GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

91 252 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU,SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 .4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH .4 1.1 Công ty Tài chính và hoạt động tín dụng của Công ty tài chính .4 1.1.1 Công ty iài chính 4 1.1.2 Hoạt động tín dụng của Công ty tài chính 6 1.2 Rủi ro tín dụng của Công ty tài chính 9 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .9 1.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 10 1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng .14 1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng .15 1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của Công ty tài chính 19 1.3.1 Sự cần thiết của hạn chế rủi ro tín dụng 19 1.3.2 Đánh giá rủi ro tín dụng .20 1.3.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng .28 1.3.4 Bài học về hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính của một số nước 34 CHƯƠNG 2 .38 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 38 2.1 Khái quát về Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy 38 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 38 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 40 2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT 42 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính CNTT 42 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT 48 2.2.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đang thực hiện tại Công ty tài chính CNTT .55 2.3 Đánh giá chung về hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT 61 2.3.1 Kết quả đạt được .61 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 62 CHƯƠNG 3 68 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 68 3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại Công ty tài chính CNTT trong thời gian tới 68 3.1.1 Định hướng phát triển Công ty tài chính CNTT đến năm 2015 .68 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng trong thời gian tới .69 3.2 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT .70 3.2.1 Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tín dụng 70 3.2.2 Hoàn thiện chính sách cho vay .72 3.2.3 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay .74 3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng78 3.2.5 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ 79 3 3.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .81 3.2.7 Đa dạng hoá sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng .82 3.2.8 Tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn .83 3.3 Một số kiến nghị .84 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và các ban ngành liên quan .84 3.3.2 Kiến nghị với NHNN .85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có hoạt động tín dụng của các TCTD. RRTD là một trong những loại rủi ro lâu đời và quan trọng nhất mà các TCTD phải đối mặt. Nó không chỉ là nỗi ám ảnh của riêng một TCTD riêng lẻ nào mà là nỗi ám ảnh chung của cả hệ thống TCTD trên thế giới. Những bất ngờ luôn có thể xảy ra ngay cả với những TCTD giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó lường hết được. Trên quan điểm RRTD là không thể tránh khỏi, không thể loại trừ mà chỉ có thể đề phòng, hạn chế. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để hạn chế RRTD luôn là mối quan tâm hàng đầu và trở thành vấn đề sống còn của bất kỳ TCTD nào. Trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khó lường. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Do đó rất nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho TCTD. Các TCTD luôn canh cánh nỗi lo về nợ xấu, nợ khó đòi. VFC- một thành viên của Tập đoàn Vinashin cũng không tránh khỏi tình trạng chung đó. Hơn thế, với đặc điểm hoạt động của Công ty chủ yếu là cho vay ngành đóng tàu nên trong thời gian vừa qua hoạt động tín dụng của VFC gặp nhiều khó khăn do cước phí vận chuyển giảm rất mạnh. Các doanh nghiệp vận tải, đóng tàu điêu đứng, doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh và hệ quả tất yếu là giảm khả năng trả nợ. Cộng với những thiếu sót từ chính Công ty trong điều hành, quản lý làm cho khả năng xảy ra RRTD là rất lớn, tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi năm vừa qua tăng mạnh. Trước tình hình đó, với những gì đã được học trên trường, cùng với kiến thức có được trong quá trình công tác tại VFC, tôi quyết định chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy” để nghiên cứu. Bài viết 2 muốn nói lên thực trạng hoạt động tín dụng để từ đó đưa ra những giải pháp để hạn chế RRTD tại VFC. 2. Đối tượng nghiên cứu Rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro tại VFC để góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Công ty đạt hiệu quả cao. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu cụ thể sau: - Đưa ra khung khổ lý luận chung về RRTD, hạn chế RRTD. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại VFC, từ đó đưa ra đánh giá về RRTD của Công ty. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại VFC. 4. Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu RRTD tại các TCTD nói chung và tại VFC nói riêng - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu RRTD tại VFC giai đoạn 2007-2009, định hướng phát triển hoạt động tín dụng tới năm 2015. * Nguồn dữ liệu được thu thập từ Báo cáo thường niên và phòng Tổng hợp của Công ty từ năm 2007 đến năm 2009. * Phương pháp thu thập dữ liệu: thống kê, miêu tả. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: + Phương pháp miêu tả; 3 + Phương pháp phân tích; + Phương pháp so sánh; + Phương pháp tổng hợp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba phần với nội dung cơ bản sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về RRTD của CTTC Chương 2: Thực trạng hạn chế RRTD tại VFC Chương 3: Giải pháp hạn chế RRTD tại VFC 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 1.1 Công ty Tài chính và hoạt động tín dụng của Công ty tài chính 1.1.1 Công ty iài chính 1.1.1.1 Bản chất Công ty tài chính CTTC là một trung gian tài chính thực hiện chức năng phân bổ vốn nhàn rỗi tới những nơi cần vốn hoặc tái phân bổ nguồn lực tài chính từ nơi sử dụng không hiệu quả sang nơi sử dụng hiệu quả hơn. Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 (sẽ thay thế Luật các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011) thì có thể hiểu CTTC là Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng 1.1.1.2 Chức năng của Công ty tài chính Các chức năng chủ yếu của CTTC bao gồm: - Chức năng tạo vốn : CTTC huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các CTTC đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn. - Chức năng cung ứng vốn : Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. CTTC cùng với các trung gian tài chính khác sẽ đáp ứng nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi xuất cho vay lớn hơn lãi xuất các tổ chức này trả cho người tiết kiệm. 5 - Chức năng kiểm soát : CTTC sẽ góp phần kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp vay vốn. 1.1.1.3 Hoạt động chủ yếu của Công ty tài chính Cũng giống như các tổ chức tín dụng khác, CTTC là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ với các hoạt động chủ yếu sau: - CTTC huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác. Ngoài ra, CTTC có thể huy động vốn từ vay các tổ chức tài chính, tín dụng, tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - CTTC có thể cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. - Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác… và mỗi loại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo mục tiêu hoạt động. - CTTC được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng. - Các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, còn các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên các mặt môi giới, đại lý chứng khoán và các dịch vụ ủy thác. Từ những hoạt động trên giúp chúng ta phân biệt được NH và CTTC. Tuy nhiên ranh giới phân biệt này ngày càng bị xóa nhòa do những thay đổi trong cơ cấu và xu hướng pha trộn các hoạt động nghiệp vụ giữa các loại hình trung gian tài chính. Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì CTTC huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. 6 Một trong những hạn chế của các CTTC so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các CTTC hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, .v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp CTTC thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một NHTM. 1.1.2 Hoạt động tín dụng của Công ty tài chính 1.1.2.1 Vai trò của hoạt động tín dụng đối với Công ty tài chính Trong hoạt động của các TCTD Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập, CTTC cũng không phải là ngoại lệ. Với giới hạn hoạt động của mình là không được thực hiện chức năng thanh toán thì tỷ trọng tín dụng trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập của CTTC còn cao hơn các NHTM. Vì vậy, hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của CTTC, có thể nói nó quyết định đến sự sống còn của CTTC. Ngoài ra cũng giống như các tổ chức trung gian tài chính khác, hoạt động tín dụng của CTTC có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. 1.1.2.2 Các hình thức cấp tín dụng của Công ty tài chính Hiểu một cách đơn giản tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả. Theo quy định tại khoản 14 điều 4 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 (sẽ thay thế Luật các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011) thì “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy, 7 khái niệm “cấp tín dụng” trong Luật các TCTD năm 2010 rộng hơn và đầy đủ hơn so với năm 2004. CTTC được cấp tín dụng dưới các hình thức sau: 1. Cho vay, CTTC được cho vay dưới các hình thức: - Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của NHNN. - Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác. - Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp. 2. Chiết khấu, Tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác - CTTC được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân. - CTTC và các TCTD khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau. 3. Bảo lãnh CTTC được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. 4. Các hình thức cấp tín dụng khác CTTC được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của NHNN. Như vậy CTTC cũng được thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức giống như các TCTD khác, tuy nhiên do CTTC thường được các Tập đoàn lớn thành lập ra với mục đích để điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nên hoạt động tín dụng của CTTC có nhiều nét đặc thù: - CTTC có vai trò huy động và cho vay đáp ứng nhu cầu của tập đoàn và các đơn vị thành viên là chủ yếu nên sự đa dạng về khách hàng và ngành nghề cho vay là không cao.

Ngày đăng: 20/07/2013, 09:21

Hình ảnh liên quan

b) Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

b.

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Xem tại trang 28 của tài liệu.
TT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

c.

hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm Xem tại trang 29 của tài liệu.
Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

h.

ình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor Xem tại trang 30 của tài liệu.
Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro này là mô hình dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá RRTD và phân tích “mức thưởng rủi ro chấp nhận” gắn liền với mức  sinh lời của khoản nợ công ty hay tín dụng đối với khách hàng vay với cùng mức độ  rủi ro - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

h.

ình cấu trúc kỳ hạn rủi ro này là mô hình dựa trên các yếu tố thị trường để đánh giá RRTD và phân tích “mức thưởng rủi ro chấp nhận” gắn liền với mức sinh lời của khoản nợ công ty hay tín dụng đối với khách hàng vay với cùng mức độ rủi ro Xem tại trang 31 của tài liệu.
- Đơn vị huy động và thu hút các nguồn vốn dưới các hình thức của TCTD. - Đơn vị tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng. - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

n.

vị huy động và thu hút các nguồn vốn dưới các hình thức của TCTD. - Đơn vị tư vấn, thu xếp tài chính và cung ứng tín dụng Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.2..

Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009 Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

2.2.

Thực trạng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT Xem tại trang 45 của tài liệu.
Biểu 2.2. Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

i.

ểu 2.2. Tình hình kinh doanh tín dụng 2007-2009 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.3..

Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay 2007-2009 Xem tại trang 47 của tài liệu.
* Dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

n.

ợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp Xem tại trang 48 của tài liệu.
Biểu 2.5. Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

i.

ểu 2.5. Dư nợ tín dụng theo loại hình doanh nghiệp 2007-2009 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo thành viên trong và ngoài Tập đoàn 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.5.

Dư nợ cho vay theo thành viên trong và ngoài Tập đoàn 2007-2009 Xem tại trang 50 của tài liệu.
2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Công ty tài chính CNTT - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

2.2.2.1.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Công ty tài chính CNTT Xem tại trang 51 của tài liệu.
Biểu 2.7 Tình hình Phân loại nợ 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

i.

ểu 2.7 Tình hình Phân loại nợ 2007-2009 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Qua bảng số liệu cho thấy chất lượng tín dụng trong các năm diễn biến theo chiều hướng xấu - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

ua.

bảng số liệu cho thấy chất lượng tín dụng trong các năm diễn biến theo chiều hướng xấu Xem tại trang 52 của tài liệu.
2.2.2.2 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

2.2.2.2.

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Công ty tài chính CNTT Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.7 Tình hình trích lập DPRR 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.7.

Tình hình trích lập DPRR 2007-2009 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.8 Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ cho vay - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.8.

Tỷ lệ trích lập DPRR so với tổng dư nợ cho vay Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.11 Kết quả xử lý nợ bằng sử dụng dự phòng tại VFC từ 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.11.

Kết quả xử lý nợ bằng sử dụng dự phòng tại VFC từ 2007-2009 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.10 Kết quả xử lý nợ bằng thu hồi nợ trực tiếp tại VFC từ 2007-2009 - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY

Bảng 2.10.

Kết quả xử lý nợ bằng thu hồi nợ trực tiếp tại VFC từ 2007-2009 Xem tại trang 63 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan