều hệ thống công trình chống lũ và ngăn mặn như đê, đập, cống nhằm giảm thiểu các thiệt hại của chúng đến cuộc sống và tài sản của người dân. Do đó, chuyên ngành Xây dựng công trình thủy đã ra đời với nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư công trình thủy lợi có khả năng khảo sát, quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý các công trình nói trên. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Có khả năng chuyên môn về thiết kế, thi công và quản lý các công trình thủy lợi như: cầu, cống, đập, trạm bơm, kè, cấp nước và thoát nước…. Ngoài ra, còn có khả năng quy hoạch và quản lý các hệ thống tưới, tiêu, chống lũ, ngăn mặn…. - Có kiến thức chuyên ngành rộng, cơ bản, và cập nhật để có thể tự học, tự nghiên cứu mà còn được trang bị các kỹ năng làm việc theo nhóm để sau này ra trường dễ hòa nhập với môi trường công tác. - Được trang bị các kỹ năng sử dụng phần mềm tin học phục vụ cho việc thiết kế công trình như AutoCAD, SAP, DuToan2000…; các phần mềm trợ giúp việc quản lý và quy hoạch như phần mềm MapInfo, ArcView…. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành xây dựng, thủy nông, thủy lợi, các Ban quản lý công trình. - Các cơ sở kinh tế về sản suất, kinh doanh, dịch vụ mọi thành phần kinh tế có sử dụng chuyên môn về xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng thủy lợi, vật liệu xây dựng… - Công ty khai thác các công trình thủy; Các trạm quản lý và khai thác các công trình thủy; - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. - Công ty tư vấn, thiết kế xây dựng dân dụng và thủy lợi. - Các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển trong nước và quốc tế. 5. Xây dựng dân dụng & công nghiệp (112) Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp (DD&CN) đang ngày càng phát triển cao trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay. Do đó, chuyên ngành Xây dựng dân dụng & công nghiệp ra đời với nhiệm vụ đào tạo các kỹ sư với những kỹ năng trong thiết kế kết cấu và kiến trúc, kỹ thuật và quản lý thi công, quản lý dự án. Đây là chuyên ngành thế mạnh của Khoa Công nghệ trường ĐHCT trong công tác cung cấp nguồn nhân lực lao động trình độ cao và chuyển giao công nghệ cho vùng ĐBSC. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Đào tạo kỹ sư có khả năng chuyên môn về thiết kế, thẩm định, thi công và quản lý các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình nhà nhiều tầng, quy hoạch đô thị và quản lý đô thị. - Nắm vững kiến thức cơ bản của chuyên ngành, có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới; quản lý kỹ thuật ở các đơn vị thuộc ngành xây dựng công trình. - Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành xây dựng các Ban Quản lý công trình. - Các cơ sở kinh tế về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mọi thành phần kinh tế có sử dụng chuyên môn về xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, vật liệu xây dựng… - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. - Công ty tư vấn, thiết kế xây dựng dân dụng và công nghiệp, các trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng. - Các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển trong nước và quốc tế. 6. Xây dựng cầu, đường (113) Phát triển và xây dựng mạng lưới giao thông bộ của vùng ĐBSCL là một trong những nhu cầu cấp thiết phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa và giao lưu văn hóa của xã hội. Quy hoạch mạng lưới giao thông, bảo trì và khai thác các công trình giao thông, quản lý dự án, kỹ thuật thiết kế và thi công công trình giao thông là các mảng kiến thức nằm trong chương trình đào tạo của chuyên ngành Xây dựng cầu, đường. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Có khả năng thiết kế, thẩm định, thi công và quản lý thi công các công trình giao thông như: cầu, đường, cống qua đường .; quy hoạch và quản lý mạng giao thông ở vùng ĐBSCL. - Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu của nhiều quốc gia khác đang được sử dụng tại các công trình ở Việt Nam. - Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành xây dựng cầu và đường, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông khu vực. - Các Sở Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư…. - Các công ty công trình giao thông, công ty tư vấn và thiết kế giao thông, các ban Quản lý công trình; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển, các trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng, các phòng, ban chuyên môn trong quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên. - Các cơ sở kinh tế về sản suất, kinh doanh, dịch vụ mọi thành phần kinh tế có sử dụng chuyên môn về xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng cầu và đường. - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. 7. Kỹ thuật môi trường (114) Đất nước ta đang trong tiến trình phát triển kinh tế, tăng cường công nghiệp hóa hiện đại hóa, nguy cơ ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi, nhất là tại các khu đô thị lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc về môi trường, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Ngành Kỹ thuật môi trường ra đời với mục tiêu đào tạo đội ngũ kỹ sư có năng lực tham gia thiết kế các quy trình công nghệ xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, chất thải, thiết kế các công trình cấp thoát nước, đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển, thực hiện công tác quy hoạch môi trường. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Thiết kế các quy trình công nghệ xử lý các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như xử lý ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, chất thải, . trong điều kiện phát triển đô thị loại vừa, nhỏ và nông thôn; thiết kế các quy trình xử lý nước cho các công trình cấp nước đô thị và nông thôn. - Ðánh giá các tác động môi trường cho các dự án phát triển ở các đô thị loại vừa, nhỏ và nông thôn. Ðề xuất các giải pháp và các công nghệ thích hợp trong trường hợp dự án có khả năng gây nên những tác động xấu đến môi trường. - Ðo đạc và theo dõi các nguồn có khả năng gây ô nhiễm. - Tham gia cùng với một số ngành chuyên môn khác trong việc quy hoạch đô thị. - Nghiên cứu khoa học trong những lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật môi trường. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về lĩnh vực môi trường như: Các Sở Khoa học-Công nghệ; Tài nguyên- Môi trường; Xây dựng; Công nghiệp; Kế hoạch - Đầu tư; Ban Quản lý Dự án. - Các khu chế xuất, khu công nghiệp; các nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn. - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. - Công ty tư vấn, thẩm định, thiết kế xây dựng hệ thống xử lý môi trường của các khu chế xuất, nhà máy xí nghiệp… của mọi thành phần kinh tế; các trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng và môi trường. 8. Điện tử (115 - Có 3 chuyên ngành) (Các chuyên ngành thuộc ngành Điện tử không có mã số quy ước tuyển sinh riêng, mà lấy mã số ngành học. Sau khi nhập học, sinh viên chọn 1 chuyên ngành phù hợp để hoàn thành chương trình đào tạo). 8.1. Kỹ thuật điện tử viễn thông Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo Đào tạo kỹ sư Điện tử - chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông: - Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên môn Viễn thông, đủ để tiếp cận với công nghệ hiện nay và tương lai; đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, quản lý, khai thác dịch vụ các hệ thống Viễn thông. - Có khả năng thiết kế, thi công, khai thác mạng điện thoại, mạng truyền hình cáp, hệ thống âm thanh và hình ảnh; bảo trì, sửa chữa hệ thống phát thanh, truyền hình, các thiết bị viễn thông (điện thoại, tổng đài, camera, TV, ampli, máy ghi âm, ghi hình,…). - Có khả năng đảm nhận các chức năng tham mưu, tư vấn, thẩm định, tổ chức thực hiện các hệ thống Viễn thông. - Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Cán bộ quản lý và khai thác dịch vụ Viễn thông ở các viện, trung tâm, bưu điện, điện lực, đài phát thanh, truyền hình, các công ty, doanh nghiệp. - Tư vấn, bảo hành, sửa chữa thiết bị điện tử ở các trung tâm bảo hành thiết bị điện tử Viễn thông. - Giảng viên chuyên ngành Điện tử - Viễn thông ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Chuyên viên phân tích, thiết kế, lắp đặt, và bảo trì các hệ thống âm thanh chất lượng cao cho các phòng hội nghị của cơ quan, công ty, trường học . 8.2. Kỹ thuật điều khiển Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo Đào tạo kỹ sư Điện tử - Chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển: - Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật điều khiển cổ điển và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật điều khiển dựa trên máy tính vào thực tế sản xuất, đời sống. - Có khả năng phân tích, thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động. - Có năng lực tham mưu, tư vấn, thẩm định và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực điều khiển tự động. - Có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Kỹ thuật điều khiển ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. - Giảng viên điện tử, kỹ thuật điều khiển ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Cán bộ quản lý và triển khai các dự án tự động ở các công ty, xí nghiệp sản xuất. 8.3. Kỹ thuật máy tính Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo Đào tạo kỹ sư Điện tử - Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính: - Có năng lực chuyên môn tốt về kỹ thuật điện tử, tổ chức và kiến trúc máy tính, cơ sở mạng máy tính và cở sở công nghệ phần mềm. - Có khả năng lập trình nhúng cho các thiết bị thông minh, thiết kế và chế tạo các hệ máy tính phục vụ nhu cầu điều khiển và giám sát các qui trình công nghiệp. - Có kiến thức tốt về thiết kế chế tạo vi mạch tích hợp. - Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Có thể công tác ở các nơi như sau: các khu chế xuất, các khu công nghiệp, các công ty thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp, các công ty lắp ráp máy vi tính cá nhân, các công ty phát triển phần mềm nhúng cho các thiết bị thông minh, . ở các quận, huyện, thành phố. - Có thể học thêm bằng đại học thứ hai hoặc cao học hoặc nghiên cứu sinh của các chuyên ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử và Viễn thông khác. 9. Kỹ thuật điện (116) Ngành Kỹ thuật điện đào tạo kỹ sư có khả năng vận dụng các kiến thức điện từ để phục vụ sinh hoạt và sản xuất một cách an toàn và hiệu quả nhất. Ngành Kỹ thuật điện có mặt ở hầu hết các trường đại học kỹ thuật và đa ngành trên thế giới. Hiện nay, ở Việt Nam một số trường đại học lớn và đa ngành có đào tạo ngành học này như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trường ĐHCT. Thông tin chung - Khối thi tuyển sinh: A. - Thời gian đào tạo: 4 năm. - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư. Mục tiêu đào tạo - Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và thiết kế các hệ thống điện trong dân dụng và công nghiệp. - Hướng nghiên cứu: kỹ thuật ứng dụng các hiện tượng điện từ vào việc sản xuất, truyền tải điện; thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa các khí cụ điện, thiết bị điện, máy điện, mạng lưới điện và hệ thống điện; phân phối và sử dụng năng lượng điện hiệu quả và an toàn. - Đào tạo người kỹ sư có đạo đức nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có kiến thức chuyên môn rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý hành chính về ngành quy hoạch phát triển mạng lưới ngành điện lực. - Các cơ sở kinh tế về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành điện dân dụng; các khu chế xuất, khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất, các trạm truyền tải điện; - Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo kỹ thuật. - Công ty tư vấn, thiết kế xây dựng và lắp đắt hệ thống điện dân dụng; lắp đặt, bảo trì hệ thống điện sản xuất cho các nhà máy, xí nghiệp của mọi thành phần kinh tế. [...]... Kỹ sư Mục tiêu đào tạo - Đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử có hiểu biết rộng, nắm vững những kiến thức chuyên ngành, vận dụng tốt vào việc giải quyết các vấn đề do yêu cầu sản xuất đặt ra (vận hành, giám sát, thay thế, sửa chữa, cải tiến, tích hợp các hệ thống tự động…); - Hướng nghiên cứu: Sinh viên nắm cơ bản về các lĩnh vực toán học, khoa học máy tính, vật liệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử... trình điều hành các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ; điều hành hiệu quả các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ; - Phát hiện, phân tích, mô hình hóa, tìm giải pháp và đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống công nghiệp theo hướng tăng năng suất, giảm giá thành, rút ngắn thời gian, nâng cao sức cạnh tranh và hỗ trợ ra quyết định cho các cấp quản lý - Có kiến thức chuyên... Khối thi tuyển sinh: B - Thời gian đào tạo: 4 năm - Danh hiệu khoa học: Kỹ sư Mục tiêu đào tạo - Nắm vững kiến thức về chuyên ngành Di truyền, Giống gia súc, Kỹ thuật chăn nuôi, Dinh dưỡng và thức ăn hay Thú y để làm việc trong những môi trường đòi hỏi hiểu biết rộng về khoa học nông nghiệp; đồng thời có thể làm việc trong một số lãnh vực chuyên sâu khác - Hướng nghiên cứu: Hiểu rõ các nguyên lý của... cây trồng), đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…) - Có khả năng tự nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực có liên quan đến trồng trọt Nơi có thể xin việc sau khi tốt nghiệp - Các cơ quan quản lý ngành các cấp như Sở Nông nghiệp . việc giải quyết các vấn đề do yêu cầu sản xuất đặt ra (vận hành, giám sát, thay thế, sửa chữa, cải tiến, tích hợp các hệ thống tự động…);. - Hướng nghiên. dịch vụ; - Phát hiện, phân tích, mô hình hóa, tìm giải pháp và đề xuất các thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống công nghiệp theo hướng tăng năng suất,

Ngày đăng: 23/07/2013, 01:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan