Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In Nông nghiệp.doc

86 902 2
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In Nông nghiệp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In Nông nghiệp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU:

Sau thời gian ba tháng thực tập tại đơn vị, được trực tiếp quan sát công việc thực hiện các phần hành kế toán: phần hành tiền mặt, tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, tính giá thành sản phẩm, bán hàng Em đã thấy được phần nào công việc kế toán khi ra làm thực tế khác so với lý thuyết đã được học tại nhà trường Do có điều kiện được tiếp xúc nhiều với phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , em nhận thấy có một vài điều chưa hợp lý và chưa đảm bảo tính kịp thời cung cấp số liệu trong công việc này như: Việc chi tiết các tk 621, tk 622 khi theo dõi; mẫu các bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ công cụ dụng cụ chưa phát huy hết tác dụng trong việc cung cấp số liệu; rồi cả cách tính giá nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ không thật phù hợp với thị trường biến động hiện nay Và hơn nữa là sự quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nó thể hiện sự quản lý của ban lãnh đạo, thể hiện sự hoạt động sản xuất tại đơn vị có thực sự đang

hoạt động tốt và hiệu quả không Nên em chọn đề tài “ hoàn thiện kế toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bao Bì và In Nông nghiệp” làm chuyên đề tốt nghiệp

Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất, quản lý chi phí tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất , tính giá thành SP tại công ty cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp.

Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất , tính giá thành SP tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.

Với kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về công ty còn hạn chế chắc chắn bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót Em mong được sự góp ý,

Trang 2

trao đổi của giảng viên TS Phạm Đức Cường và các anh chị kế toán nhằm giúp bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm

ơn!

Trang 3

Trang

Lời mở đầu:

MỤC LỤCDanh mục viết tắt:

Danh sách biểu đồ và sơ đồ sử dụng trong chuyên đề:

Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty : 1

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất: 10

1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty: 11

1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý chung tại công ty: 11

Trang 4

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận liên quan đến kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại công ty: 12

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông nghiệp.2.1 Kế toán chi phi sản xuất tại công ty 14

2.1.1 Đối tượng chi phí và phương pháp tập hợp chi phí: 14

2.1.2 Kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 15

2.1.2.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng: 15

2.1.2.2 Tài khoản sử dụng: 20

2.1.2.3 Kế toán chi tiết: 20

2.1.2.4 Kế toán tổng hợp: 24

2.1.3 Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp: 27

2.1.3.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng: 27

2.1.3.2 Tài khoản sử dụng: 33

2.1.3.3 Kế toán chi tiết: 33

2.1.3.4 Kế toán tổng hợp: 37

2.1.4 Kế toán Chi phí sản xuất chung: 40

2.1.4.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng: 40

2.2 Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty 64

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: 64

2.2.2 Qui trình tính giá thành sản phẩm: 64

Trang 5

Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp

3.1 Đánh giá về thực trạng KT CPSX và tính giá thành tại APP: 663.2 Giải pháp hoàn thiện KT CPSX và tính giá thành tại APP: 70Kết luận:

Trang 7

Danh mục sơ đồ và biểu đồ trong chuyên đề.

Trang 9

Phần 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.

1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp

Sản phẩm và dịch vụ của công ty bao gồm: In tờ rơi, tờ gấp, tạp chí, tem nhãn, Catalogue, bao bì hộp trên các chất liệu giấy, bìa và giấy phủ nhôm, đề can, hộp carton, bao thuốc lá, hộp bóng đèn, hộp bánh kẹo, màng nhôm ép vỉ cho ngành dược Hiện nay, công ty cung cấp phần lớn bao bì thuốc lá nội địa cũng như xuất khẩu, hộp bóng đèn trong nước và xuất khẩu, hộp đựng thuốc tại thị trường miền Bắc Công ty sử dụng công nghệ in UV OFFSET để in trên giấy phủ màng nhôm và DECAL nhựa với chất lượng như in OFFSET Công ty là đơn vị duy nhất tại miền Bắc in màng nhôm trên công nghệ in FLEXO

Do đặc tính của ngành, sản phẩm của DN cũng có những đặc trưng riêng biệt: Mỗi sản phẩm in có nội dung khác nhau vì vậy các bản in cùng loại nhưng khác nội dung không thể thay thế nhau, sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ theo đơn đặt hàng; số lượng sản phẩm phải đúng với khối lượng đặt hàng, ngoài ra do tính chất vật lý riêng của sản phẩm in là dễ ẩm ướt, dễ bắt cháy và nhàu lát do nguyên nhân chủ quan hoặc tác động của môi trường nên vật tư, thành phẩm rất dễ thay đổi phẩm chất nếu không bảo quản đúng cách; Màu sắc và các chi tiết trên tem nhãn bao bì phải đảm bảo đúng như mẫu khách hàng đưa ra.

1.1.1 Danh mục sản phẩm

Trang 10

“Trích danh mục sản phẩm chính tại công ty CP Bao Bì và In Nông Nghiệp”

Nhóm SPC tại Bánh kẹo Hải Hà

Nhóm SPC tại Rạng Đông

Trang 11

Nhóm SPC thuốc lá Thăng Long

Trang 12

(Trích bảng tổng hợp nhập xuất tồn sản phẩm ngày 15/12/2010)1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng

Để mang lại hiệu quả cao nhất cho sự quản lý, DN đã xây dựng và tổ chức triệt để các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn được ban hành theo Quyết định số 48QĐ/CtyI-TC ngày 15 tháng 6 năm 2008 với nội

dung: “Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá sản phẩm và tỷ lệ bù hao”.

Các danh mục sản phẩm của đơn vị là vô cùng đa dạng vì vậy DN đã không thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm riêng biệt mà lập hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm ngay khi kết thúc từng công đoạn: Máy In Offset, máy In Flexo, máy dao, máy dập hộp, máy dán hộp, bộ phân thao giấy, mài dao, vận chuyển, bộ phận cán màng, bộ phân phân cấp sản phẩm Theo ba tiêu thức sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá sản phẩm, tỷ lệ bù hao sản phẩm.

1.1.2.1 Máy In Flexo.

Có hai loại hình in sử dụng máy in Flexo đó là in trên giấy cuộn và in trên màng nhôm.

Trang 13

Đầu tiên là in trên giấy cuộn phải đảm bảo yêu cầu sau: Đối với tờ in, in đúng màu sắc theo mẫu, nội dung đầy đủ, kích thước hình học phải đo theo khuôn với bình phương sai số cho phép là +/- 0,1mm, độ chính xác ốc chồng mầu, lồng mầu +/- 0,1mm, độ méo lệch tay dê kíp của tờ in không quá 0,1 mm, các hình ảnh không bị đúp nét, rê nét hoặc bị nhoè, tờ in phải sạch sẽ, không bị váng bẩn, không bị nhăn, nền mầu phải mịn và đều.Đối với sản phẩm in, in trong cùng một đợt in ra sản phẩm phải để thống nhất một tay kê, loại bỏ hoàn toàn giấy sắc, nhãn hỏng, đóng hàng theo yêu cầu phiếu sản xuất, in đúng số lượng theo phiếu sản xuất.

Tiếp đó là in trên màng nhôm phải đảm bảo: In đúng mặt quy định, mối ghép của hai bản nền <0,2mm, mầu sắc, nội dung đúng theo mẫu, độ chính xác ốc chồng mầu sai số cho phép +/- 0,15 mm, khoảng cách giữa các dấu định vị phải bằng nhau,chữ không nhoè, không rây mực, không có viền bóng, không gằn, không váng bẩn, không dính bẩn ra mặt sau, nền mầu phải mịn và đều, cuộn chắc, thẳng mép; Khi in ra màng nhôm phải cuộn đúng mặt,đóng gói theo yêu cầu của phiếu sản xuất, và cân đủ số lượng.

1.1.2.2 Máy In Offset.

Với máy in Offset chỉ có một loại hình in đó là in trên giấy tờ rời và phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Đối với tờ in mầu sắc in đúng theo mẫu, nội dung in đầy đủ theo mẫu, kích thước phải đo theo khuôn, bình phương sai số cho phép là +/- 0,1 mm Đối với sản phẩm in ra, trong cùng một đợt in ra sản phẩm phải để thống nhất một tay kê, để riêng ghi rõ từng loại tay kê, loại bỏ hoàn toàn giấy sắc, nhãn hỏng, mỗi bục sản phẩm không để cao quá 1,2m.

1.1.2.3 Máy Dao.

Các tiêu chuẩn đặt ra khi sản phẩm qua máy dao là: Đối với tờ xén các sản phẩm khi cắt phải đảm bảo vuông góc với các sai số cho phép +/-0,1mm với các thành phẩm có độ chính xác cao, +/- 0,15 mm với các thành phẩm có độ

Trang 14

chính xác thấp và bề mặt nhát cắt phải nhẵn, không bị gờn xước, bị sờm Đối với sản phẩm là giấy trắng nhận đủ và đúng chủng loại giấy theo phiếu yêu cầu xuất giấy, trên các bục giấy trắng phải ghi đầy đủ loại giấy, số lượng mỗi bục, thứ tự bục và bục cuối cùng phải ghi rõ là “hết” Đối với sản phẩm là bán thành phẩm pha cắt theo yêu cầu của phiếu sản xuất hoặc theo yêu cầu của phòng kỹ thuật sản xuất, trên mỗi bục phải ghi rõ: Tên hàng, số phiếu sản xuất, số lượng, thứ tự bục, bục cuối cùng phải ghi rõ là “hết”, mỗi bục sản phẩm không cao quá 1,2 m Đối với sản phẩm là thành phẩm đếm, đóng bó theo phiếu sản xuất ghi đầy đủ các nội dung của phiếu đóng hàng, phải loại bỏ những tờ không đảm bảo chất lượng như bị xước, hằn, bẩn, không được để nhầm lẫn các tài liệu.

1.1.2.4 Máy Dập Hộp

Các tiêu chuẩn được quy định cho sản phẩm khi qua máy dập hộp bao gồm: Đối với tờ bế dập ra phải đảm bảo kích thước và quy cách bố cục hình ảnh so với mẫu, đúng loại gân theo định lượng giấy, gân hộp phải chết nếp và hằn rõ ràng không bị vỡ, các đường cắt sạch sẽ không bị xờm và đứt hết, độ chính xác tay kê cho phép (<0,15mm), các vết tỉa không quá 0,2 mm Đối với sản phẩm bế ra đếm, đóng bó theo phiếu sản xuất ghi đầy đủ các nội dung của phiếu đóng hàng, phải loại bỏ những tờ không đảm bảo chất lượng như bị xước, hằn, bẩn, không được để nhầm lẫn các tài liệu.

1.1.2.5 Máy Dán Hộp.

Sau khi qua máy dán hộp tiêu chuẩn đặt ra cho sản phẩm là: Độ chính xác hộp gấp phải theo mẫu thiết kế, khi đựng hộp phải đóng, cài chuẩn theo đúng mẫu Độ bám dính phải chắc không tràn hồ, không dính trong, dính ngoài, không hở mép, hộp phải sạch sẽ, không xước màu, không rách Sau khi hoàn thành sản phẩm phải được đếm chính xác, đóng bó theo phiếu sản xuất, phải

Trang 15

loại bỏ những sản phẩm không chất lượng, mỗi bục phải ghi rõ tên hàng, số phiếu sản xuất, số lượng, thứ tự bục và bục cuối cùng phải ghi rõ “hết”.

1.1.2.6 Bộ phận Cán màng.

Sản phẩm sau khi cán màng phải đạt các tiêu chuẩn sau: cán màng theo theo kích thước quy định của phòng kỹ thuật, bề mặt láng phải phẳng, bóng và trong suốt không trâỳ xước, phồng rộp, nhăn, nhàu nát, gấp mép, bẩn và dính keo, màng ép phải có độ bám dính nhất định không bị bong ra khỏi tờ in trong gia công tiếp theo, các mép xả ở hai đầu tay kê phải sát, không được lờm xờm, sau khi xả các tờ in phải được dỗ phẳng xếp đúng đầu tay kê, đếm đủ số lượng trong mỗi tập, loại bỏ những tờ không đủ tiêu chuẩn, không để lẫn tài liệu khác.

1.1.2.7 Bộ phận Bế Đùn, Xén Bẻ, Chia Cuộn.

Sản phẩm muốn đạt tiêu chuẩn cần có bước chuẩn bị cho nguyên vật liệu tốt nhất trước khi đi vào sản xuất: Đối với bế đùn nhãn bế phải đúng theo mẫu, bề mặt cắt của sản phẩm phải sạch sẽ không gơn xước, đếm đủ số lượng trong mỗi tập, loại bỏ những nhãn không đủ tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói theo phiếu sản xuất Đối với xén bẻ theo đúng mẫu, các đường cắt đứt nửa phải đều không rách giấy mặt sau đảm bảo lớp trên phải đứt hết, đếm, đóng gói theo phiếu sản xuất Đối với chia cuộn, chia đúng kích thước trong phiếu sản xuất, màng không nhăn, mép cắt sắc không gợn xước, cuộn chắc bề mặt cắt phải phẳng mịn mát tay, bề mặt không xước, không rỗ, sức căng cuộn hợp lý để màng không bị biến dạng, không nhăn.

1.1.2.8 Phân cấp sản phẩm.

Sản phẩm khi hoàn thành được kiểm tra bởi tổ tuyển chọn và tiêu chuẩn để sản phẩm được nhập kho: sản phẩm đúng mẫu đi kèm vào phiếu sản xuất, đếm đúng, đếm đủ số lượng, sai số cho phép <1%, các sản phẩm tận dụng, bỏ

Trang 16

bát phải buộc dây, trên mỗi bục sản phẩm phải ghi đầy đủ: Tên hàng, số lượng, số bục, số phiếu sản xuất

Và tiếp đó tiến hành đánh giá sản phẩm bởi bộ phận kiểm soát chất lượng:  Sản phẩm đạt loại A khi đạt yêu cầu các tiêu chuẩn đã nêu hoặc đạt 80% trở lên các tiêu chuẩn, số còn lại có thể lấy được và phải đủ số lượng theo kế hoạch.

 Sản phẩm đạt loại B khi sản phẩm thiếu so với bù hao, không đạt yêu cầu nhưng có thể lấy được, số sản phẩm đạt dưới 80% so với các tiêu chuẩn còn lại.

1.1.3 Đặc tính sản phẩm của công ty.

Sản phẩm của DN vô cùng đa dạng với việc sử dụng hai công nghệ in - Công nghệ In Offset và công nghệ In Flexo - Trải qua nhiều giai đoạn để tạo ra sản phẩm cuối cùng như: mang thao, nhập kho tờ rời, lấy giấy ra in, tạo khuôn, mang dán, - Có thể nói tính chất sản phẩm của doanh nghiệp là phức tạp phải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo giữa các giai đoạn sản xuất với nhau Tuy vậy, thời gian sản xuất sản phẩm lại diễn ra rất nhanh chóng trong khoảng từ 5-10 ngày sau khi LSX được đưa xuống

Với đặc điểm của ngành In - Khi sản xuất sản phẩm mà không có đơn đặt hàng thì đồng nghĩa với việc sản xuất hàng giả, hàng nhái - Vì vậy, dựa vào các hợp đồng đã ký với các khách hàng, và căn cứ trên khả năng sản xuất tại doanh nghiệp do phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật phối hợp kiểm tra, doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng đã được ký kết và đồng thời đảm bảo tuyệt đối thời hạn giao hàng cho khách hàng với chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Trang 17

1.1.4 Quy định về sản phẩm dở dang.

Căn cứ vào đơn đặt hàng do phòng kinh doanh chuyển sang, phòng kỹ thuật tiến hành viết lệnh sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng đã được ký kết Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp được tập hợp theo từng lệnh sản xuất để tính giá thành cho sản phẩm Do đó, những lệnh sản xuất đến kỳ tính giá thành (cuối tháng) và kỳ báo cáo chưa hoàn thành việc sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp theo lệnh sản xuất đó đều được coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ này và chuyển sang kỳ sau Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lý, cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần công việc, việc xác định sản phẩm dở dang có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc theo mức độ hoàn thành.

Trang 18

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Trang 19

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Với các đặc điểm về sản phẩm, về chu kỳ sản xuất, về qui mô sản xuất, về qui trình công nghệ, nên cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩn của DN như sau:

Sơ đồ1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất

( Trích từ quy chế công ty ban hành tháng 01 năm 2010)

PHÂN XƯỞNG

Bộ phận IN OFFSET Bộ phận IN FLEXO

THAO GIẤY

Tổ tuyển chọn

Nhập kho

CHIA MÀNG

Trang 20

1.3 Quản lý chi phí sản xuất của công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.

1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý chung của công ty.

Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến chức năng.

( Trích từ quy chế công ty ban hành tháng 01 năm 2010)

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN

BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG KẾ TOÁN

TÀI CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG THỊ TRƯỜNG

PHÒNG KỸ THUẬT

SẢN XUẤT

TỔ BẢO

VỆ TỔ NẤU ĂN

TỔ PHÂN CẤP SẢN PHẨM

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 21

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai công việc quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất Quản lý chi phí sản xuất tốt, hiệu quả và chính xác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Như kiểm soát tốt nguồn lực, đưa ra các quyết định đúng đắn trong công việc kinh doanh tại doanh nghiệp Thể hiện rõ nhất là công việc tính giá thành, giúp doanh nghiệp tính toán chính xác giá trị sản phẩm của mình, từ đó định giá cho sản phẩm sẽ mang tính cạnh tranh cao đem lại nhiều đơn đặt hàng mới và vì vậy mà mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp Muốn vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các phòng ban trong đơn vị cùng thực hiện kiểm soát tốt chi phí sản xuất phát sinh Và công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp đã làm được điều đó: Công ty quản lý sản xuất theo cơ chế ngành dọc: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kỹ thuật-Sản xuất, các phòng chức năng Xưởng Sản xuất, tổ trực thuộc Tổ sản xuất.

 Giám Đốc: Kiểm tra chỉ đạo về công tác kỹ thuật, điều hành sản xuất,

phát triển công nghiệp

 Phó Giám Đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo các phòng

chức năng, xưởng sản xuất và tổ trực thuộc hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch, đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

 Phòng Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất cho

doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sản xuất cũng như các hợp đồng đã kết của năm trước Đồng thời chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào

Trang 22

đảm bảo tuyệt đối không gián đoạn sản xuất Điều hành phương tiện vân tải, chế độ bảo dưỡng xe con, xe tải tại doanh nghiệp

 Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành SX theo yêu cầu

khách hàng và năng lực sản xuất của công ty: Ký duyệt vật tư sử dụng cho sản xuất, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với xưởng sản xuất, tổ phân cấp sản phẩm để đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm, đồng thời, chủ trì xây dựng hệ thống định mức kỹ thuật Và phối hợp với các phòng chức năng xây dựng các định mức khác Nghiên cứu, chế thử các sản phẩm mới, xây dựng quy chế quản lý chất lượng sản phẩm.

 Xưởng sản xuất: Căn cứ kế hoạch sản xuất công ty giao, chủ động cân

đối lao động, thiết bị, vật tư nhằm thực hiện nghiêm mệnh lệnh sản xuất Đồng thời, lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc định kỳ trình Giám Đốc duyệt Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về sự an toàn của thiết bị cũng như dụng cụ sản xuất.

 Phòng hành chính-nhân sự: Chịu trách nhiệm trực tiếp tính lương cho

người lao động khối sản xuất trên cơ sở định mức lao động với từng chức danh công việc của người lao động Đồng thời, quản lý, duy tu và lập kế hoạch sửa chữa nhỏ và cải tạo nhà xưởng.

 Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi và kiểm soát chặt chẽ

các chi phí phát sinh trong đơn vị dựa trên các chứng từ gốc được tập hợp từ các phòng ban và do phòng theo dõi trực tiếp theo từng lệnh sản xuất đã được phòng kỹ thuật yêu cầu và tính giá thành sản phẩm theo từng lệnh sản xuất đó Ngoài ra, có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về cách thức kiếm soát chi phí và hệ thống định mức chi phí, định mức bù hao xây dựng cho công đoạn sản xuất để công tác kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng hiệu quả hơn.

Trang 23

Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bao Bì và In Nông Nghiệp.

2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty.

Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản và nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất Việc quản lý CPSX có hiệu quả, có tiết kiệm, kịp thời hay không góp phần không nhỏ vào việc tạo lên lợi nhuận dồi dào cho DN.

2.1.1 Đối tượng chi phí và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Với đặc điểm của ngành, DN chỉ tiến hành sản xuất khi có đơn đặt hàng từ phía khách hàng Khi nhận được đơn đặt hàng (trong một đơn đặt hàng bao gồm nhiều loại sản phẩm), phòng kinh doanh tiến hành kiểm tra NVL có đảm bảo sản xuất hay không Sau đó, đơn đặt hàng được chuyển sang phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật xem xét lại khả năng sản xuất và tiến hành viết lệnh sản xuất cho từng loại sản phẩm Do đó, để đảm bảo kiểm soát tốt nhất và hiệu quả nhất, tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng lệnh sản xuất của khách hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó là nhiều hay ít.

Mặt khác, loại sản phẩm đơn vị sản xuất là rất đa dạng với chu kỳ sản xuất ngắn do vậy, DN sản xuất xen kẽ nhiều sản phẩm của các đơn hàng khác nhau trong cùng một kỳ hạch toán Vì vậy, DN hạch toán chi phí sản xuất theo cả trực tiếp và gián tiếp.

Đối với CPNVLC, CPNCTT phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến lệnh sản xuất sản phẩm thì được hạch toán trực tiếp cho LSX đó theo các chứng từ gốc.

Đối với CPNVLP, CPSXC phát sinh trong kỳ, sau khi tập hợp xong được

phân bổ cho từng lệnh sản xuất theo sản lượng hoàn thành bao gồm: Số

lượng trang in, số lượng trang bế, số lượng hộp dán.Tỷ lệ phân bổ= Tổng Chi phí cần phân bổ

Tổng số sản lượng hoàn thành

Trang 24

2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.2.1 Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, văn phòng, sản xuất sản phẩm) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó Trường hợp, nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không tách riêng được cho hai bộ phận in thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí

cho các đối tượng có liên quan với tiêu thức phân bổ là “số trang in tiêu

Tỷ lệ phân bổ= Tổng CP VLP cần phân bổ Tổng số trang in tiêu chuẩn

Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho từng

lệnh sản xuất

Tổng trang in tiêu chuẩn của từng

lệnh sản xuất

X Tỷ lệphân bổ

 Nguyên vật liệu chính chủ yếu của doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất là giấy in và mực in Trong đó, giấy in công ty sử dụng cho sản xuất chủ yếu là từ nguồn nhập ngoại: giấy Duplex, giấy Briton, giấy Couches, giấy tráng nhôm, màng nhôm Còn mực in và hoá chất doanh nghiệp sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao nhập từ Đức, Hàn Quốc và Nhật.

 Nguyên vật liệu phụ được xuất dùng bao gồm: Khuy, dây, túi, mica, găng ty cao su

Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất tại công ty Giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm Chính vì vậy, ngay từ khâu mua nguyên vật liệu đến khâu nhập và bảo quản

Trang 25

nguyên vật liệu luôn được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ với sự phối hợp giữa các cấp và các phòng ban Để đảm bảo tốt nhất chất lượng nguyên vật liệu và năng lực sản xuất tại doanh nghiệp Doanh nghiệp đã xây dựng tỷ lệ bù hao chi tiết cho từng bộ phận in nhằm kiểm soát và tiết kiệm tốt nhất chi phí sản xuất cho doanh nghiệp Và do đó vấn đề được đặt ra là đơn vị cần có hệ thống chứng từ khoa học để đảm bảo việc sử dụng và kiểm soát chi phí NVL hiệu quả nhất

Sau đây là các chứng từ được đơn vị sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

 Căn cứ theo các đơn đặt hàng do phòng kinh doanh chuyển sang, phòng kỹ thuật tiến hành viết lệnh sản xuất sau khi xem xét nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất Lệnh sản xuất được chuyển sang cho kế toán vật tư và kế toán vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho chuyển xuống xưởng sản xuất.

 Nhiều khi, do số lượng đơn đặt hàng quá nhiều, đặc biệt là vào thời gian tháng 8 và cuối năm, cần sản xuất ngay, trong khi kho nguyên vật liệu không đủ để sản xuất thì căn cứ theo lệnh sản xuất kế toán vật tư viết phiếu nhập xuất thẳng cho khoản nguyên vật liệu mua về chưa kịp nhập kho để đảm bảo cho việc sản xuất và thời hạn giao hàng

 Nguyên vật liệu xuất ra sẽ được hạch toán theo giá tạm tính là giá bình quân kỳ trước và cuối kỳ giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho mới được tính Đồng thời, đơn vị tiến hành lập bảng phẩn bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính ra số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất làm căn cứ ghi sổ chi tiết Tk 621 và tính giá thành sản phẩm.

Trang 26

CÔNG TY CP BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP72 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

Số: 5935

Ngày 6 Tháng 12 Năm 2010 Tk có: 1521Tk nợ: 62111Người nhận hàng: Máy đức 5 - Máy Đức 5,Cty APP

Nội dung: LSX 3586

Mã APP

Ghi chú

Mã vật tư Lệnh SX

1.350

Xuất kho ngày 6 tháng 12 năm 2010

Biểu 2.1: Phiếu xuất kho

(Trích từ tập chứng từ phiếu xuất kho năm 2010)

Trang 27

CÔNG TY CP BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP72 Trường Chinh - Đống Đa- Hà Nội

Thuế GTGT 775.200

Tổng cộng tiền thanh toán 8.527.200

Bằng chữ: tám triệu năm trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm đồng chẵn

Nhập, ngày tháng năm

Biểu 2.2: Phiếu xuất thẳng (Trich từ tập chứng từ phiếu nhập xuất thẳng năm 2010)

Trang 28

CÔNG TY CP BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP72 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Đã ghi sổ cái ngày…tháng…năm Lập, ngày tháng năm

Biểu 2.3: Bảng phân bổ NVL, CCDC

(Trích từ tập chứng từ phân bổ NVL, CCDC năm 2010)

Trang 29

2.1.2.2 Tài khoản sử dụng.

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng Tk 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và tài khoản được chi tiết theo nội dung nguyên vật liệu sử dụng cho chế tạo sản phẩm.

2.1.2.3 Kế toán chi tiết.

Căn cứ vào sổ chi tiết tk 621 tháng trước, các chứng từ gốc: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho thẳng, hoá đơn giá trị gia tăng và bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ sổ chi tiết tk 621 theo tháng được thiết lập

Trích sổ chi tiết tk 62111: CP giấy in.

Ngoài ra đơn vị còn sử dụng bảng tổng hợp chi tiết để tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo từng tháng và đến kỳ báo cáo thì bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh theo quý được thiết lập để đảm bảo tính đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

Trích bảng tổng hợp CP nguyên vật liệu T12 và quý 4/2010.

Trang 30

Biểu 2.4: sổ chi tiết tk 62111

CÔNG TY CP BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP72 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản 62111 - Chi phí giấy in

Trang 31

Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếpTháng 12 năm 2010

Tk: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tổng phát sinh nợ : 20.555.644.113Tổng phát sinh có : 20.555.644.113Số dư cuối kỳ : -

Biểu số 2.5: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu tháng 12/2010.(Trích từ tập các bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất năm 2010)

Trang 32

Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếpQuý 4 năm 2010

Tk: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biểu số 2.6 Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu Q4/2010.

(Trích từ tập các bảng tổng hợp chi tiết chi phi sản xuất năm 2010)

Trang 33

2.1.2.4 Kế toán tổng hợp.

Căn cứ trên các chứng từ gốc được nhập hàng ngày, cuối quý sổ CTGS được cập nhật sau đó vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để lấy số hiệu chứng từ Và từ sổ CTGS làm căn cứ để lên sổ cái tk 621.

72 Trường Chinh - Quận Đống Đa - Hà Nội

Trang 34

Biểu 2.8: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính)

Trang 35

CÔNG TY CP BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆP Mẫu số S02c1-DN

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BT-15/2006/QĐ-BTC)

SỔ CÁI TÀI KHOẢN

Tài khoản: 621 - Chi phí NVL trực tiếpTừ ngày: 01/10/2010 đến ngày 31/12/2010

Sổ này có 01trang, đánh số từ trang 01 đến trang 01

Lập, Ngày…Tháng…Năm

Trang 36

2.1.3 Kế toán CP nhân công trực tiếp

2.1.3.1 Nội dung Chi phí và chứng từ sử đụng

CP nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo từng LSX như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền thưởng và khoản thuế thu nhập cá nhân đơn vị nộp hộ người lao động Bên cạnh đó, đơn vị còn phát sinh các khoản CPNC chung bao gồm: công nhân làm vệ sinh, công nhân nhà bếp, tổ bảo vệ Ngoài ra, CPNC chung còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, TCTN do chủ lao động chịu và được trích vào CP theo tỷ lệ quy định của nhà nước: Tiền lương dùng để trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và chi trả các chế độ cho người lao động theo quy định của bộ luật lao động là khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ thực hiện theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2004 của CP và được phân bổ theo

tiêu thức “số trang in tiêu chuẩn, số lượng trang bế, số lượng hộp dán””.

Tỷ lệ phẩn bổ = Tổng CPNC cần phân bổTổng sản lượng hoàn thành

 Khoản tiền lương nghỉ phép được đơn vị trích lập một lần vào cuối năm do đơn vị sản xuất ổn định trong năm không sản xuất theo mùa vụ nên CP phát sinh nhỏ: Mỗi công nhân được nghỉ phép 12 ngày, 1 ngày phép là 500.000 nghìn.

 Đơn vị trả lương cho công nhân theo khoán sản phẩm. Đơn vị thanh toán quỹ lương 2 lần:

- Lần một, tạm trả cuối mỗi tháng 1/3 tổng số tiền lương được trả.

- Lần hai, thanh toán các khoản khấu trừ vào lương để trích lập các quỹ BHYT, BHXH; trừ khoản nợ tạm ứng đã quá hạn; các khoản phạt người lao động phải khấu trừ vào lương; khấu trừ các khoản phải thu khác: thuế thu nhập cá nhân.

Trang 37

Những quy định trên được cụ thể hoá bằng hệ thống chứng từ lao động: Căn cứ vào khối lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá tính lương, phiếu sản xuất, kế toán tiền lương (thuộc phòng hành chính nhân sự) tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương Với điều kiện: Bảng chấm công, lệnh sản xuất thực hiện sau ngày 25 hàng tháng; lệnh sản xuất phải có xác nhận của KCS kèm theo phiếu nhập kho phải có xác nhận của thủ kho và kế toán nhập; bảng chấm công, phiếu bốc hàng, phiếu tính lương thời gian phải đúng theo mẫu đã ban hành có đầy đủ chữ ký, nộp cùng với giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH Sau đó, bảng thanh toán tiền lương được giử lên phòng kế toán và tại đây bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được lập.

 Bảng chấm công được dùng để thống kê số ngày công của các máy trên cơ sở định mức của công ty bao gồm: Công sản phẩm (Gồm cả việc gia công hộp), công hành chính theo quy định (giờ vệ sinh cá nhân, hội họp ), công dừng máy để sửa chữa và bảo dưỡng được tính lương, công làm ngày chủ nhật.

 Khi người lao động được bố trí đảm nhận chức danh gì, công việc gì thì được hưởng hệ số khoán lương tương đương với chức danh, công việc đó Hệ số khoán, bậc lương của người lao động thay đổi phụ thuộc vào kết quả đánh giá năng lực của phụ trách đơn vị.

 Định kỳ 6 tháng/lần phụ trách xưởng sản xuất, tổ phân cấp sản phẩm phải xem xét lại hệ số của toàn bộ người lao động trong phạm vi quản lý và gửi danh sách về phòng hành chính làm cơ sỏ tính lương.

 Hệ số lương đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Đối với công nhân sau khi ký hợp đồng lao động 6 tháng đựơc hưởng hệ số lương từ 0,5 đến 0,6, Đối với công nhân sau khi ký hợp đồng lao động 1 năm được hưởng hệ số lương thấp nhất là 0,7.

Trang 38

 Tiền lương khoán sản phẩm là tiền lương trả theo đơn giá sản phẩm và chất lượng sản phẩm (theo định mức lao động của công ty)

 Cách tính lương làm thêm giờ: nếu làm thêm 4 giờ/ngày được tính thành một công, nếu dưới 4 giờ/ngày thì được cộng dồn trong một tháng để tính đủ công Nếu người lao động hưởng khoán lương hành chính hoặc thời gian khắc phục những sai hỏng sản phẩm do bộ phận gây ra sẽ không được tính lương.

 Cách tính trả lương ngày lễ và chủ nhật: sản phẩm làm được (tính theo đơn giá của công ty) x 2 lần so với ngày thường x hệ số hàng tháng của công ty Nếu sản phẩm nghiệm thu đạt loại A thì giữ nguyên đơn giá thanh toán ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, nếu sản phẩm đạt loại B (hoặc bị khách hàng trả lại) thì đơn vị gây lỗi phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chênh lệch giữa sản phẩm loại A và loại B.

 Phụ cấp khác: Tiền xăng xe 3.500 đồng/công, tiền ăn ca 10.000 đồng/công, tiền bồi dưỡng độc hại 2.500 đồng/công, tiền bồi dưỡng ca 3 10.000 đồng/công, tiền vệ sinh phụ nữ 20.000 đồng/công.

 Thưởng tiết kiệm định mức 621 được chia đều cho từng người trong bộ phận với số tiền thấp nhất là 1.500.000 nếu bộ phận đó tiết kiếm được lượng nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất trong định mức bù hao hoặc ít hơn thế Ngược lại, nếu vượt quá định mức bù hao sẽ bị phạt với số tiền thấp nhất 2.000.000.

 Mức thưởng năm đối với tập thể tối thiểu 3.000.000 đồng, đối với cá nhân tối thiểu là 1.500.000 đồng dựa vào: năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Mức thưởng quý đối với mỗi cá nhân bằng 1 tháng lương của cá nhân đó.

 Người lao động làm hư hại máy móc thiết bị, dụng cụ hay có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của công ty đều phải bồi thường

Trang 39

Trích bảng tính lương cho lệnh sản xuất 3586

Đvt: 1.000 đồng

Số

Hệ số CT (5)

Cộng lương các công

đoạn (1.7050)

Trích lập nguồn TK quỹ

lương (1.5)

Trang 40

CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ IN NÔNG NGHIỆPBẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

Tháng 12 năm 2010

BQN 30,976 đồng/công Đvt: 1.000đS

Lương TG

Lương khác

phụ cấp Lương

Thưởng ĐM TK 621

Tổng số

Thu 8,5% BHXH

Tạm ứng

Thuế TNCN Phải nộp

Phạt ĐM 621

Thực lĩnh cuối kỳ

Biếu 2.11: Bảng thanh toán tiền lương

(Trích từ tậpcác bảng thanh toán tiền lương năm 2010)

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan