ngày xuân đọc lại bài thơ " Ông đồ"

3 1.2K 1
ngày xuân đọc lại bài thơ " Ông đồ"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày xuân đọc lại bài thơ “Ông đồ” Ngày xuân đọc lại “Ông đồ” của Vũ Đình Liên Mỗi năm, cứ đến ngày tết, dạo quanh phố xá Hà Nội, nhìn những ông đồ già viết câu đối, lại chạnh lòng nhớ đến “Ông đồ” của Vũ Đình Liên – ông đồ của những năm 30 của thế kỉ trước: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài. Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ. (Ông đồ - Vũ Đình Liên) “Ông Đồ” mang ý vị hoài cổ, gợi lên những chuyện dâu bể, thăng trầm trong nhịp chảy trôi của thời gian, của cuộc đời. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ về cuộc đời với những bước thăng trầm của một Ông Đồ nho, cũng là của cả một nền Hán học trên đường suy vi. Câu chuyện ấy được bắt đầu từ những ngày Ông Đồ còn bán được chữ, còn đang gặp thời đến lúc ế khách và cuối cùng là sự vắng bóng của ông. Nó được tái hiện bằng một lời kể mang tính biên niên, tái hiện và liên kết sự kiện tạo nên tính cốt truyện. Chính điều đó tạo nên âm hưởng tự sự và tính triết lí thâm trầm, sâu xa cho bài thơ. Một số nhà phê bình đã đọc hai khổ thơ đầu trong tương quan đối lập với ba khổ thơ sau, để đưa ra nhận xét: “Hai đoạn đầu tươi vui, nhảy nhót, với cái nền văn hoá đào nở của ngày Tết, của mùa xuân, với giấy đỏ, mực tàu đen, với người qua lại tấp nập, với những lời bình luận ca ngợi nét chữ đẹp của Ông Đồ. ba đoạn thơ cuối miêu tả những biến động của thời gian ( .). Ngôn từ thoạt đầu đầy âm thanh ồn ào, màu sắc tươi, dần dần xa vắng, mênh mông.” Theo tôi, nhận đinh đó chưa thật chính xác. Đúng là hai khổ đầu có những hình ảnh và màu sắc tươi vui nhưng nó là cái vui ngậm ngùi, cái vui trong tiếc nuối, trong sự hoài niệm và nỗi buồn trong những đoạn thơ sau thực chất chỉ là sự phát triển, lộ rõ cái tứ thơ đã phảng phất ở đây mà thôi: “Mỗi năm hoa đào nở, Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố động người qua” Thời gian làm cho thiên nhiên tái sinh khi xuân về, nhưng con người thì lại già nua thêm. Sự nghiệt ngã của thời gian đối với con người và những giá trị văn hoá thể hiện trong hình ảnh đối lập giữa “hoa đào nở” và “ông đồ già”. Tuy nhiên, ta vẫn nhận ra ở đây một sự hoà hợp – sự hoà hợp giữa tạo vật và con người: khi đào nở hoa cũng là lúc ông đồ trổ tài hoa. Người và hoa đồng điệu, soi chiếu nhau. Nhưng cũng ngay ở khổ thơ đầu này, nhà thơ đã mang đến dự cảm về một sự biến suy, sự xâm nhập của cái hiện đại, được thể hiện qua hai hình ảnh: “phố” và “người thuê viết”. Dự cảm ấy đã mang lại âm điệu buồn tiếc trong lời kể của tác giả. Đó là tâm trạng xuất phát từ sự yêu mến, cảm phục tài năng của ông đồ:Bao nhiêu người thuê viêtTấm tắc ngợi khen tài:“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay”Ba chữ: đông, bao nhiêu, tấm tắc cộng hưởng với nhau vây quanh ông đồ, tạo nên một không khí tấp nập, đồng thời cũng là sự khẳng định tài năng của ông đồ. Nhưng cái hay nhất ở đây lại nằm ở hai câu thơ sau. Đó là lời tác giả trích nguyên văn từ đám đông, một lời khen giản dị, hàm súc. Chỉ với hai câu thơ đã khắc hoạ chính xác nhất năng lực tài hoa của ông đồ. Với thành ngữ: “phượng múa rồng bay”, ta có cảm giác như những con chữ trong tay ông đồ đang cựa mình, cũng có hồn, có sức sống. Sức sống ấy chính là từ sự tài hoa của cây bút truyền sang. Nhưng tài năng ấy không thể chống chọi lại với những biến thiên của thời cuộc, trước sự xâm lấn của Tây học: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay. Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay . ”Từ “mỗi” lặp lại như gõ nhịp cho bước đi của thời gian (mỗi năm), của sự suy thoái (mỗi vắng). Nếu ở hai khổ thơ đầu, thời gian còn thấp thoáng sau gương mặt biểu tượng cho mùa xuân (hoa đào nở) thì ở đây đã có sự chuyển hoá sang những hình ảnh ngược lại – và vẫn có ý nghĩa biểu tượng: “lá vàng” và “mưa bụi”. Sự thay đổi ngược hướng ấy không chỉ là sự thể bước chuyển nghiệt ngã của thời gian, mà còn gợi lên một sự trớ trêu: Lá vàng rơi giữa mùa xuân. Sự oái oăm ấy không chỉ ở tạo vật mà còn ở con người. Lá vàng đang thản nhiên xâm nhập vào thế giới con người, muốn làm hư vô hoá thế giới của ông đồ.Cả khổ thơ là một sự vô định kéo dài. Nó được thể hiện qua những từ ngữ không xác định: nay đâu, ai hay; qua một câu hỏi vô định “Người thuê viết nay đâu?” và qua một câu phủ định: “Qua đường không ai hay?”. Sự vô định đó chính là cuộc đời vô định, là số phận của ông đồ đang từng bước đi vào dĩ văng. Trong khi thiên nhiên, con người đều ở trạng thái động: “qua đường”, “lá vàng rơi”, “mưa bụi bay” thì mọi hình ảnh ông đồ đều gắn với sự ngưng đọng: “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng”, nghiên sầu”, “ông đồ vẫn ngồi đấy”. Năm tháng điểm nhịp bước, tạo vật đổi thay, biến thiên; những cái cũ kĩ sẽ ngưng đọng lại và dần biến mất. Đó là quy luật muôn đời của kiếp nhân sinh. Và ông đồ không nằm ngoài vòng xoay vần của con tạo: “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Ta cứ tưởng rằng nhà thơ đã đọng lại một thời điểm: “năm nay”, nhưng đó thực ra cũng chỉ là một hiện tại giả thiết. Ý niệm về sự tuần hoàn của thời gian vẫn được gợi lên qua hình ảnh biểu tượng hoa đào và đặc biệt là qua việc lặp lại gần như toàn bộ câu thơ đầu bài thơ: “Năm nay đào lại nở”. Chữ “lại” ở đây, không chỉ nói lên sự lặp lại của thiên nhiên mà đặt trong hệ thống với chữ “lại” ở khổ thơ đầu như diến tả một sự trớ trêu, ngang trái. Năm xưa mỗi khi đào nở là “lại thấy ông đồ già”; còn “năm nay đào lại nở nhưng “không thấy ông đồ xưa”. Cảnh đó, người đâu. Cảnh là cái bất biến, gợi con người hoài cổ, suy ngẫm về những cái đã qua. Hoa đào giờ đây không còn là sự cộng hưởng như trong khổ thơ đầu mà đã trở thành tín hiệu của dâu bể: “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”. Chỉ với một câu thơ: “Những người muôn năm cũ” Vũ Đình Liên đã tỏ rõ là một ngòi bút lớn. Cách dùng “muôn năm cũ” là một sự sáng tạo của nhà thơ, gợi được bước đi từ hiện tại (muôn năm) ngược về quá khứ (cũ), như chứa đựng cả một niềm tin bất diệt về những giá trị văn hoá trường tồn. Từ “cũ” hay không chỉ ở sự tương quan với “bây giờ” mà hay ở sự xao động của tâm linh. Càng xưa cũ càng làm đau lòng người, càng tiếc nuối sâu sắc. Vì vậy câu hỏi ở đây vừa là sự chất vấn thời đại, vừa là chất vấn hiện thực và còn là chất vấn lương tâm. Câu hỏi ấy tạo nên một âm vang sâu lắng trong lòng người đọc bao thế hệ, tạo một nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi.Ông đồ chính “là cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn” và bài thơ là một sự tri ân, một sự sám hối của Vũ Đình Liên, của cả một thế hệ thanh niên những năm 40 của thế kỉ trước đối với những lớp người thuộc một nền Nho học lúc mạt vận, đang đi vào cõi chết. Sức lắng đọng sâu xa của bài thơ chính là ở một tấm lòng thành kính, ở thái độ trân trọng và xót xa trước những nét đẹp văn hoá một thời bị sự suy vi của thời cuộc làm cho tàn lụi.Ngày nay đọc lại “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, ta vẫn nhận ra tính thời sự của nó. Bài thơ dạy ta thái độ sống với những giá trị cũ; là một sự nhắc nhở con người hãy biết lắng lòng mình lại, biết trân trọng những giá trị văn hoá của một thời dẫu cho nó không còn phù hợp với thời đại./. Lời bình: Sao Thụy . Ngày xuân đọc lại bài thơ Ông đồ” Ngày xuân đọc lại Ông đồ” của Vũ Đình Liên Mỗi năm, cứ đến ngày tết, dạo quanh phố xá Hà Nội, nhìn những ông đồ. đặc biệt là qua việc lặp lại gần như toàn bộ câu thơ đầu bài thơ: “Năm nay đào lại nở”. Chữ lại ở đây, không chỉ nói lên sự lặp lại của thiên nhiên mà

Ngày đăng: 20/07/2013, 01:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan