Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội.doc

65 2.7K 10
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành Thuế Tuy nhiên, làm thế nào để người nộp thuế bỏ ra một đồngtiền thuế một cách tự nguyện là một công việc hết sức khó khăn Đặc biệt,trong thời đại ngày nay khi hội nhập kinh tế thế giới đang là xu hướng củahầu hết các quốc gia trên thế giới Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã kéo theo nhiều tác động đếnnền kinh tế Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mô,hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng và phứctạp hơn trước thì cơ chế quản lý cũ đã không còn phù hợp, đòi hỏi phảichuyển sang cơ chế quản lý mới, tiên tiến hơn mà đa số các nước trên thế giớiđã áp dụng, đó là cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế Do đó, để đảmbảo hiệu quả của cơ chế tự khai, tự nộp thuế, phục vụ đắc lực cho công cuộchiện đại hóa ngành Thuế thì công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luônđược ngành Thuế đặt lên hàng đầu.

Tuyên truyền, hỗ trợ không chỉ nhằm giúp cho cộng đồng hiểu đượcbản chất tốt đẹp của tiền thuế, hiểu về các chính sách thuế mà còn tạo điềukiện thuận lợi để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, nâng caoý thức tuân thủ pháp luật thuế Có thể nói bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ ngườinộp thuế chính là bộ mặt của ngành Thuế Công tác tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế theo mô hình quản lý mới là hoạt động khá mới ở Việt Nam,bởi vậy không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế

Trong quá trình thực tập tại Cục thuế Thành phố Hà Nội, nhận thứcđược vấn đề trên cùng kiến thức đã học ở trường, sự giúp đỡ tận tình của cácthầy cô giáo và các cán bộ của Cục thuế Thành phố Hà Nội, đặc biệt là các côchú, anh chị tại phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Cục thuế Hà

Nội, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp góp

Trang 2

phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuếtrong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội”.

Mục đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác tuyên truyền, hỗtrợ người nộp thuế ở cục thuế Hà Nội trong giai đoạn từ 2006 - 2010 Từ đó,đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗtrợ người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bố cục đề tài gồm 3 phần:

Chương 1: Cơ chế tự khai, tự nộp thuế và công tác tuyên truyền, hỗ

trợ người nộp thuế.

Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp

thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.

Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác

tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên trong quá trìnhnghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung Em kínhmong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ thuế vàbạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị đangcông tác tại Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế - Cục Thuế Hà Nội

và sự tận tình chỉ bảo của cô giáo, Ths Nguyễn Thị Minh Hằng tạo điều

kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn này.

Hà Nội, tháng 04 năm 2011

Sinh viên Nguyễn Hải Linh

Trang 3

Chương 1:

CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ1.1 Những vấn đề cơ bản về cơ chế tự khai, tự nộp thuế

1.1.1 Khái niệm về cơ chế tự khai, tự nộp thuế

Trong bất cứ xã hội nào thuế luôn là công cụ quan trọng để đáp ứngnhu cầu chi tiêu vào các mục đích kinh tế - xã hội và chi tiêu cho bộ máy Nhànước NNT có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theocác quy định của pháp luật, còn cơ quan thuế có trách nhiệm thu tiền thuế vàoNSNN Trên cơ sở này đã hình thành mối quan hệ quản lý, trong đó tráchnhiệm, quyền hạn giữa NNT và cơ quan thuế luôn có mối liên hệ chặt chẽ dựatrên cách thức tổ chức thực hiện, hoạt động này gọi là cơ chế quản lý thuế

Trên thế giới có hai cơ chế quản lý thuế chính: cơ chế cơ quan thuế tínhthuế (còn gọi là cơ chế thông báo thuế) và cơ chế NNT tự tính thuế hay còngọi là cơ chế TKTN

Theo cơ chế cơ quan thuế tính thuế, cán bộ thuế phải kiểm tra tất cả cáctờ khai thuế, các khoản thu dựa trên những số liệu mà cơ quan thuế có đượcđể xác định số thuế chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho NNT Cơchế này thể hiện sự không tin tưởng hoặc ít tin tưởng của cơ quan thuế đối vớiNNT Cách thức quản lý này mang tính áp đặt, nặng về sử dụng quyền lựccủa cơ quan thuế đối với NNT Việc cơ quan thuế tính thuế thường gây ranhiều tranh cãi, bất đồng giữa cơ quan quản lý và NNT về cách thức xác địnhsố thuế phải nộp NNT phải chờ đợi cơ quan thuế tính thuế và ra thông báothuế mới có thể nộp thuế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu thuế Việc xác địnhsố thuế phải nộp trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ quan thuế Hơn nữa,với sự gia tăng số lượng của NNT ngày càng nhanh, việc thực hiện quản lýtheo cơ chế này đòi hỏi nguồn nhân lực của cơ quan thuế phải tăng lên tươngứng, dẫn đến chi phí quản lý rất cao Do vậy, hầu hết các nước trên thế giới

Trang 4

không còn áp dụng cơ chế cơ quan thuế tính thuế mà chuyển sang cơ chếTKTN thuế.

Cơ chế TKTN thuế là cơ chế quản lý trong đó NNT tự giác tuân thủ thựchiện các nghĩa vụ thuế: NNT căn cứ các quy định tại các Luật thuế để xác địnhnghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúngthời hạn Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ của NNTnếu NNT tự giác tuân thủ nghĩa vụ Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền,hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thờigiám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT và thông qua công tácthanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro để phát hiện, xử lýkịp thời, đúng đắn các hành vi gian lận, trốn thuế của NNT.

Như vậy, thực hiện cơ chế TKTN thuế không có nghĩa là cơ quan thuếbuông lỏng quản lý, giám sát NNT mà cơ quan thuế thực hiện giám sát chặtchẽ hơn với phương pháp hiệu quả hơn Cơ chế này giúp tạo được sự cân bằnggiữa hai chức năng của cơ quan thuế là chức năng phục vụ và chức năng giámsát, kiểm tra hoạt động tuân thủ nghĩa vụ thuế đối với NNT Nói cách khác, cơchế này giúp tạo nên sự kết hợp hài hoà vai trò của cơ quan thuế như một cơquan công quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thuế với vai trò củamột cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

1.1.2 Các điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế

Cơ chế TKTN thuế là cơ chế quản lý thuế được thực hiện trên nền tảngsự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của NNT Nhiệm vụ chủ yếu của cơ quanthuế lúc này là tập trung nguồn lực để hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát NNTtrong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế.Như vậy, có thể thấy việc chuyển sang áp dụng cơ chế TKTN thuế ở các nướctrên thế giới là đều nhằm mục tiêu quản lý thuế hiệu quả Tuy nhiên, để có thểmang lại hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế này thì đòi hỏi phải có đầy đủvà đồng bộ nhiều yếu tố về xã hội, NNT và cơ quan thuế Trong đó phải kểđến những điều kiện tiên quyết sau:

Trang 5

* Về phía người nộp thuế

NNT phải có được hiểu biết cơ bản về nghĩa vụ thuế và có ý thức tựgiác tuân thủ nghĩa vụ thuế Để có thể tự tính thuế, tự thực hiện nghĩa vụ kêkhai và nộp thuế thì trước hết NNT phải nắm được là mình phải nộp nhữngloại thuế nào, tính toán ra sao, rồi thời hạn kê khai và nộp thuế Muốn vậy,NNT phải nắm được các quy định pháp lý về thuế và phải thường xuyên cậpnhật về những thay đổi trong chính sách thuế Trên cơ sở đó, NNT tự giácchấp hành các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình và lên ánnhững hành vi gian lận, trốn thuế góp phần vào thành công của việc thực hiệncơ chế TKTN.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệmcung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin có liên quan đến việc xác địnhnghĩa vụ thuế của NNT Có như thế, cơ quan thuế và NNT mới giảm thiểuđược chi phí trong việc quản lý cũng như trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế,góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

* Về phía cơ quan thuế

Cơ quan thuế cùng với các cơ quan chức năng khác sửa đổi, bổ sung vàban hành các chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện như: giảmbớt mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, giảm các trường hợp miễn giảm trongthuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phùhợp với điều kiện kinh doanh của NNT Đồng thời, đơn giản hoá các thủ tụcvề thuế như thủ tục đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế nhằm mục tiêutạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phí tuân thủ cho NNT góp phầnkhuyến khích NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế.

Việc chuyển sang cơ chế TKTN cũng có nghĩa là phải chuyển đổi bộmáy quản lý thuế ở các cấp từ việc quản lý theo sắc thuế sang tổ chức tậptrung theo các chức năng: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; theo dõi, xử lý tờ khaithuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế Để có thểthực hiện tốt cơ chế TKTN thì đòi hỏi từng bộ phận, từng phòng, ban trong cơquan thuế các cấp phải thực hiện tốt các chức năng trên.

Trang 6

- Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Sự thành công của cơ chế TKTN gắn liền với việc NNT nhận được đầyđủ thông tin cần thiết để thực hiện nghĩa vụ thuế hay hệ thống dịch vụ hỗ trợNNT toàn diện, có chất lượng Do vậy, cơ quan thuế phải thay đổi quan điểmquản lý, phải coi NNT là khách hàng mà mình phục vụ, chủ động khảo sátnhu cầu của NNT và chủ động cung cấp thông tin về pháp luật thuế với mụctiêu để NNT làm đúng ngay từ đầu Muốn thế, công tác tuyên truyền, hỗ trợphải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, cách thức hỗ trợ trong cả nước Việccung cấp thông tin cho NNT phải đáp ứng được yêu cầu: chính xác, dễ hiểu,công bằng, đúng lúc, thuận tiện nhất cho NNT Cơ quan thuế thực hiện việcphát miễn phí các tài liệu, sách hướng dẫn về các thủ tục kê khai, nộp thuếgiúp cho NNT có thể tự tính toán, tự kê khai và nộp thuế đúng theo các quyđịnh trong pháp luật về thuế Đồng thời, để tăng cường công tác hỗ trợ, cầnphải xây dựng được các tiêu chuẩn phục vụ NNT ví dụ như tiêu chuẩn về thờigian trả lời điện thoại, thời gian trả lời bằng văn bản.

- Công tác xử lý tờ khai, kế toán thuế

Trong cơ chế TKTN, công tác xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế và kếtoán thuế phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Cơ quan thuế phải tổ chức tiếp nhận và xử lý các tờ khai thuế nhanhchóng, chính xác với sự trợ giúp hiệu quả của hệ thống công nghệ thông tin,đảm bảo chi phí nguồn lực thấp nhất, không gây phiền hà cho NNT.

+ Thu thập được dữ liệu để theo dõi tình hình thực hiện và cung cấpthông tin cho các khâu quản lý tiếp theo: phải theo dõi được tờ khai thuế củaNNT từ tờ khai đầu tiên, qua các tờ khai điều chỉnh (nếu có) đến các tờ khaicuối cùng, các lỗi NNT đã mắc Qua đó, cơ quan thuế đưa ra các biện pháp xửlý phù hợp như: hướng dẫn NNT tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việcmắc lỗi là do chưa hiểu rõ phải kê khai như thế nào; hoặc đó là một dấu hiệuđể xem xét, lựa chọn các trường hợp để thanh tra nếu việc mắc lỗi có tính chấtnghiêm trọng và lặp đi, lặp lại một cách cố ý.

Trang 7

+ Hạch toán đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời nghĩa vụ thuế củaNNT và theo dõi thanh toán thuế nhằm tăng cường đôn đốc NNT kê khai, nộpthuế vào NSNN, đảm bảo tính nợ thuế của NNT theo từng khoản phải nộp.

- Chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế

Một trong những tiêu thức để đánh giá hiệu quả của bộ máy quản lý làđánh giá thông qua số nợ thuế thu hồi được Cơ quan thuế phải được đảm bảovề cơ sở pháp lý: có đủ thẩm quyền và sự phối hợp của các cơ quan có liênquan để thực hiện chức năng cưỡng chế thuế và phải có bộ máy chuyên tráchđể thực hiện chức năng cưỡng chế thu nợ thuế.

Cơ quan thuế phải luôn theo dõi, nắm sát tình hình nợ thuế của từngNNT, phân tích nguyên nhân và khả năng thu hồi nợ để áp dụng biện phápthu nợ phù hợp, hiệu quả Các biện pháp thu nợ có thể từ các biện pháp banđầu đơn giản như: gọi điện thoại, gửi thông báo nhắc nhở, làm việc trực tiếpvới NNT cho đến các biện pháp cưỡng chế như: khấu trừ từ tiền gửi ngânhàng, phong toả tài khoản, thông báo yêu cầu các khách hàng hoặc bên thứ batrích từ tiền thanh toán cho doanh nghiệp để nộp thuế, yêu cầu cơ quan hảiquan phong toả hàng hoá xuất nhập khẩu, kê biên và bán đấu giá tài sản, truytố trước pháp luật…

Để đảm bảo hiệu quả trong công tác thu nợ, tiết kiệm nguồn lực, cơquan thuế thực hiện công tác thu nợ trên cơ sở đánh giá rủi ro của các khoảnnợ, các đối tượng nợ thuế, từ đó ưu tiên nguồn lực vào quản lý thu nợ nhữngtrường hợp nợ có mức độ rủi ro cao.

- Chức năng kiểm tra, thanh tra thuế

Trong cơ chế TKTN thuế, bên cạnh trách nhiệm TTHT, hướng dẫnNNT hiểu rõ nghĩa vụ thuế thì cơ quan còn phải tăng cường giám sát việcchấp hành nghĩa vụ thuế của NNT thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế.Đây là một trong những trọng tâm của quản lý thuế với mục tiêu chính làkiểm soát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật thuế của NNT Cùng với sựphát triển của nền kinh tế thủ đô, số lượng NNT ngày càng cao và quy mô,

Trang 8

tính chất sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp, trong khi đó nguồn lực củacục Thuế luôn có giới hạn và thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết để đảmbảo mức độ tuân thủ đầy đủ của tất cả NNT khi phát sinh nghĩa vụ thuế Dovậy, trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế tiến hành thanh tra,kiểm tra trên cơ sở thu thập được đủ các thông tin cần thiết về NNT để phântích, đánh giá rủi ro Việc áp dụng quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro làphương pháp quản lý mới nhưng hiệu quả của nó mang lại là rất lớn Thôngqua việc thực hiện theo cơ chế quản lý rủi ro, toàn bộ NNT được đánh giátheo các tiêu thức rủi ro để phân loại thành các cấp độ tuân thủ khác nhau(nhóm rủi ro cao, vừa, thấp) Trên cơ sở đó, cơ quan thuế tập trung nguồn lựcđể thanh tra, kiểm tra có trọng tâm hơn, chuyên sâu hơn đối với nhóm NNTcó mức độ rủi ro cao về không tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý cho cơ quan thuếgóp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế thì việc tin học hoá quy trình quảnlý là việc làm cần thiết Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống tin học mà việc tập hợp,khai thác và sử dụng thông tin về NNT cũng như việc sử dụng các dịch vụ hỗtrợ của cơ quan thuế được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Trong các chức năng quản lý thuế, chức năng tuyên truyền, hỗ trợ đượccoi là chức năng quan trọng hàng đầu, được cơ quan thuế tập trung nguồn lựcđể thực hiện tốt chức năng này, vì nếu làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ sẽgiảm thiểu được các công việc phải làm trong công tác xử lý tờ khai và kế toánthuế; công tác thu nợ và cưỡng chế thuế; công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

1.2 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tựnộp thuế

1.2.1 Khái niệm, các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT

1.2.1.1 Khái niệm

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được xem là một trong những nộidung quan trọng trong chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế chophù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế Tuyên truyền thuế là

Trang 9

việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức thông tin liên lạc để truyền tải đếncho NNT và cộng đồng các thông tin về thuế nhằm nâng cao hiểu biết vàtrách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ thuế với Nhà nước Hỗ trợ NNT là việccơ quan thuế cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp các vướng mắc của NNTđể họ có thể hiểu được các quy định về chính sách, pháp luật thuế đối vớitrường hợp của mình và các nghĩa vụ mình phải thực hiện Cùng với quá trìnhphát triển, hiện đại hoá ngành Thuế, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ngàycàng được coi trọng

1.2.1.2 Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Trên thế giới hiện nay hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được thựchiện dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú Tuỳ theo phương thức tiếpcận với NNT có thể phân chia công tác TTHT trong cơ quan thuế thành 2hình thức, đó là: hình thức TTHT gián tiếp và hình thức TTHT trực tiếp.

* Các hình thức TTHT gián tiếp

- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đàiphát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, các gameshow với chủ đề thuế… để đưahình ảnh của cơ quan thuế tiếp xúc rộng rãi với công chúng Tuyên truyền cáckhẩu hiệu trên các panô, áp phích được đặt ở các khu trung tâm, đường giaothông lớn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, các tài liệu, sách hướng dẫnvề thuế cũng là một trong những hình thức tuyên truyền được áp dụng rộngrãi Thông thường các ấn phẩm tuyên truyền này được biên soạn và in ấn dướidạng các tờ rơi quảng cáo với những nội dung đơn giản, gần gũi với NNT

- Một trong những hình thức TTHT tiện ích khá phổ biến hiện nay, đólà việc cung cấp thông tin qua mạng Internet Để sử dụng dịch vụ hỗ trợ nàythì NNT cần đăng ký sử dụng với cơ quan thuế để được cấp tên truy cập vàmật khẩu sau đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm trong việc giữ gìn tài khoảnthông tin của mình Qua hình thức hỗ trợ này, những vướng mắc của NNTliên quan đến tình hình thu nhập, tình hình kê khai, thanh toán nợ… có liênquan đến bí quyết kinh doanh sẽ được cơ quan bảo đảm bí mật Ngoài ra,NNT có thể tra cứu các thông tin hiểu biểu biết chung về chính sách, thủ tục,

Trang 10

các sắc thuế thông qua trang web của Tổng cục Thuế, qua các diễn đàn trênmạng về thuế.

- Sử dụng hệ thống hộp thư điện thoại trả lời tự động: là hệ thống điệnthoại trong đó đã cài đặt những thông tin cơ bản về các sắc thuế, giải đáp các vấnđề mà NNT thường mắc phải để khi NNT cần có thể tìm hiểu qua kênh này.

- Cán bộ thuế trực tiếp trả lời điện thoại: bằng việc cung cấp những sốđiện thoại tư vấn cho NNT, khi có những vướng mắc về thuế NNT gọi tớinhững số đó, tại cơ quan thuế sẽ có cán bộ thuế trực Cán bộ thuế nghe nhữngvướng mắc của NNT sau đó trả lời ngay cho NNT nếu có thể và nằm trongphạm vi cho phép của họ.

- Hướng dẫn, giải đáp cho NNT bằng văn bản: NNT gửi cho cơ quanthuế công văn, trong đó nêu ra những vấn đề thắc mắc yêu cầu cơ quan thuếgiải đáp Sau khi tiếp nhận công văn của NNT, cơ quan thuế xem xét kỹ cácvấn đề mà NNT thắc mắc sau đó trả lời NNT cũng bằng công văn.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hình thức thông tinliên lạc ngày càng phát triển thì các hình thức hỗ trợ NNT sẽ càng đa dạnghơn và thuận tiện hơn cho NNT.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt các hình thức này ngoài yêu cầu caovề trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác này để hỗ trợ một cách hiệuquả nhất cho NNT thì cũng yêu cầu về hệ thống trang thiết bị, các ứng dụnghiện đại để có thể trợ giúp cho cán bộ làm tốt công tác này.

* Các hình thức TTHT trực tiếp

- Tổ chức tiếp và trả lời NNT tại trụ sở của cơ quan thuế : Hình thức nàyđòi hỏi cán bộ tiếp và trả lời NNT không những phải vững về chuyên môn màcòn phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở Có như thế NNT mới thấythoải mái và có cảm tình hơn với cán bộ thuế, đồng thời cũng có ý thức hơntrong nghĩa vụ thuế của mình Theo hình thức hỗ trợ này, tất cả những vướngmắc về cơ chế chính sách, thủ tục đăng ký, kê khai, khiếu nại, tố cáo… sẽ đượcgiải đáp (trừ những trường hợp quá phức tạp thì NNT sẽ được hẹn trả lời vàohôm sau hoặc được cơ quan thuế gửi trả lời bằng văn bản).

Trang 11

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị đối thoại giữa cơ quan thuế vớiNNT : Tuỳ từng đối tượng khác nhau để tổ chức các buổi hội thảo phù hợpvới những loại hình đối tượng đó nhằm nâng cao chất lượng của các buổi hộithảo, hội nghị Thông qua các buổi hội thảo, hội nghị đối thoại không nhữngNNT hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, hiểu rõhơn về việc áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp mình; bên cạnh đócơ quan thuế có thể nắm bắt được nhu cầu của từng đối tượng khác nhau đểcó hình thức hỗ trợ phù hợp.

- Tổ chức tập huấn cho NNT về chính sách thuế, các văn bản pháp luậtthuế, đặc biệt là các văn bản, chính sách mới Việc tập huấn cho NNT có thểkết hợp cùng với các buổi hội thảo, hội nghị đối thoại Thông thường các cơquan thuế chủ động tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn khi có chính sách thuếmới để NNT hiểu các thay đổi về quy định và thủ tục khi thực hiện nghĩa vụthuế Với các doanh nghiệp mới thành lập, cơ quan thuế tổ chức riêng cácbuổi tập huấn giới thiệu về chính sách thuế, các quy định về sổ sách kế toán,hoá đơn chứng từ cho đối tượng này.

1.2.2 Vai trò của công tác TTHT NNT trong cơ chế TKTN thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là một nội dung quan trọng trongviệc tổ chức hoạt động của cơ quan thuế Nó không chỉ tác động đến việc tổchức quản lý nội bộ của cơ quan thuế mà con tác động đến cả lợi ích của NNTvà cả cộng đồng.

* Tác động của công tác TTHT đối với NNT và cộng đồng

Thứ nhất, trong việc cung cấp các dịch vụ TTHT cơ quan thuế đóng vai

trò là người cung cấp, truyền bá thông tin về chính sách, pháp luật thuế củaNhà nước đến với mọi người dân Để NNT tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, trướchết phải chính bản thân họ phải hiểu được tại sao phải nộp thuế; với ngànhnghề kinh doanh hiện tại, thu nhập hiện có thì phải nộp những khoản thuế gìvà thủ tục cần thực hiện ra sao Giải quyết các câu hỏi trên là nhiệm vụ của bộphận TTHT trong cơ quan thuế Thông qua các phương tiện thông tin đại

Trang 12

chúng, các phương thức liên lạc cá nhân, cơ quan thuế cần phải truyền tảiđược những thông tin cần thiết đến đúng đối tượng pháp luật thuế điều chỉnh.Lúc này, cơ quan thuế đóng vai trò như một cầu nối, một kênh cung cấp thôngtin phổ biến pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân.

Thứ hai, công tác TTHT góp phần giúp cho NNT đơn giản hơn trong

việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Nhờ việc triển khai ứng dụng các thànhquả phát triển của công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan thuế, NNTcó thể thực hiện các hoạt động đăng ký, kê khai, nộp thuế… mà không cần trựctiếp đến cơ quan thuế Tại một số quốc gia việc kê khai thuế có thể thực hiệnqua hệ thống điện thoại đi động Máy sẽ tự đọc các chỉ tiêu kê khai còn ngườisử dụng sẽ bấm phím số điện thoại để kê khai các thông tin và số liệu trên tờkhai Xu hướng phát triển phổ biến của các nước trên thế giới là triển khai dịchvụ thuế điện tử Qua đó, NNT có thể truy cập vào các tài khoản cá nhân củamình để thực hiện kê khai, nộp thuế, yêu cầu giải đáp vướng mắc qua mạngInternet Nhờ việc triển khai các ứng dụng này, NNT có thể giảm đáng kể chiphí đi lại cũng như sự phiền hà trong việc tuân thủ nghĩa vụ thuế

Thứ ba, với các dịch vụ tư vấn cho NNT, cơ quan thuế đã kịp thời giải

quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của NNT, giúp họ hiểu các quy địnhvề thuế đối với trường hợp của mình, từ đó có các định hướng, chiến lượckinh doanh cho phù hợp.

Thứ tư, công tác TTHT trong cơ quan thuế bảo vệ quyền lợi chính đáng

của NNT Trước hết, cơ quan thuế cần nâng cao hiểu biết của người dân vàcác tổ chức, cá nhân nộp thuế về quyền lợi và nghĩa vụ của mình thông quacác hoạt động tuyên truyền qua báo chí, tờ rơi, sách hướng dẫn… Khi NNTkhông hài lòng với các quyết định của cơ quan thuế, họ có thể gửi khiếu nạiđến cơ quan thuế và bộ phận Bảo vệ quyền lợi cho NNT có trách nhiệm tiếpnhận và giải quyết các khiếu nại của NNT một cách khách quan và công bằng.

Thứ năm, công tác TTHT góp phần ngăn ngừa rủi ro cho NNT Thông

qua việc công bố công khai các thông tin cảnh báo về các trường hợp NNT đã

Trang 13

bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; cáchoá đơn, chứng từ không còn giá trị sử dụng… cơ quan thuế đã giúp các tổchức, cá nhân kinh doanh tránh được những rủi ro khi gặp phải các đối tượnglừa đảo, kinh doanh không trung thực.

Thứ sáu, việc thực hiện tốt công tác TTHT góp phần nâng cao ý thức

tuân thủ pháp luật thuế nói riêng và nâng cao trách nhiệm, ý thức tuân thủpháp luật nói chung của cả cộng đồng Công tác TTHT không chỉ đóng vai tròcung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thuế mà còn đóng vai trò tuyêntruyền về bản chất tốt đẹp của tiền thuế, giáo dục cộng đồng về ý thức, tráchnhiệm đối với NSNN Qua đó, thúc đẩy cộng đồng lên án, tố giác các hành vivi phạm pháp luật thuế, đảm bảo sự công bằng cho mọi NNT.

* Tác động của công tác TTHT đối với cơ quan thuế

Thứ nhất, công tác TTHT trong cơ quan thuế góp phần nâng cao hiệu

quả của hoạt động quản lý thuế của toàn cục Thuế Để có thể thực hiện tốtcông tác TTHT đáp ứng yêu cầu của NNT, đòi hỏi tất cả các khâu, các bộphận trong cơ quan thuế phải thống nhất, đồng bộ Cụ thể, bộ phận pháp chế -chính sách cần xây dựng được những chính sách, quy định, thủ tục về thuế rõràng, công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng; bộ phận thanh tra, cưỡngchế thu nợ cần có các biện pháp, kế hoạch hiệu quả trong việc kiểm tra, truythu, xử lý các trường hợp dây dưa, nợ đọng tiền thuế, trốn thuế; bộ phận xử lýthông tin cần xây dựng được hệ thống các cơ sở dữ liệu đồng bộ, tập trung,hiện đại, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, côngtác TTHT giúp cho cơ quan thuế có thể giảm bớt được chi phí cho hoạt độngquản lý và tập trung cho các nhiệm vụ phát triển khác.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác TTHT góp phần cải thiện hình ảnh của

cơ quan thuế Nếu cơ quan thuế khi đặt nhiệm vụ chỉ tập trung vào số thu thìcác chức năng quản lý, cưỡng chế thu nợ, thanh tra, kiểm tra để tận thu tiềnthuế Và như thế, khoảng cách giữa cơ quan thuế và NNT ngày càng nớirộng Khi đó, hình ảnh về cơ quan thuế chỉ còn được nhắc đến với những

Trang 14

công việc mang tính quản lý hành chính mà không cần biết đến quyền lợichính đáng của NNT Tuy nhiên, việc chủ động cung cấp các dịch vụ TTHTcho NNT, cơ quan thuế sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành, người trợgiúp cho NNT hiểu về bản chất tốt đẹp của tiền thuế, hiểu về chính sách thuếvà biết làm thế nào để thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Qua đó, nâng caovai trò, vị thế và cải thiện hình ảnh của cơ quan thuế trong con mắt NNT vàcả cộng đồng.

Thứ ba, công tác TTHT NNT là một trong những phương pháp, công

cụ quan trọng nhất để đạt tới mục đích là sự tuân thủ tự nguyện cao nhất củaNNT Một trong các biện pháp quản lý thuế hiện đại là căn cứ theo mức độtuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của NNT để đánh giá, phân chia NNT ra 4nhóm sau:

- Nhóm NNT có ý thức tự giác tuân thủ : Đây là nhóm chiếm số lượnglớn nhất trong tổng số NNT Nhóm này luôn có xu hướng chấp hành nghiêmchỉnh các quy định, thủ tục về thuế Do đó, cơ quan thuế cần tạo điều kiện tốtnhất để NNT thuộc nhóm này hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình.

- Nhóm NNT có ý thức tuân thủ nhưng chưa thực hiện đầy đủ các quyđịnh : Nhóm NNT này cũng có ý thức nghiêm túc trong việc chấp hành phápluật thuế nhưng thường mắc các lỗi số học trong kê khai, lỗi không cố ý dothiếu hiểu biết về các quy định, thủ tục thuế Vì vậy, cơ quan thuế cần trợgiúp họ bằng cách cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và cungcấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp và các dịch vụ tiện ích khác để họ có thể thựchiện tốt các nghĩa vụ thuế.

- Nhóm NNT chưa có ý thức tuân thủ pháp luật thuế: Đây là nhómNNT có hiểu biết về pháp luật thuế nhưng chưa thực sự nghiêm túc chấphành Đôi khi nhóm này có thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực hiệncác hành vi trốn thuế Với nhóm này, cơ quan thuế cần phải có biện pháptuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và có chế độ theo dõi, kiểmtra để răn đe ngăn chặn các hành vi nợ đọng tiền thuế, trốn thuế.

Trang 15

- Nhóm NNT cố tình không tuân thủ : Đây là nhóm NNT có rủi ro caonhất trong quản lý thuế Nhóm này có xu hướng cố tình thực hiện các hành vivi phạm pháp luật thuế để trục lợi như mua, bán hoá đơn giả, làm hồ sơ hoànthuế khống, khai báo không trung thực để trốn thuế… Mặc dù nhóm nàychiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số NNT nhưng đây lại chính là nhóm mà cơ quanthuế phải dành nhiều nguồn lực nhất trong việc quản lý Với nhóm này, cơquan thuế cần sử dụng nhiều biện pháp như khuyến cáo, răn đe, cưỡng chếthu nợ và thường xuyên thanh tra, kiểm tra thậm chí có thể sử dụng các biệnpháp về quản lý để xử phạt và thu hồi tiền thuế cho Nhà nước.

1.2.3 Sự cần thiết của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong cơ chế tựkhai, tự nộp thuế

Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhànước đòi hỏi mọi cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức của Nhà nước, mọi côngdân phải theo đúng quy định của Pháp luật Muốn vậy, phải đẩy mạnh việctuyên truyền, giáo dục, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quanNhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân Đây cũng là một chức năngquan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước.

Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật Nhà nước màmọi người dân nói chung và NNT nói riêng phải chấp hành Đồng thời, tronghệ thống bộ máy quản lý Nhà nước, cơ quan thuế đại diện cho Nhà nướctrong việc quản lý và thực thi pháp luật về thuế Vì vậy, cơ quan thuế phảituyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật về thuế cho NNT và toàn dân đểmọi công dân và NNT hiểu biết về thuế, pháp luật thuế, về nghĩa vụ và quyềnlợi của NNT, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.

Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các saiphạm về thuế còn khá phổ biến Một trong những nguyên nhân của tình hìnhtrên là do công tác TTHT NNT chưa được coi trọng đúng mức, chưa tổ chứcthực hiện thường xuyên, chưa có định hướng rõ rệt, hình thức còn nghèo nàn,lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của NNT và

Trang 16

xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và của NNTnói riêng về thuế còn hạn chế.

Bên cạnh đó, hiện nay, chính sách thuế của nước ta cũng tương đốiphức tạp: một luật thuế ra đời, kèm theo cả nghị định và thông tư, nhiều luậtthuế còn trùng nhau… Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thốngthuế tốt là tính hiệu quả của hệ thống đó mà thể hiện rõ nét là tính tự giác tuânthủ tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước củaNNT Trên cơ sở các thông tin và dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp,NNT tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức dành cho việc nghiên cứu,tìm hiểu và chấp hành pháp luật thuế, từ đó giảm dần những sai phạm khôngcố ý trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Sự tự giácchấp hành nghĩa vụ thuế và chấp hành đúng không những sẽ làm giảm chi phíquản lý của cơ quan thuế như chi phí cho công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát, truy thu, cưỡng chế mà còn giảm tỷ lệ thất thu cho NSNN.

Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng về số lượngNNT với quy mô lớn hơn và mức độ sai phạm nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn.Vì vậy, càng cần thiết phải đẩy mạnh công tác TTHT NNT nhằm làm cho cáctổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế,hiểu rõ được bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế, đó lànghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi chính đáng của bản thân NNT Mọi hành vitrốn thuế, tránh thuế, gian lận thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật màcòn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dư luận xã hội cần phải lên án,không khoan nhượng Từ đó, xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêmchỉnh các quy định về pháp luật thuế trong toàn dân, toàn xã hội.

Đứng trước những yêu cầu trên, rõ ràng cục Thuế Hà Nội cần phải đẩymạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân, triển khaimạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đưa côngtác TTHT NNT thành một trong những khâu trọng tâm trong công tác quản lýthu thuế.

Trang 17

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ởThành phố Hà Nội.

2.1.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội.

Hà Nội là thủ đô và hiện là thành phố có diện tích lớn nhất và đông dânthứ hai của Việt Nam Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớmtrở thành trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sửViệt Nam Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồinước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay Cùng với TPHồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dụccủa cả nước Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, HàNội có diện tích 3.324,92 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện.

Năm 2010, tăng trường GDP của thủ đô đạt 11% so với năm 2009(trong đó ngành công nghiệp tăng 11,6%, các ngành dịch vụ tăng 11,1%,ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,2 %), và đưa thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2010 đạt khoảng 37 triệu đồng (tương đương 1.900 USD) Kinh tế thủ đôđã phục hồi và tăng trưởng khá, tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra và gấp 1,64lần mức tăng chung của cả nước

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2010 tăng 14,4% so

năm 2009 Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ươngtăng 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,8%,giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 14,9%, giá trị sản xuấtcông nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8% Vốn đầu tư pháttriển do địa phương quản lý dự kiến đạt 21.075 tỷ đồng, bằng 87,7% cùng kỳnăm ngoái.

Trang 18

Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2010, Hà Nội thu hútđược 278 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 290 triệu USD, bằng 58% sovới năm 2009.

Tổng thu Ngân sách trên địa bàn cả năm 2010 đạt 100.000 tỷ đồng,vượt 12,7% dự toán năm, tăng 17% so năm 2009, trong đó thu nội địa là87.560 tỷ đồng Tổng chi Ngân sách địa phương năm 2010 là 40.037 tỷ đồng,vượt 14,9% dự toán, giảm 13,2% so năm trước, trong đó chi thường xuyên là17.905 tỷ đồng; chi xây dựng cơ bản là 16.922 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môitrường đầu tư của thành phố còn thấp Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫnchậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủlực mũi nhọn Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nộikhông cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dâncư Và hiện nay còn có sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa vùng trung tâmthành phố và những vùng ngoại thành.

Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp trên địa bànthành phố tăng lên nhanh chóng cùng với nhịp độ gia tăng trong cả nước.Tính đến thời điểm năm 2010, Cục thuế Hà Nội quản lý trên 80.000 doanhnghiệp, trên 120.000 hộ kinh doanh cá thể.

Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nộikhông những góp phần vào việc tăng thu cho NSNN mà còn góp phần giảiquyết một lượng lớn lao động trong cũng như lao động ở ngoài thành phố.Tuy nhiên, cùng với đó là còn có nhiều doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế, chậmnộp thuế làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế, cũng như mụctiêu thu NSNN của thành phố.

Năm 2011 là một năm hết sức quan trọng, được mở đầu bằng sự kiệnchính trị trọng đại là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Đâycũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và kế

Trang 19

hoạch 5 năm 2011 - 2015, là năm tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hộiđồng nhân dân các cấp Vì vậy, đồng chí Phạm Quang Nghị - Ủy viên BộChính trị, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, phải tập trung nâng cao chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bềnvững Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnhtranh (PCI), thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với chuyển dịchmạnh cơ cấu kinh tế.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, tổng thu của thành phố Hà Nộitrong năm tới phải đạt ở mức cao hơn Điều này đòi hỏi công tác quản lý thuthuế của ngành thuế Hà Nội phải có những bước tiến, những biện pháp thật sựcụ thể để công tác quản lý thu đạt hiệu quả cao nhất Do đó, công tác tuyêntruyền hỗ trợ NNT cũng được đặt lên hàng đầu.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Thành phố Hà Nội

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chínhTP Hà Nội và các tỉnh liên quan, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định1640/TC-QĐ-TCCB ngày 28/07/2008 thành lập cục thuế TP Hà Nội mới Vịtrí, chức năng của Cục thuế Hà Nội được quy định cụ thể tại quyết định số108/2010/QĐ-BTC ngày 14 tháng 1 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục thuế TP Hà Nội (sau đây gọi chung là Cục thuế Hà Nội) là tổ chứctrực thuộc Tổng Cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, lệ phí vàcác khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) trên địa bàn TP Hà Nộitheo quy định của pháp luật.

Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho NSNN, Cục thuế Hà Nội cònphải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục Thuế giao vàbảo đảm thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND,UBND Thành phố Hà Nội.

Cục thuế Hà Nội hiện nay có 1 cục trưởng và 6 phó cục trưởng giúpcục trưởng quản lý các công việc chuyên môn Tổ chức bộ máy của cục thuếHà Nội bao gồm 23 Phòng chức năng và 29 Chi cục thuế quận, huyện, thị xãtrực thuộc.

Trang 20

Mụ hỡnh bộ mỏy tổ chức cục thuế Hà Nội cú thể hỡnh dung qua sơ đồ sau:

Chức năng, nhiệm vụ của cỏc phũng ban, đơn vị trực thuộc:

* Văn phũng cục:

- Phũng Tuyờn truyền và hỗ trợ NNT: Giỳp Cục trưởng Cục thuế tổ

chức thực hiện cụng tỏc tuyờn truyền về chớnh sỏch, phỏp luật thuế, hỗ trợNNT trong việc thực hiện phỏp luật thuế; Bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủtục hành chớnh và cung cấp dịch vụ về thuế (Bộ phận 1 cửa) do Phũng Tuyờntruyền hỗ trợ NNT trực tiếp phụ trỏch

- Phũng Kờ khai và Kế toỏn thuế: Giỳp Cục trưởng Cục thuế tổ chức

thực hiện cụng tỏc đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toỏn thuế, thống kờthuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý

- Phũng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giỳp Cục trưởng Cục thuế

tổ chức thực hiện cụng tỏc quản lý nợ thuế, đụn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡngchế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.

- Phũng Kiểm tra thuế (06 phũng Kiểm tra thuế): Giỳp Cục trưởng Cục

Thuế kiểm tra, giỏm sỏt kờ khai thuế; chịu trỏch nhiệm thực hiện dự toỏn thuđối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Cục tr ởngPhó Cục Tr

Phó Cục Tr ởng

Cục phó

Phòng Thanh tra số 1,2,3,4

Phó Cục Tr ởng

Phòng Kiểm tra thuế số 1,2,3,4,

Phòng Quản lý thuế thu nhập

Phòng Tổng

hợp Nghiệp

Phòng Pháp

chếPhòng

kê khaivàkếtoán thuế

Phòng Quản lý nợ và c ỡng chế nợ

Phòng kiểm tra nội

Phòng Tổ chức cán bộ

Phòng Hành chính-L u trữPhòng

Tuyên truyền Hỗ trợ ng ời nộp thuế

Phòng Quản trị - Tài vụ

Phòng tin họcPhó Cục

Tr ởngPhó Cục Tr ởngPhó Cục Tr ởngKhối Văn

phũng cục

Phòng quản

chỉPhòng

quản lý các khoản thu từ đất

Trang 21

- Phòng Thanh tra thuế (04 phòng Thanh tra): Giúp Cục trưởng Cục

thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT trong việc chấp hành phápluật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quanđến NNT thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý;

- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế

trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luậtthuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuếquản lý;

- Phòng pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công

tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế quản lý

- Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ

chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân cóthu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của phápluật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo,

triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chínhcủa cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nạicác quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nộibộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành côngvụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm viquản lý của Cục trưởng Cục thuế.

- Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận

hành hệ thống trang thiết bị tin học cục Thuế; triển khai các phần mềm ứngdụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cánbộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý

- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển

khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương,đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế.

Trang 22

- Phòng Tài vụ - Quản trị: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo,

triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quảnlý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế

trong toàn Cục thuế

- Phòng Hành chính - Lưu trữ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ

đạo triển khai thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chương trình,kế hoạch công tác của cục Thuế trong phạm vi toàn cục Thuế.

- Quản lý ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện các công tác in

ấn chỉ thuế theo phạm vi được phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hoá đơn ấnchỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài cục Thuế và các tổ chức và cá nhânnộp thuế; quản lý sử dụng hoá đơn ấn chỉ thuế và quản lý hoá đơn tự in củacác tổ chức và cá nhân nộp thuế

- Quản lý các khoản thu về đất: Giúp cục trưởng Cục thuế tổ chức thựchiện công tác quản lý các khoản thu từ đất (thuế SDĐNN, thuế nhà đất, thutiền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ đất, kể cả tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhànước) trên địa bàn Cục thuế quản lý.

* Các đơn vị trực thuộc

- Vị trí, chức năng: Các Chi cục thuế quận, huyện, thị xã trực thuộcthành phố là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiệncông tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địabàn theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm: Các chi cục thuế thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của luật Quản lý thuế, cácluật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan.

2.2 Quá trình hình thành và phát triển bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ tạicục thuế Hà Nội

2.2.1 Giai đoạn trước năm 2004

Trong giai đoạn này, bộ máy của cục Thuế được tổ chức theo mô hìnhquản lý theo đối tượng Theo đó, cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế được tổchức thành các phòng quản lý theo nhóm NNT là doanh nghiệp quốc doanh,

Trang 23

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộkinh doanh cá thể và người có thu nhập cao Với mô hình quản lý này, côngtác TTHT NNT không được quan tâm và quy định trách nhiệm thực hiện mộtcách rõ ràng Theo đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà công tácTTHT NNT được quy định và phân công cho các bộ phận khác nhau trong cơquan thuế chứ không có một bộ phận chuyên trách về công tác này Nhiệm vụtuyên truyền có thể do phòng Tổ chức cán bộ hoặc phòng hành chính thựchiện Nhiệm vụ hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc cho NNT thì được thực hiệnrải rác tại phòng quản lý và phòng nghiệp vụ, thanh tra tuỳ theo đối tượng hỏivà nội dung được hỏi.

Với cách thức hoạt động như trên, công tác TTHT NNT chưa đáp ứngđược yêu cầu ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế và trình độcủa người dân, cũng như sự gia tăng NNT Các hoạt động tuyên truyền chỉmang tính hình thức, chưa có hiệu quả thiết thực tác động đến ý thức củangười dân, chưa cung cấp thông tin về chính sách, thủ tục về thuế đến choNNT và cộng đồng một cách đầy đủ và kịp thời Hoạt động hỗ trợ, giải đápvướng mắc cho NNT được thực hiện rải rác tại nhiều bộ phận độc lập vàkhông có cơ chế kiểm soát chất lượng cũng như quy định tham chiếu, lấy ýkiến giữa các bộ phận trong cùng cơ quan Điều này dẫn đến chất lượng cáccâu trả lời của cơ quan thuế cho NNT chưa cao, chưa hoàn toàn giải quyếtđược vấn đề NNT quan tâm Trong nhiều trường hợp, các văn bản do cơ quanthuế ban hành có nội dung hướng dẫn không đồng nhất trong việc giải quyếtcùng một vấn đề, dẫn đến những khó khăn cho NNT trong việc tuân thủ nghĩavụ thuế của mình Bên cạnh đó, do chưa quan tâm đến nhiệm vụ TTHT NNTnên việc bố trí các trang thiết bị phục vụ công tác này trong Cục thuế còn rấtnghèo nàn, lạc hậu NNT không có địa điểm cụ thể để đến cơ quan thuế yêucầu giải đáp vướng mắc Cán bộ thuế thiếu trang thiết bị hỗ trợ để thực hiệnnhiêm vụ của mình Do đó, kết quả hoạt động TTHT NNT trong giai đoạnnày gặp nhiều khó khăn và không đáp ứng được yêu cầu của NNT nói riêngvà của toàn xã hội nói chung.

Trang 24

Có thể nói trong giai đoạn này, nhiệm vụ tuyên truyền và hỗ trợ NNTrất mờ nhạt, chỉ mang tính hình thức chứ chưa quan tâm đến chất lượng Cáctài liệu hỗ trợ NNT không có hoặc chỉ là tập hợp các văn bản đóng thànhquyển và bán cho NNT, hay phát tờ rơi, chứ không có tài liệu hướng dẫn cụthể, chi tiết Hơn thế nữa, các văn bản pháp luật thuế còn chồng chéo, thiếu sựđồng nhất giữa các cấp Do đó, bộ máy quản lý hoạt động không hiệu quả vàNNT rất mơ hồ về nghĩa vụ thuế của mình, các vụ vi phạm pháp luật thuế cònkhá phổ biến Đến cuối năm 2004, qua kiểm tra quyết toán thuế 694 doanhnghiệp truy thu và phạt 19 tỷ đồng Đây là những con số không nhỏ, nó chothấy hệ thống quản lý thuế của nước ta còn rất nhiều bất cập.

2.2.2 Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010

Cục Thuế đã nghiên cứu xây dựng và trình Bộ Tài chính trình Chínhphủ phê duyệt “Chiến lược cải cách và hiện đại hóa cục Thuế đến năm 2010”.Theo Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủvề cơ cấu tổ chức cục Thuế, cục Thuế chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới.Theo đó, hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã được xây dựng đồng bộ từTrung ương đến địa phương.

Tại các cục thuế, Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT vừa xây dựng kếhoạch vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động TTHT NNT thuộc phạm vi, địabàn quản lý Tại các chi cục thuế quận, huyện, Tổ nghiệp vụ - Hỗ trợ NNTthực hiện các hoạt động thông tin, truyền tin và tư vấn, giải đáp vướng mắccho người dân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp được phân cấp quản lý.Việc tổ chức hệ thống TTHT NNT một cách đồng bộ ở các cấp, cục Thuế đãcải thiện không chỉ hiệu quả làm việc của cơ quan thuế mà còn mang lạinhững lợi ích thiết thực cho NNT

Thứ nhất, việc tập trung nhiệm vụ giải đáp vướng mắc, yêu cầu của

NNT vào một bộ phận duy nhất trong cơ quan thuế sẽ đảm bảo cho việc trảlời của cơ quan thuế được thực hiện một cách thống nhất và tăng cường kiểmsoát về mặt nghiệp vụ tư vấn.

Trang 25

Thứ hai, tổ chức một hệ thống TTHT NNT trong ngành sẽ giúp cho

việc đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cánbộ làm trong hệ thống này được thực hiện một cách bài bản và đúng đốitượng Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này trong cơquan thuế.

Thứ ba, hệ thống TTHT NNT sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng, đa

dạng hóa hình thức hoạt động tuyên truyền, quảng bá thông tin đến với người dân,đảm bảo tính kịp thời và chính xác trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho NNT.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt độngnhưng hệ thống TTHT NNT đã và đang từng bước khắc phục khó khăn, đápứng nhu cầu của NNT và cộng đồng trong việc tìm hiểu thông tin, chính sáchvề thuế Vai trò và mức độ ảnh hưởng của hệ thống này tới các nhiệm vụ quảnlý khác trong cục thuế cũng đã được cục thuế nhận thức rõ và có những sựđầu tư nhất định về cả nhân lực và trang bị kỹ thuật Đã có nhiều chi cục thuếxây dựng tiêu chuẩn và bố trí cho bộ phận TTHT NNT có được những địađiểm làm việc thuận lợi, các trang thiết bị hiện đại và nhất là xây dựng đượcđội ngũ cán bộ chuyên trách vừa có năng lực, vừa có tinh thần trách nhiệmcao trong công việc.

Trong chương trình cải cách và hiện đại hóa cục Thuế, công tác TTHTNNT đóng vai trò tiên phong Do đó, hiện đại hóa công tác TTHT NNT làmột trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện thành công cuộc cảicách cơ chế quản lý thuế theo cơ chế TKTN thuế.

2.3 Những kết quả về công tác TTHT NNT của cục thuế Hà Nội giaiđoạn 2006 - 2010

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện chương trình cải cách hệ thốngthuế đến năm 2010 theo Quyết định 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 củaThủ tướng Chính phủ; trong quá trình thực hiện đã có sự thay đổi căn bản vềphương pháp quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản sang cơ chế NNT tự tính, tựkhai, tự nộp thuế; NNT từ chỗ là đối tượng quản lý của cơ quan thuế đã trở

Trang 26

thành khách hàng (đối tượng phục vụ) của cơ quan thuế; công tác tuyêntruyền, hỗ trợ NNT đã trở thành công tác trọng tâm của ngành thuế.

2.3.1 Xây dựng cơ sở vật chất

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế có vai trò quan trọngtrong việc quản lý thuế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế Thông quacông tác tuyên truyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người sản xuất kinh doanhnắm bắt các chủ trương, chính sách pháp luật về thuế để chủ động trong sảnxuất kinh doanh; các hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được hạn chế…Chính vì vậy, Cục thuế Hà Nội rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chấtđể công tác tuyền truyền, hỗ trợ NNT có thể phát huy được hiệu quả cao nhất.

* Tổ chức bộ phận một cửa tiếp nhận, giải quyết thủ tục hànhchính về thuế

Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc thực hiện các thủ tụchành chính thuế theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 củaThủ tướng Chính phủ, tháng 4 năm 2004, Cục thuế Hà Nội đã có Quyết địnhsố 4574/QĐ-TCCB ngày 29/3/2004 triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tạicơ quan thuế do Phòng Hành chính quản lý và điều hành Tại bộ phận “mộtcửa”, Cục thuế đã bố trí đầy đủ địa điểm, cơ sở vật chất, con người để phụcvụ kịp thời NNT

Thực hiện Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, Cục thuếHà Nội đã ban hành Quyết định số 10977/QĐ-CT-TCCB ngày 14/8/2007,kiện toàn bộ phận “một cửa” thành “Bộ phận Tiếp nhận, giải quyết các thủ tụchành chính và cung cấp các dịch vụ về thuế” do Phòng tuyên truyền hỗ trợlàm nòng cốt Với việc kiện toàn bộ phận một cửa theo mô hình này, công tácxây dựng cơ sở vật chất để phục vụ NNT ngày càng hoàn thiện và chuyênnghiệp, cụ thể:

+ Bộ phận thủ tục hành chính thuế được Cục thuế Hà Nội thống kê,biên tập đầy đủ đảm bảo dễ tra cứu cho cả cơ quan thuế và NNT Trên cơ sở

Trang 27

bộ thủ tục này là cơ sở cho việc thực thống kê thủ tục hành chính theo đề án30 của Chính phủ tại Cục thuế Hà Nội.

+ Toàn bộ cán bộ trực tiếp nhận hồ sơ hành chính là cán bộ thuộc Bộphận tuyên truyền, hộ trợ NNT, đây là phòng có nghiệp vụ chuyên môn vềchính sách thuế và thủ tục hành chính thuế Do vậy mà cán bộ nhận hồ sơkhông đơn thuần là nhận gửi theo cách hành chính văn thư thông thường màcòn có nghiệp vụ thẩm định hồ sơ và tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn ngay cho NNT.+ Tại bộ phận một cửa thiết kế bố trí khu vực giải đáp trực tiếp vấn đềvướng mắc về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế.

+ Bộ phận một cửa sử dụng hệ thống phần mềm theo dõi nhận, trả kếtquả hồ sơ trong việc theo dõi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuế Ápdụng việc lấy số xếp hàng trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

+ Từ đầu năm 2007, Cục thuế Hà Nội đã phối hợp với Sở Kế Đầu tư và Công an thành phố thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việccấp đăng ký kinh doanh, MST và khắc dấu cho các nhằm rút ngắn thời gianthực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.

hoạch-+ Năm 2009, Cục thuế Hà Nội đã triển khai hệ thống Kiosk thông tintại bộ phận một cửa, văn phòng cục và 10 chi cục thuế Theo đó, tại đây, NNTđược cấp user và password có thể tra cứu toàn bộ dữ liệu khai thuế, nộp thuếcủa doanh nghiệp do cơ quan thuế quản lý Do vậy sẽ thuận lợi cho việc đốichiếu dữ liệu, khắc phục hạn chế sai sót về dữ liệu khai thuế.

* Tổ chức bộ máy hành chính và hiện đại hóa phương tiện làm việc

Cùng với việc thay đổi cơ chế quản lý thuế từ cơ chế quản lý theo đốitượng sang cơ chế tự khai tự nộp, từ ngày 01/07/2007, ngành thuế nói chungvà Cục thuế Hà Nội nói riêng đã thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy theo chứcnăng là chủ yếu, phù hợp với cơ chế quản lý thuế mới, phân công phân cấpnhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng Hiện nay, Cục thuế Hà Nội được tổ chứcthành 23 phòng, 29 Chi cục thuế quận huyện thị xã với các chức năng: chứcnăng tuyên truyền, hỗ trợ NNT, chức năng kê khai kế toán thuế, chức năng

Trang 28

kiểm tra thuế, thanh tra thuế, chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế Trongđó, chức năng tuyên truyền và hỗ trợ để NNT thấu hiểu chính sách thuế, tựgiác thực hiện pháp luật thuế đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của NNT là mộtchức năng quan trọng trong quản lý thuế

Để đáp ứng chức năng này, trụ sở cơ quan thuế không đơn thuần chỉ lànơi làm việc của công chức ngành thuế mà còn là nơi phục vụ NNT; Cục thuếHà Nội đã tập trung cải tạo mở rộng trụ sở làm việc, bố trí các bộ phận mộtcửa rộng rãi để phục vụ NNT Đến nay, đã hoàn thành một số công trình trụsở Văn phòng cục thuế, chi cục thuế Tây Hồ… và đang triển khai xin cấp đấttại một số chi cục thuế.

+ Tổng cục thuế đã trang bị cho Cục thuế Hà Nội 80 máy chủ, trong đóVăn phòng cục: 20 máy chủ, các chi cục thuế: 60 máy chủ Do vậy, cơ bảnđáp ứng được yêu cầu duy trì hệ thống thông tin và quản lý dữ liệu của NNT.Cùng với đó trang bị các điều kiện làm việc cần thiết phục vụ công tác quảnlý thuế và phục vụ NNT đến làm thủ tục hành chính Trang bị đầy đủ thiết bịmáy tính phục vụ công tác quản lý thuế Cho đến nay 97% cán bộ văn phòngcục và 64% cán bộ cấp chi cục sử dụng máy vi tính và các chương trình ứngdụng của cơ quan thuế để phục vụ công tác Hệ thống cơ quan thuế đã kết nốimạng nội bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý điều hànhhoạt động của cơ quan thuế như các ứng dụng theo dõi nhận trả hồ sơ thuếcủa NNT, ứng dụng quản lý công văn tờ trình, hệ thống thư điện tử… tại tấtcả các cấp cơ quan thuế… nhằm trao dổi thông tin nhanh chóng và thuận tiện.

+ Để phục vụ tốt NNT và nâng cao hiệu suất và hiệu quả công tác quảnlý thuế, Cục thuế Hà Nội đã triển khai một loạt các biện pháp xây dựng hệthống thông tin phục vụ công tác quản lý nhằm tạo thuận lợi và giảm chi phítuân thủ cho NNT như: chương trình Quản lý đối tượng nộp thuế (TINC),Quản lý kê khai thuế (QLT), Quản lý nợ thuế (QLN), Quản lý hóa đơn ấn chỉ(QLAC)… Các công việc quản lý thuế, tự động hóa hầu hết các chức năngquản lý thuế chủ yếu như: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế,

Trang 29

quản lý thu nợ, thanh kiểm tra Từ năm 2006, Cục thuế Hà Nội đã triển khaiáp dụng và phát miễn phí phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cho NNT (HTKK).Kết quả ứng dụng này đã mang lại nhiều thuận tiện cho NNT và cơ quan thuế.Đến nay, ứng dụng HTKK đã được hầu hết các doanh nghiệp tại Hà Nội sửdụng khi kê khai thuế (Hàng tháng bình quân có 98% doanh nghiệp sử dụng).

* Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Xác định việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức là khâu đột phá trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, Cục thuế HàNội đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao trình độ cán bộ phục vụ côngtác thuế:

+ Cục thuế Hà Nội đã thực hiện đào tạo, đào tạo lại cán bộ đảm bảocho cán bộ có trình độ đáp ứng được công việc Từ năm 2004 đến 6/2010,Cục thuế Hà Nội đã cử đi 25.192 lượt cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng Hàng nămcục thuế luôn tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ với số lượng hàng năm cótrên 5.000 lượt cán bộ được đào tạo tập huấn tại các lớp do Cục, Tổng cụcthuế, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tổ chức Cục thuế cũng tổchức các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức; hỗ trợ tạođiều kiện cho nhiều cán bộ đi học lý luận chính trị, sau đại học, Luật… Cáclớp bồi dưỡng đều có kiểm tra, đánh giá kết quả Hiện nay, số cán bộ có trìnhđộ Đại học của Cục thuế chiếm gần 70% tổng số cán bộ.

+ Triển khai quán triệt cho tất cả cán bộ về việc chấp hành kỷ cương kỷluật trong thi hành công vụ, xây dựng môi trường làm việc để cán bộ thuếphát huy hết khả năng, năng lực phục vụ tốt cơ quan và NNT.

2.3.2 Quá trình thực hiện

2.3.2.1 Về công tác tuyên truyền thuế

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ đầuCục thuế Hà Nội đã triển khai đồng bộ, theo kế hoạch các biện pháp tuyêntruyền với mục tiêu phổ biến chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cư trên địabàn Việc tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện qua các phương tiện

Trang 30

thông tin đại chúng; hệ thống thông tin cơ sở; tuyên truyền qua hệ thốngpano, áp phích; tuyên truyền tại các Hội nghị tập huấn; tuyên truyền thôngqua các cơ quan Đảng, Đoàn thể; tuyên truyền tại cơ quan thuế…

* Về công tác phối hợp tuyên truyền qua hệ thống các cơ quan báochí, phát thanh, truyền hình

Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn Cục thuế Hà Nội triển khai nhiều dựán phục vụ cho công tác hiện đại hóa hệ thống thuế: triển khai việc cấp MSTTNCN, nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng, triển khai nộp hồ sơ thuếqua mạng, triển khai hiện đại hóa công tác thu nộp thuế và ủy nhiệm thu quangân hàng Việc triển khai các dự án này đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệpvà cơ quan thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quảcao và an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; cơ quan thuế xửlý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lưu trữ hồsơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt sẽ đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượngdoanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sungtương ứng Chính vì thế, công tác tuyên truyền cho người nộp thuế mỗi khi códự án mới ra đời là hết sức quan trọng: Tuyên truyền như thế nào để vừa gópphần phục vụ doanh nghiệp vừa đảm bảo số thu ngân sách?.

Hiện nay, cục Thuế đã phối hợp với trên 11 cơ quan báo, đài như: Đàitruyền hình kỹ thuật số VTC, Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam VTV1,Đài phát thanh - truyền hình Hà Nội, Thời báo doanh nhân, Thời báo Kinh tếViệt Nam, Báo Kinh tế đô thị, Báo Bảo vệ pháp luật, Báo Nhân dân, Báo HàNội mới, Báo An ninh thủ đô, Tạp chí Thuế, Trang điện tử Bộ Tài chính… đểtuyên truyền về chính sách thuế và công tác quản lý thuế Năm 2010 đã có404 tin, bài, ảnh tuyên truyền về công tác thuế Nội dung các chuyên mục tậptrung vào tuyên truyền: cải cách hành chính thuế; chiến lược cải cách và hiệnđại hóa hệ thống thuế đến năm 2010; hỏi đáp về chính sách thuế; tuyên truyềnvề dự thảo Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân; biểu dương các tổ

Trang 31

chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế; răn đe, lên án mạnh mẽ các hiệntượng vi phạm pháp luật thuế, đăng tải các chính sách thuế mới…

Bảng 1: Công tác phối hợp tuyên truyền thuế tại cục thuế Hà Nội năm 2010

Báo chí (bài)

Truyền hình(buổi)

Tọa đàm (buổi)

Phát thanh(buổi)

(Nguồn: Phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT - Cục thuế Hà Nội)

Chuyên mục “Chính sách thuế với cuộc sống” do Cục thuế Hà Nội phốihợp với Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện từ tháng 5/2010,phát sóng hàng tuần trên kênh HTV1 và HTV2 Nội dung chủ yếu đề cập đếnnhững vấn đề “nóng” đang được NNT và nhân dân quan tâm, hướng giảiquyết của cơ quan thuế đối với một số kiến nghị, vướng mắc của NNT Tínhđến hết tháng 10/2010, chuyên mục đã thực hiện được 28 kỳ và phát sóngđược 74 buổi, trở thành chuyên mục không thể thiếu, thực sự là địa chỉ tin cậycủa cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân có nhu cầu.

Phối hợp với phóng viên báo, đài và đại biểu các cơ quan truyền thôngtrên địa bàn thành phố Hà Nội, thực hiện nhiều phóng sự, toạ đàm tuyêntruyền về Dự thảo Luật quản lý thuế, cải cách hành chính thuế, dự thảo Luậtthuế thu nhập cá nhân, chuyên đề bàn về biện pháp tăng cường quản lý thuếtrong lĩnh vực kinh doanh ô tô, xe máy, tình hình thành lập doanh nghiệp mamua bán hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn giả… Cục thuế đã tổ chức được 02buổi gặp mặt với hơn 270 phóng viên để tăng cường công tác thuế.

Thông qua những buổi toạ đàm, những cuộc thi tìm hiểu này, các chủtrương chính sách pháp luật mới về thuế cũng được cập nhật thường xuyên.Đây được đánh giá là một hình thức tuyên truyền hiệu quả, thu hút được sựquan tâm của rất nhiều tổ chức, cá nhân nộp thuế và các tầng lớp.

Ngoài ra, một hình thức tuyên truyền nữa mà Cục thuế Hà Nội đã vàđang thực hiện, đó là tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở (gửi bài viết,

Trang 32

đĩa tuyên truyền đến các đài truyền thanh địa phương) về chính sách thuế,quyền và nghĩa vụ của NNT, trách nhiệm của cơ quan thuế, vai trò tráchnhiệm của chính quyền địa phương và các ban, ngành đối với công tác thuế.Ước tính đến năm 2010, thực hiện được 5.100 buổi phát thanh.

* Tuyên truyền tại cơ quan thuế

In ấn và cấp phát miễn phí các tờ rơi, tài liệu tuyên truyền thuế tới cáctổ chức, cá nhân nộp thuế và các đối tượng có liên quan Tại tiền sảnh củaphòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT, có một kệ để các tài liệu, các tờ rơi cómẫu mã đẹp và các ẩn phẩm về thuế như Tạp chí thuế để phát miễn phí chomọi đối tượng quan tâm Cục thuế đã phát hành các ấn phẩm dưới dạng tàiliệu hỏi đáp về các Luật thuế, các thủ tục hành chính thuế Tính đến năm2010, Cục thuế Hà Nội đã nhận và phát miến phí 60.000 tài liệu tuyên truyềnvề Luật thuế TNCN, 17.250 tờ rơi các loại và 43.500 ấn phẩm thuế.

Các panô, áp phích tuyên truyền thuế được sơn sửa và xây dựng mới ởcác khu vực đông dân cư Hiện nay trên địa bàn Hà Nội đã có khoảng 297panô, áp phích được sửa chữa và xây dựng mới trên toàn thành phố Việctuyên truyền thuế thông qua hình thức này đã xuất hiện từ lâu nhưng hiệu quảmang lại không cao Hình thức tuyên truyền này mang tính hình thức là chủyếu chứ chưa tác động nhiều đến ý thức của người dân trong việc tìm hiểucũng như việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

Ngoài ra, một số chi cục thuế (Phúc Thọ, Phú Xuyên) còn sử dụng xeôtô và thiết bị phát thanh của Chi cục đến các chợ, khu tập trung dân cư,làng nghề truyền thống để trực tiếp tuyên truyền về chính sách thuế và côngtác thuế.

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:11

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Số liệu thống kờ hoạt động tuyờn truyền NNT thực hiện giai đoạn 2006-2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội.doc

Bảng 2.

Số liệu thống kờ hoạt động tuyờn truyền NNT thực hiện giai đoạn 2006-2010 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3: Số liệu thống kờ hoạt động hỗ trợ NNT giai đoạn 2006-2010 - Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội.doc

Bảng 3.

Số liệu thống kờ hoạt động hỗ trợ NNT giai đoạn 2006-2010 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4: Kết quả thu Ngõn sỏch qua cỏc giai đoạn - Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong điều kiện tự khai, tự nộp thuế trên địa bàn cục thuế Hà Nội.doc

Bảng 4.

Kết quả thu Ngõn sỏch qua cỏc giai đoạn Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan