Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

69 611 3
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình

Trang 1

Lời nói đầu

Hoà vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế thế giới trong thếkỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng cao trình độquản lý, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành sảnphẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắctrên thị trờng.

Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý kinhtế, tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt độngkinh doanh Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng.Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảotự bù đắp đợc chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lợinhuận hay không Vì vậy kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm làviệc làm cần thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng nhất là trong nền kinhtế thị trờng hiện nay Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu chất l-ợng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật t, lao động, cũng nhtrình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp là thớc đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Việc kế toán chi phí sảnxuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ, mà còn phải tính đếnviệc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp Mặt khác việc quản lýchi phí và giá thành một cách hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực chodoanh nghiệp, giúp hạ giá thành sản phẩm tạo điều kiện để cho doanh nghiệp tíchluỹ, góp phần cải thiện đời sống công nhân viên Chính vì thế để phát huy tốt chứcnăng của mình, việc tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm cần phải đợc cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càngcao của doanh nghiệp.

Nhận thức tầm quan trọng và vai trò tích cực của công tác tập hợp chi phí và

tính giá thành sản phẩm Em đã chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy CẩmBình ” Làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của em.

Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp của em có 3 chơng:

Chơng 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm.

Chơng 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình.

Chơng 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình

Mặc dầu em đã cố gắng hoàn thiện một cách khoa học, hợp lý nhng do khảnăng và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh đợc thiếu sót nhất định.Em rất mong đợc ý kiến nhận xét, đánh giá của quý thầy cô bộ môn trong khoa kếtoán để bài viết của em đợc hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn nhiệt tình chu đáo của côgiáo Phạm Minh Hoa và các cô chú cán bộ trong phòng kế toán của công ty cổphần giầy Cẩm Bình đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

Trang 2

CHƯƠNG 1

Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.1.1 Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong nền kinh tế thị trờng.

Đất nớc ta hiện nay đang trên con đờng đổi mới và phát triển với nền kinh tếcó sự điều tiết của nhà nớc Một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chịu tácđộng trực tiếp của các quy luật kinh tế nh quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quyluật cung cầu chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tạo đợcmột chỗ đứng vững chắc trên thị trờng thì sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp, đạtchất lợng cao và thu nhập phải bù đắp đợc chi phí, có lợi nhuận tức là việc xácđịnh tập hợp chi phí sản xuất phải tuyệt đối chính xác, đầy đủ sao cho chi phí bỏra là tối thiểu, giá thành sản phẩm thấp nhất nhng sản phẩm vẫn đảm bảo chất l-ợng Để làm tốt đợc công việc đó, doanh nghiệp phải chú trọng làm tốt công táctập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo đúng chế độ nhà nớc quyđịnh và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình Công tác này khôngchỉ có ý nghĩa đối với riêng từng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nớcvà các bên liên quan.

Trang 3

Nh vậy, trong nền kinh tế thị trờng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó ảnh hởng trựctiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp quyền lợi của các bên liên quan.

1.1.2 Khái niệm, kết cấu và phân loại chi phí sản xuất 1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất.

Sự phát triển của xã hội loài ngời gắn liền với quá trình sản xuất, sản xuấtchính là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: t liệu lao động, đối tợng lao động và sứclao động Quá trình sản xuất cũng chính là quá trình dịch chuyển của 3 yếu tố nóitrên để cấu thành nên sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Nh vậy, để tiến hành sản xuấthàng hoá ngời ta phải bỏ ra những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá,các yếu tố cấu thành nên giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá.

Trong cơ chế thị trờng, doanh nghiệp là một công ty sản xuất độc lập, tự chủtrong hoạt động kinh tế Điều này buộc các doanh nghiệp phải hạch toán kinhdoanh thực sự và phải chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh củamình, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnhtranh và tăng lợi nhuận Để việc hạch toán chi phí kinh doanh đạt đợc hiệu quả,các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ và sâu sắc bản chất của kế toán chi phí sản xuấtkinh doanh cũng nh phân loại nó theo những cách thức và mục đích nhất định.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các hao phí vế laođộng sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chỉra để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.

Chi phí sản xuất của một doanh nghiệp phát sinh thờng xuyên trong suốtquá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Nhng để phục vụ cho yêu cầuquản lý chi phí sản xuất phải đợc tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm

Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản sau:

- Khối lợng lao động và t liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời kỳnhất định.

- Giá của các t liệu sản xuất và tiền lơng của một đơn vị lao động đãhao phí.

1.1.2.2 Kết cấu, nội dung chi phí sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí chung phát sinh ở các phân xởngnh tiền lơng và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên phân xởng

- Chi phí bán hàng: Gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêuthụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nh tiền lơng, tiếp thị đóng gói, vận chuyển, bảoquản , khấu hao tài sản cố định, chi phí bao bì, dụng cụ, chi phí quảng cáo

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các khoản chi phí cho bộ máy quản lývà điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động chung của doanhnghiệp nh chi phí về lao động, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản

Trang 4

lý điều hành doanh nghiệp, các chi phí phát sinh ở phạm vi nhiều doanh nghiệpnh chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, lãi vay vốn kinh doanh

Nh vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là tổng hợp từ ba chi phí bộ phận: chiphí sản xuất, chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nộidung kinh tế, mục đích, công dụng khác nhau Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý ngờita tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo những tiêu thức thích hợp.Ta có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo một số tiêu thứcphân loại chủ yếu sau đây:

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này, căn cứ vào nội dung và tính chất của chi phí để chia rathành các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phânbiệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực nào, ở đâu, mục đích, tác dụng của chi phí nhthế nào Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn laođộng cũng nh lập kế hoạch và phân tích dự đoán chi phí.

Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất đợc phân thành 5 yếu tố sau :- Chi phí nguyên vật liệu: Là tất cả nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế, doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinhdoanh trong kỳ.

- Chi phí nhân công: Bao gồm tất cả chi phí tiền lơng, phụ cấp và các khoản tríchtheo lơng theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm, thựchiện công việc lao vụ trong kỳ.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định : Số trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ củadoanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các khoản dịch vụ muangoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp (nh dịch vụ cung cấpnớc, điện )

- Chi phí khác bằng tiền: Tất cả chi phí bằng tiền chi cho hoạt động của doanhnghiệp ngoài các chi phí kể trên.

Trang 5

Cách phân loại này rất cần thiết cho công tác kế toán, nó có u điểm là chobiết đợc kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳđể làm căn cứ lập thuyết minh báo cáo tài chính phần “Chi phí sản xuất kinhdoanh theo yếu tố “ Phục vụ cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp vàphân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí trong doanh nghiệp.

* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng.

Cơ sở của phơng pháp này là dựa vào công cụ kế toán của chi phí, địa điểm phátsinh cũng nh mức phân bổ chi phí cho từng đối tợng Theo quy định, giá trị tất cảcủa sản phẩm bao gồm cả ba yếu tố.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm.Không tính vào khoản mục này nhng chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đíchphục vụ nhu nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sảnxuất.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tất cả chi phí liên quan đến bộ phận laođộng trực tiếp sản xuất sản phẩm nh: Tiền lơng, tiền công, các khoản phụ cấp, cáckhoản trích về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn tính vào chi phítheo quy định.

- Chi phí sản xuất chung: Là loại chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền vớitừng phân xởng sản xuất Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồmcác khoản : Chi phí nhân viên phân xởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụsản xuất ở phân xởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xởng, chi phídịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác dùng ở phân xởng.

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng có tác dụng phục vụcho việc quản lý chi phí theo định mức Là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hìnhthực hiện giá thành và định mức cho kỳ sau.

* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lợng sảnphẩm sản xuất ra.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với khối lợng hoạt động(tính theo sản lợng hàng hoá) ngời ta chia chi phí ra thành ba loại.

- Chi phí khả biến (biến phí) : Là các khoản chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với khối ợng sản xuất ra Sự thay đổi này chỉ đúng khi ta xét về tổng thể chi phí trên khối l -ợng tổng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhng nếu tính cho một đơn vị sản phẩmhàng hoá thì lại không đổi Thuộc loại chi phí này có:

l-Chi phí nguyên vật liệu thực tế, chi phí lao động thực tế, chi phí hoa hồng đại lý.- Chi phí bất biến (định phí): Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức hoạtđộng thay đổi Tuy nhiên khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thayđổi, chi phí bất biến tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi khối l ợng sản phẩmsản xuất ra tăng lên và ngợc lại Chi phí bất biến trong doanh nghiệp gồm: Chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dỡng máy móc, tiền lơng bộ phận quản lýdoanh nghiệp, tiền thuê nhà xởng

- Chi phí hỗn hợp: Là các chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố của định phívà biến phí, ở mức độ hoạt động nhất định chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm

Trang 6

của định phí, nếu quá mức đó nó thể hiện đặc tính biến phí Thuộc loại chi phí nàybao gồm: chi phí về tiên điện, điện thoại, fax

Việc phân loại chi theo phơng pháp này có ý nghĩa lớn đối với công tácquản lý doanh nghiệp Qua việc xét xem mối quan hệ giữa khối lợng sản xuất vớichi phí bỏ ra giúp nhà quản lý tìm ra những biện pháp thích hợp với từng loại chiphí để tiến tới hạ giá thành sản phẩm Đồng thời việc phân loại này có tác dụngxây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ với sản lợng và lợi nhuận, xácđịnh điều hoà vốn và phục vụ các quyết định quan trọng khác trong quá trình sảnxuất kinh doanh.

* Phân loại chi phí sản xuất theo phơng pháp tập hợp chi phí.

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh đợc đa thành chi phí trực tiếp vàchi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sảnphẩm, một công việc nhất định Với loại chi phí này kế toán có thể căn cứ vàochứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tợng chịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loạisản phẩm, nhiều công việc Đối với khoản này kế toán phải phân bổ cho từng loạiđối tợng liên quan theo tiêu chuẩn nhất định.

Cách phân loại này có ý nghĩa thuần tuý đối với kỹ thuật hạch toán, trờng hợp cóphát sinh chi phí gián tiếp bắt buộc phải áp dụng phơng pháp phân bổ, lựa chọntiêu thức phân bổ phù hợp Mức độ chính xác của chi phí gián tiếp cho từng đối t-ợng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí Vì vậy,các nhà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thứcphân bổ chi phí nếu muốn có thông tin chuẩn mực về chi phí và kết quả lợi nhuậntừng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hình hoạt động doanh nghiệp.

Ngoài các cách phân loại chi phí trên, ngời ta còn phân loại chi phí sản xuất theocác tiêu thức khác nhau Tuy nhiên việc lựa chọn tiêu thức phân loại nào là tuỳthuộc vào tính chất, đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu quản lý.

Trang 7

Nh vậy giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính chomột khối lợng của một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lợng tổng hợp có ý nghĩa quan trọng đốivới công tác quản lý doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Tính tổnghợp của chỉ tiêu này biểu hiện ở chỗ thông qua nó ngời ta có thể đánh giá đợc hiệuquả của quá trình sản xuất, chứng minh đợc khả năng phát triển và các yếu tốvật chất đã thực sự tiết kiệm và hợp lý cha.

Tính tổng hợp còn đợc biểu hiện ở chỗ thông qua nó ngời ta có thể đánh giáđợc tất cả các biện pháp kế toán, tổ chức kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đầu t trongquá trình sản xuất kinh doanh.

Do tính chất quan trọng nh vậy nên chỉ tiêu giá thành luôn đợc xem là mộttrong những chỉ tiêu cần đợc xác định một cách chính xác, trong thực tế để giúpcác doanh nghiệp có căn cứ xem xét, đánh giá, kiểm tra và đề xuất các biện phápthích ứng đối với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể Những tínhchất đó của giá thành đợc biểu hiện thông qua các chức năng vốn có của nó:

- Chức năng thớc đo bù đắp chi phí

Giá thành sản phẩm là biểu hiện những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đãbỏ ra để sản xuất sản phẩm Những hao phí vật chất này cần đợc bù đắp một cáchđầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất Nh vậy, việc tìm căn cứ để xácđịnh mức bù đắp những chi phí mà mình đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm và thựchiện đợc giá trị của sản phẩm là một yêu cầu khách quan trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Thông qua chỉ tiêu giá thành đợc xác định một cáchchính xác, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo đợc khả năng bù đắp chi phí.

- Chức năng lập giá

Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra là các sản phẩm hàng hoá đợc thựchiện giá trị trên thị trờng thông qua giá cả Giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sảnphẩm chứa đựng trong nó nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, nên việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là yêu cầu khách quanvốn có trong nền sản xuất hàng hoá và đợc biểu hiện đầy đủ trong nền kinh tế thịtrờng.

- Chức năng đòn bẩy

Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào giá thànhsản phẩm Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng doanh lợi tạo nêntích luỹ để tái sản xuất và mở rộng sản xuất.

Các phạm trù kinh tế nh giá cả, lãi, chất lợng giá thành sản phẩm thực tếđã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cờng hiệuquả kinh doanh phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh Trong điều kiệnnền kinh tế thị trờng, tính chất đòn bẩy kinh tế của giá thành đặt ra yêu cầu chotừng bộ phận sản xuất và phải có biện pháp hữu hiệu vừa tiết kiệm đợc chi phí, vừasử dụng chi phí một cách hợp lý nhất với từng loại hợp động, từng khoản mục chiphí cụ thể.

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý kế toán cũng nh yêu cầu xây dựng giá cả hànghoá, giá thành đợc xem xét dới nhiều góc độ khác nhau về lý luận cũng nh trênthực tế.

Trang 8

* Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.

Căn cứ vào số liệu và thời điểm tính giá thành sản phẩm đợc chia làm ba loại:- Giá thành kế hoạch: Giá thành sản phẩm đợc tính trên cơ sở chi phí sản xuấtkế hoạch và sản lợng kế hoạch, việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận của doanhnghiệp thực hiện và đợc tiến hành trớc khi bắt đầu quá trình sản xuất Giá thành kếhoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tíchđánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Giá thành sản phẩm đợc tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành và chỉ tính cho đủ sản phẩm Việc tính giá thành định mức cũng đợcthực hiện trớc khi tiến hành sản xuất Giá thành định mức là công cụ quản lý địnhmức của doanh nghiệp, là thớc đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản,vật t, lao động sản xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải phápkế toán kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuấtnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Giá thành thực tế: Giá thành sẩn phẩm đợc tính trên cơ sở số liệu chi phí sảnxuất thực tế đã phát sinh và tập hợp đợc trong kỳ cũng nh sản lợng sản phẩm thựctế đã sản xuất trong kỳ Chỉ tiêu này đợc xác định khi kết thúc quá trình sản xuất,chế tạo sản phẩm Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kế toán tổng hợp phảnánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc sử dụng và tổ chức các giảipháp kế toán kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xácđịnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hởng trựctiếp đến thu nhập của doanh nghiệp.

* Phân loại giá thành theo phạm vi và chi phí cấu thành.

Để phục vụ cho quyết định cụ thể, chỉ tiêu giá thành tính toán theo phạm vi chi phíkhác nhau, theo tiêu thức này có các loại giá thành sau.

- Giá thành sản xuất (giá thành công xởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả cáckhoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạmvi phân xởng sản xuất Các chi phí này gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho nhiều sản phẩm, laovụ công việc đã hoàn thành Nó là căn cứ tính giá vốn bán hàng và lãi gộp

- Giá thành tất cả(giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản chiphí phát sinh liên quan đén việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành tiêu thụđợc tính theo công thức sau :

Giá thành tất Giá thành sản Chi phí Chi phí cả sản phẩm = xuất sản phẩm + bán hàng + quản lý tiêu thụ tiêu thụ doanh nghiệp

Cách phân loại này, có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết đợc kết quả kinhdoanh( lỗ, lãi ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng loại mặt hàng, từng loại dịch vụ,nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.

1.1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trang 9

Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm hai mặt : Mặt hao phísản xuất và mặt hao phí kết quả sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phísản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh về mặt kết quả sản xuất Do đó, haikhái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có nội dung và phạm vi khácnhau :

- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còngiá thành lại gắn với khối lợng sản phẩm và công việc lao vụ hoàn thành.

- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đãhoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hhỏng, còn giá thành sản phẩm có liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm làmdở kỳ trớc chuyển sang Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmđợc thể hiện khái quát qua công thức :

Z = Dđk + C - Dck

Trong đó : Z : Tổng giá thành sản phẩm

Dđk : Trị giá chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.C : Chi phí sản xuất phat sinh trong kỳ.

Dck : Trị giá chi phí sản xuất dở cuối kỳ.

Nh vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau, vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ racho hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, cơ sở đểtính sản phẩm hoàn thành Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làhai bớc liên tiếp và gắn bó chặt chẽ với chất lợng sản phẩm cao hay thấp Do đóquản lý giá thành phải luôn gắn liền với quản lý chi phí, đây cũng là vấn đề cầnquan tâm hơn để đảm bảo việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.1.3.4 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm.

Xuất phát từ yêu cầu quản lý và tầm quan trọng của quản lý, hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện các nhiệm vụ sau :

- Xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giáthành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm phù hợp với phơng pháp kế toán hàng tồn kho mà doanhnghiệp đã chọn.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối ợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoảnmục giá thành.

t Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ( trên thuyết minh báo cáo tàichính ) định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ởdoanh nghiệp.

- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lợng sản phẩm dở dang một cách khoahọc, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sảnxuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.2 Phơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Trang 10

1.2.1 Đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đợc chính xác, đòihỏi công việc đầu tiên mà nhà quản lý làm là xác định đối tợng hạch toán chi phísản xuất và đối tợng tính giá thành sản phẩm Có xác định đợc đúng đối tợng tậphợp chi phí sản xuất thì mới tổ chức đúng đắn khoa học, hợp lý công tác tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đây là vấn đề có tầm quan trọng đặcbiệt trong lý luận cũng nh trong thực tiễn, hạch toán là nội dung cơ bản nhất của tổchức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chiphí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Tổ chức hạch toán trong quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếpnhau và có quan hệ mật thiết với nhau đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sảnxuất theo từng sản phẩm, nhóm sản xuất đơn đặt hàng, và giai đoạn tính giá thànhsản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã đặt theo đơn vị tínhgiá thành quy định.

Để phân biệt đối tợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thànhcần dựa vào các cơ sở sau :

- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản : Đối tợng tập hợp chiphí sản xuất có thể là sản phẩm hay tất cả quá trình sản xuất và có thể là nhóm sảnphẩm cuối cùng.

- Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp : Đối tợng tập hợp chiphí sản xuất có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm

- Nếu doanh nghiệp sản xuất ra có tính đơn chiếc nh đóng tàu, sửa chữa ôtô thì đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng riêng biệt.

- Đối với sản xuất hàng loạt và sản xuất khối lợng lớn, phụ thuộc vào quytrình công nghệ ( giản đơn hay phức tạp ) mà đối tợng tập hợp chi phí sản xuất cóthể là sản phẩm chi tiết

Ngoài ra, việc xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất còn căn cứvào đặc điểm sản phẩm, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toánnội bộ của doanh nghiệp, khả năng trình độ quản lý nói chung và hạch toán nóiriêng Trên cơ sở đối tợng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phơng pháp hạchtoán chi phí tơng ứng

1.2.2 Trình tự kế toán và tổng hợp chi phí sản xuất.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp,và mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vàtrình độ công tác quản lý và hạch toán và trình tự kế toán chi phí ở các doanhnghiệp khác nhau thì không giống nhau Tuy nhiên, có thể khái quát chung việctập hợp chi phí sản xuất qua các bớc sau :

- Bớc 1 : Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tợng - Bớc 2 : Tính toán và phân bổ lao vụ vào các nganh sản xuất kinh doanh phụcó liên quan trực tiếp cho từng đối tợng trên cơ sở khối lợng lao vụ phục vụ vàgiá thành đơn vị lao vụ

- Bớc 3 : Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm cóliên quan.

Trang 11

- Bớc 4 : Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tuỳ theo phơng pháphạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạchtoán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau.

1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong trờng hợp doanh nghiệp kế toánhàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên.

1.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm : giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm Trờnghợp doanh nghiệp mua nửa thành phẩm để chế tạo, lắp ráp, gia công thêm thì nửathành phẩm đó cũng đợc hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liênquan đến nhiều đối tợng khác nhau thì phải áp dụng phơng pháp phân bổ chi phícho các đối tợng và phải xác định đợc tiêu thức phân bổ hợp lý, tiêu thức này phảiđảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thứcphân bổ của các đối tợng

- Đối với nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài có thể chọn tiêuthức phân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lợng sản phẩm sản xuất.

- Đối với nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu có thể lựa chọn tiêu thứcphân bổ là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí thực tế của nguyên vật liệuchính, khối lợng sản phẩm sản xuất.

Trình tự phân bổ nh sau :+ Xác định hệ số phân bổ

Hệ số Tổng chi phí NVL cần phân bổphân =

bổ Tổng tiêu thức phân bổ+ Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tợng.

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tàikhoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

1.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trựctiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiềnlơng chính, lơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.

Với chi phí này nếu tiền công trả theo sản phẩm hoặc tiền công trả theo thờigian có quan hệ với từng đối tợng cụ thể thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tợngchịu chi phí đó Nếu tiền lơng công nhân sản xuất trực tiếp có liên quan đến nhiềuđối tợng thì ta tiến hành phân bổ.

Trong trờng hợp phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ chi phí nhân côngtrực tiếp có thể là: Chi phí tiền công định mức, công giờ định mức, công thực tế,khối lợng sản phẩm sản xuất

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - chi phínhân công trực tiếp

Trích trớc tiền lơng nghỉ chi phí nhân công sản xuất cho công nhân sản xuất trực tiếp

Trang 12

trực tiếp TK 338 (2,3,4)

Các khoản trích theo lơng

Kế toán dùng bảng phân bổ số 1 – bảng phân bổ tiền lơng và bảo hiểm xãhội để tập hợp và phân bổ tiền lơng thực tế phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, kinh phí công đoàn, phải trích lập trong tháng cho các đối tợng dùng lao động.Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 kế toán chi phí ghi vào bảng kê số 4 và các sổ cóliên quan làm cơ sở để lập bảng phân bổ số 1 là bảng thanh toán lơng, thanh toánlàm đêm, làm thêm giờ và tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn.

1.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có liên quan đến việc phục vụquản lý sản xuất trong phạm vi phân xởng, tổ đội sản xuất

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán dùng tài khoản 627– chi phí sản xuất chung.

TK 627 đợc mở thành sáu tài khoản cấp hai:+ TK 627(1) – chi phí nhân viên phân xởng+ TK 627(2) - chi phí vật liệu

+ TK 627(3) - chi phí dụng cụ sản xuất + TK 627(4) - khấu hao tài sản cố định+ TK 627(5) – chi phí dịch vụ mua ngoài+ TK 627(6) – chi phí bằng tiền khác

Trong trờng hợp mỗi đơn vị, mỗi bộ phận sản xuất chỉ tiến hành sản xuấtmột loại sản phẩm, một loại công việc hay lao vụ nhất định Chi phí sản xuấtchung của mỗi bộ phận đơn vị đó là chi phí trực tiếp và đợc kết chuyển trực tiếpcho loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đó.

Nếu có nhiều loại sản phẩm, công việc hay lao vụ, chi phí sản xuất của từngbộ phận, đơn vị đợc phân bổ cho các đối tợng liên quan theo tiêu chuẩn phân bổnhất định Có thể phân bổ theo tổng chi phí phát sinh, cũng có thể phân bổ theotừng bộ phận chi phí sản xuất chung đã tập hợp đợc trên tài khoản cấp hai của tàikhoản 627 Tiêu chuẩn dùng để phân bổ chi phí sản xuất có thể là: Chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tổng số chi phí sản xuất cơ bản, dựđoán (định mức) chi phí sản xuất chung.

Mức chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất chung Tiêu thức

Trang 13

- Công cụ, dụng cụ phát sinh một lần với giá trị lớn và CCDC phân bổ từ hailần trở lên.

- Giá trị sửa chữa lớn tài sản cố định

- Chi phí nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế- Tiền thuê tài sản cố định, phơng tiện kinh doanh

- Chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển (với doanhnghiệp có chu kỳ kinh doanh dài)

- Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông, bếnbãi

Để theo dõi các khoản chi phí trả trớc, kế toán dùng tài khoản 142 – chiphí trả trớc

* TK 142 chi tiết làm hai tiểu khoản:

+ TK 142 (1) – chi phí trả trớc

+ TK 142 (2) – chi phí chờ kết chuyển

* Sổ sách : kế toán sử dụng bảng kê số 6 dùng để phản ánh chi phí phải trả

và chi phí trả trớc Cơ sở để ghi bảng kê số 6 là các bảng phân bổ tiền lơng, cácchứng từ liên quan và kế toán phân bổ chi phí cuối tháng.

1.2.3.5 Kế toán chi phí phải trả.

Chi phí phải trả: Là những khoản chi phí thực tế cha phát sinh nhng đợc ghinhận là chi phí của kỳ hạch toán.

Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thờng bao gồm:- Chi phí sửa chữa TSCĐ trong kỳ kế hoạch- Thiệt hại ngừng sản xuất trong kỳ kế hoạch- Chi phí bảo hành sản phẩm

- Lãi tiền vay cha đến hạn trả

- Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp Các chi phí phải trả sẽ đợc theo dõi,phản ánh lên tài khoản 335 – chi phí phải trả

* Kết cấu tài khoản 335 – chi phí phải trả

Bên nợ: Chi phí phải trả thực tế phát sinh

Bên có: Các khoản phải trả đợc ghi nhận (đã tính trớc) vào chi phí trong kỳ

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất ợng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lợng, cách thứclắp ráp Tuỳ theo mức độ hỏng mà sản phẩm hỏng đợc chia làm hai loại.

l Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa đợc: Là những sản phẩm hỏng mà về mặtkỹ thuật có thể sửa chữa đợc và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đợc: Là sản phẩm mà về mặt kỹ thuậtkhông thể sửa chữa đợc hoặc có thể sửa chữa đợc nhng không có lợi về mặt kinhtế.

Trang 14

* Trình tự kế toán :

- Đối với sản phẩm có thể sửa chữa đợc:

+ Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và các chi phí thanh lý kế toánghi:

Nợ TK 627, 622, 621 Có TK 111, 112, 152

+ Kết chuyển chi phí để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinhNợ TK 154

Có TK 154 : Tổng chi phí sửa chữa- Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa đợc:

+ Căn cứ vào giá trị của sản phẩm hỏng

Nợ TK 152: Phế liệu thu hồiCó TK 154: sản phẩm hỏng+ Căn cứ vào kết quả xử lý thiệt hại

Nợ TK152 : phế liệu thu hồiNợ TK 138(8): bắt bồi thờngNợ TK 811 : tính vào chi phí

Có TK 154 : sản phẩm hỏng

B Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là các khoản thiệt hại phát sinh trong thời gian ngừngsản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mang lại.

* Trờng hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời.

- Doang nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất, kế toán căn cứvào dự toán để tính trớc vào chi phí sản xuất kinh doanh

Nợ TK 622, 627Có TK335- Khi chi phí phát sinh thực tế

Nợ TK 335

Có TK 334, 338, 152

Trang 15

* Trờng hợp ngừng phát sinh bất thờng ngoài dự kiến

- Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất, kế toán ghi.Nợ TK 811

Có TK 334, 338,152- Các khoản thu đợc do bồi thờng thiệt hại

Nợ TK 111, 112,138(8)Có TK 711

1.2.3.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho cả hoạt động chính và phụ- Chi phí nhân công trực tiếp cho cả hoạt động chính và phụ- Chi phí sản xuất chung của hoạt động chính và phụ

Toàn bộ các chi phí này sau khi đã tập hợp vào các tài khoản tơng ứng sẽ đợckết chuyển sang tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

* Kết cấu tài khoản 154:

Bên nợ :

- Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ(doanh nghiệp ápdụng phơng pháp kiểm kê định kỳ )

Bên có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất

- Giá thành sản xuất trực tiếp của lao vụ, công việc hoàn thành

- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ(doanh nghiệp ápdụng phơng pháp kiểm kê định kỳ )

Số d nợ:

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

1.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất thựchiện kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kiểm kê định kỳ.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất thực hiện kếtoán hang tồn kho theo phơng pháp kiểm kê định kỳ đợc áp dụng trong các doanhnghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động.

Trong các doanh nghiệp áp dụng phơng pháp kiểm kê định kỳ các nghiệp vụliên quan đến hàng tồn kho không đợc ghi sổ liên tục.Vì vậy, doanh nghiệp phảikiểm kê lại tất cả các nguyên vật liệu, thành phần trong kho tại các phân xởng sảnxuất cùng với bộ phận đánh giá sản phẩm dở dang để xác định chi phí của sảnphẩm hoàn thành.

Cũng tơng tự nh phơng pháp kê khai thờng xuyên, chi phí sản xuất trong kỳ đợctập hợp trên các tài khoản: TK 621, TK 622, TK 627

Tuy nhiên, do đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kiểm kêđịnh kỳ, TK 154 – chi phí sử dụng để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuốikỳ, việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành đợc thực hiện trêntài khoản 631 – giá thành sản xuất

1.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm

Trang 16

1.3.1 Đối tợng tính giá thành sản phẩm * Khái niệm:

Đối tợng tính giá thành là thành phẩm, nửa thành phẩm, công việc lao vụ dodoanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Việc xác định đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để tổ chức côngtác ghi chép ban đầu để mở các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối t-ợng giúp cho việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của doanh nghiệp

Đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tợng tính giá thành sảnphẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thể hiện số liệu về chi phí sản xuất theotừng đối tợng là cơ sở và là căn cứ để tính giá thành cho từng đối tợng tính giáthành.

Nếu tổ chức sản phẩm nhiều, khối lợng lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanhngắn xen kẽ và liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng (ngày cuối tháng).

Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng thì chỉ khinào sản phẩm hoàn thành ta mới tính giá thành.

1.3.3 Các phơng pháp tính giá thành sản phẩm

Phơng pháp tính giá thành sản phẩm là một phơng pháp hay hệ thống cácphơng pháp đợc sử dụng để tính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mangtính chất thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tợng tính giá thành Vềcơ bản, phơng pháp tính giá thành bao gồm các phơng pháp sau :

a) Phơng pháp trực tiếp (phơng pháp giản đơn)

Phơng pháp này đợc áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình giảnđơn, số lợng mặt hàng ít, sản xuất với khối lợng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn nhnhà máy điện, nớc, các doanh nghiệp khai thác nh khai thác (quặng, than , gỗ )

b) Phơng pháp tổng cộng chi phí :

Phơng pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sảnphẩm đợc thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tợngtập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệhay bộ phận sản xuất Giá thành sản phẩm đợc xác định bằng cách cộng chi phísản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giaiđoạn bộ phận sản xuất sản phẩm tạo nên thành phẩm

Z = Z1 +Z2 + …+ Z+n

Trong đó: Z : Giá thành sản phẩm

Giá thành đơn vị sảnphẩm

Trị giá sản Tổng chi phí Giá trị sảnphẩm dở + sản xuất - phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳkykỳkykỳSố lợng sản phẩm hoàn thành

Trang 17

1, 2, , n: Là thứ tự các công đoạn chi tiết

Phơng pháp này đợc áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, maymặc, cơ khí

c) Phơng pháp tính giá thành phân bớc:

Phơng pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệphức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra phải trải qua nhiều giai đoạn liên tiếpnhau.

Đối tợng tập hợp chi phí sản xuất là từng quy trình sản xuất của các giai đoạn.Đối tợng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối hoặc nửa thành phẩm ởcác giai đoạn công nghệ khác nhau.

* Phơng pháp tính giá thành phân bớc có tính giá thành nửa thành phẩm (hay còngọi là phơng pháp kết chuyển tuần tự).

Theo phơng pháp này để tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối kế toán phảilần lợt tính tổng của nửa thành phẩm giai đoạn trớc và giai đoạn sau một cách tuầntự để tính tiếp giá thành lần sau và cứ thế cho đến giai đoạn cuối cùng.

* Phơng pháp tính giá thành phân bớc không tính giá thành nửa thành phẩm

(phơng pháp kết chuyển song song).

Nội dung: theo phơng pháp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành của giaiđoạn cuối cùng.

Trình tự : Căn cứ vào chi phí đã tập hợp đợc trong kỳ cho từng giai đoạn sảnxuất và tính toán phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó nằm trong giá thành củathành phẩm theo từng khoản mục chi phí

Công thức: Chi phí sản Dđk gđi + Cgđixuất trong

giai đoạn i Qht + Qd gđiTrong đó :

Q ht gđi : Số lợng sản phẩm hoàn thành giai đoạn i

Q d gđi : Số lợng sản phẩm dở giai đọan iQ tp : Thành phẩm

Z tp = 

ni 1

chi phi sản xuất giai đoạn i

Z =

Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn theo từng khoản mục nằm trong giá thành củathành phẩm đợc kết chuyển song song theo từng khoản mục chi phí Ta tổng hợpgiá thành theo sơ đồ sau.

d) chứng từ ghi sổ

Trang 18

Phơng pháp này đợc áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một quátrình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lợng lao động nhngthu đợc đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng chotừng loại sản phẩm đợc mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.Theo ph-ơng pháp này, trớc hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm gốc, rồitừ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại đã tập hợp đợc để tínhra giá thành sản phẩm gốc và gía thành từng loại sản phẩm

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm =

f) Phơng pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phơng pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơnchiếc hoặc hàng loại nhỏ vừa theo đơn đặt hàng Đối tợng tập hợp chi phí là cácđơn đặt hàng Đối tợng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Đặc điểm của phơng pháp này là các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liênquan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.Còn đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp xong sẽ tiến hành phân bổ chotừng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp.

Giá thànhđơn vị sảnphẩm gốc

Giá thànhđơn vị sảnphẩm từngloại

Giá thànhđơn vị sảnphẩm gốc

Hệ số quy đổisản phẩm từngloại

Sản lợngsản phẩm quy đổi

Sản lợngsản phẩm loại i

Hệ số quy đổisản phẩm loại i

Tổng giáthành sảnphẩm củacác loại sảnphẩm

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinhtrong kỳ

Chi phí sản xuất dở dangcuối kỳ

Trang 19

Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo cha hoàn thành thì tất cả chi phíđợc tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm làm dở cuối kỳ chuyển sangkỳ sau.

g) Phơng pháp tính giá thành theo định mức.

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật t hiện hành và dự toánvề chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loạisản phẩm Đồng thời, hạch toán riêng cách thay đổi, các chênh lệch so với địnhmức phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, các chênh lệch đó thay đổiđịnh mức và chênh lệch so với định mức Từ đó tiến hành xác định giá thành thực

tế của sản phẩm theo công thức sau:

=  

Việc tính toán giá thành định mức đợc tiến hành trên cơ sở định mức ngayđầu kỳ (thờng là đầu tháng) Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phơng pháp tính giá thành định mứckhác nhau.

Tuy nhiên việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ rất phức tạp khó có thểthực hiện đợc một cách chính xác tuyệt đối Vì thế doanh nghiệp cần làm tốt haivấn đề sau:

- Tổ chức việc kiểm kê sản phẩm làm dở, xác định mức độ hoàn thành sản phẩmlàm dở một cách chính xác.

- Lựa chọn và vận dụng thích hợp các phơng pháp để đánh giá mức độ hoànthành của sản phẩm Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay có thể đánh giásản phẩm làm dở cuối kỳ theo một trong các phơng pháp sau:

1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trựctiếp

Theo phơng pháp này chỉ tính vào chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ khoảnchi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các khoản chi phí khác tính cho sản phẩmhoàn thành.

thực tế của sản phẩm

Giá thành

định mức Chên lệchdo thoát ly định mức

Chênh lệch do thay đổi định mức

Trang 20

C : Chi phí sản xuất trong kỳ Qht : Sản lợng hoàn thành

Qd : Số lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp có tính liên tục, sảnphẩm làm ra phải trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau thì việc đánh giá sản phẩmlàm dở cuối kỳ của các giai đoạn sau đợc đánh giá theo giá thành nửa thành phẩmbớc chuyển sang

1.4.2 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phơng pháp sản lợng hoànthành tơng đơng.

Đối với phơng pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phísản xuất trong kỳ tính theo mức độ hoàn thành do vậy kế toán cần phải hạch toánchi tiết từng khoản mục chi phí

- Với chi phí bỏ vào ngay từ đầu quá trình sản xuất nh nguyên vật liệuchính.

Khối lợng sản phẩm dở dang cuối kỳChi phí của

sản phẩm dở dang cuối kỳ

chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chi phí NVLchính trong kỳ

Khối l ợng sản phẩm hoàn thành

Khối l ợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chi phí NVLphát sinh trong kỳKhối lợng sản

phẩm hoàn thành trong kỳ

Khối lợng sản phẩm hoàn thành tơng đơng

Khối lợng sản phẩm hoàn thành

Trang 21

1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.

Theo phơng pháp này kế toán căn cứ vào khối lợng sản phẩm dở dang và chiphí định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xởng, giai đoạn để tính ra chiphí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Ưu điểm: Phơng pháp này tính toán nhanh chóng.

- Nhợc điểm: Do chi phí định mức không đúng với chi phí thực tế nên độ chínhxác không cao.

- áp dụng với các doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sảnphẩm theo định mức nh: công ty xây lắp và thuốc thú y

1.5 Hệ thống sổ kế toán

Các hình thức sổ kế toán:

- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung - Hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái- Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ- Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ

a) Hình thức sổ kế toán nhật ký chung

Đặc điểm cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật kýchung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy sốliệu trên số các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Khối lợngsản phẩm hoàn thành t-ơng đơng

Khối lợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tỷ lệ hoàn thành sản phẩm

Chi phí sảnphẩm làm dở cuối kỳ

Chi phí định mức ở từng công đoạn

Số lợng sản phẩm làm dở ởcông đoạn đó

Trang 22

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

Đặc trng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái: Các nghiệp vụ kinhtế phát sinh đợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái

Căn cứ để ghi vào Nhật ký – Sổ cái là các chứng tù gốc hoặc bảng tổng hợpchứng từ gốc.

Chứng từ gốc

Sổ Nhật kýđặc biệt

Sổ Nhậtký

chung toán chi tiếtSổ, thẻ kế

Sổ Cái hợp chi tiếtBảng tổng

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ quỹ

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng

từ gốc

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiếtBáo cáo tài chính

Trang 23

Bảng tổng hợp

chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng

hợp chi tiết

Trang 24

d) Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ

Nguyên tắc cơ bản của hình thức chứng từ là:

- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tàikhoản đối ứng nó.

- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trìnhtự thời gian với hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản).

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lýkinh tế và lập báo cáo tài chính.

Sơ đồ trình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chứng từ.

Chứng từ ghi sổ và các bảng phân bổ

Trang 25

Chơng 2:

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần GiầyCẩm Bình

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.

* Tình hình chung:

Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình – Hải Dơng trớc đây là xí nghiệp dệt HảiHng trực thuộc sở nông nghiệp Hải Hng, chuyên sản xuất các loại khăn bông xuấtkhẩu, đến 01/10/2000 đợc sự cho phép UBND Tỉnh Hải Dơng, Công ty chuyển đổithành công ty cổ phần giầy Cẩm Bình – Hải Dơng và hiện nay là sản xuất giầythể thao xuất khẩu, sản lợng hàng năm đạt trên dới 1.500.000 đôi/ năm Nguyênvật liệu chính là: da, giả da, vải lót, mút xốp, hoá chất Sự đóng góp của công tyđối với nhà nớc là rất to lớn.

+ Với tổng số vốn hiện nay có:24.600.000.000đ+ Vốn cố định :15.400.000.000đ

+ Vốn lu động: 9.200.000.000đ

+ Tổng số cán bộ công nhân viên theo biên chế: 1.841 ngời+ Số cán bộ công nhân viên thực tế làm việc: 1.830 ngời+ Trong đó lao động nữ chiếm 1.362/1.841 = 74% + Lao động nam chiếm: 479/1.841 = 26%

Công ty đợc nằm cạnh quốc lộ 5A nối liền Thủ đô Hà Nội với TP Hải Phòng,thuộc địa bàn thị trấn Lai Cách Huyện Cẩm Giàng – Hải Dơng, nên rất thuận tiệncho việc cung cấp vật t, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm cũng nh trong việcnắm bắt các thông tin kinh tế cần thiết Công ty với diện tích 27.000m2 trong đódiện tích nhà xởng 9.110m2

Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình – Hải Dơng, tiền thân là xí nghiệp dệt HảiHng Đợc UBND Tỉnh Hải Hng (cũ) nay là Tỉnh Hải Dơng thành lập theo quyếtđịnh số 16/QĐ - UB ngày 20/4 /1988, với cơ sở hạ tầng là trờng đảng cũ của tỉnh,đựơc cải tạo và trang bị 50 máy dệt nhà máy dệt 8/3 Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu làdệt khăn bông xuất khẩu theo hiệp định số 19/5 sang thị trờng Đông Âu, do sự tácđộng của việc chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị tr ờngcó sự quản lý vĩ mô của nhà nớc, các nhà máy, xí nghiệp nói chung đều gặp khókhăn trong việc chuyển hớng kinh doanh và tìm thị trờng tiêu thụ Trớc thực trạngđó xí nghiệp dệt Hải Hng cũng nằm trong tình trạng đó, xí nghiệp mất một thị tr-ờng lớn, ảnh hởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt.

Trang 26

Với tình hình đó cuối năm 1992 đầu năm 1993 do yêu cầu công tác quản lýsản xuất của thị trờng đặt ra nh: chất lợng sản xuất, khối lợng sản phẩm tiêu thụ,giá thành, giá bán và đợc sự đồng ý của sở công nghiệp, theo quyết định số 338của thủ tớng Chính Phủ, xí nghiệp đã chủ động đầu t, cải tiến bộ máy quản lý, đầut quản lý, đầu t cải tiến máy móc thiết bị, cụ thể là đầu t thêm máy may côngnghiệp chuyển từ mô hình xí nghiệp dệt thành mô hình công ty với nhiều phân x-ởng sản xuất “ Công ty dệt may Cẩm Bình – Hai Hng” Theo quyết định thnàh lậpsố 109/QĐ-UB ngày 30/10/1992 của UBND Tỉnh Hải Hng mặt hàng chủ yếu củacông ty là dệt vải bạt phục vụh cho ngành sản xuất giầy vải xuất khẩu nh công tygiầy Hơng Đình, công ty giầy Dân Sinh – Hải Phòng và quần áo các loại xuấtkhẩu sang thị trờng Châu Âu.

Ngày 13/02/1995 UBND Tỉnh Hải Hng đã ký quyết định số 166/QĐ-UBcho phép công ty đầu t lắp đặt hai dây truyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu vớiphơng thức trả chậm tiền máy móc thiết bị và sửa chữa xây dựng lại hệ thống nhàxởng phù hợp với qui mô sản xuất mới Tháng 8 năm 1995 hai dây truyền giầy thểthao chính thức đi vào hoạt động, tạo việc làm cho1.500 lao động trong và ngoàitỉnh Sản lợng hàng tháng đạt từ 100.000 đến 1.200.000 đôi giầy thể thao xuấtkhẩu xuất đi nhiều nớc, trên thế giới nhng thị trờng chính vẫn là Châu Âu Đây làmặt hàng sản xuất chủ đạo của công ty và cũng là nhiệm vụ sản xuất chính cuảcông ty trong thời gian này.

Trong quá trình phát triển đi lên, bằng nỗ lực phấn đấu của toàn bộ tập thểcán bộ công nhân viên quản lý tốt sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời nhu cầuvà diễn biến thị trờng, nên sản phẩm của công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đếnđó Do vậy luôn hoàn thành kế hoạch đạt mức doanh thu lợi nhuận cao, nộp ngânsách nhà nớc tăng tích luỹ, phát triển sản xuất và không ngừng nâng cao chất lợngsản phẩm, nâng cao uy tín chất lợng đến thị trờng cạnh tranh và đặc biệt đảm bảomức thu nhập thoả đáng cho cán bộ công nhân viên của công ty.

Ngày 01/10/2000 Công ty đợc chuyển thành công ty cổ phần theo quyếtđịnh số 2940/QD-UB ngày 25/9/2000 của UBND Tỉnh Hải Dơng Công ty chuyênsản xuất giầy thể thao các loại để xuất khẩu và sản xuất gia công để giầy dép cácloại phục vụ nhu cầu của công ty và các đơn vị bạn.

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào thế ổn định có nhiều ớng phát triển thuận lợi liên tục doanh thu năm sau cao hơn năm trớc và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao

h-Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phầnGiầy Cẩm Bình Hải Dơng

Trang 27

2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình – Hải Dơng tổ chức hoạt động sản xuất kinhdoanh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm,công ty là đơn vị hạch toán độc lập, có t cách pháp nhân, tổ chức sản xuất đợc thựchiện theo mô hình công ty bao gồm 8 phân xởng:

- Phân xởng may II - Phân xỏng gò II-Phân xởng chuẩn bị - Phân xởng thêu

* Cụ thể từng phân xởng nh sau:

a) phân xởng chặt:

Với tổng số 95 công nhân, 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 kế toán thống kê,01 kế hoạch điều độ sản xuất đợc chia thành 02 tổ sản xuất chính, mỗi tổ có 01 tổtrởng, 01 tổ phó điều hành sản xuất Nguyên liệu đợc lấy từ kho của công ty đểchặt các chi tiết của đôi giầy và chuyển xuống phân xởng may tiếp tục chế biến

b) phân xởng may I và may II :

Có tổng số công nhân là 826 ngời, ở mỗi phân xởng có 01 quản đốc, 01 phóquản đốc, 01 kế toán thống kê, 01 kế toán điều độ sản xuất Trong phân xởng tổchức thành 26 tổ sản xuất, mỗi tổ đợc biên chế từ 30 đến 35 ngòi trong đó có mộttổ trởng và một tổ phó Mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất khép kín Các tổ sảnxuất nhận bán thành phẩm từ phân xởng chặt bao gồm nhiều chi tiết nhỏ về mayhoàn chỉnh thành mũi giầy ở cuối mỗi dây chuyền, mỗi tổ, cuối mỗi ngày số mũigiầy đựơc thống kê và chuyển xuống phân xởng gò để gò thành phẩm giầy.

c).phân xởng đế :

Với tổng số công nhâ là 98 ngời đợc chia thành 4 tổ sản xuất, mỗi tổ có mộttổ trởng, 01 tổ phó và trong phân xởng có một quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 kếtoán thống kê và 01 kế hoạch xởng Nguyên liệu chủ yếu từ cao su, hoá chất đợclấy từ kho của công ty, đem về xởng sản xuất thành đế giầy theo khuân mẫu cósẵn Sau khi đế đã hoàn thành đợc chuyển xuống phân xởng chuẩn bị mài hoặcgián để tạo ra 01 đôi đế thành phẩm

d).phân xởng gò I :

Với tổng số lao động là 101 ngời, gồm 02 dây chuyền sản xuất có 01 quảnđốc, 02 phó quản đốc, một kế toán và một kế hoạch xởng Nhiệm vụ của phân x-ởng là nhận mũi may của phân xởng may, đế của phân xởng chuẩn bị về lắp ráphoàn chỉnh một đôi giầy để xuất khẩu

e) phân xởng chuẩn bị:

Với tổng số lao động là 84 ngời, 01quản đốc, 02 phó quản đốc, một kế toánvà một kế hoạch sản xuất, đây là phân xởng phục vụ cho các phân xởng trongcông ty bao gồm các công việc: in, tẩy, mài đế,

f) phân xởng gò II:

Trang 28

Với tổng số lao động là 140 ngời 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, một kếtoán và một dây chuyền sản xuất, công việc cũng nh phân xởng gò I tức là cũnglắp ráp đế + mũi giầy đế thành giầy thành phẩm

g) phân xởng thêu bao gồm 01 quản đốc, hai kỹ thuật xởng theo ca

Chuyên phục vụ tất cả các loại hàng thêu (chi tiết thêu trên giấy) của côngty

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trờng, để tồn tại và phát triểntheo xu hớng chung, côn ty đã chủ động cải tiến, chấn chỉnh bộ máy quản lý tinhtế gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao Công ty tổ chức quản lý sản xuất theo một cấp,ban giám đốc công ty chỉ đạo sản xuất theo phơng pháp trực tuyến, đứng đầu côngty là hội đồng quản trị là ngời có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm với cơquan chức năng, các khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty Bộ máytổ chức sản xuất của công ty đợc khái quát qua sơ đồ sau:

sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Việc nâng cấp tổ chức quản lý đã đem lại hiệu quả to lớn cho công ty nhấtlà khâu nhập nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với khách hàng, bỏ quanhiều khâu trung gian, giảm lao động gián tiếp, thúc đẩy sản xuất tăng năng xuấtlao động, nâng cao hiệu quả kinh tế đứng vững trên thị trờng cạnh tranh.

Hội đồng quản trị

Phó giám kỹ thuật phụ trách, an toàn, hành chínhPhó giám đốc phụ

chuẩn bịPX

may I may IIPX

Trang 29

Với cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất nói trên mỗi phòng ban, phân xởng đềucó chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh của côngty và có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục,hiệu quả

a) Hội đồng quản trị:

Gồm 07 thành viên, 01chủ tịch, 01phó chủ tịch, là bộ phận quán lý ở cấp cao nhấtcủa công ty, hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọivấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, hội đồng quản trị thực hiệnchức năng quản lý công ty bằng viêc phân công trách nhiệm – theo từng lĩnh vựccông tác cho các thành viên hội đồng, và các thành viên chịu trách nhiệm trớc hộiđồng quản trị, các cổ đông về phân công việc của mình

b) Ban giám đốc :

Gồm 03 ngời :

- Giám đốc công ty : là ngời đại diện hợp pháp của công ty, chịu trách

nhiệm trớc pháp luật nhà nớc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc làngời phụ trách chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, thực hiện nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất : là ngời giúp việc, tham mu cho giám

đốc trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất, thay mặt giám đốc tiến hành điều độ sản xuất,đảm bảo thực hiện sản xuất tiến độ, cân đối, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộphận, phân xởng

- Phó giám đốc thờng trực : là ngời tham mu giúp việc cho giám đốc về

công tác đối nội, đối ngoại, chỉ đạo trực tiếp công tác an toàn lao động, xây dựngcơ bản trong công ty.

Phòng vật t: Lập kế hoạch cung ứng vật t, chịu trách nhiệm bảo quản cung

cấp vật t kịp thời cho sản xuất Quản lý toàn bộ các kho hàng hoá vật t của côngty.

Phòng kế toán: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán theo mô hình xác định,

từ khâu thu nhập, xử lý những chứng từ ghi sổ, lập báo cáo kế toán Phân tích tìnhhình sản xuất kinh doanh Tham mu cho giám đốc về tình sử dụng nguồn táichính, đồng thời thực hịên đúng chính sách tài chínhcủa nhà nớc qui định, cungcấp một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về quá trình hình thành và vận động củatài sản Giúp lãnh đạo công ty đa ra những quyết định đúng đắn thích hợp.

Phòng hành chính: Bao gồm các công tác hành chính y tế, quản lý các loại

văn bản, phô tô tài liệu, quản lý con dấu, tiếp đón khách đến quan hệ giao dịchlàm việc tại công ty.

Trang 30

Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ, lao động, nhân

sự, tuyển dụng lao động, tham mu cho lãnh đạo về công tác quản lý và đào tạo cánbộ thực hiện chính sách cho ngời lao động, tham gia quản lý bảo vệ tài sản củacôn ty, xây dựng định đơn giá các công đoạn sản xuất của phân xởng sản xuất.

Phòng kỹ thuật KCS (kiểm tra chất lợng sản phẩm): kiểm tra giám sát toàn

bộ tành phẩm, bán thành phẩm, làm mẫu, triển khai kỹ thuật sản xuất cho cácphân xởng nhằm đảm bảo các thông số kỹ thuật, mẫu của khách hàng qui định.

Ban cơ điện: Bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị điện, sửa

chữa điện đảm bảo cho sản xuất liên tục.

2.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao của công ty

Là qui trình công nghệ sản xuất dây truyền liên tục và khép kín, bao gồmnhiều gia đoạn công nghệ khác nhau, sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao xuấtkhẩu.

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao

mũi giầy

2.1.5 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán

Phòng kế toán công ty có trách nhiệm thực hiện và kiểm tra toàn bộ côngtác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn công ty Tham mu cho giám đốc về hoạtđộng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác hạch toán vàphân tích hoạt động kế toán hớng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong côngty thực hện tốt chế độ chính sách và pháp lệnh kế toán thống kê của nhà n ớc, căn

Trang 31

cứ vào đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bộmáy kế toán tập chung với cơ cấu sau:

Sơ đồ khái quát bộ máy kế toán công ty

Kế toán trỏng: Là ngời đứng đầu phòng kế toán, giúp việc cho giám đốc về

chuyên môn bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo, hớng dẫn toàn bộ công táckế toán, thống kê, thông tin kinh tế kiêm kế toán tổng hợp báo cáo tài chính.

Phó phòng kế toán: Dới sự chỉ đạo của kế toán trởng làm công tác giao dịch

ngân hàng trong tỉnh, phụ trách tài chính khoản 141, 138, 338 hạch toán chi tiết vàtổng hợp tình hình thanh toán nội bộ, theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng và quátrình thanh toán tiền vay.

Kế toán vật t công cụ dụng cụ, thành phẩm: theo dõi nhập xuất tồn nguyên

vật liệu, tình hình tiêu thụ của công ty, đồng thời theo dõi việc thanh toán lơng củacác phân xởng phụ trách TK 152, 153, 155.

Kế toán thanh toán quốc tế: hạch toán chi tiết, theo dõi tiền gửi ngân hàng

trung ơng, gửi chứng từ hàng hoá xuất khẩu và theo dõi việc thanh toán tiền hàngvới nớc ngoài.

Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu tiền mặt khi phát sinh ngày, ngày lập báo cáo

quỹ, đồng thời theo dõi nửa thành phẩm, thành phẩm hoàn thành của phân xởngtổng hợp lại d cuối tháng làm căn cứ tính lơng cho cán bộ công nhân viên.

Ngoài những nhân viên ở phòng kế toán ra thì ở mỗi phân xởng còn có mộtkế toán thống kê làm nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp só liệu ban đầu về lao động, giờcông, sản phẩm, tình hình sản xuất, cuối ngày lập báo cáo khối lợng công việchoàn thành của phân xởng mình, báo cáo cho các bộ phận liên quan Cuối thángtập hợp để làm lơng cho công nhân sản xuất trực tiếp và chuyển về phòng kế toáncông ty.

Kế toán tr ởng kiêm kế toán tổng hợp, báo cáo

tài chính

Kế toán kiêm kế toán thanh toán

Kế toán

thành phẩm công cụ dụng Kế toán vật t cụ

Kế toán thanh toán

quốc tế

thủ quỹ

kế toán thống kê các phân x ởng

Trang 32

2.1.6 Hình thức kế toán sử dụng của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình HảiDơng

Công tác kế toán đợc hạch toán tập trung tại phòng kế toán của công ty cổphần giầy Cẩm Bình – Hải Dơng đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổvới hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành.

Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nên phải cố gắng kết hợpgiữa việc ghi sổ theo thứ tự thời gian và ghi theo hệ thống, kết hợp giữa kế toántổng hợp với kế toán chi tiết, phục vụ công tác tổng hợp số liệu cuối tháng, cuốiquý một cách nhanh chóng và lập báo cáo tài chính kịp thời Cho nên với bộ máykế toán gọn nhẹ nhng việc kiểm tra xử lý thông tin kế toán vẫn đợc tiền hành kịpthời, chặt chẽ và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trình tự ghi sổ kế toán cả công ty cổ phần giầy Cẩm Binh – Hải Dơngtheo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp

chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáotài chính

Bảng tổng

hợp chi tiết

Trang 33

: Ghi điối chiếu: Ghi hàng tháng

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt nam đồng

- Phơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Phơng pháp kê khai thờng xuyên vàtính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừ.

- Phơng pháp hạch toán nguyên vật liệu xuất kho: áp dụng phơng pháp bìnhquân.

- Phơng pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tài sản cố định theophơng pháp khấu hao đờng thẳng.

* Các sổ thẻ chi tiết

Bộ phận kế toán sử dụng các loại sổ thẻ chi tiết sau:+ Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết

+ Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154

+ Các loại bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lơng, BHXH, bảng phân bổnguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cốđịnh.

* Hệ thống báo cáo tài chính:

Nhằm phục vụ cho công tác kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị trongdoanh nghiệp, ngoài những báo cáo do nhà nớc quy định công ty còn lập thêm cácbáo cáo nh: Báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành, báo cáonhập xuất tồn kho

2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.

2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty

Mỗi doanh nghiệp sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sảnxuất, đặc điểm sản phẩm cũng khác nhau Theo đó chi phí sản xuất phát sinh ởmỗi ngành cũng có những đặc thù riêng Tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, chiphí sản xuất có những đặc điểm sau:

- Do quy trình sản xuất giầy là quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tụckhông bị gián đoạn về mặt thời gian, nên chi phí sản xuất đợc tập hợp theo toàn bộquy trình công nghệ sản xuất.

- Là doanh nghiệp sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thờngchiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% - 80% giá trị sản phẩm ) Vật liệu thờng bỏ ngaytừ quy trình sản xuất

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty cũng nh theo quy định của nhà ớc, chi phí sản xuất đợc chia thành các khoản mục nh sau:

n-* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là những chi phí về vật liệu chính nh: Hoáchất, các loại da (da trắng, da đen, da vàng, da Navy ), các loại giả da, bìa hoáhọc, mút, xốp, tấm trang trí, dây giầy, đế Ngoài ra còn rất nhiều phụ gia khácnh: keo, băng dính, chỉ may, chỉ thêu, giấy nhét, bìa các tông Sử dụng vào mụcđích trực tiếp sản xuất sản phẩm của công ty

Trang 34

* Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lơng cá nhân trực tiếp,lơng sản phẩm tập thể, lơng thời gian, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo l-ơng BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân trực tiếp sản xuất

* Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuấtcủa công ty ngoài hai khoản mục trên Nhằm phục vụ cho công tác quản lý trongdoanh nghiệp theo quy định hiện hành, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việcxác định chi phí sản xuất theo yếu tố, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tạidoanh nghiệp đợc chia thành:

- Chi phí nhân viên : bao gồm tiền lơng và các khoản trích theo lơng màcông ty phải trả cho nhân viên quản lý.

- Chi phí dụng cụ đồ dùng: là những chi phí về dụng cụ bảo hộ lao động, đồdùng phục vụ cho sản xuất cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐsử dụng ở xí nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài- Chi phí khác bằng tiền

2.2.3 Đối tợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phơng pháp tập hợp.

Quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao ở công ty cổ phần giầy CẩmBình là quy trình công nghệ sản xuất kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệkế tiếp nhau đợc thực hiện qua các phân xởng: xởng chặt, xởng may, xởng gò ráp,xởng đế Bán thành phẩm của xởng chặt là đối tợng tiếp tục chế biến của xởngmay, bán thành phẩm của xởng may là đối tợng tiếp tục chế biến của xởng gò ráp.Bộ phận đóng hộp của xởng gò ráp thực hiện công đoạn cuối cùng của quy trìnhsản xuất Thành phẩm của quá trình sản xuất là sản phẩm giầy thể thao hoànthành, đóng hộp và nhập kho thành phẩm

Nh vậy, các chi phí phát sinh hàng ngày ở các phân xởng, tuy nhiên công tykhông tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xởng mà tập hợp chi phí phát sinh ởtừng phân xởng đợc kế toán xởng theo dõi chi tiết nên đã giám sát đợc mức tiêuchi phí của từng phân xởng, từ đó đa ra các biện pháp quản lý chi phí cho phù hợp.Việc theo dõi chỉ là ghi chép chứ không mang tính chất hạch toán.

Cho nên đối tợng tập hợp chi phí của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình là toànbộ quy trình công nghệ sản xuất

Do tính chất phát sinh thờng xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏiphải kiểm tra chặt chẽ nên công ty thống nhất hạch toán theo phơng pháp kê khaithờng xuyên

2.2.4 kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm: nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu

- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại cao su, da, giả da các loại vải,các loại bột nhẹ, gồm nhiều thứ nhiều loại có tính năng tác dụng khác nhau.

- Nguyên vật liệu phụ: Là các loại vật liệu phụ có tác dụng phụ trong quátrình sản xuất Nh: các loại axit, ti tan, lu huỳnh, keo và các loại hoá chất, kimmáy

- Nhiên liệu: Xăng, dầu, ga

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:09

Hình ảnh liên quan

- Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Hình th.

ức sổ kế toán nhật ký chứng từ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Sơ đồ tr.

ình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Sơ đồ trình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chứng từ. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Sơ đồ tr.

ình tự ghi chép theo hình thức nhật ký chứng từ Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng tổng hợp - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng t.

ổng hợp Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng kê phiếu xuất - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng k.

ê phiếu xuất Xem tại trang 42 của tài liệu.
Ví dụ: Trong quý IV năm 2005 trên bảng kê xuất nhập tồn mở cho da air leather có số liệu: - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

d.

ụ: Trong quý IV năm 2005 trên bảng kê xuất nhập tồn mở cho da air leather có số liệu: Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng kê xuất vật liệu phụ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng k.

ê xuất vật liệu phụ Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng kê xuất nhiên liệu - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng k.

ê xuất nhiên liệu Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng kê xuất vật liệu khác - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng k.

ê xuất vật liệu khác Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng kê xuất công cụ dụng cụ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng k.

ê xuất công cụ dụng cụ Xem tại trang 50 của tài liệu.
* Hình thức trả lơng theo thời gian: Đợc áp dụng đối với các công việc quản lý và các nhân viên phục vụ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Hình th.

ức trả lơng theo thời gian: Đợc áp dụng đối với các công việc quản lý và các nhân viên phục vụ Xem tại trang 52 của tài liệu.
Một trong những chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lơng là bảng chấm công. Bảng chấm công do tổ trởng các tổ theo dõi và chấm công hàng ngày. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

t.

trong những chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lơng là bảng chấm công. Bảng chấm công do tổ trởng các tổ theo dõi và chấm công hàng ngày Xem tại trang 53 của tài liệu.
Hình thức trả lơng theo sản phẩm đợc áp dụng đối với công việc khoán đơn giá tiền lơng, theo hình thức này tiền lơng của công nhân trực tiếp sản xuất đợc tính  trên cơ sở khối lợng sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lợng và đơn giá lơng tính  cho một đơn v - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Hình th.

ức trả lơng theo sản phẩm đợc áp dụng đối với công việc khoán đơn giá tiền lơng, theo hình thức này tiền lơng của công nhân trực tiếp sản xuất đợc tính trên cơ sở khối lợng sản phẩm hoàn thành, đảm bảo chất lợng và đơn giá lơng tính cho một đơn v Xem tại trang 54 của tài liệu.
Mỗi tháng kế toán tiền lơng căn cứ vào bảng thanh toán lơng của các phân x- x-ởng để lập bảng tổng hợp thanh toán lơng của toàn bộ công nhân viên trong công ty. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

i.

tháng kế toán tiền lơng căn cứ vào bảng thanh toán lơng của các phân x- x-ởng để lập bảng tổng hợp thanh toán lơng của toàn bộ công nhân viên trong công ty Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng thanh toán tiền lơng - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng thanh.

toán tiền lơng Xem tại trang 55 của tài liệu.
Sau khi lập xong bảng phân bổ tiền lơng và các khoản có tính chất lơng, kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời lên  sổ cái tài khoản 622 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

au.

khi lập xong bảng phân bổ tiền lơng và các khoản có tính chất lơng, kế toán tiến hành ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời lên sổ cái tài khoản 622 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng t.

ính và phân bổ khấu hao TSCĐ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Từ số liệu tổng cộng của bảng kê, kế toán lập CTGS phản ánh tổng số chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất . - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

s.

ố liệu tổng cộng của bảng kê, kế toán lập CTGS phản ánh tổng số chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất Xem tại trang 64 của tài liệu.
Cuối kỳ căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán thanh toán ghi vào bảng kê chi phí khác bằng tiền. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

u.

ối kỳ căn cứ vào các chứng từ thanh toán, kế toán thanh toán ghi vào bảng kê chi phí khác bằng tiền Xem tại trang 64 của tài liệu.
Từ số liệu tổng cộng của bảng kê, kế toán lập CTGS phản ánh tổng số chi phí khác bằng tiền dùng cho sản xuất . - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

s.

ố liệu tổng cộng của bảng kê, kế toán lập CTGS phản ánh tổng số chi phí khác bằng tiền dùng cho sản xuất Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng tổng hợp TSCĐ quý iv năm 2005 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng t.

ổng hợp TSCĐ quý iv năm 2005 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lơng kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào cột nợ TK 622, dòng có TK 334 - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

n.

cứ vào bảng phân bổ tiền lơng kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào cột nợ TK 622, dòng có TK 334 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào cột nợ TK 627 dòng có TK 214, 111… - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

n.

cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào cột nợ TK 627 dòng có TK 214, 111… Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng tính giá thành - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

Bảng t.

ính giá thành Xem tại trang 73 của tài liệu.
Sau khi lập xong bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kết hợp với phiếu nhập kho do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành ghi đơn giá và tổng giá trị  cho sản phẩm hoàn thành. - Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình.doc

au.

khi lập xong bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kết hợp với phiếu nhập kho do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành ghi đơn giá và tổng giá trị cho sản phẩm hoàn thành Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan