Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

113 808 10
Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty

Trang 1

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Mục đích của doanh nghiệp là dùng một lượng đồng vốn để vận dụng thông quasản xuất, trao đổi hàng hóa trên thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận Thông thường sốvốn mà doanh nghiệp nắm giữ bao gồm cả vật chất có thể chuyển hóa thành tiền vàlượng tiền này doanh nghiệp dùng để giải quyết các quan hệ trao đổi và làm chức năngtrung gian chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình nàylàm nảy sinh các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và còn được gọi là dòng tài chính.

Như vậy:

Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ trong phân phối dưới hìnhthái giá trị của cải vật chất thông qua quá trình tạo lập sử dụng các quỹ tiền tệ nhằmđáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các yêu cầu khác cho xãhội.

Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Các hoạt động liên quan đến việc tạo lập phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nói trên là các hoạt động tài chính củadoanh nghiệp.

Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành quan hệ tài chính của doanh nghiệp Việc tổ chức tài chính cũng là tổ chức tốt các mối quan hệ trên nhằm đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp.

Trang 2

Tài chính doanh nghiệp được đặc trưng bằng sự vận động t ương đối của tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán và phương tiện cất giữ trong phương tiện tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ.

Tài chính doanh nghiệp là những phương tiện kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị ( quan hệ tiền ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.

Bất kì một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển thì phải thực hiện mục tiêu củamình Song mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu khác nhau như: tối đa hoá lợi nhuận ,tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp… nhưng tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho cácchủ sở hữu.

Thông tin kế toán là một bộ phận quan trọng của thông tin thực hiện – mô tảtrạng thái thực tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã và đangdiễn ra, phản ánh mức độ đã đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống những thông tin của quá trình kế toán sốliệu và được bắt đầu từ việc phân tích của nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh để lậpchứng từ kế toán, đến việc phân loại, ghi sổ kế toán để lập báo cáo kế toán Do vậy, cóthể nói rằng, kế toán là một hệ thống thông tin chủ yếu và đáng tin cậy nhất cho chấtlượng quản trị doanh nghiệp Hệ thống thông tin kế toán cung cấp những thông tin – cơsở dữ liệu tốt nhất trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, giúp quản trị doanh nghiệpđánh giá và ra các quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tếcao.

Sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán số liệu là hệ thống báo cáo kế toáncủa doanh nghiệp Bởi vậy hệ thống báo cáo kế toán trước hết phản ánh hệ thống thôngtin kế toán.

Trang 3

Hệ thống báo cáo kế toán đuợc hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp những sốliệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.Báo cáo kếtoán của doanh nghiệp phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhấtđịnh, phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trongmột thời kỳ nhất định Bởi vậy, hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp cũng cấpcho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán về tình hình kinh tế - tài chính, về quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp để ranhững quyết định cần thiết trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hệ thống kế toán Việt Nam, báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán,phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nhưvậy báo cáo tài chính không phải chỉ cung cấp những thông tin chủ yếu cho các đốitượng bên ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các cơ quan quảnlý cấp trên, các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư…mà còncung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ đánh giá, phântích tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánhsố liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Thông qua việcphân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giátiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai củadoanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉcho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế - tài chính chủ yếucho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tàichính không phải chỉ phản ánh tình hình tài chính tại một thời điểm nhất định, mà còncung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđã đạt được trong một kỳ nhất định

Trang 4

1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp:

Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và cómối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Tất cả các hoạt động sản xuấtkinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại tìnhhình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình sảnxuất kinh doanh.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốnnhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác Nhiệmvụ của các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động các loại vốn cần thiết để đáp ứngnhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải có kế hoạch phân phối, quản lý vốn củađơn vị sao cho có hiệu quả nhất dựa trên cơ sở tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hànhpháp luật, các chính sách, các nguyên tắc tài chính và thanh toán của nhà nước đã banhành.

Việc phân tích thường xuyên tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lýdoanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hoạt động tài chính của doanhnghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó tìm ra những biệnpháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng công tác quản lý và hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính không chỉ cần thiết đối với bản thân các doanhnghiệp mà còn có tác dụng đối với rất nhiều cơ quan khác Nó cung cấp các thông tincho các đối tượng bên ngoài có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh nghiệpnhư: các nhà đầu tư, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các chủ nợ, các cơ quan tàichính… để họ có đầy đủ các thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc ra quyết định hợptác với doanh nghiệp: quyết định đầu tư, quyết định cho vay, quyết định cho trả chậm,…

Trang 5

1.1.3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp nhữngthông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sứcmạnh tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm củanhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc,các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại vàtương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người laođộng…Mỗi đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về cácloại thông tin khác nhau Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu hướngtập trung vào những khía cạnh riêng của “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp.

1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho cácnhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính khác để giúphọ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư, quyết định cho vay.

Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp đầy đủ cho các chủ doanh nghiệp, cácnhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giákhả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quảnhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sởhữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và cáctình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.

Tóm lại nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cungcấp đầy đủ những thông tin, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nétsinh động trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sauđây:

Trang 6

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực các thông tin tài chính cần thiết chochủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay , các nhà cung cấp,khách hàng…

- Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn,khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoảnphải thu khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khácảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.5 Tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giátình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạtđộng nhất định Trên cơ sở đó, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyếtđịnh chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.

Bởi vậy việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp chocác nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranhvề thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân,mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó cónhững giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanhnghiệp.

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩmô của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bìnhđẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tàichính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, kháchhàng…Mỗi đối tượng này đều được quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệpdưới những góc độ khác nhau Các đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệpcó thể được chia thành 2 nhóm : nhóm có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợigián tiếp.

Trang 7

Nhóm có quyền lợi trực tiếp bao gồm : các cổ đông, các nhà đầu tư tương lai,các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng, các nhà quản lý trong nội bộ doanhnghiệp Mỗi đối tượng trên sử dụng thông tin về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệpcho các mục đích khác nhau.

Các cổ đông : các báo cáo tài chính cung cấp các thông tin cần thiết về doanhnghiệp cho các cổ đông tương lai và điều kiện phát hành cổ phiếu khi doanh nghiệpcần gọi vốn trong công chúng.

Mục đích của nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào muacổ phiếu của doanh nghiệp.Do vậy họ luôn tìm kiếm mong đợi cơ hội đầu tư vào doanhnghiệp có khả năng sinh lợi cao Từ đó họ sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính đểđánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của khoản đầu tư mà họ đã bỏ vào doanh nghiệpcũng như các xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấpnhận giao dịch mua bán Như vậy các báo cáo tài chính chứa đựng các chỉ tiêu tàichính tốt, hứa hẹn nhiều lợi nhuận sẽ làm cho giá trị của doanh nghiệp trên thị trườngtăng vọt Ngược lại, báo cáo cho thấy tình hình tài chính xấu và có nguy cơ có cáckhoản lỗ sẽ kéo giá trị của doanh nghiệp trên thị trường xuống thấp Các nhà đầu tưtương lai và các nhà phân tích tài chính cũng như các chủ doanh nghiệp tìm kiếm cơhội đầu tư nhờ phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợi vàkhả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính Bằng việc sosánh số lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này cóthể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có cho doanhnghiệp vay hay không.

Cơ quan thuế quan tâm đến báo cáo tài chính để có các thông tin để xác đinh sốthuế mà doanh nghiệp phải nộp.

Các nhà quản lý doanh nghiệp cần các thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tìnhhình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin do các báo cáo tài chínhcung cấp thường không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của họ Nhằm đáp ứng thông tin

Trang 8

cho đối tượng này thì doanh nghiệp thường tổ chức thêm một hệ thống kế toán riêng đólà kế toán quản trị.

Nhóm có quyền lợi gián tiếp: các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài cơ quanthuế, các viện ngiên cứu kinh tế, các sinh viên, người lao đông…

Các cơ quan quan lý khác ngoài cơ quan thuế cần thông tin từ phân tích báo cáotài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch quản lý vĩ mô.

Người lao động quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai Một doanh nghiệp có tìnhhình tài chính tốt tương lai sáng sủa sẽ thu hút người lao động đến tìm việc và ngượclại.

Các đối thủ cạnh tranh quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng vàcác chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể tìm biện pháp cạnh tranh với doanhnghiệp.

Các thông tin từ phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nói chung cònphục vụ cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế phục vụ cho mục đích học tập vànghiên cứu của họ.

1.2 Tài liệu dùng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Bảng cân đối kế toán

- Nội dung: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phảnánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Bảng cân đối kế toán của công ty hiện nay đượclập tuân theo mẫu BCĐKT theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC do Bộ tài chính banhành ngày 25/10/2000 và được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTCngày 09/10/2002, thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 và gần đây nhất làquyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Bảng cân đối kếtoán của công ty có kết cấu gồm 2 phần tài sản và nguồn vốn được trình bày theo kiểu

Trang 9

dọc (Mẫu B01-DN) Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công tyđến cuối kỳ hạch toán Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản củacông ty đến cuối kỳ hạch toán.

- Cơ sở lập: BCĐKT được lập trên cơ sở số dư các TK từ loại 1 đến loại 4 và loại 0trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo, BCĐKT cuốiniên độ kế toán trước, bảng cân đối số phát sinh các TK.

- Phương pháp lập: BCĐKT của công ty được lập thủ công bằng bảng tính Excel chứphần mềm kế toán không cho phép tự động lên BCĐKT Kế toán tổng hợp căn cứ vàobảng cân đối số phát sinh các TK của từng XN gửi lên, đối chiếu và so sánh số liệu saocho khớp đúng từ đó tổng hợp số dư các TK của toàn công ty và lên BCĐKT.

Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Công ty công nghệ gỗ Đại Thành trong 3năm 2006, 2007, 2008

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán năm 2007

Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Trang 10

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn13300

3.Thuế và các khoản phải thu khác nhà nước154V 05118.297.72887.786.131

B TÀI SẢN DÀI HẠN

1.Tài sản cố định hữu hình221V.0845.062.169.20424.478.861.259

-Giá trị hao mòn lũy kế(*)223(14.742.419.746)(9.685.611.415)

4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang230V.119.719.490.42012.845.821.090

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250340.000.000340.000.000

Trang 11

V Tài sản dài hạn khác 2602.500.464.5410

Trang 12

9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu41900 10.Lợi nhuận sau thuế chua phân phối420638.702.125548.931.135

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440=300+400) 440246.754.509.498173.202.470.775 Ngày 31 tháng 12 năm 2007

Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán năm 2008

Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm 2008

Trang 13

A TÀI SẢN NGẮN HẠN(100)=110+120+130+140+150 100314.191.082.718189.122.717.514

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110369.870.713369.870.713

3.Thuế và các khoản phải thu khác nhà nước154V 05118.297.728118.297.728

B TÀI SẢN DÀI HẠN

200 130.889.372.238 57.631.791.984

1.Tài sản cố định hữu hình221V.08118.319.749.45845.062.169.204

-Giá trị hao mòn lũy kế(*)223(14.742.419.746)(14.742.419.746)

Trang 14

-Giá trị hao mòn lũy kế(*)22900 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang230V.119.719.490.4219.719.490.420

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250340.000.000340.000.000

1.Chi phí trả trước dài hạn261V.142.500.464.5412.500.464.541

Trang 15

10.Lợi nhuận sau thuế chua phân phối420638.702.125638.702.125

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN(440=300+400) 440445.080.454.956246.754.509.498 Ngày 31 tháng 12 năm 2008

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Nội dung: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là báo cáotài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế BTC toáncủa doanh nghiệp Ngoài ra, báo cáo này còn số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000đã được sửa đổi, bổ sung mới nhất theo quyết định số 15/2006/QĐ-ngày 20/03/2006.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: phản ánh tình hình thực hiện nghĩavụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác Hiện nay công ty đang áp dụngmẫu BCKQKD do Bộ tài chính ban hành theo quyết định

+ Phần I – Lãi, lỗ: phản ánh sơ lược các khoản doanh thu, chi phí và tính lãi lỗtrong kỳ của doanh nghiệp.

+ Phần II – tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh các loại thuếvà các khoản phải nộp Ngân sách số còn phải nộp đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, đã nộptrong kỳ và còn phải nộp cuối kỳ.

Trang 16

+ Phần III – thuế GTGT được khấu trừ, hoàn lại, được miễn giảm: phản ánh sốthuế GTGT còn đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và còn cuối kỳ.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên cơ sở số tổng phát sinhcác tài khoản từ loại 5 đến loại 9, BCKQKD kỳ trước, sổ kế toán các TK 133 và 333.

- Phương pháp lập: Tại các XN không lập BCKQKD mà chỉ xác định ra đến kếtquả lãi, lỗ và chuyển số liệu lên phòng tài chính kế toán của công ty Căn cứ vào các sốliệu này, kế toán tổng hợp tiến hành tổng cộng doanh thu, chi phí từ đó tính ra lợinhuận và thuế của toàn công ty để lập BCKQKD dựa trên bảng tính Excel.

Dưới đây là báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm.

Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007

Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trang 17

5 Lợ nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11)

Lập ngày 31 tháng 12 năm 2007

Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008

Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Trang 18

1 Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Lợ nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11)

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN

Trang 19

1.3 Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biệnpháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong vàbên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợpvà chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhưng trênthực tế người ta thường sử dụng chủ yếu 2 phương pháp là phương pháp so sánh vàphương pháp tỷ lệ.

1.3.1 Phương pháp so sánh

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánhđược của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, nội dung, tính chất và đơnvị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánh đượcchọn là gốc về mặt thời gian và không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáohoặc kỳ kế hoạch, giá trị được so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tươngđối hoặc số bình quân.

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tình hình tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởnghay thụt lùi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp.

- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của cácdoanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốthay xấu so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về sốtương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liêntiếp.

1.3.2 Phương pháp tỷ lệ

Trang 20

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mục các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, tỷ lệ tài chính được phân thành cácnhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động củadoanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn,nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.

Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạtđộng tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo góc độ phân tích người phântích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình

1.4 Nội dung phân tích

1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp1.4.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệpChỉ tiêu đánh giá

Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động tài chính là xác định nhucầu, tạo lập, tìm kiếm tổ chức huy động vốn Sự biến động tăng giảm của nguồn vốntheo thời gian là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khái quát khả năng tạo lập vàhuy động vốn của doanh nghiệp Ngoài ra các nhà phân tích còn sử dụng thêm chỉ tiêutổng số nợ phải trả và tổng số vốn CSH để phân tích.

Phương pháp đánh giá:

Để đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp các nhà phân tích sửdụng phương pháp so sánh : so sánh sự biến động của tổng số nguồn vốn và so sánh sựbiến động về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian Qua việc so sánh này các nhà phân tíchsẽ đánh giá được tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động và tổ chứcnguồn vốn cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.

Khi đánh giá tình hình huy động vốn, các nhà phân tích có thể lập bảng sau:

Bảng 1.5: Bảng đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Trang 21

Chỉ tiêuCuối nămCuối năm N so với cuối năm…

+/ về số

về tỷtrọng

+/+/ về số

lệ+/-về tỷtrọng

Tổng số Vốn CSHTổng số nợ phải trảTổng số nguồn vốn

Khi đánh giá khái quát tình hình huy động vốn các nhà phân tích phải nêu rõđược nỗ lực huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp ( qua chỉ tiêu tổng số nguồnvốn), sơ bộ đánh giá được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình huy động ( qua sựbiến động của chỉ tiêu tổng số vốn CSH và chỉ tiêu tổng số nợ phải trả) và xu hướngbiến động của cơ cấu nguồn vốn ( qua sự biến động tỷ trọng của chỉ tiêu tổng số vốnCSH và chỉ tiêu tổng số nợ phải trả) Từ đó sơ bộ khái quát chính sách huy động vốncủa doanh nghiệp.

1.4.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệpa) Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khácnhau Tuy nhiên để đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệpcó thể sử dụng các chỉ tiêu thông dụng sau:

Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mứcđộ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏkhả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp càng tăng và ngược lại.

Hệ số này được xác định bằng công thức:

Hê số tài trợ = Vốn CSHTổng số nguồn vốn

Trang 22

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn CSH vàotài sản dài hạn Trị số này càng cao chứng tỏ vốn CSH đầu tư vào tài sản dài hạn cànglớn Điều này giúp cho doanh nghiệp tự đảm bảo về mặt tài chính Tuy nhiên hiệu quảkinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinhdoanh để tăng vòng quay sinh lợi

Hệ số tự tài trợ TSDH =

b) Phương pháp đánh giá

Ta có thể lập bảng sau đây:

Bảng 1.6: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp

Nếu trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợ tăng nhưng trị số của chỉ tiêu hệ số tự tài trợTSDH nhỏ hơn 1 thì chắc chắn mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp khôngcao, doanh nghiệp phải đối đầu với những khó khăn tài chính trong tương lai khi mộtkhoản nợ vay dài hạn đến hạn thanh toán Ngược lại trị số của chỉ tiêu hệ số tài trợtăng theo thời gian và trị số các chỉ tiêu hệ số tự tài trợ TSDH giảm nhưng có số tuyệt

Vốn CSHTài sản dài hạn

Trang 23

đối của nó lớn hơn 1 thì chắc chắn an ninh tài chính của doanh nghiệp vẫn bền vững ,mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp vẫn không bị đe dọa

1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính

Là việc phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tìnhhình huy động và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Qua đó giúp các nhà quảnlý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyênnhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính Những thông tin này sẽlà căn cứ quan trọng để các nhà quản lý ra quyết định điều chỉnh chính sách huy độngvốn và sử dụng vốn của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có được một cấu trúc tàichính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh Đồng thời, nộidung phân tích này còn góp phần củng cố các nhận định đã rút ra khi đánh giá kháiquát tình hình tài chính.

1.4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý có hiệu quả nhất.Sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí huy động mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được sốvốn đã huy động Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinhdoanh Qua phân tích cơ cấu tài sản các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư ( sửdụng ) số vốn đã huy động biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp vớilĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệphay không.

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra vàso sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phậntài sản chiếm trong tổng tài sản Tỷ trọng của từng bộ phận được xác định như sau:

Trang 24

Bên cạnh việc so sánh biến động trên tổng số tài sản cũng như từng loại tài sảncác nhà phân tích còn xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xuhướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý trong phân bổ

Khi phân tích cơ cấu tài sản ta có thể lập bảng sau:

Trang 26

1.4.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp liên quan đếnnhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốn mộtmặt đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính,nhưng mặt khác ảnh hưởng tới hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp Dovậy phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều khía cạnh và cả mục tiêu củadoanh nghiệp để đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp Qua đódoanh nghiệp có cơ sở để xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu chi phísử dụng vốn đến mức thấp nhất có thể, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

a) Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản có hai nguồn là nguồn vốn vay nợ vànguồn vốn CSH Vì vậy xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính thì nguồn vốn CSH thểhiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh cònnguồn vốn vay nợ thể hiện số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các chủ nợ.Nó thể hiện khả năng phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài.

Khi phân tích tính tự chủ về tài chính ta phân tích các chỉ tiêu sau đây:

Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ.Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn,tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp cận các khoản vay nợ càngkhó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp các khoản nợ và hoạt động hiệu quảkém Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ra và cấp tín dụngcho doanh nghiệp.

Tỷ suất tự tài trợ

Trang 27

Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷsuất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập về tài chính và ít bị sức ép từcác chủ nợ Doanh nghiệp có nhiều cơ hộI tiếp cận với các khoản tín dụng bên ngoàidoanh nghiệp.

b) Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Nếu xét về tính ổn định của nguồn tài trợ thì nguồn vốn của doanh nghiệp chiathành hai nguồn là nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn doanh nghiệp được sử dụng thườngxuyên, lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này thì nguồnvốn thường xuyên tại một thời điểm bao gồm nguồn vốn CSH và vốn vay dài hạn.

Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn Thuộc nguồn vốn này là cáckhoản nợ vay ngắn hạn và các khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả.

Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ thường sử dùng hai chỉ tiêu sau:

Hai tỷ suất trên phản ánh tính ổn định của nguồn tài trợ của doanh nghiệp Tỷsuất nguồn vốn thường xuyên càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thờigian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanhtoán trong ngắn hạn ngược lại khi tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp cho thấynguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là bằng nợ ngắn hạn do đó áp lực về thanhtoán các khoản nợ vay là rất lớn.

Tỷ suất nguồn vốn CSH so với =nguồn vốn thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyên Tổng nguồn vốnNguồn vốn tạm thờI Tổng nguồn vốn

Vốn CSH

Nguồn vốn thường xuyên

Trang 28

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên vốn CSH chiếm mấy phần Trị số này càng lớn tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

1.4.3 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là các khả năng có thể trả các khoản nợ đến hạn phải trảtheo hợp đồng vay mượn Để có cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của công ty trướcvà trong thời gian tới thì cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Khảnăng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính,nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn chodoanh nghiệp Các quyết định cho doanh nghiệp vay bao nhiêu tiền, thời hạn baonhiêu…tất cả các quyết định đó đều dựa vào thông tin khả năng thanh toán của doanhnghiệp Khả năng vừa phải sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản công nợ,đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí Khả năng thanh toán quácao dẫn đến tiền mặt, hàng dự trữ quá nhiều khi đó hiệu quả sử dụng vốn thấp Khảnăng thanh toán quá thấp kéo dài dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản Do vậyphân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một nội dungcơ bản nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắntrong các hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản mà doanhnghiệp có khả năng thanh toán theo giá thực tế tại thời điểm nghiên cứu.

Nhu cầu thanh toán là tất cả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả.

Mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thểhiện qua bảng sau đây:

Trang 29

Bảng 1.8: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1 Khả năng thanh toán của kỳ hiện tại- Tiền mặt

- Tiền gửi ngân hàng- Tiền đang chuyển

- Chứng khoán dễ thanh khoản2 Khả năng thanh toán của kỳ tới

-2 Các khoản phải thu của kháchhàng

-3 Các khoản đầu tư ngắn hạn

-4 Các khoản tiền thu từ bán hàngtồn kho

3 Khả năng thanh toán của các kỳ tiếptheo

Khi phân tích khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêusau:

Hệ số khả năng thanh toán =Khả năng thanh toánNhu cầu thanh toán

Trang 30

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét nhất chấtlượng công tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít công nợ, khả năng thanhtoán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác cũng như ít bị các đơn vị khácchiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì dẫn tới tình trạng chiếmdụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu phải trả sẽ dây dưa kéo dài.

Trong kinh doanh thường phát sinh các mối quan hệ phải thu phải trả và tìnhhình thanh toán các khoản này tùy thuộc vào phương thức thanh toán đang áp dụng,tùy thuộc vào mối quan hệ và sự thỏa thuận giữa các bên.

Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán Doanhnghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợphải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính kỷ luật thanh toán.

Tình hình thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị,nếu vôn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều thì doanh nghiệp sẽ không có đủvốn để trang trải cho hoạt động sản xuát kinh doanh, nên kết quả sản xuất kinh doanhsẽ giảm, tình hình thanh toán thể hiện việc thực thi các quy định về tài chính, tín dụngcủa nhà nước, nên ta cần tiến hành phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hoạt động tàichính của các doanh nghiệp.

Phân tích tình hình thanh toán thực chất là xem xét cân đối giữa các khoản phảithu và các khoản phải trả, giữa số đầu kỳ và số cuối kỳ trên tổng số cũng như trongtừng khoản mục và dựa vào thời hạn thanh toán để nhận xét tìm ra nguyên nhân củamọi sự ngưng trệ trong thanh toán nhằm tiến tới làm chủ về tài chính.

1.4.3.1 Phân tích các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một phần tài sản của doanh nghiệp bị đối tượng khácchiếm dụng và cũng biểu hiện mối quan hệ trong kinh doanh về việc khách hàng muachịu chưa thanh toán.

Phân tích các khoản phải thu là ta tính chỉ tiêu giữa tổng giá trị các khoản phảithu với tổng nguồn vốn, chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thìcó bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 31

( vì bị đối tượng khác chiếm dụng ) Nếu tỷ suất này tăng lên thì đó là dấu hiệu khôngtốt về tài chính.

1.4.3.2 Phân tích các khoản phải trả

Các khoản phải trả là phần vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được trong kinhdoanh Tuy nhiên khi các khoản phải trả chiếm tỷ trọng lớn nhất là khi doanh nghiệpkhông có khả năng trả nợ đúng hạn thì các khoản nợ biểu hiện tình trạng suy yếu trongkinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích các khoản phải trả ta tính chỉ tiêu tổng số nợ, chỉ tiêu này phản ánhmức độ nợ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp Nó cho thấy trong tổng số tài sảnhiện có của doanh nghiệp thì thực chất doanh nghiệp sở hữu là bao nhiêu Nếu tỷ lệnày tăng lên tới mức độ nợ cần thanh toán, điều này ảnh hưởng tới khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp.

Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả tatiến hành xem xét tỷ trọng tổng số tiền phải thu và tổng số tiền phải trả Chỉ tiêu này làhệ số công nợ Nếu tỷ lệ này càng lớn tức doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiềuvà ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát : ( HTQ)

Khi phân tích khả năng thanh toán khái quát của doanh nghiệp ta thường xácđịnh hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiệnnay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( nợ ngắn hạn, nợ dàihạn…)

Các khoản phải thuCác khoản phải trả

Tổng tài sảnTổng nợ phải trả

Trang 32

Nếu hệ số HK >= 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanhtoán Khi đó tình hình tài chính doanh nghiệp rất khả quan, tác động tích cực đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Trên thực tế nếu hệ số HK=1 hoặc gần =1 có nghĩalà vốn CSH rất ít hoặc không có hoặc gần như mất toàn bộ.

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năng lực duy trì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu tốquan trọng đối với tất cả những người sử dụng báo cáo tài chính khi phân tích tình hìnhtài chính doanh nghiệp Khi doanh nghiệp không duy trì được khả năng thanh toán nợngắn hạn thì khả năng thanh toán nợ dài hạn càng gặp khó khăn Khả năng thanh toánnợ ngắn hạn không đáp ứng được thì ngay cả những doanh nghiệp làm ăn có lãi cũngcó nguy cơ bị phá sản.

Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta xét các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (HTTHH)

Công thức

HTTHH =

HTTHH cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi đểđảm bảo tính thanh toán các khoảm nợ ngắn hạn Từ đó đo lường khả năng trả nợ củadoanh nghiệp.

Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vàongành nghề kinh doanh Nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn ( ví dụ các ngànhthương nghiệp ) trong tổng số tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại.

Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao.Tuy nhiên khi tỷ số này có giá trị quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quánhiều vào tào sản lưu động, việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệuquả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều cáckhoản nợ phải thu….Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạnTổng nợ phải trả

Trang 33

Chú ý:

Trong nhiều trường hợp khả năng thanh toán hiện hành phản ánh không chínhxác khả năng thanh toán của doanh nghiệp bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàngkho bán thì doanh nghiệp khó mà biến chúng thanh tiền để trả nợ trong thời gian sớmđược.

Hệ số thanh toán nhanh : (HTTN)

Các tài sản lưu động mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thànhtiền HTTN được tính dựa trên những TSLĐ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền,bao gồm TSLĐ trừ hàng tồn kho và các khoản phải thu vì ta đã biết rằng hàng tồn kholà tài sản khó hoán chuyển thành tiền nhất là hàng hóa ứ đọng kem phẩm chất Còn cáckhoản phải thu cũng khó chuyển thành tiền trong một sớm một chiều vì phụ thuộc rấtnhiều vào công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp và tinh thần trả nợ của bạn hàng, đặcbiệt là những khoản nợ được xếp vào danh sách nợ khó đòi.

Công thức:

HTTN =

HTTN cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệpkhông phụ thuộc vào bán tài sản dự trữ và thu các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp,nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong thời gian ngắn.

Nhìn chung hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp kho khăn trong việcthanh toán công nợ vì vào lúc cần thiết doanh nghiệp có thể bị buộc phải sử dụng cácbiện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá rẻ để trả nợ Tuy nhiên khi hệ số này quálớn lại gây nên hiệu quả sử dụng vốn thấp bởi vì lượng tiền nhàn rỗi quá nhiều tại quỹcủa doanh nghiệp, doanh nghiệp không biết đầu tư vào đâu Độ lớn của hệ số này cũngphụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu.

Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

Trang 34

Hệ số khả năng chuyển đổi của TSNH: (HCĐ)

Công thức:

HCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH, chỉ tiêu

này càng cao chứng tỏ tốc độ chuyển đổi TSNH thành vốn bằng tiền, chứng khoán dễthanh khoản càng nhanh, góp phần nâng cao khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay : (HTTLV)

Công thức:

HTTLV =

Thu nhập trước thuế và lãi vay ( EBIT): phản ánh số tiền mà doanh nghiệp cóthể sử dụng để trả lãi vay Mặt khác tỷ số này cũng thể hiện khả năng sinh lời trên cáckhoản nợ của doanh nghiệp.

Chi phí trả lãi bao gồm tiền lãi vay trả cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn, các hình thức vay mượn khác như lãi trả tín phiếu, kỳ phiếu.

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có thể được sử dụng để bảo đảmtrả lãi cho chủ nợ.

Hệ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có lãi vì khoảnlợi nhuận mà doanh nghiệp tao ra không những đủ chi trả lãi vay mà còn có thể sửdụng vào việc khác như trả lợi tức cho cổ đông,…

1.4.4 Phân tích khả năng hoạt động

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sảncủa doanh nghiệp Nó đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh ngiệp Để nângcao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản chưa dùng hoặc không

Tiền và các khoản tương đương tiềnTSNH

Thu nhập trước thuế và lãi vayChi phí lãi vay

Trang 35

dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần phải biết sử dụng chúng có hiệuquả hoặc loại bỏ chúng đi.

Công thức: Số vòng quay hàng tồn kho =

Hàng hoá tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thànhphẩm, hàng hoá…

Chú ý:

 Trong trưòng hợp không có thông tin về giá vốn hàng bán thì có thể thaythế bằng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh Khi đó thông tin về vòngquay hàng tồn kho sẽ kém chất lượng hơn

 Nếu số vòng quay dự trữ năm nay thấp hơn năm trước và thấp hơn trungbình ngành điều này chứng tỏ sự bất hợp lí và kém hiệu quả trong hoạt động quản lídự trữ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cãng cầnđược xem xét nhằm đưa ra giải pháp xử lí đúng đắn kịp thời

1.4.4.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.(NHTK)

Công thức:

Số ngày một vòng quay HTK =

Nhận xét: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: - Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho - Số ngày trung bình trong một năm thường là 360.

Trang 36

1.4.4.3 Kì thu tiền bình quân.(KTTBQ)

Kì thu tiền bình quân là số ngày trung bình mà một đồng hàng hoá bán ra đượcthu hồi phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.

Công thức:

Kì thu tiền bình quân =

Trong đó:

Doanh thu bình quân một ngày =

Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu: những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bántrả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng chưa thanh toán,các khoản trả tiền trước cho người bán…

Nhận xét:

 KTTBQ thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâuthanh toán, ít có những khoản nợ khó đòi ngược lại nếu tỷ số này cao doanh nghiệpcần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.

 Trong nhiều trường hợp, do doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị phầnthông qua bán hàng trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lí nên dẫn đến số ngàythu tiền bình quân cao.

 Tỷ số KTTBQ có thể được thể hiện dưới dạng khác đó là tỷ số vòngquay các khoản phải thu…khi khách hàng thanh toán các hoá đơn của họ, khi đó cáckhoản phải thu quay được một vòng.

 Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh vớitrung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét kĩ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiệnnhững khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lí.

Trang 37

1.4.4.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.(HTSCĐ)

Công thức:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Tỷ số này nói lên một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp Muốn đánhgiá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả không phải so sánh với các doanh nghiệp kháccùng ngành hoặc so sánh với các thời kì trước

1.4.4.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (HTS)

Chỉ tiêu này đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

1.4.4.6 Vòng quay vốn lưu động (HVLĐ)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động khôngngừng vận động Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vậtliệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình tháitiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trongthanh toán của doanh nghiệp Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Vòng quay vốn lưu động =

Trang 38

Công thức:

Số ngày một vòng quay =

Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giáchất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sảnxuất kinh doanh Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòngquay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

1.4.5 Phân tích các tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp và đồng thời là kết quả của các quyếtđịnh quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là một căn cứ quan trọngđể các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai.

Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệtcủa doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sảnxuất kinh doanh và hiệu năng quản lí doanh nghiệp.

Những người có liên quan đến doanh nghiệp rất quan tâm đến các tỷ số này đểra quyết định đầu tư, cho thuê hay cho vay tài sản.

1.4.5.1 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (DLDT)

Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợinhuận thuần Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay với cácdoanh nghiệp khác.

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay chiến lượctiêu thị nâng cao chất lượng sản phẩm

Công thức:

1.4.5.2 Tỉ suất doanh lợi tài sản (ROA).

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốnđầu tư vào doanh nghiệp

Trang 39

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản sẽtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệpđã sử dụng tài sản có hiệu quả cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ sở hữuvà ngược lại.

1.4.5.3 Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản ( RE )

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu sự tác động của cấutrúc tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là cấu trúc nguồn vốn Nếu hai doanh nghiệpkinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tương tự nhau nhưng áp dụng chínhsách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau Vì vậy để thấy rõ thật sự hiệuquả hoạt động thuần kinh tế của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp ta sử dụng chỉtiêu tỷ suất sinh lời kinh tế (RE)

Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hộikhác Áp dụng tỷ suất này doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sởhữu hay huy động vốn vay Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãisuất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy chongười chủ sở hữu Về phía các nhà đầu tư chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vàođâu có hiệu quả nhất

1.4.5.3 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.(ROE)

Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tìnhhình hoạt dộng tài chính của doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Nó

được định nghĩa như sau:

Trang 40

Nhận xét:

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn CSH bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực chỉ tiêunày cao giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp huy động vốn mới trên thị trường tài chínhdễ dàng Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp gặpkhó khăn trong việc thu hút vốn.

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các chủ sở hữu Các nhàđầu tư rất quan tâm đến tỷ số này của doanh nghiệp, bởi đây là khả năng thu nhập màhọ có thể nhận được khi đặt vốn vào doanh nghiệp.

1.5 Phương pháp phân tích tài chính Dupont: ( hiệu ứng Dupont)

Công ty tài chính đầu tiên sử dụng các mối quan hệ tương quan giữa các tỷ sốtài chính để phân tích tài chính là công ty Dupont Vì vậy phương pháp phân tích nàygọi là hệ thông Dupont Ngày nay phương pháp này sử dụng khá rông rãi khi cácdoanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính.

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thànhnhững bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quảsau cùng Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nộI bộ công tyđể có các nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công tybằng cách nào Kỹ thuật phân tích Dupont thường dựa vào hai đẳng thức cơ bản dướiđây, gọi chung là phương trình Dupont.

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:10

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Bảng cân đối kế tốn năm 2007 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.1.

Bảng cân đối kế tốn năm 2007 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Dưới đây là bảng cân đối kế tốn của Cơng ty cơng nghệ gỗ Đại Thành trong 3 năm 2006, 2007, 2008 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

i.

đây là bảng cân đối kế tốn của Cơng ty cơng nghệ gỗ Đại Thành trong 3 năm 2006, 2007, 2008 Xem tại trang 9 của tài liệu.
1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 45.062.169.204 24.478.861.259 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

1..

Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 45.062.169.204 24.478.861.259 Xem tại trang 10 của tài liệu.
3.Tài sản cố định vơ hình 227 V.10 9.667.818 9.667.818 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

3..

Tài sản cố định vơ hình 227 V.10 9.667.818 9.667.818 Xem tại trang 10 của tài liệu.
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế tốn năm 2008 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.2.

Bảng cân đối kế tốn năm 2008 Xem tại trang 12 của tài liệu.
1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 118.319.749.458 45.062.169.204 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

1..

Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 118.319.749.458 45.062.169.204 Xem tại trang 13 của tài liệu.
3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 00 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.3.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.4.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 Xem tại trang 17 của tài liệu.
1.3 Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

1.3.

Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.7 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.7.

Bảng phân tích cơ cấu tài sản Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.8: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 1.8.

Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp Xem tại trang 28 của tài liệu.
SỔ QUỸ BẢNG TỔNG - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc
SỔ QUỸ BẢNG TỔNG Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.4 Bảng phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Cơng ty - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.4.

Bảng phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Cơng ty Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Cơng ty - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.5.

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Cơng ty Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Cơng ty - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.6.

Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Cơng ty Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.6 Bảng phân tích các khoản phải thu - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.6.

Bảng phân tích các khoản phải thu Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.7Bảng tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.7.

Bảng tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn Xem tại trang 69 của tài liệu.
Để thấy rõ hơn tình hình cơng nợ của cơng ty ta cĩ thể xét đến chỉ tiêu “ Hệ số cơng nợ”. - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

th.

ấy rõ hơn tình hình cơng nợ của cơng ty ta cĩ thể xét đến chỉ tiêu “ Hệ số cơng nợ” Xem tại trang 71 của tài liệu.
Dựa trên số liệu trên Bảng cân đối kế tốn và Kế hoạch trả nợ của cơng ty ta cĩ bảng phân tích sau: - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

a.

trên số liệu trên Bảng cân đối kế tốn và Kế hoạch trả nợ của cơng ty ta cĩ bảng phân tích sau: Xem tại trang 72 của tài liệu.
Để hiểu rõ hơn về tình hình thanh tốn nợ đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn ta đi xét một số chỉ tiêu sau: - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

hi.

ểu rõ hơn về tình hình thanh tốn nợ đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn ta đi xét một số chỉ tiêu sau: Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 2.12 Bảng tính khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.12.

Bảng tính khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng 2.13 Bảng tính hệ số khả năng chuyển đổi - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.13.

Bảng tính hệ số khả năng chuyển đổi Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 2.15 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.15.

Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 2.18 Bảng phân tích các tỷ số lợi nhuận - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.18.

Bảng phân tích các tỷ số lợi nhuận Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 2.19 Hiệu ứng Dupont 1 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.19.

Hiệu ứng Dupont 1 Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 2.20 Hiệu ứng Dupont 2 - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

Bảng 2.20.

Hiệu ứng Dupont 2 Xem tại trang 88 của tài liệu.
3.1 Đánh giá về tình hình tài chính Cơng ty Cổ phần cơng nghệ gỗ Đại Thành - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

3.1.

Đánh giá về tình hình tài chính Cơng ty Cổ phần cơng nghệ gỗ Đại Thành Xem tại trang 90 của tài liệu.
Đánh giá chung về tình hình tài chínhcủa Cơng ty cổ phần cơng nghệ gỗ Đại Thành trong mấy năm vừa qua: - Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc

nh.

giá chung về tình hình tài chínhcủa Cơng ty cổ phần cơng nghệ gỗ Đại Thành trong mấy năm vừa qua: Xem tại trang 91 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan