kiem tra 15 phut shoc 12

3 412 0
kiem tra 15 phut shoc 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra 15 phút Câu 1: Theo quan niệm của Dacuyn, biến dị cá thể có các đặc điểm giống với các loại biến dị nào sau đây theo quan niệm của di truyền học hiện đại? A. Đột biến gen B. Thường biến C. Đột biến NST D. Biến dị tổ hợp Câu 2: Đối với tiến hóa, quá trình giao phối có vai trò là 1. Trung hòa tính có hại của đột biến do đưa đột biến vào trạng thái dị hợp 2. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể 3. Làm đột biến được phát tán trong quần thể 4. Tạo ra các biến dị tổ hợp Các phương án đúng là A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 3: Chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đacuyn và quan điểm hiện đại đều dựa trên cơ sở A. Tính vô hướng của biến dị B. Tính vô hướng của các đột biến C. Tính biến dị và di truyền của sinh vật D. Tính thích nghi của sinh vật với môi trường Câu 4: Hình thức nào sau đây không phải là quá trình hình thành loài mới A. Hình thành loài bằng con đường địa lý B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái C. Hình thành loài bằng con đường sinh sản D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa Câu 5: Nhân tố nào sau đây giúp phân biệt quá trình hình thành loài mới với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi A. Quá trình đột biến B. Quá trình chọn lọc tự nhiên C. Quá trình giao phối D. Các cơ chế cách li Câu 6: Tính đa hình kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa đối với tiến hóa là A. Giải thích vì sao các cá thể dù trong 1 quần thể cũng rất ít khi hoàn toàn giống nhau B. Giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn các thể đồng hợp C. Giúp quần thể có khả năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi D. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của các loại kiểu gen trong quần thể Câu 7: Cơ chế tiến hóa theo Lamac là: A. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên B. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính C. Sự biến đổi bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết dưới tác dụng của ngoại cảnh D. Sự di truyền của các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử A. Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau thường bị chết B. Con la là con lai giữa lừa và ngựa bị bất thụ C. Tinh trùng của ngan thường chết trong ống dẫn trứng của vịt D. Các loài bông khác nhau có thể cho ra các con lai F1 hữu thụ, nhưng sang cây F2 thì không thụ tinh được Câu 9: Con La là con lai được tạo ra từ phép lai xa giữa lừa và ngựa. Để khắc phục hiện tượng bất thụ của con La, người ta sử dụng biện pháp A. Đa đội hóa tạo thể song nhị bội B. Gây đột biến gen C. Cho giao phối cận huyết hoặc lai trở lại với bố mẹ của nó D. Không có biện pháp khắc phục Câu 10: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đacuyn là A. Sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất B. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của các kiểu gen thích nghi nhất C. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của quần thể sinh vật D. Từ loài gốc ban đầu chưa thích nghi hình thành nên các loài mới thích nghi với điều kiện ngoại cảnh Câu 11: Trong các loại biến dị sau đây, biến dị nào có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hóa A. Đột biến gen B. Biến dị tổ hợp C. Đột biến NST D. Thường biến Câu 12: ba loài ếch cùng sinh sản chung trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối lẫn nhau vì có tiếng gọi bạn tình khác nhau. Đây là 1 ví dụ về A. cách li trước hợp tử - cách li thời gian B. cách li trước hợp tử - cách li tập tính C. cách li trước hợp tử - cách li sinh thái D. cách li trước hợp tử - cách li cơ quan sinh sản Câu 13: Các nhân tố cách li không có vai trò nào sau đây A. Tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thể gốc, làm cho quần thể gốc phân li thành những nhóm cá thể có thành phần kiểu gen khác nhau B. Định hướng quá trình tiến hóa, làm thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp gen thích nghi với môi trường C. Hạn chế các quá trình giao phối tự do trong quần thể D. Làm tăng cường phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên Câu 14: Các cơ quan thoái hóa là A. bằng chứng cho tiến hóa của Lamac về việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan B. Vết tích các cơ quan thường xuyên được sử dụng ở loài tổ tiên C. một bằng chứng chống lại quan điểm tiến hóa sinh vật ngày càng hoàn thiện về tổ chức cơ thể D. các cơ quan tương đồng chỉ có thể quan sát được trong quá trình phát triển phôi Câu 15: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quẩn thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm đi. Hiện tượng này được gọi là A. Cơ chế điều hòa mật độ B. Trạng thái cân bằng C. Sự cân bằng sinh học D. Khống chế sinh học . Kiểm tra 15 phút Câu 1: Theo quan niệm của Dacuyn, biến dị cá thể có các đặc điểm giống. tiến hóa A. Đột biến gen B. Biến dị tổ hợp C. Đột biến NST D. Thường biến Câu 12: ba loài ếch cùng sinh sản chung trong 1 hồ nhưng chúng không giao phối lẫn

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan