nhung cach noi de con biet nghe loi cha me

4 159 0
nhung cach noi de con biet nghe loi cha me

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nhung cach noi de con biet nghe loi cha me tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất c...

Nghệ thuật dạy con biết nghe lời cha mẹ GiadinhNet - Một lần cháu đòi ăn kẹo trước khi ăn cơm, nhưng không được đáp ứng, nên cháu đã buột miệng: "Con căm thù mẹ". Mặc dù rất thương con nhưng chị lại cảm thấy rất thất vọng. Sau đó chị đã nhiều lần làm lành, nhưng đứa trẻ vẫn một điệp khúc nói trên, cuối cùng chị buộc phải dùng biện pháp cứng rắn. Hai mươi bảy tuổi, chị Phương Anh có hai con, một con gái đầu lòng và một con trai. Cháu gái đầu rất ngoan và lễ phép nhưng đứa sau rất hiếu động, nghịch ngợm, thậm chí còn hay chửi bậy. Một lần cháu đòi ăn kẹo trước khi ăn cơm nhưng không được đáp ứng nên cháu đã buột miệng: "Con căm thù mẹ". Mặc dù rất thương con nhưng chị lại cảm thấy rất thất vọng. Sau đó chị đã nhiều lần làm lành, nhưng đứa trẻ vẫn một điệp khúc nói trên, cuối cùng chị buộc phải dùng biện pháp cứng rắn. Không chịu bó tay, chị đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nuôi day trẻ để tư vấn. Người ta khuyên chị hãy làm lại từ đầu, có nghĩa là hãy đặt mình vào vị trí của đứa trẻ và một khi có yêu cầu nhỏ không được thực hiện ắt phải thốt ra những điều chính chúng đã nghe được người lớn nói. Đây là cách tốt nhất để đứa trẻ trút nỗi thất vọng. Trong trường hợp trên cần phải thích lý do tại sao không nên ăn kẹo trước khi ăn cơm, và hãy để đứa trẻ tự cất kẹo đi chờ sau khi ăn cơm xong hãy ăn. Nếu đứa trẻ nghe ra và tự nó làm sẽ phát huy được hiệu quả, ngoài ra cũng cần phải giải thích rằng từ lúc ăn kẹo đến khi ăn cơm thời gian rất ngắn, nên cất kẹo vào một chỗ để trẻ nhìn thấy và nghĩ rằng người lớn đã nói thật. Thậm chí, việc này còn giúp trẻ hăng hái ăn cơm nhanh chóng để được ăn kẹo - phương pháp này sẽ mang lại kết quả ngoài dự kiến, tránh được sự tức giận thái quá, dẫn đến những lời nói bất nhã. Theo nhà tâm lý học người Hồng Kông Karen Brody thì nhiều bậc cha mẹ không hiểu tâm lý con trẻ nên việc giáo dục thiếu khoa học, nhiều người còn hành động bạo lực, hình thành nếp nghĩ xấu về người lớn ở nơi con trẻ. Bởi vậy mà người lớn phải có những lời nói và việc làm gương mẫu để trẻ noi theo. Đối với trẻ, quá trình phát triển rất dễ mắc phải những cái xấu, càng lớn thì tư duy càng phát triển, nhiều khi chúng không thể dùng các cử chỉ để diễn tả hết những điều mà chúng suy nghĩ. Một điểm yếu đối với những đứa trẻ trước tuổi đến trường là hay vòi vĩnh và ra yêu sách, nếu ta không kiên trì và có cách dạy bảo khoa học thì trẻ sẽ dễ bị hư hỏng hay tóm lại quá chiều sinh hư, thậm chí trong những trường hợp căng thẳng trẻ có thể phát ngôn ra những lời nói thiếu văn hoá. Tất cả những cố gắng để xoa dịu tình thế bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với những hành động thái quá đi quá xa mục đích ban đầu là dạy con ngoan. Đôi khi bản thân các bậc cha mẹ không lường hết được hậu quả của việc thiếu kiềm chế được cơn giận dữ. Nhiều trường hợp người bố đã phải đối diện với bản án vì lỡ đánh con gãy tay, chấn thương sọ não; người mẹ phải ân hận vì ném đồ trúng chỗ hiểm của con Do đó, theo các nhà tâm lý, trong mọi trường hợp, các bậc cha mẹ phải hết sức bình tĩnh và tìm cách giảm bớt tính nóng nảy, sau đó lựa lời giải thích điều hơn thiệt, những hậu quả do việc làm của trẻ. Nên nhớ là trẻ rất thích được người khác thông cảm và chia sẻ, bởi vậy khi sự việc đã qua, cha mẹ cần chủ động tiếp chuyện và giảm dần căng thẳng trong đầu óc của chúng. Những đứa trẻ thông minh sau đó thường thú nhận những điều sai lầm mà chúng đã làm và mong được sự giúp đỡ của VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách cư xử với thơng minh đểnghe lời Việc quát mắng hay đánh để bắt trẻ nghe lời gây hậu tiêu cực cho bé Chính dạy bố mẹ nên khéo léo cư xử để giúp bé nghe lời mà bố mẹ quát mắng giáo dục Việc giáo dục trẻ thử thách lớn bậc làm cha mẹ Việc sử dụng lời nói nhẹ nhàng giải thích cặn kẽ cho bé giúp bé biết nghe lời cha mẹ đấy! Những cách nói để biết nghe lời cha mẹ Một cách dạy ngoan cha mẹ cần biết nói chuyện với bé Cách bạn giao tiếp với thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác Dưới số lời khuyên giúp bạn dạy biết lời: "Khi thì" "Khi đánh xong mẹ đọc truyện cổ tích cho con" "Khi vẽ xong mẹ cho xem hoạt hình" Từ "khi nào" ngụ ý cơng việc bé cần hồn thành mang nghĩa tích cực so với dùng từ "nếu" "Chân trước, miệng sau" VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Thay đứng xa, hét lên: "Tắt tivi Mít, đến cơm rồi", bạn vào phòng nơi bé xem tivi, tham gia với sở thích bé vài phút Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm Được mẹ tâm lý giúp bé thích làm theo yêu cầu mẹ mà chống đối Hãy cho bé lựa chọn "Con thích thay đồ ngủ hay đánh trước" "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?" Đừng hỏi khó Bé tuổi u cầu mẹ phải ngắn đơn giản Hãy xem xét mức độ hiểu biết bé nhà bạn dựa độ tuổi Ví dụ, lỗi phổ biến cha mẹ hỏi bé tuổi: "Sao làm thế?" (đôi người lớn khơng thể biết sao) Thay vào đó, hỏi: "Kể cho mẹ xem làm gì?" Trực tiếp Trước bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn ngồi xổm để tầm mắt mẹ ngang với tầm mắt bé Như thế, bạn thu hút ý Đồng thời, cách giúp bé tập trung vào điều mẹ nói Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn ánh mắt giận thế, bé sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Gọi tên Khi đề nghị bé, bạn gọi tên; chẳng hạn: "Ben, lấy hộ mẹ cốc" Nguyên tắc câu Nghĩa bạn nên yêu cầu làm việc lúc Bạn "dông dài" với yêu cầu, bé nhà bạn có xu hướng "giả điếc" Nói nhiều sai lầm phổ biến cha mẹ đối thoại với chuyện Hãy đơn giản Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu Bạn nghe cách bé trò chuyện với tìm hiểu ngơn ngữ bé Khi nói với bé, bạn cần bé hiểu rõ Để bé nhắc lại yêu cầu mẹ Nếu bé không nhắc tức yêu cầu mẹ dài phức tạp 10 Đưa lợi ích để bé khơng từ chối Bạn phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà việc chọn quần áo bạn gợi ý: "Con mặc áo dài tay vào mẹ ngồi chơi" chuyện khác Đưa lợi ích cho bé khiến yêu cầu mẹ có sức nặng Đó lý bé không muốn VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí từ chối mẹ 11 Hãy tích cực Thay nói: "Khơng làm ồn đây", bạn gợi ý: "Con phòng vui chơi đi" 12 Bắt đầu "chỉ thị" bạn với "mẹ muốn" Thay "Bỏ dao xuống", nói "Mẹ muốn bỏ dao xuống"; thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn cho Sam mượn đồ chơi” Điều hợp với tâm lý phát triển bé: muốn làm mẹ vui ghét bị lệnh 13 Sử dùng "Khi mẹ cảm thấy " Chẳng hạn: "Khi chạy lung tung siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bị lạc" Những cách nói đểnghe lời răm rắp Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quát mắng. Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạndạy bé nghe lời. 1. Hiểu tâm lý concách đểnghe lời Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm một việc gì đó, thay vì hét lên: "Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho mẹ", thì hay nói: "Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm". Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có thể trả lời bằng "không", ví dụ: "Con có nhặt quyển sách lên không?", mà hãy nói: "Con nhặt quyển sách lên giúp mẹ nhé". 2. Quy định những thói quen Thay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi tối trước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con đi đánh răng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản để những thói quen ấy trở thành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm, ví dụ: "Phải rửa tay trước khi ăn", "Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày", "Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trên ghế" 3. Hãy cho bé sự lựa chọn Cuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay vì cứ khăng khăng "Con không được đi công viên" thì hoặc là giải thích lý do hôm nay con không thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: "Con không thể đi công viên nhưng con có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện tranh mà con yêu thích". 4. Kết thúc tranh cãi Khi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra những lý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cách nói kiên định: "Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình đâu". Đến nước này, bé nghe lời mẹ tuy hơi có chút ấm ức. Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ làm thế. Ảnh minh họa 5. Những kiểu nói dễ được bé chấp nhận "Khi nào thì": “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”. "Khi con mẹ cảm thấy bởi vì ": Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”. Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”. Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp mẹ quyển sách”. 6. Nguyên tắc từng câu một Đừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ Làm sao để con trẻ nghe lời bố mẹ Rất nhiều phụ huynh lo lắng bởi nóicon không chịu nghe lời, cảm thấy bất lực trong việc dạy con. Thậm chí có người đã không dám góp ý gì với con vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn. Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm của ông như sau: Làm sao để con trẻ nghe lời bố mẹ 1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì” Bố mẹ hãy nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc. 2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau” Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối. Vì vậy hãy bình tĩnh nhìn nhận vấn đề trước khi đưa ra quyết định cuối 3. Hãy cho bé được lựa chọn Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn là tốt nhất, con trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định cho mình. 4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh. 5. Nêu đích danh bé Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được nêu đích danh: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn. 6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ. 7. Nêu những lợi ích cũng như bất lợi dành cho bé khi bảo bé làm một việc gì Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một Cách nói đểbiết vâng lời Các bé có xu hướng thích chống đối nếu lời nói của cha mẹ luôn là quát mắng, chê bai. Để bé không lờ đi lời yêu cầu của người lớn, phụ huynh cần biết cách đặt mệnh lệnh cho con. Trước khi bạn muốn bé nghe lời mình, bạn cần đảm bảo biết cách lắng nghe con trước đã. Cách lắng nghe con - Tập trung vào bé khi bạn nói. Bạn cần tạm ngưng những việc đang làm, quay lại hướng của bé, nhìn vào bé và lắng nghe những gì bé nói. - Có thể thêm vào đó những câu bình luận đơn giản như “Mẹ biết”, “Đúng rồi”… - Trong khi bé đang nói, bạn tránh cằn nhằn. Cần biết chính xác cảm xúc của bản thân và gắn tên cho nó; chẳng hạn: “Mẹ buồn vì con nói thế”, “Mẹ giận vì con đã làm thế”… Cách đặt yêu cầu cho con Đểbiết lắng nghe, cha mẹ cần biết cách truyền đạt mệnh lệnh. Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của mẹ cũng quan trọng như ngôn ngữ. Giọng nói: Nên dùng giọng nói thấp, rõ, thay vì la hét. Tránh đay nghiến. Nhưng bạn nên nhắc lại yêu cầu vài lần, nếu cần thiết. Các bé có xu hướng phớt lờ yêu cầu của mẹ nếu yêu cầu đó chỉ đưa ra 1-2 lần. Ngôn ngữ cơ thể: Hãy đưa ra lời đề nghị với bé trong cự ly gần. Không nên hét to với con sau một cánh cửa phòng. Bạn cần luôn luôn ngồi ngang bằng với chiều cao của con và nhìn đối diện vào bé một cách nghiêm túc. Tránh đứng chống tay phía trên và trút bực bội vào đầu con phía dưới. Ngôn ngữ: Sử dụng yêu cầu thật rõ ràng, đơn giản và nhớ chỉ cho con những thời điểm. Có thể tóm tắt lại bằng vài từ quan trọng như: “9h, con cần đi ngủ”. Tránh dùng từ chỉ trích bé như: “Con là đồ lười biếng” hoặc “Con không bao giờ…”, đe dọa: “Nếu không nhanh lên, mẹ sẽ nhốt con trong nhà”… Có thể đưa cho bé một yêu cầu ngắn, đơn giản hơn như: “10 phút nữa, đi ngủ”… Khuyến khích tinh thần hợp tác của bé Với một số bé, “không” là từ đầu tiên thốt ra khi nhận được yêu cầu từ cha mẹ. Thay vì bắt buộc, cha mẹ nên chuyển sang việc động viên tinh thần hợp tác của con. Một số câu mô tả chuyện không đúng của con hơn là buộc tội bé: “Mẹ đã nhìn thấy hình bông hoa con vẽ lên bàn nhưng sẽ đẹp hơn nếu vẽ chúng vào tờ giấy”. Đưa cho bé vài thông tin giải thích: “Con tắt điện khi ra khỏi phòng thì sẽ có thêm tiền bỏ vào lợn đất”. Cách dùng từ mô tả cảm xúc của mẹ: “Mẹ không thích khi con nheo” hoặc: “Mẹ thấy bực vì con ném quần áo xuống sàn nhà”… Cho bé một sự lựa chọn: “Con thích đi cắt tóc trước hay sau bữa cơm?”, “Con thích mua một chiếc ôtô hay một chú chó biết nhảy?”… Sử dụng cụm từ: “Bây giờ… lát nữa” để bé hiểu hành động và lợi ích của hành động; chẳng hạn, “Nếu con đánh răng bây giờ, lát nữa mẹ sẽ đọc truyện cho con”, “Nếu con hoàn thành bài tập bây giờ, lát nữa mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”… Viết giấy nhắn (cho những bé đã biết chữ): Các bé rất thích nhận được giấy nhắn. Để sáng tạo hơn, bạn có thể viết những từ giấy nhắn nhưng không phải với tư cách của bạn; ví dụ, “Tôi rất thích được treo lên. Hãy nhặt tôi lên khỏi sàn và treo tôi lên. Kí tên: Khăn mặt của bạn”. Động viên tinh thần hợp tác của bé: Cho bé 1 điểm thưởng khi bé hoàn thành tốt những công việc hàng ngày như dậy đúng giờ, đánh răng tốt, mặc quần áo đúng cách… Thói quen sẽ gây dựng tinh thần tự giác cho bé. Phương Thảo (Theo Supernany) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phương pháp dạy con 2 tuổi biết nghe lời cha me và phân biệt đúng sai Dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời cha mẹ và phân biệt đúng sai là cần thiết tuy nhiên phải dạy đúng phương pháp. Bé dưới 2 tuổi đã biết vâng lời cha mẹ và hiểu những lời răn dạy. Tuy nhiên, đối với những bậc bố mẹ không biết cách dạy bé đúng phương pháp, dạy bé dưới 2 tuổi sẽ phản tác dụng và bé sẽ trở nên khó bảo hơn. Hãy cùng VnDoc đi tìm hiểu các phương pháp nhé! Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹbiết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt… mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng. Tiến sĩ Martin J. Drell (Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên – AACAP) sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời. 1. Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn. Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí “Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi”, Martin J. Drell cho biết. Phương pháp dạy con 2 tuổi biết nghe lời cha me và phân biệt đúng sai phần 1 2. Sử dụng ánh mắt Bạn đừng quên sử dụng “vũ khí” cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe. Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là “cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn”. 3. Nói đi đôi với làm Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có “trọng lượng”. Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn. 4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: “Con hãy cất đồ chơi đi”, mà phải nói: “Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi”, và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau. “Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể”, Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm. Phương pháp dạy con 2 tuổi biết nghe lời cha me và phân biệt đúng sai phần 2 5. Không yêu cầu quá nhiều Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì ... mẹ tâm lý giúp bé thích làm theo yêu cầu mẹ mà chống đối Hãy cho bé lựa chọn "Con thích thay đồ ngủ hay đánh trước" "Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?" Đừng hỏi khó Bé tuổi u cầu mẹ phải ngắn... có xu hướng "giả điếc" Nói nhiều sai lầm phổ biến cha mẹ đối thoại với chuyện Hãy đơn giản Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu Bạn nghe cách bé trò chuyện với tìm hiểu ngơn ngữ bé Khi... cầu mẹ phải ngắn đơn giản Hãy xem xét mức độ hiểu biết bé nhà bạn dựa độ tuổi Ví dụ, lỗi phổ biến cha mẹ hỏi bé tuổi: "Sao làm thế?" (đôi người lớn khơng thể biết sao) Thay vào đó, hỏi: "Kể cho

Ngày đăng: 09/11/2017, 10:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan