Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

82 1.7K 5
Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Bố cục của đề tài 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 7

1.1 Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế 7

1.2 Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp 7

1.2.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi rộng lớn với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai 7

1.2.2 Tính mùa vụ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh 8

1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên 8

1.2.4 Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp 8

1.2.5 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ 9

1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kế toán 9

1.3.1 Phân loại và đánh giá tài sản 9

1.3.2 Ghi nhận doanh thu và chi phí 10

1.3.3 Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 10

1.4 Các quy định về kế toán nông nghiệp hiện hành 11

1.4.1 Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ- Quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định 1177 và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 11

1.4.2 Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp- Quyết định 1017 TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1997 12

1.4.3 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành 13

1.5 Tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) 15

Trang 2

1.5.1 Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế 15

1.5.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) 15

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 17

2.1 Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế An Giang 17

2.2 Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang 18

2.2.1 Doanh nghiệp nông nghiệp 18

2.2.2 Doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang 18

2.3 Khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 20

2.3.1 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa 20

2.3.1.1 Khảo sát công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống 20

a Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp 20

b Tổ chức công tác kế toán 21

c Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất lúa giống 22

2.3.1.2 Khảo sát công tác kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp 25

a Đặc điểm sản xuất lúa giống tại hợp tác xã 25

b Tổ chức công tác kế toán tại hợp tác xã 25

c Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành lúa giống tại hợp tác xã 25

2.3.2 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu 27

2.3.2.1 Đặc điểm hoạt động nuôi cá sấu 27

2.3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nuôi cá sấu 28

2.3.2.3 Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp nuôi cá sấu 28

2.3.3 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản 33

2.3.3.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 34

2.3.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp 34

2.3.3.3 Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp 35

2.4 Đánh giá công tác kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 2.4.1 Đánh giá chung 38

2.4.2 Đánh giá tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 39

Trang 3

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HỢP LÝ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ

TOÁN VÀO HẠCH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP AN GIANG 42

3.1 Mục tiêu của việc vận dụng hệ thống tài khoản vào quá trình hạch toán 42

3.2 Giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số loại hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang 44

3.2.1 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số tài sản đặc thù của doanh nghiệp nông nghiệp .45

3.2.2.1 Đối với hoạt động sản xuất lúa giống 49

3.2.2.2 Đối với hoạt động chăn nuôi cá sấu 52

3.2.2.3 Đối với hoạt động nuôi cá bè 56

3.3 Một số kiến nghị bổ sung 58

KẾT LUẬN 61 PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 2-1: Quy trình sản xuất lúa giống 21

Sơ đồ 2-2 : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động sản xuất lúa giống 24

Sơ đồ 2-3: Kế toán hoạt động sản xuất lúa giống ở hợp tác xã 26

Sơ đồ 2-4: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu thịt 31

Sơ đồ 2-5 : Kế toán chi phí ban đầu khi nuôi đàn cá sấu bố mẹ 32

Sơ đồ 2-6: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu sinh sản 32

Sơ đồ 2-7: Kế toán chi phí sản xuất của hoạt động nuôi cá bè 38

Sơ đồ 3-1: Kế toán hoạt động sản xuất lúa giống 51

Sơ đồ 3-2 Kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá sấu thịt 53

Sơ đồ 3-3: Kế toán quá trình nuôi để tạo đàn cá sấu bố mẹ 54

Sơ đồ 3-4: Kế toán chi phí sản xuất giai đoạn nuôi sinh sản 56

Sơ đồ 3-5: Kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá bè 57

DANH MỤC BẢNG Bảng 0-1: Thống kê doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp 3

Bảng 0-2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu của đề tài 3

Bảng 0-3: Kết quả khảo sát tình hình áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các doanh nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp ở An Giang 4

Bảng 2-1: Thống kê doanh nghiệp nông nghiệp tại An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp đến tháng 5 năm 2006 19

DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp An Giang phân theo ngành nghề 19

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH, BHYT: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần

DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã

IAS: International Accounting Standard

IASB: International Accounting Standard Board VAS: Vietnamese Accounting Standard

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu để nuôi sống con người Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất với quy mô lớn và hiện đại nên cần có nhiều công cụ phục vụ quản lý, trong đó kế toán là một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Cho đến thời điểm này nông nghiệp là ngành duy nhất được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) lựa chọn để soạn thảo chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2003 Điều này cho thấy ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả đối với các nước đã phát triển cao

Hiện nay ở nước ta, công tác kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị chi phối bởi các văn bản do bộ Tài chính ban hành như quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23-12-1996 quy định chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyết định 1017/TC/QĐ/CĐKT ngày 12-12-1997 quy định chế độ kế toán cho các hợp tác xã nông nghiệp Hệ thống kế toán trong các quyết định nêu trên đã được ban hành khá lâu nên có nhiều vấn đề cần phải hoàn chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp Hơn nữa, chế độ kế toán này áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần kinh tế trong cả nước Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này.Do chưa có những hướng dẫn về kế toán cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng các chế độ kế toán không nhất quán gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu nhiều tài khoản làm việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gặp nhiều khó khăn Do đó, tôi chọn đề tài nghiên

cứu “Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang” với mong muốn cụ

thể hóa nội dung kế toán cho một số loại hình sản xuất của ngành nông nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn đạt được những mục tiêu sau:

i Đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang

Để đạt được mục tiêu này, ta sẽ khảo sát tình hình hoạt động và công tác kế toán của một số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở An Giang nhằm làm rõ các vấn đề: (a) cách thức tổ chức bộ máy kế toán của các doanh nghiệp này; (b)

Trang 7

cách vận dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc kế toán các tài sản đặc thù và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp; (c) hệ thống sổ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp

ii Đánh giá mức độ phù hợp của chế độ kế toán hiện hành đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của công tác kế toán ở một số doanh nghiệp tiêu biểu ở các ngành sản xuất nông nghiệp ở An Giang, tác giả sẽ đánh giá mức độ phù hợp của chế độ kế toán hiện hành đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung

iii Cuối cùng, tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao mức độ phù hợp của chế độ kế toán đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để có

được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về: cách thức tổ chức bộ máy kế toán; cách thức áp dụng hệ thống tài khoản vào việc hạch toán các hoạt động sản xuất; cách thức sử dụng hệ thống sổ kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang

Ngoài phương pháp nghiên cứu mô tả, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khái quát hóa

• Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn như: các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, các báo và tạp chí và internet

- Dữ liệu sơ cấp: để thu được dữ liệu sơ cấp tác giả đã tiến hành phỏng vấn

chuyên sâu (depth- interview) dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước ở 21 doanh nghiệp và 14 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở An Giang Đối tượng được

phỏng vấn là giám đốc (hoặc chủ nhiệm hợp tác xã) và kế toán trưởng của các doanh nghiệp và hợp tác xã

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng ở đây là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Tiêu thức phân tầng là ngành nghề sản xuất và loại hình doanh nghiệp

+ Về ngành nghề sản xuất, các doanh nghiệp được chia ra thành 3 nhóm:

trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (riêng chế biến và dịch vụ nông nghiệp thì không khảo sát vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài)

+ Về loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chia ra thành 3 nhóm:

công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã Căn cứ trên danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh (do Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang cung cấp) và danh sách các hợp tác xã nông nghiệp- thủy sản đang hoạt động (do Chi cục Quản lý và Phát triển hợp tác xã cung cấp), tác giả

Trang 8

đã lọc ra danh sách các doanh nghiệp/hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp- thủy sản, sau đó phân loại theo các ngành nghề sản xuất và loại hình cụ thể Kết quả phân loại như sau:

Bảng 0-1: Thống kê doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp

Loại hìnhdoanh nghiệpNgành nghề

Bảng 0-2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu của đề tài Loại hình

Công ty TNHH

- Về ngành nghề sản xuất: 1 doanh nghiệp và 1 HTX trồng trọt; 5 doanh

nghiệp nuôi thủy sản; không có doanh nghiệp/HTX chăn nuôi nào gửi phản hồi

- Về loại hình doanh nghiệp: 1 công ty TNHH; 5 DNTN; 1 HTX; không

có công ty cổ phần nào gửi phản hồi

Trong số 7 đơn vị đã gửi phản hồi, chỉ có 2 đơn vị (1 doanh nghiệp và 1 HTX) đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, 5 doanh nghiệp còn lại không sử dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để đảm bảo cơ cấu mẫu mang tính đại diện, tác giả đã cố gắng phỏng vấn toàn bộ 28 đơn vị còn lại (15 doanh nghiệp và 13 HTX), phương pháp phỏng

Trang 9

vấn được chọn là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại Trong số 28 đơn vị này thì:

- Đối với các doanh nghiệp: có 10 doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh

nhưng chưa hoặc không tiến hành sản xuất; 3 doanh nghiệp có sử dụng hệ thống tài khoản để kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp; 2 doanh nghiệp không áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Đối với các doanh nghiệp có tổ chức các hoạt động sản xuất nhưng không sử dụng hệ thống tài khoản để hạch toán, tác giả phỏng vấn để thu thập thông tin về các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như cách thức theo dõi các loại tài sản đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

- Đối với các hợp tác xã: hoạt động chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp

là cung cấp dịch vụ bơm tưới hoặc đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các xã viên với các doanh nghiệp Hoạt động sản xuất lúa, chăn nuôi do các xã viên trong hợp tác xã tự tổ chức sản xuất nên không thực hiện kế toán Tương tự như các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã thủy sản cũng chỉ đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến cho các xã viện trong hợp tác xã, một số hợp tác xã còn thực hiện kế toán đơn nên tác giả chỉ thu thập các thông tin về chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của các hợp tác xã này

Tổng hợp lại, kết quả khảo sát các doanh nghiệp và HTX như sau:

Bảng 0-3: Kết quả khảo sát tình hình áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các doanh nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp ở An Giang

Có áp dụng hệ thống tài khoản kế toán

Không áp dụng hệ thống tài khoản kế

toán

Tổng các DN/HTX có

sản xuất

Không tổ chức sản xuất

Luận văn nghiên cứu công tác hạch toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang Lĩnh

vực sản xuất nông nghiệp ở An Giang bao gồm các hoạt động chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông thủy sản và dịch vụ nông nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến nông thủy sản và dịch vụ nông nghiệp có hoạt

Trang 10

động tương tự như các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến công nghiệp và dịch vụ nên họ không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài Tóm lại, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: (1) trồng lúa, (2) chăn nuôi và (3) nuôi trồng thủy sản

5 Bố cục của đề tài

Đề tài được chia thành các phần chính như sau:

Mở đầu: trình bày các vấn đề: lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm

vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài

Chương 1: “Tổng quan về kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp”

chương này trình bày những phần lý thuyết có liên quan đến đề tài bao gồm: vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế, các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kế toán, các quy định về kế toán nông nghiệp hiện hành và tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41)

Chương 2: “Thực trạng công tác kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang”, trong chương này tác giả tiến hành khảo sát công tác kế toán

tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong tỉnh An Giang, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất lúa giống, chăn nuôi cá sấu và nuôi nuôi cá bè Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả đánh giá chung về công tác kế toán của doanh nghiệp cũng nhưng sự áp dụng hệ thống tài khoản để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp này

Chương 3 : “Một số giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán trong doanh nghiệp nông nghiệp An Giang”, trong chương này tác giả

đưa ra hướng sửa đổi và bổ sung hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đưa ra giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các lĩnh vực sản xuất lúa giống, chăn nuôi cá sấu và nuôi cá bè

Kết luận: trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà tác giả rút ra từ đề tài 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, nhà quản lý rất cần những thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định do hệ thống thông tin kế toán cung cấp Sản xuất nông nghiệp vốn có những đặc trưng riêng, rất khác biệt với sản xuất công nghiệp và cũng rất phức tạp vì phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các văn bản pháp quy dành riêng cho kế toán trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn chưa hoàn thiện Điều đó đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp

Khi chọn thực hiện đề tài này, mong muốn lớn nhất của tôi là tìm hiểu những vấn đề chưa hợp lý trong các quy định của nhà nước đối với hoạt động kế toán của các doanh nghiệp nông nghiệp, từ đó có những kiến nghị thích hợp để hoàn thiện những quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt độngxử lý thông tin kế toán của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

Trang 11

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 1.1 Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế

Nông nghiệp giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp càng giữ vị trí quan trọng hơn vì đại bộ phận lao động sống bằng nghề nông Ngay cả các nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp trong GDP không cao nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên

Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực đảm bảo cho sự tồn tại của con người và xã hội Các nhà kinh tế cho rằng tăng cung về lương thực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển vì nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó ổn định chính trị và khi chính trị không ổn định thì không thể phát triển kinh tế

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến

Nông nghiệp và nông thôn được xem là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp Các sản phẩm nông nghiệp gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng được tiêu thụ chủ yếu bởi thị trường nông nghiệp và nông thôn Do đó, phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp sẽ làm tăng sức mua các sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nông nghiệp là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ vì các loại nông, lâm, thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn các hàng hóa công nghiệp Do đó, ở các nước đang phát triển xuất khẩu các loại nông, lâm, thủy sản đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia

Bên cạnh các đóng góp nêu trên, nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của môi trường Quá trình sản xuất trong nông nghiệp sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường, quá trình canh tác gây xói mòn, độ màu mỡ của đất giảm, khai hoang làm thu hẹp diện tích rừng,…Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp phải kết hợp các biện pháp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường

1.2 Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

1.2.1 Hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi rộng lớn với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai

Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được vì là môi trường sống của vật nuôi, cây trồng và là nền tảng để tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên khác với các tư liệu sản xuất khác, người ta không thể tạo ra thêm đất đai như các sản phẩm công nghiệp mà chỉ có thể cải tạo, sử dụng hợp lý để làm tăng độ màu mỡ của đất đai cũng như hiệu quả sử dụng của đất đai

Trang 12

Do các hoạt động nông nghiệp chủ yếu diễn ra trên ruộng đất mà đất đai lại phân bố rộng khắp nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được tiến hành rộng khắp Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho có thể thu thập kịp thời các thông tin phục vụ cho việc quản lý tài sản, vốn cũng như việc ghi nhận chi phí để tính giá thành sản phẩm

1.2.2 Tính mùa vụ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

Do đối tượng của hoạt động nông nghiệp là vật nuôi và cây trồng nên hoạt động sản xuất trong nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh học của từng loại vật nuôi và cây trồng Do đó hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ cao Mỗi loại vật nuôi, cây trồng có các giai đoạn sinh trưởng và phát dụcdiễn ra trong khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất nên mức độ tác động về thời gian, hình thức của con người đến chúng cũng khác nhau Các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau sẽ có mùa vụ sản xuất khác nhau

Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp làm việc sử dụng các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp như sức lao động, công cụ lao động cũng mang tính mùa vụ làm chi phí phát sinh trong các giai đoạn sản xuất không đều

Bên cạnh tính mùa vụ trong chu kỳ sản xuất, các hoạt động sản xuất nông nghiệp còn có chu kỳ dài Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, kiểm tra, nghiệm thu công việc trong mỗi quá trình lao động để tạo ra các sản phẩm cuối cùng trong các doanh nghiệp nông nghiệp

1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên

Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước Những điều kiện này có tác động mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, hạn hán,…Tuy con người đã có những biện pháp để hạn chế những tác động bất lợi do thiên tai gây ra đối với sản xuất nông nghiệp nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn, do đó cần có những dự đoán rủi ro có thể gây ra bởi các điều kiện tự nhiên và kế hoạch dự phòng để bù đắp thiệt hại Mặt khác, các doanh nghiệp nông nghiệp nên chủ động trong việc lựa chọn giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, miền cũng như tăng cường ứng dụng các kỹ thuật canh tác, nuôi trồng để phát huy lợi thế so sánh và hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp

1.2.4 Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp

Do hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tự nhiên nên chất lượng sản phẩm nông nghiệp thường không ổn định, quy cách, phẩm chất không đồng nhất Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá bán sản phẩm cũng như tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp nông nghiệp Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp thường dễ hư hỏng, khó bảo quản buộc doanh nghiệp phải tính toán lượng tồn kho hợp lý, các biện pháp dự phòng hư hỏng thành phẩm

Ngoài ra do đặc thù của hoạt động sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm của kỳ này có thể làm nguyên liệu cho kỳ sau hoặc sản phẩm của hoạt động sản xuất này là đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp khác Chẳng hạn như thóc thu

Trang 13

hoạch vụ này có thể làm giống cho mùa vụ sau hoặc sản phẩm của trồng trọt làm thức ăn cho ngành chăn nuôi

1.2.5 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ nông sản thường không ổn định, giá cả các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên biến động gây khó khăn cho người sản xuất nông nghiệp Giá cả các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên biến động một phần do cung các sản phẩm nông nghiệp không ổn định, mang tính thời vụ cao Bên cạnh đó, khi thu nhập của người dân tăng lên thì cầu về sản phẩm nông nghiệp thô có khuynh hướng giảm xuống, trong khi đó cầu về các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến lại tăng lên nên giá cả các sản phẩm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến Mặt khác chất lượng các sản phẩm nông nghiệp không ổn định cũng ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm

1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kế toán 1.3.1 Phân loại và đánh giá tài sản

- Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng đất đai thuộc sở hữu nhà nước, các doanh nghiệp nông nghiệp chỉ có quyền sử dụng đất Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, quyền sử dụng đất được xem là tài sản cố định vô hình và được khấu hao theo thời gian mà quyền sử dụng đất đó được pháp luật công nhận Trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải chi ra các chi phí để cải tạo, khai hoang đất, những chi phí này thường lớn Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể tính vào chi phí trong kỳ, phân bổ cho nhiều kỳ nếu chi phí phát sinh liên quan đến nhiều kỳ kế toán hoặc tính vào giá trị tài sản cố định hữu hình liên quan đến chi phí đó

- Ngoài những tài sản cố định thông thường như đất đai, máy móc, phương tiện vận chuyển, kho tàng,…trong sản xuất nông nghiệp còn có những tài sản cố định là các cơ thể sống mang tính đặc thù riêng như: vườn cây lâu năm, đàn súc vật sinh sản,…Tùy theo mục đích của hoạt động sản xuất mà các đối tượng sản xuất trong nông nghiệp có thể được phân thành tài sản cố định hay chi phí sản xuất dở dang Chẳng hạn như chi phí chăn nuôi của đàn bò có thể được ghi nhận là tài sản cố định nếu đàn bò đó được nuôi để lấy sữa hoặc sinh sản nhưng nếu nuôi để lấy thịt thì sẽ ghi nhận những chi phí đó như là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tài sản cố định trong nông nghiệp thường được phân loại theo nhóm hoặc theo đàn như bò nuôi lấy thịt, bò nuôi để lấy sữa hoặc sinh sản, vườn cây lâu năm,…mỗi nhóm có những đặc điểm riêng khác nhau Ngoài ra loại tài sản cố định là cơ thể sống có thể có những biến đổi về thể chất từ lúc đưa vào sử dụng đến khi thải loại như trọng lượng tăng thêm của đàn gia súc sinh sản, cây lâu năm bị bệnh chết,…Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giá trị của các tài sản cố định sinh học này lúc cuối kỳ Bên cạnh đó sự tiến bộ về kỹ thuật nuôi trồng cũng như các tiến bộ về sinh học sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của các tài sản cố định sinh học này Do đó khi lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản sinh học phải tính đến các yếu tố trên

- Các loại thành phẩm trong sản xuất nông nghiệp thường có nhiều loại phẩm cấp do hoạt động sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng của tự nhiên, khó bảo quản, dễ biến đổi phẩm chất Vì vậy, cần phải có những biện pháp đánh giá chất lượng sản

Trang 14

phẩm thích hợp để xác định giá trị của thành phẩm nhập kho cũng như tính toán dự phòng hư hỏng hàng tồn kho một cách hợp lý

- Thị trường tiêu thụ nông phẩm thường xuyên biến động ảnh hưởng đến việc phản ánh trung thực hợp lý giá trị tài sản Do đó, tùy theo tình hình biến động của thị trường mà doanh nghiệp nông nghiệp phải thường xuyên đánh giá lại giá trị của thành phẩm để có thể phản ánh một cách trung thực, hợp lý giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1.3.2 Ghi nhận doanh thu và chi phí

Trong nông nghiệp, hoạt động sản xuất phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loại vật nuôi, cây trồng nên doanh thu và chi phí phát sinh không ổn định, có sự chênh lệch lớn về thời gian giữa doanh thu thu được và chi phí tương ứng chi ra để tạo nên doanh thu đó Đặc điểm này của hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có phương pháp theo dõi, ghi nhận chi phí kịp thời và phân bổ chi phí một cách hợp lý để đảm bảo nguyên tắc phù hợp nhằm phản ánh đúng kết quả cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh

1.3.3 Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

- Đất đai trong sản xuất nông nghiệp có giới hạn nên để tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản các doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức canh tác luân canh hoặc xen canh, trồng gối vụ các loại cây trồng khác nhau Điều này đòi hỏi phải có các phương pháp thích hợp để phân bổ các loại chi phí không thể tập hợp riêng được cho từng loại cây trồng, giúp cho cho công tác tính giá thành sản phẩm chính xác hơn

- Để tập hợp chi phí sản xuất, trước tiên ta cần phải xác định đối tượng tập hợp chi phí Trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định đối tượng hạch toán chi phí phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp,… Do đó, đối tượng hạch toán chi phí trong sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, có thể là từng nhóm gia súc, loại cây trồng, từng đội sản xuất, từng trang trại,…

- Chi phí sản xuất trong nông nghiệp cũng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Tuy nhiên, các loại chi phí này phát sinh không đều mà tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trong chu kỳ sản xuất, gắn liền với quá trình phát triển của vật nuôi, cây trồng Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, việc tính giá thành thường được thực hiện vào lúc cuối năm nên trong năm các sản phẩm hoàn thành được xác định giá trị theo giá thành kế hoạch và sẽ được điều chỉnh theo giá thành thực tế vào cuối năm Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng giá thành kế hoạch gặp nhiều khó khăn do các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn có sự biến động, thông thường các chi phí dịch vụ phục vụ nông nghiệp thường tăng cao khi đến gần mùa vụ

- Chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường dài, chia làm nhiều giai đoạn nên có thể tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng công đoạn của quá trình sản xuất Việc tính giá thành từng giai đoạn được thực hiện khi doanh nghiệp cần xác định hiệu quả của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất

Trang 15

- Trong sản xuất nông nghiệp có sự luân chuyển sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp rất rõ nét, thành phẩm của kỳ sản xuất này có thể là nguyên liệu cho kỳ sản xuất tiếp theo, sản phẩm của ngành này là nguyên liệu cho ngành khác Do đó, để xác định giá thành sản phẩm cần phải xác định thời gian kết thúc sản xuất của từng ngành và phương pháp xác định giá trị sản phẩm luân chuyển nội bộ một cách hợp lý

- Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm phụ, các sản phẩm phụ này có thể được bán ra bên ngoài hoặc phục vụ cho hoạt động sản xuất khác trong doanh nghiệp Vì vậy khi xác định giá thành sản phẩm cần phải đưa ra phương pháp xác định giá trị của các sản phẩm phụ thu hồi một cách hợp lý Có như vậy thì việc xác định giá thành sản phẩm sẽ dễ dàng và chính xác hơn

- Ngoài hoạt động sản xuất chính, các hoạt động sản xuất phụ trong các doanh nghiệp nông nghiệp rất phong phú Các hoạt động sản xuất phụ chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất chính Do đó, cần tổ chức tập hợp chi phí của các hoạt động sản xuất phụ và xác định tiêu thức phân bổ hợp lý cho từng hoạt động sản xuất chính để việc xác định giá thành của các sản phẩm chính chính xác hơn

1.4 Các quy định về kế toán nông nghiệp hiện hành

1.4.1 Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ- Quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày

21/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

ban hành theo quyết định 1177 và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày

14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quyết định 1177 và quyết định 144 áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cả nước là công ty trách nghiệp hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) Hệ thống tài khoản dành cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ gồm 44 tài khoản cấp 1 từ loại 1 đến loại 9, trong đó loại 1 là nhóm tài khoản theo dõi tài sản lưu động, loại 2 là nhóm tài khoản theo dõi tài sản cố định, loại 3 theo dõi nợ phải trả, loại 4 theo dõi nguồn vốn chủ sở hữu, loại 5,

7, 6, 8 là các nhóm tài khoản theo dõi doanh thu và chi phí, tài khoản loại 9 là tài

khoản xác định kết quả kinh doanh Ngoài ra hệ thống tài khoản theo quyết định 1177 và 144 còn có 39 tài khoản cấp 2 và 8 tài khoản ngoài bảng Hệ thống tài khoản này được sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp Các doanh nghiệp tùy theo đặc điểm hoạt động của mình mà vận dụng hệ thống tài khoản này Hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện, bổ sung, chẳng hạn như:

(1) Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính được theo dõi chung trên tài khoản 511, hơn nữa trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ có chỉ tiêu doanh thu thuần, không có chỉ tiêu doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính nhưng lại có chỉ tiêu chi phí tài chính Điều này làm cho việc phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh không đầy đủ

(2) Trong hệ thống tài khoản này không có các tài khoản theo dõi chi phí sản xuất là 621, 622, và 627

Trang 16

(3) Chi phí bán hàng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ được theo dõi chung trên tài khoản 642 vì không có tài khoản riêng theo dõi toàn bộ chi phí đó

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC sẽ được áp dụng cho niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1/2007 Hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định này bao gồm 51 tài khoản cấp 1, trong đó có bổ sung một số tài khoản cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán đã ban hành như tài khoản 217- Bất động sản đầu tư, tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính,… Như vậy một số điểm bất cập của chế độ kế toán theo quyết định 1177 và 144 đã được sửa đổi và bổ sung

Các doanh nghiệp tùy thuộc quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý mà lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp, Bộ Tài chính không ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán này cho từng ngành riêng biệt

1.4.2 Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp- Quyết định 1017 TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1997

Theo quyết định 1017, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các hợp tác xã

nông nghiệp bao gồm 22 tài khoản cấp 1 từ loại 1 đến loại 6, trong đó nhóm tài

khoản loại 1 theo dõi tài sản lưu động, nhóm tài khoản loại 2 theo dõi tài sản cố

định, nhóm tài khoản loại 3 theo dõi nợ phải trả, nhóm tài khoản loại 4 theo dõi nguồn vốn chủ sở hữu, nhóm tài khoản loại 5, 6 là các nhóm tài khoản theo dõi

doanh thu và chi phí Bên cạnh đó hệ thống tài khoản này còn bao gồm 32 tài khoản cấp 2 và 3 tài khoản ngoài bảng Hệ thống tài khoản này còn nhiều bất cập và sơ sài thể hiện ở các điểm sau:

- Nhiều đối tượng kế toán được theo dõi trên một tài khoản như doanh thu hoạt động sản xuất, doanh thu hoạt động tài chính đều được theo dõi trên tài khoản 511, các loại chi phí ngoài chi phí sản xuất được ghi nhận chỉ trên tài khoản 642

- Không có tài khoản theo dõi tài sản cố định vô hình, các tài khoản dự phòng trong khi hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp chịu nhiều rủi ro

- Thiếu các tài khoản tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm Tất cả các chi phí sản xuất phát sinh đều được ghi nhận chỉ trên tài khoản 631, tài khoản này có số dư cuối kỳ là chi phí sản xuất dở dang

- Kết quả sản xuất kinh doanh được xác định trên tài khoản 511 vì hệ thống tài khoản kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp không có tài khoản xác định kết quả kinh doanh Vì vậy tài khoản 511 sẽ có có số dư cuối tháng thể hiện số lãi hoặc lỗ chưa phân phối nhưng tài khoản này sẽ không có số dư lúc cuối năm Khi đó các khoản lãi hoặc lỗ sẽ được kết chuyển sang tài khoản 421- lợi nhuận chưa phân phối

Hệ thống tài khoản kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp theo quyết định 1017 còn thiếu nhiều tài khoản cần thiết phục vụ cho việc hạch toán kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này đã làm cho các hợp tác xã nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện công tác kế toán theo hệ thống tài khoản này

Trang 17

1.4.3 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành

Cho đến thời điểm hiện nay, bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam về cơ bản kế thừa nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế Bộ Tài chính chưa có kế hoạch ban hành chuẩn mực kế toán trong nông nghiệp và các chuẩn mực đã ban hành cũng không đề cập đến hoạt động kế toán đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp Trong 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành chỉ có các chuẩn mực số 03- Tài sản cố định hữu hình, chuẩn mực 14- Doanh thu và thu nhập khác có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

Trong chuẩn mực số 03 -Tài sản cố định hữu hình có phân loại tài sản cố định hữu hình, trong đó vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm được xem là tài sản cố định hữu hình Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quyết định 206/2003/QĐ-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thì một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi thỏa mãn bốn điều kiện như sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; - Có thời gian sử dụng ước tính trên một năm và;

- Có giá trị từ 10 triệu trở lên

Trong hoạt động nông nghiệp, từng cây lâu năm, từng con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm có thể không thỏa mãn bốn điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình nói trên Do đó, tài sản cố định trong nông nghiệp được ghi nhận theo vườn cây lâu năm, đàn gia súc làm việc hoặc cho sản phẩm Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới không quy định giới hạn cụ thể về giá trị đối với tài sản cố định mà chỉ yêu cầu giá trị của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá, nguyên giá của tài sản cố định không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng Nguyên giá được xác định dựa vào các chi phí đã chi ra để có được tài sản cố định đó Các chuẩn mực này cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực cũng không đề cập đến sự thay đổi về chất lượng cũng như số lượng trong thời gian sử dụng của các loại tài sản cố định đặc thù trong hoạt động nông nghiệp

Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, vườn cây lâu năm được quy định thời gian khấu hao từ 6 đến 40 năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm có thời gian khấu hao từ 6 đến 15 năm Về phương pháp khấu hao, quyết định 206 có đề cập vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm có thể được khấu hao nhanh nhưng không quá hai lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng Tuy nhiên, để có thể thực hiện phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều rủi ro do bị tác động bởi nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, do đó việc quy định phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao cho các tài sản cố định trong doanh nghiệp nông nghiệp như vậy chưa hợp lý, nên cho phép

Trang 18

doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, không khống chế mức độ so với phương pháp khấu hao đường thẳng nhưng doanh nghiệp phải trình bày cụ thể lý do lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh đó

Về ghi nhận doanh thu và chi phí, chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác đưa ra năm điều kiện ghi nhận doanh thu là:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Chuẩn mực cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực không đề cập đến điều kiện ghi nhận doanh thu trong một số ngành cũng như trong một số trường hợp cụ thể như doanh thu xuất khẩu Việc ghi nhận doanh thu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể thỏa mãn 5 điều kiện nói trên Tuy nhiên do chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, chi phí sản xuất phát sinh có thể liên quan đến nhiều hoạt động sản xuất nên việc xác định chi phí liên quan đến doanh thu để ghi nhận cho phù hợp sẽ gặp không ít khó khăn Do đó, để có thể xác định chi phí liên quan đến doanh thu phát sinh cần phải thực hiện các phương pháp ghi nhận và phân bổ chi phí một cách hợp lý

Tóm lại, hầu hết các chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn việc thực hiện kế toán trong doanh nghiệp hiện nay còn chung chung, áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các ngành trong nền kinh tế Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn kế toán phù hợp với đặc điểm của ngành dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù quy mô hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay là tương đối lớn và phong phú Hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp có sự phát triển nhất định cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế nước ta, do đó cần có những nghiên cứu về đặc điểm hoạt động của các loại hình sản xuất nông nghiệp để có thể ban hành hệ thống kế toán phù hợp hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp

1.5 Tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41)

1.5.1 Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế

Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế đưa ra những khái niệm cơ bản nhất làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, đảm bảo các chuẩn mực này nhất quán với nhau Khuôn mẫu lý thuyết kế toán trình bày đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, các giả thuyết cơ bản khi thực hiện lập báo cáo tài chính, các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính, các yếu tố của báo cáo tài chính,…

Trang 19

Việc xác định các khái niệm cơ bản trong khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm mục đích tạo sự hòa hợp và nhất quán trong kế toán giữa các quốc gia để cung cấp các thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài doanh nghiệp Khuôn mẫu lý thuyết được áp dụng chung cho các ngành nghề, tuy nhiên các lý thuyết kế toán cơ bản có thể không được áp dụng tương đương trong mỗi ngành nghề Việc trình bày hợp lý tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một ngành nghề đặc thù có thể đòi hỏi sự thoát ly khỏi các lý thuyết kế toán do đặc điểm riêng của một sự kiện hay thông lệ chung chỉ có trong ngành nghề đó

1.5.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41)

Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành vào tháng 12/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2003 Mục đích của chuẩn mực này là qui định cách xử lý kế toán, trình bày và công bố trên báo cáo tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp- hoạt động quản lý sự biến đổi của những tài sản có tính chất sinh học (cây trồng, vật nuôi) thành những sản phẩm nông nghiệp (sản phẩm thu hoạch từ tài sản có tính chất sinh học của doanh nghiệp)

Theo IAS 41, doanh nghiệp ghi nhận tài sản có tính chất sinh học hoặc các sản phẩm nông nghiệp khi và chỉ khi:

- Doanh nghiệp có thể kiểm soát tài sản như là kết quả của sự kiện trong quá khứ;

- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó;

- Giá trị hợp lý hoặc giá phí của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy

Tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí hoa hồng cho người môi giới hoặc người phân phối trên thị trường Nếu giá trị hợp lý không được xác định một cách đáng tin cậy thì tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu theo giá gốc

Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được xác định theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí hoa hồng tại thời điểm thu hoạch sản phẩm Việc xác định giá trị của sản phẩm nông nghiệp theo giá trị hợp lý sẽ kết thúc tại thời điểm thu hoạch Từ sau thời điểm thu hoạch, doanh nghiệp sẽ áp dụng chuẩn mực hàng tồn kho đối với những tài sản này

Khoản lãi từ việc ghi nhận ban đầu tài sản sinh học theo giá trị hợp lý và những sự thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản này trong kỳ được phản ánh trên báo cáo lãi lỗ của kỳ phát sinh việc ghi nhận này

Những khoản trợ cấp vô điều kiện của chính phủ dành cho tài sản sinh học được xác định theo giá trị hợp lý và được ghi nhận như khoản thu nhập khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ nhận được khoản trợ cấp này

Chuẩn mực này không áp dụng cho đất đai liên quan đến tài sản sinh học cũng như các tài sản cố định vô hình liên quan đến hoạt động nông nghiệp IAS 41

Trang 20

cũng không điều chỉnh các hoạt động nông nghiệp không có sự tác động của con người đến sự biến đổi của các tài sản sinh học như đánh bắt cá từ biển, phá rừng,…

Về trình bày trên báo cáo tài chính, chuẩn mực này yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày các thông tin như:

- Giá trị, số lượng, mô tả đặc điểm vật lý của tài sản sinh học mà doanh nghiệp kiểm soát vào cuối kỳ Trình bày sự thay đổi số lượng tài sản sinh học giữa đầu kỳ và cuối kỳ như tăng do mua, giảm do bán, thay đổi giá trị hợp lý,…Chuẩn mực này khuyến khích các doanh nghiệp trình bày tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp theo nhóm

- Cơ sở và phương pháp xác định giá trị hợp lý của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp

- Doanh nghiệp phải công bố toàn bộ các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh trong kỳ khi ghi nhận ban đầu của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp và sự thay đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí tại thời điểm bán tài sản sinh học

- Các điều kiện tự nhiên bất thường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Trang 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 2.1 Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế An Giang

An Giang là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Vì vậy, nông nghiệp là một trong những ngành giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế An Giang Sau hơn 30 năm phát triển, nông nghiệp An Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thực hiện chiến lược an ninh lương thực của quốc gia Với những thành quả đạt được An Giang được mệnh danh là vựa lúa, vựa cá của cả nước Năm 2005, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 37,74% trong GDP của tỉnh, trong đó nông nghiệp chiếm 32,14% và thủy sản chiếm 5,19% GDP Ngoài việc đóng góp vào GDP của tỉnh, sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm lúa và cá đã mang lại cho tỉnh nguồn ngoại tệ gần 310 triệu USD/năm, chiếm gần 98% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

Về trồng trọt: chủ yếu là cây lúa với cơ cấu giá trị sản xuất chiếm trên 51% giá

trị sản xuất nông nghiệp Trong những năm gần đây (2002-2004) giá lúa luôn ổn định và ở mức cao, đặc biệt năm 2004 giá vẫn còn có lợi nhiều cho nông dân nên diện tích, năng suất năm 2004 tăng mạnh, sản lượng lúa lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 3 triệu tấn/năm, tiếp tục dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Về chăn nuôi: do có giá bán cao nên đàn heo và bò liên tục tăng trong 3 năm

gần đây Tổng đàn trâu, bò đến cuối 2004 là 66.703 con, riêng đàn bò có tiềm năng phát triển mạnh Đàn gia cầm giảm nhanh trong năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm

Về thủy sản: chủ yếu là phát triển nuôi cá tra và basa Việc nuôi tôm chỉ mới

bắt đầu từ năm 2001 với mô hình lúa-tôm là chính và một ít nuôi đăng quầng ven sông với tổng diện tích 178 ha Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất cao đạt 22,30%

Giá trị hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu có khuynh hướng tăng nhanh, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 310 triệu USD, đứng thứ 5/13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tăng gấp 3 lần giá trị xuất khẩu năm 2001 (107,556 triệu USD) Bên cạnh đó ngành nông nghiệp còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn

Chính vì tầm quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh mà trong chiến lược phát triển của tỉnh trong những năm gần đây luôn ưu tiên phát triển nông nghiệp nông thôn An Giang luôn chú trọng ứng dụng các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến để không ngừng nâng cao năng suất của các hoạt động sản xuất trong ngành nông nghiệp Các kỹ thuật thâm canh, tăng vụ luôn được áp dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó việc tìm kiếm các giống cây trồng, vật nuôi mới cũng không ngừng được thực hiện để không ngừng nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp

2.2 Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang 2.2.1 Doanh nghiệp nông nghiệp

Trang 22

Theo giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp của trường Đại học Kinh tế

quốc dân thì doanh nghiệp nông nghiệp là “đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong

nông nghiệp, bao gồm một tập thể người lao động, có sự phân công và hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố, các điều kiện của sản xuất nông nghiệp (đất đai, vốn, cơ sở vật chất- kỹ thuật và các điều kiện tự nhiên, kinh tế khác) nhằm sản xuất ra nông sản phẩm hàng hóa và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội” Theo đó, doanh nghiệp nông nghiệp gồm các loại hình

như các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các trang trại, các hợp tác xã nông nghiệp

Theo sự phân loại của Sở Kế Hoạch Đầu Tư An Giang thì doanh nghiệp

nông nghiệp là các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách

nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, có hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại trong các lĩnh vực: chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy hải sản…), trồng trọt (rau màu, cây ăn quả, lúa…), chế biến lương thực, thủy sản, kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nói trên

Tuy cách gọi giữa hai nơi có khác nhau nhưng về nội dung thì cơ bản giống nhau Doanh nghiệp nông nghiệp là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản Tuy nhiên, theo mục tiêu nghiên cứu của tác giả thì doanh nghiệp nông nghiệp có những đặc điểm sau:

- Về hình thức sở hữu: có thể sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân hoặc tập thể - Về loại hình kinh doanh: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,

doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã

- Về nội dung kinh doanh: chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò sát, thủy hải sản;

trồng trọt cây ăn quả, rau màu, trồng rừng, lúa; chế biến lương thực (xay xát, lau bóng gạo); chế biến thủy sản đông lạnh, rau quả đông lạnh, thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản (kể cả kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực - thực phẩm) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (tư vấn kỹ thuật nuôi trồng)

2.2.2 Doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang

Theo Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh An Giang, tính đến tháng 5/2006, toàn tỉnh có khoảng 2902 doanh nghiệp (chưa tính các hợp tác xã), trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng khá cao, 555 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 19% Ta có bảng thống kê ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang như sau:

Trang 23

Bảng 2-1: Thống kê doanh nghiệp nông nghiệp tại An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp đến tháng 5 năm 2006

Loại hình doanh nghiệpNgành nghề

Hình 2-1: Cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp An Giang phân theo ngành nghề

Nếu phân loại theo loại hình doanh nghiệp thì trong tổng số 555 doanh nghiệp nông nghiệp có: 16 công ty cổ phần hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản và cung cấp dịch vụ nông nghiệp, chiếm tỷ trọng khoảng 2,3%; loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 82,5% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu tham gia hoạt động nuôi thủy sản và chế biến nông sản Còn lại là các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm tỷ trọng khoảng 15%

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản phân bổ tập trung ở các huyện đầu nguồn như An Phú, Châu Phú, Tân Châu Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi phân bổ tập trung ở Chợ Mới, Long Xuyên

Ch? bi?n 72%Tr?ng tr?t, chăn nuôi, d?ch v? NN

4%Nuôi tr?ng

th?y s?n24%

Trang 24

Long Xuyên là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến như chế biến thủy sản, chế biến gạo

Cũng theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang, tổng vốn đăng ký kinh doanh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, chế biến và dịch vụ nông nghiệp khoảng 792 tỷ đồng Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến có tỷ lệ vốn đăng ký kinh doanh cao nhất khoảng 472 tỷ đồng (chiếm 59,9% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp) Tiếp theo là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp với vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng 19,6% tổng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp, tiếp theo là các doanh nghiệp hoạt động nuôi thủy sản với tỷ lệ vốn kinh doanh chiếm 16,4%, vốn hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi chiếm tỷ lệ 3,4%, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ trọng thấp nhất với tỷ lệ 0,9% trong tổng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp

Theo Chi cục quản lý và phát triển Hợp tác xã (thuộc sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn An Giang), tính đến tháng 6/2005 toàn tỉnh có 103 HTX đang hoạt động, trong đó có 97 HTX nông nghiệp và 6 HTX thủy sản Tổng vốn hoạt động hiện nay của các HTX khoảng 65,7 tỷ Các HTX phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất tại huyện Chợ Mới với 24 HTX, kế đó là huyện Phú Tân với 21 HTX, sau đó là Tân Châu với 18 HTX, Châu Phú 15 HTX…

2.3 Khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 2.3.1 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa

An Giang là tỉnh có sản lượng lúa, gạo đứng đầu cả nước với diện tích trồng lúa cả 3 vụ trong năm 2005 khoảng 529.698 ha, trong đó vụ Đông Xuân có diện tích gieo trồng lớn nhất với 223.316 ha Năm 2005, tổng sản lượng lúa hàng hóa toàn tỉnh đạt được khoảng 3.127.660 tấn Tuy đạt sản lượng lúa cao nhưng hoạt động sản xuất lúa trong tỉnh chủ yếu diễn ra tại các hộ nông dân Các HTX nông nghiệp trong tỉnh chủ yếu đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các xã viên trong HTX với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hướng dẫn kỹ thuật hoặc thu mua sản phẩm bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hoặc thương lái Theo khảo sát của tác giả, hầu như các HTX trong tỉnh không tổ chức hoạt động sản xuất lúa hàng hóa nên không có kế toán liên quan đến hoạt động này Một số HTX đang thí điểm tổ chức sản xuất lúa giống

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa chủ yếu là sản xuất lúa giống để bán cho các hộ nông dân Do đó tác giả đã tiến hành khảo sát công tác kế toán hoạt động sản xuất lúa giống tại các doanh nghiệp và hợp tác xã như sau:

2.3.1.1 Khảo sát công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống

a Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp

Mỗi năm doanh nghiệp sản xuất hai vụ là Đông Xuân và Hè thu Vụ Đông Xuân bắt đầu khoảng tháng 11 âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 2 âm lịch, sau đó bắt đầu vụ Hè thu và thu hoạch vụ Hè thu vào khoảng tháng 6 âm lịch Như vậy, mỗi năm doanh nghiệp sản xuất hai vụ, mỗi vụ kéo dài 3 đến 4 tháng

Trang 25

Quy trình sản xuất lúa giống của doanh nghiệp được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị sản xuất, giai đoạn sản xuất, giai đoạn thu hoạch và giai đoạn sau thu hoạch Các công việc được thực hiện trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất

lúa giống được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2-1: Quy trình sản xuất lúa giống

Trước khi bắt đầu mùa vụ mới, doanh nghiệp thuê nhân công tiến hành cày, xới và phơi đất Lúa giống sau khi mua về sẽ được gieo mạ trên xơ dừa, sau đó doanh nghiệp thuê nhân công để tiến hành cấy lúa Sau khi cấy lúa, doanh nghiệp thuê người canh lúa, chi phí này được tính bằng giạ lúa và được quy thành tiền tại thời điểm thu hoạch Định kỳ thuê nhân công bón phân, xịt thuốc trừ sâu và tiến hành bơm nước khi cần thiết Đến thời điểm thu hoạch, doanh nghiệp thuê nhân công cắt lúa theo vụ, sau đó thực hiện suốt, sấy, sàn lọc và đóng bao, mỗi bao 40 kg Lúa giống sau khi đóng bao sẽ nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ

b Tổ chức công tác kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp khá đơn giản, doanh nghiệp chỉ có một kế toán và một thủ quỹ Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng là chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên hệ thống tài khoản doanh nghiệp áp dụng lại không có một số tài khoản trong chế độ kế toán này (chẳng hạn như các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất) Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký- Sổ cái Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày có chứng từ hợp lệ được kế toán ghi vào nhật ký, sau đó kế toán ghi nhận vào sổ cái các tài

Gieo mạ Cấy lúa Bón phân

Chăm sóc, bơm nước

Cắt lúa Suốt lúa

Sấy lúa Lọc, sàn Đóng bao Cày đất Xới đất Phơi đất

Trang 26

khoản có liên quan Doanh nghiệp mở sổ kế toán theo dõi các tài sản như: tiền mặt, tài sản cố định (máy cày, máy bơm), nhiên liệu (dầu, than đá), khoản phải thu Về nguồn vốn, kế toán mở sổ theo dõi các khoản phải trả người bán, các khoản vay, nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của công ty (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng) Bên cạnh đó kế toán cũng mở các tài khoản để theo dõi doanh thu và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tài khoản doanh thu, chi phí giống, chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu, chi phí quản lý

Sau khi kết thúc năm sản xuất (kết thúc hai vụ) kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh để báo cáo cho các thành viên của công ty Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn thực hiện các báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế theo kỳ kế toán là năm dương lịch Do đó, khi kết thúc kỳ kế toán theo năm dương lịch thì tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang có số dư cuối kỳ là các chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất lúa giống ở vụ Đông xuân mới

c Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống

Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối tượng tính giá thành của doanh nghiệp là kg lúa giống Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

- Tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu trực tiếp để tập hợp các chi phí về

giống, phân bón, thuốc trừ sâu

- Tài khoản 622- Chi phí nhân công được sử dụng để tập hợp các chi phí

thuê nhân công thực hiện các khâu trong quy trình sản xuất: thuê nhân công cấy lúa, bón phân, cắt lúa, sấy lúa, canh lúa,…Toàn bộ chi phí tiền thuê nhân công thực hiện các khâu trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất đều được tập hợp vào tài khoản 622

- Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung được sử dụng để tập hợp các chi phí

về nhiên liệu như dầu, than đá; các chi phí liên quan đến công cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao máy móc phục vụ sản xuất, chi phí bao bì

- Tài khoản 154- chi phí sản xuất dở dang được sử dụng để tập hợp chi phí

sản xuất phát sinh theo từng vụ Các chi phí về nguyên liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung đã được tập hợp trên các tài khoản loại 6 sẽ được kết chuyển vào tài khoản 154 để xác định giá thành của lúa giống sản xuất trong vụ đó

- Tài khoản 155- Lúa giống được sử dụng để theo dõi giá trị của lúa giống

Trang 27

thanh toán bằng tiền mặt sau khi kết thúc công việc, kế toán ghi nhận chi phí này bằng bút toán như sau:

Nợ 622- Chi phí nhân công Có 111- Tiền mặt

- Sau khi chuẩn bị đất xong, công ty sẽ tiến hành gieo mạ từ giống lúa siêu nguyên chủng được mua từ Viện nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Sau đó thuê nhân công thực hiện việc cấy lúa, chi phí về giống và nhân công cấy được kế toán ghi nhận bằng các bút toán sau:

Nợ 621- Chi phí nguyên liệu chính Có 111- Tiền mặt

Nợ 622- Chi phí nhân công Có 111- Tiền mặt

Trong thời gian sản xuất, công ty phải thực hiện việc chăm sóc lúa bằng cách thuê bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu, bơm nước và thuê người canh lúa Chi phí mua phân bón, thuốc trừ sâu được ghi nhận vào tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu Chi phí nhiên liệu vận hành máy bơm nước được ghi nhận vào tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Chi phí thuê nhân công thực hiện các công việc trên được ghi nhận vào tài khoản 622- Chi phí nhân công Bút toán ghi nhận các chi phí này như sau:

Nợ 621- Chi phí nguyên liệu- Chi phí phân bón, thuốc trừ sâu

Nợ 622- Chi phí nhân công- Chi phí thuê công bón phân, bơm nước và canh lúa

Nợ 627- Chi phí sản xuất chung- Chi phí mua dầu vận hành máy bơm

- Cuối vụ kế toán ghi nhận chi phí khấu hao các tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất như: máy cày, máy bơm, máy suốt lúa, máy sấy, máy sàn lọc lúa giống Chi phí khấu hao các tài sản cố định dùng trong sản xuất được tính theo phương pháp đường thẳng Vì mỗi năm doanh nghiệp chỉ sản xuất hai vụ nên chi phí khấu hao tài sản cố định tính cho từng vụ được xác định bằng cách lấy chi phí khấu hao năm chia đôi

Trang 28

- Khi kết thúc quá trình sản xuất, kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp vào các tài khoản chi phí sang tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang để tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm được xác định theo phương pháp giản đơn có loại trừ sản phẩm phụ (rơm) thu hồi (nếu có) Lúa giống sau khi đươc đóng bao sẽ được chuyển vào kho chờ tiêu thụ Tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang có số dư cuối kỳ là chi phí làm đất chuẩn bị sản xuất cho vụ sau

Tóm lại, quy trình kế toán chi phí sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2-2 : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động sản xuất lúa giống

Chi phí giốngChi phí phân bón,

thuốc trừ sâu

Kết chuyển chi phínguyên liệu chính

Nhập kho lúa giốngchờ tiêu thụTK 622

Chi phí nhiên liệu phục vụ sxTiền công sấy, sàng lọc và

đóng bao lúa giốngTiền công gặt lúa, suốt lúaTiền công bón phân, canh lúa

Tiền công gieo mạ, cấy lúa

Kết chuyển chi phínhân công

dụng trong quá trình sản xuất

Trang 29

2.3.1.2 Khảo sát công tác kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp

Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay chủ yếu thực hiện dịch vụ bơm, tưới, cung cấp các phân bón, thuốc trừ sâu hoặc thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ xã viên trong hợp tác xã Hiện nay chưa có hợp tác xã nào thực hiện việc sản xuất lúa hàng hóa, chỉ có hợp tác xã Phú Thượng (huyện Phú Tân, An Giang) đang thí điểm tổ chức sản xuất lúa giống để cung cấp cho các xã viên trong hợp tác xã Vì vậy tác giả đã khảo sát công tác kế toán hoạt động sản xuất lúa giống tại hợp tác xã này như sau:

a Đặc điểm sản xuất lúa giống tại hợp tác xã

Quy trình sản xuất lúa giống của hợp tác xã cũng gồm các giai đoạn như làm đất để chuẩn bị gieo trồng, giai đoạn gieo trồng và chăm sóc, giai đoạn thu hoạch và giai đoạn xử lý sau thu hoạch

b Tổ chức công tác kế toán tại hợp tác xã

Công tác kế toán tại hợp tác xã được tổ chức đơn giản gồm một hoặc hai kế toán và một thủ quỹ Hình thức kế toán được sử dụng tại hợp tác xã là hình thức Nhật ký- Sổ cái Kế toán áp dụng hệ thống tài khoản, các sổ kế toán và báo cáo tài chính theo chế độ kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp

Ngoài sổ Nhật ký- Sổ cái, kế toán còn mở các loại sổ chi tiết để theo dõi các tài sản, nguồn vốn, các khoản doanh thu và chi phí của hợp tác xã như: sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tài sản cố định, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết chi phí, sổ theo dõi góp vốn của xã viên, sổ theo dõi nguồn vốn kinh doanh, sổ theo dõi các quỹ của hợp tác xã, sổ theo dõi chi phí trả trước, sổ theo dõi thanh toán với xã viên

Cuối kỳ kế toán phải lập các báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan quản lý nhà nước và cung cấp công khai trước xã viên Hợp tác xã chọn kỳ kế toán theo năm dương lịch, các báo cáo phải lập cuối kỳ kế toán (hay cuối năm) gồm: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo doanh thu, chi phí và phân phối lãi trong hợp tác xã, báo cáo nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của hợp tác xã, báo cáo tình hình công nợ và báo cáo kiểm kê tài sản cuối năm Tuy nhiên khi kết thúc vụ sản xuất, kế toán phải lập báo cáo về doanh thu, chi phí và phân phối lãi của vụ để cung cấp cho các xã viên

c Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành lúa giống tại hợp tác xã

Hợp tác xã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp để thực hiện tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành sản

phẩm Để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh, kế toán sử dụng tài khoản 631- Chi

phí sản xuất kinh doanh mở chi tiết cho hoạt động sản xuất lúa giống

Vì chỉ sản xuất lúa giống tại một địa điểm nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là diện tích đất dùng để trồng lúa giống Các chi phí sản xuất phát sinh như: chi phí về giống lúa, chi phí thuê nhân công thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất như cấy, gặt, suốt,… chi phí về nhiên liệu phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định,…đều được tập hợp vào tài khoản 631- Chi tiết cho hoạt

Trang 30

động sản xuất lúa giống Trong quá trình sản xuất lúa giống có sử dụng dịch vụ bơm nước được cung cấp bởi chính hoạt động bơm tưới của hợp tác xã Giá trị của dịch vụ bơm tưới được xác định theo giá mà hợp tác xã cung cấp cho các xã viên trong hợp tác xã Lúa giống sau khi được sản xuất sẽ chuyển vào kho để chờ bán cho các xã viên

Cuối vụ, hợp tác xã tiến hành xác định giá thành cho từng kg lúa giống bằng phương pháp giản đơn sau khi loại trừ các sản phẩm phụ thu hồi (nếu có) Tài khoản 631 có số dư cuối kỳ là chi phí làm đất chuẩn bị sản xuất cho vụ sau

Sơ đồ 2-3: Kế toán hoạt động sản xuất lúa giống ở hợp tác xã

Tóm lại, doanh nghiệp hay hợp tác xã có tổ chức hoạt động sản xuất lúa giống đều phát sinh các chi phí sản xuất tương tự nhau Tại doanh nghiệp, tuy áp dụng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại mở các tài khoản loại 6 để tập hợp chi phí sản xuất (hệ thống tài khoản kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không có các tài khoản này) Điều này cho thấy các doanh nghiệp có nhu cầu theo dõi các khoản mục chi phí khác nhau góp phần hình thành nên sản phẩm Việc phân loại các chi phí phát sinh để ghi nhận vào các tài khoản tại doanh nghiệp chưa phù hợp, chẳng hạn như tất cả các chi phí về thuê nhân công đều được ghi nhận vào tài khoản 622, trong khi đó có những chi phí thuê nhân công không phải là nhân công trực tiếp sản xuất như nhân công giữ lúa Bên cạnh đó, có những chi phí doanh nghiệp bỏ qua không hạch toán vào tài khoản như chi phí khấu hao quyền sử dụng đất hoặc những chi phí không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ

Từ hoạt động thực tế của doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất lúa giống cho thấy các doanh còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại và hạch

TK 111 TK 631- Chi phí sản xuất lúa giống TK 155Chi phí lúa giống

Chi thanh toán tiềnnhân công cấy, gặt, suốt

Chi phí khấu hao máy

Nhập kho lúa giống thành phẩm

TK 214

TK 511- Doanh thu bơm tưới

SDCK: Chi phí sản xuất lúa giống dở dang cuối kỳ

Chi phí bơm tướitrong sản xuất lúa giốngmóc sử dụng trong sản xuất

Trang 31

toán đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để có thể xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác và hợp lý

2.3.2 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu

Hoạt động chăn nuôi ở An Giang chủ yếu là chăn nuôi heo, bò, cá sấu, các loại gia cầm…Tuy nhiên các hoạt động chăn nuôi đa phần quy mô nhỏ, được thực hiện tại các hộ nông dân và các trang trại chăn nuôi nhỏ nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh Các hộ nông dân và các trang trại chăn nuôi không tổ chức công tác kế toán mà chỉ ghi nhận các khoản chi phí phát sinh đến khi tiêu thụ được gia súc hoặc các sản phẩm thu được từ hoạt động chăn nuôi thì xác định lợi nhuận thu được trong kỳ sản xuất đó Vì các hộ chăn nuôi không tổ chức công tác kế toán nên tác giả không tiến hành khảo sát

Chăn nuôi cá sấu là hoạt động còn mới mẻ đối với người dân và sản phẩm từ việc chăn nuôi cá sấu cũng còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam Tuy nhiên, món ăn từ thịt cá sấu ngon, lạ và hơn thế nó còn rất bổ dưỡng vì ít chất béo Một vài số liệu cho biết, trung bình lượng mỡ trong thịt cá sấu chiếm khoảng 1-1,5%, trong lúc lượng đạm chiếm khoảng 20- 22% Cá sấu nuôi để mổ thịt chỉ khoảng 3 tuổi, nặng từ 25 đến 50 kg là ngon nhất So với các loại thịt truyền thống như heo, bò, cừu, thịt cá sấu có ít năng lượng và mỡ hơn Trong thịt sấu có 17 loại axit amin, trong đó có 7 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được Vì vậy, thịt cá sấu thích hợp dùng để bồi dưỡng người bệnh, trẻ em suy dinh dưỡng Xương cá sấu phối hợp một số loại dược thảo dùng nấu cao trị các chứng đau nhức xương, biếng ăn, viêm xoang, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh Người ta còn dùng máu cá sấu hoặc mật sấu hòa với rượu uống vào để tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, trị chứng hen suyễn Những lợi ích trên đã làm thay đổi quan điểm tiêu dùng của người Việt Nam, đồng thời nó mở ra một thị trường mới cho thịt cá sấu Ngoài thị trường trong nước, thị trường Trung Quốc cũng có nhu cầu cao về thịt cá sấu Chính các thị trường này đã giúp nghề nuôi cá sấu hình thành ngành và đang phát triển mạnh tại các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trên địa bàn tỉnh An Giang có có nhiều trại nuôi cá sấu nhưng chủ yếu là nuôi theo hộ gia đình, mỗi hộ nuôi từ vài chục đến vài trăm con cá sấu, chỉ có hai trại nuôi cá sấu lớn đã hình thành doanh nghiệp là DNTN Vân Anh và DNTN Đang Công tác kế toán tại các doanh nghiệp này được tổ chức như sau:

2.3.2.1 Đặc điểm hoạt động nuôi cá sấu

Hoạt động nuôi cá sấu hiện nay tại các doanh nghiệp chủ yếu là nuôi lấy thịt, một vài doanh nghiệp có hoạt động nuôi cá sấu sinh sản Cá sấu nuôi lấy thịt và nuôi sinh sản được chăm sóc riêng nên việc nuôi cá sấu đòi hỏi phải có diện tích chuồng trại rộng Thời gian nuôi cá sấu con đến khi bán thấy thịt khoảng 1,5- 2 năm tùy thuộc vào con giống ban đầu lớn hay nhỏ Giống cá sấu được doanh nghiệp mua tại các trại nuôi cá sấu ở bên ngoài hoặc lấy từ hoạt động nuôi cá sấu sinh sản của chính doanh nghiệp

Việc nuôi cá sấu sinh sản giúp doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn cung cấp giống đầu vào và đảm bảo được chất lượng con giống Tuy nhiên doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng chuồng trại và chi phí về thức ăn, chăm sóc khá lớn

Trang 32

Nguồn thức ăn cho cá sấu được các doanh nghiệp mua từ các vựa cá ở Kiên Giang, ngoài ra doanh nghiệp cũng thu mua cá biển từ các chợ để làm thức ăn cho cá sấu

2.3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nuôi cá sấu

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá sấu được hình thành từ các trại nuôi cá sấu gia đình nên việc tổ chức công tác kế toán khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp khá đơn giản, chỉ gồm một kế toán và một thủ quỹ

Chế độ kế toán được các doanh nghiệp sử dụng là chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quyết định 1177) Hình thức kế toán đang áp dụng tại các doanh nghiệp này là hình thức Nhật ký chung hoặc Nhật ký- Sổ cái

Hoạt động nuôi cá sấu có chu kỳ sản xuất dài, thông thường dài hơn một năm nhưng theo quy định của cơ quan thuế thì kỳ kế toán của doanh nghiệp là năm dương lịch, như vậy kỳ kế toán không trùng với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cuối kỳ kế toán báo cáo với chủ doanh nghiệp về các chi phí đã phát sinh trong kỳ cũng như báo cáo về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty, kế toán phải cung cấp cho chủ doanh nghiệp các báo cáo sau:

- Báo cáo tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

- Báo cáo chi phí nuôi cá sấu dở dang (nuôi lấy thịt và nuôi đẻ)

- Báo cáo kết quả hoạt kinh doanh trong kỳ (nếu trong kỳ phát sinh doanh thu)

- Báo cáo tiền vay ngân hàng

- Báo cáo về chi phí xây dựng cơ bản (nếu có)

Đồng thời kế toán cũng phải nộp các báo cáo tài chính theo quy định cho cơ quan thuế

2.3.2.3 Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp nuôi cá sấu

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh ở doanh nghiệp chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn xây dựng cơ bản sẽ phát sinh các chi phí về xây dựng chuồng trại như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác có liên quan trong quá trình xây dựng chuồng trại

- Giai đoạn chăn nuôi sẽ phát sinh các chi phí như: chi phí mua con giống, chi phí về thức ăn, chi phí nhân công chăm sóc cá sấu, chi phí quản lý khác, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất

Kế toán tập hợp các chi phí phát sinh từ việc xây dựng chuồng trại ban đầu vào tài khoản 241- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Khi hoàn thành quá trình xây dựng cơ bản thì kết chuyển giá trị tài sản cố định sang tài khoản 211-Tài sản cố định Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp vẫn phải treo giá trị tài sản cố định là chuồng trại trên tài khoản 241 vì trong quá trình xây dựng chỉ thuê mướn thầu tư nhân thi công nên không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, vì vậy cơ quan thuế

Trang 33

không chấp nhận việc vốn hóa phần chi phí xây dựng chuồng trại này thành tài sản Bút toán ghi nhận chi phí xây dựng chuồng trại được thực hiện như sau:

Nợ 241- Xây dựng cơ bản dở dang

Có các tài khoản liên quan (tài khoản 111, 152,…) Khi bắt đầu công việc nuôi cá sấu thì kế toán mở tài khoản 154- Chi phí nuôi sản xuất dở dang và tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình chăn nuôi vào tài khoản này Nếu doanh nghiệp vừa có tổ chức hoạt động cá sấu thịt vừa có hoạt động nuôi cá sấu sinh sản thì kế toán đã mở hai tài khoản chi tiết của 154- Chi phí chăn nuôi dở dang cho hai hoạt động này Trong đó: 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang và 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang

Đối với hoạt động nuôi cá sấu thịt, chi phí phát sinh được hạch toán như sau:

- Chi phí con giống: doanh nghiệp mua con giống từ các trại nuôi khác nhưng cũng có thể lấy con giống từ đàn cá sấu sinh sản của mình Kế toán hạch toán chi phí giống như sau:

Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang

Có 111- Tiền mặt (Nếu doanh nghiệp mua giống từ các trại nuôi khác)

Có 1542- Chi phí nuôi các sấu sinh sản dở dang (Nếu lấy giống cá sấu từ trại nuôi của chính doanh nghiệp)

- Các chi phí về thức ăn cho cá sấu: thức ăn cho cá sấu thường là các loại cá biển tươi được doanh nghiệp hợp đồng mua từ các vựa cá ở Kiên Giang, hoặc cũng có khi doanh nghiệp mua phế phẩm đầu cá basa, cá tra từ các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh Chi phí này được ghi nhận như sau:

Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang (phần phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt)

Có 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Trong một số trường hợp khi nguồn thức ăn cho cá sấu khan hiếm hoặc không đủ, doanh nghiệp phải mua thức ăn từ các chợ Những khoản chi này không có hóa đơn nên kế toán không ghi nhận vào tài khoản 154 mà thông thường chủ doanh nghiệp phải chịu các khoản chí chí đó

- Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí tiền lương trả cho công nhân làm công việc chăm sóc cá sấu như dọn dẹp chuồng trại, cho cá sấu ăn Doanh nghiệp không thực hiện việc trích BHXH, BHYT cho công nhân nên kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán sau:

Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang (phần phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt)

Có 334- Phải trả công nhân (số tiền lương phải trả cho công nhân) Khi thanh toán lương, kế toán sẽ thực hiện bút toán:

Nợ 344- Tiền lương phải trả cho công nhân

Trang 34

Chi phí thức ăn và chi phí nhân công trực tiếp chăm sóc được phân bổ cho từng hoạt động chăn nuôi theo tiêu thức doanh thu thu được trong kỳ nếu trong kỳ có phát sinh doanh thu Nếu trong kỳ không phát sinh doanh thu thì các chi phí này được phân bổ cho các hoạt động chăn nuôi theo sự ước lượng của chủ doanh nghiệp

- Chi phí sản xuất chung: các chi phí sản xuất chung như chi phí điện chiếu sáng chuồng trại, chi phí nước để làm vệ sinh chuồng trại Tương tự, chi phí sản xuất chung cũng được phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt và cá sấu sinh sản theo cách thức giống như chi phí nhân công trực tiếp Kế toán ghi nhận các khoản mục chi phí này như sau:

Nợ 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang (phần phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu thịt)

Có 111- Tiền mặt (thanh toán chi phí điện, nước phục vụ chăn nuôi) Tại các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu không phát sinh chi phí nhân công quản lý ở nơi chăn nuôi vì chủ doanh nghiệp tự thực hiện các công việc như đôn đốc, kiểm tra công nhân thực hiện các công việc của mình Trong chi phí sản xuất chung không phát sinh chi phí khấu hao tài sản là chuồng trại vì chi phí xây dựng chuồng trại của doanh nghiệp không được cơ quan thuế đồng ý vốn hóa thành tài sản cố định vì không có chứng từ hợp lệ Chi phí sản xuất chung cũng không bao gồm chi phí khấu hao quyền sử dụng đất vì doanh nghiệp không ghi nhận tài sản này vào tài sản của doanh nghiệp

Do chu kỳ chăn nuôi của doanh nghiệp thường dài hơn kỳ kế toán nên khi kết thúc kỳ kế toán, nếu cá sấu chưa đủ lớn đển bán thì kế toán sẽ tổng hợp chi phí phát sinh trên tài khoản 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang để báo cáo với chủ doanh nghiệp Tài khoản 1541 sẽ có số dư cuối kỳ, số dư này thể hiện các khoản chi phí đã chi ra để thực hiện công việc chăn nuôi cá sấu thịt trong suốt kỳ kế toán

Sang kỳ kế toán sau, khi bán cá sấu kế toán sẽ kết chuyển chi phí chăn nuôi phát sinh từ tài khoản 1541 sang tài khoản 632 để xác định kết quả kinh doanh đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng Bút toán thực hiện như sau:

Nợ 632- Giá vốn hàng bán (toàn bộ chi phí phát sinh từ việc chăn nuôi cá sấu)

Có 1541- Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang Ghi nhận doanh thu như sau:

Nợ 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có 511- Doanh thu bán cá sấu

Hoạt động chăn nuôi cá sấu là hoạt động sản xuất kinh doanh không chịu thuế giá trị gia tăng nên kế toán ghi nhận doanh thu bán cá sấu theo bút toán như trên Tóm lại, quá trình kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá sấu thịt được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 35

Sơ đồ 2-4: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu thịt

Đối với hoạt động nuôi cá sấu sinh sản, trong kỳ cũng phát sinh các chi phí thức ăn, chi phí công nhân chăm sóc cá sấu và các chi phí phục vụ khác như chi phí tiền điện, tiền nước Các chi phí này cũng được tập hợp vào tài khoản 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang tương tự như chi phí nuôi cá sấu thịt Khi xuất bán cá sấu con thì sẽ kết chuyển phần chi phí phát sinh từ tài khoản 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang sang tài khoản 632- Giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh Khi xuất bán, trên cơ sở các chi phí phát sinh doanh nghiệp xác định giá thành từng con cá sấu con Trường hợp chuyển cá sấu con sang đàn cá sấu nuôi lấy thịt, doanh nghiệp xác định giá trị cá sấu con chuyển đàn theo giá thành sản xuất của đàn cá sấu con đó

Khi nuôi dưỡng đàn cá sấu sinh sản ban đầu, các chi phí phát sinh như chi phí mua giống, chi phí nhân công chăm sóc, chi phí điện nước cũng được tập hợp vào tài khoản 241- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang, khi đàn cá sấu bắt đầu sinh sản thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển sang tài khoản 211- Tài sản cố định Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tài sản cố định sinh học này doanh nghiệp không thực hiện trích khấu hao

Kế toán quá trình nuôi để tạo đàn cá sấu bố mẹ được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 111 TK 1541- Chi phí nuôi thịt cá sấu dở dang TK 632Chi phí mua con giống

Chi tiền mua thức ăn

Thanh toán tiền mua thức ăn

Trang 36

Chu

Sơ đồ 2-5 : Kế toán chi phí ban đầu khi nuôi đàn cá sấu bố mẹ

Kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình nuôi cá sấu sinh sản được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2-6: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu sinh sản

TK 111 TK 1542- Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang TK 1541Chi tiền mua thức ăn

Thanh toán tiền mua thức ăn

Chi tiền thanh toán tiền điện, nước

đàn cá sấu con khi chuyển đàn

TK 111, 1542 TK 241- Chi phí nuôi đàn cá sấu sinh sản TK 211Chi phí mua con giống

Chi tiền mua thức ăn

Thanh toán tiền mua thức ăn

Kết chuyển giá trị đàn cá sấu

sang nuôi thịt

632Kết chuyển giá trị

đàn cá sấu con khi bán

Trang 37

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu áp dụng chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang (vì doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên) Khi toàn bộ chi phí sản xuất được ghi nhận trên tài khoản 154, không phân biệt các chi phí đó theo chức năng hoạt động, một mặt làm giảm nhẹ công việc ghi chép của kế toán nhưng khi chủ doanh nghiệp cần những thông tin chi tiết về chi phí thì kế toán phải tiến hành phân loại các chi phí mới có thể lập các báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý Ngoài ra, việc không ghi nhận các khoản chi phí tách bạch nhau sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh những bất cập trong việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất, các doanh nghiệp chăn nuôi cá sấu còn gặp khó khăn về chứng từ kế toán Những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản ban đầu chuồng trại không được vốn hóa thành tài sản cố định nên không được phép trích khấu hao mặc dù chuồng trại tham gia trực tiếp vào quá trình chăn nuôi của doanh nghiệp Những chi phí về thức ăn mua ở chợ không có hóa đơn kế toán doanh nghiệp không hạch toán vào chi phí sản xuất mà sẽ ghi giảm các khoản khác như vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp,…

Đối với hoạt động nuôi cá sấu sinh sản, doanh nghiệp không tiến hành phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định là đàn cá sấu bố mẹ vì theo doanh nghiệp không thể dự báo được thời gian đàn cá sấu bố mẹ có thể sinh sản tốt (thời gian hữu dụng của tài sản) Do đó, doanh nghiệp chỉ ghi nhận đàn cá sấu bố mẹ là tài sản cố định khi chúng đến độ sinh sản và khi chúng không còn sinh sản tốt nữa thì sẽ bán chúng, không trích khấu hao trong quá trình sử dụng chúng để sinh sản Việc bỏ qua chi phí khấu hao tài sản cố định sinh học này làm cho việc xác định giá thành sẽ không chính xác ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động chăn nuôi cá sấu tập trung nên có những chi phí phát sinh phục vụ cho cả hai hoạt động nuôi lấy thịt và nuôi sinh sản mà thể tập hợp riêng được Những chi phí này được kế toán phân bổ theo ý của chủ doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp thường dựa vào cảm tính

2.3.3 Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản

Hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang chủ yếu là nuôi cá trong đó tra và basa chiếm tỷ lệ lớn Tuy nhiên hoạt động nuôi thủy sản chỉ tồn tại chủ yếu dưới hình thức cá thể, hộ gia đình Hiện nay số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá tra, basa chiếm ưu thế nhưng các doanh nghiệp tư nhân này lại không tổ chức công tác kế toán mà chỉ ghi chép chi phí phát sinh trong quá trình nuôi, đến khi thu hoạch bán và thu được doanh thu sẽ trừ với chi phí để xác định lợi nhuận của kỳ nuôi đó

Ở An Giang, theo thông kê của Chi cục HTX thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản Tuy nhiên, do hai vụ nuôi cá bè gần đây các xã viên trong HTX gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ cá thành phẩm, giá cá tăng giảm thất thường và thường giảm vào thời điểm thu hoạch cá nên hoạt động của các HTX không hiệu quả Các HTX thủy sản này chưa thực hiện kế toán kép và hiện nay các HTX thủy sản này chỉ hoạt động cầm

Trang 38

chừng nên tác giả không khảo sát công tác kế toán hoạt động nuôi cá bè tại các HTX này

Đối với các công ty chế biến thủy sản có quy mô tương đối lớn, để chủ động được nguồn nguyên liệu cá tra, basa các công ty này tổ chức các tổ liên kết sản xuất Các tổ sản xuất này chủ yếu là các hộ nuôi cá được công ty cung cấp vốn để nuôi, đến thời điểm thu hoạch, các hộ trong tổ sản xuất phải bán cá cho công ty và công ty thu hồi lại phần vốn đã cho vay cùng với một tỷ lệ lợi nhuận nhất định, phần lợi nhuận còn lại các hộ nuôi được hưởng Như vậy, hoạt động tổ chức nuôi cá theo hình thức các tổ sản xuất này không nằm trong hệ thống kế toán của các công ty chế biến thủy sản, các hộ nuôi cá thì không tổ chức công tác kế toán Các hộ nuôi cá cũng chỉ ghi nhận các chi phí phát sinh trong từng vụ nuôi để xác định lợi nhuận cuối vụ mà thôi Việc tổ chức ra các tổ liên kết sản xuất vừa có lợi cho các công ty chế biến thủy sản vì chủ động được nguồn nguyên liệu chế biến vì các hộ trong tổ liên kết phải cam kết bán cá cho công ty Ngược lại các hộ nuôi tham gia vào tổ liên kết của có lợi là không phải lo về vốn, được tập huấn các kỹ thuật nuôi,… Do không tổ chức công tác kế toán nên tác giả không tiến hành khảo sát hoạt động nuôi cá ở các tổ liên kết này

Đối với hoạt động nuôi thủy sản, tác giả chỉ khảo sát công tác kế toán tại một doanh nghiệp vừa có hoạt động nuôi cá vừa có hoạt động chế biến thủy sản và sản xuất thức ăn thủy sản để thấy được sự luân chuyển các sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp đó là công ty TNHH Mekong

2.3.3.1 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp có nhà máy chế biến phụ phẩm, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, nhà máy chế biến thủy sản (sản xuất cá tra, basa file hoặc gia công cho các nhà máy khác) Đồng thời doanh nghiệp có tổ chức hoạt động nuôi cá tra, basa Thời gian nuôi cá khoảng 6 tháng, thành phẩm từ hoạt động nuôi cá bè được chuyển sang làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến cá tra, basa file của doanh nghiệp Trong các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi cá thì chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất Thức ăn cho cá chủ yếu lấy từ nhà máy chế biến thức ăn viên của doanh nghiệp, ngoài ra cũng có thể mua các loại thức ăn tươi từ bên ngoài về xay cho cá ăn thêm

Các sản phẩm, phụ phẩm thu hồi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với nhau Nguyên liệu cá tra, cá basa sau khi được chế biến thành thành phẩm cá tra, cá basa file, phần phụ phẩm thu hồi sẽ được chuyển sang nhà máy chế biến phụ phẩm để ép lấy mỡ Phần xác cá sau khi ép lấy mỡ sẽ được trộn với bột mì, tấm, cám, và những chất phụ liệu khác để sản xuất thức ăn viên cho cá ở nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Thức ăn viên cho cá sau đó sẽ được chuyển sang trại nuôi cá để phục vụ cho hoạt động nuôi cá

2.3.3.2 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp

Phòng kế toán của doanh nghiệp đặt tại trụ sở của doanh nghiệp, cùng địa điểm với nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, nhà máy chế biến thủy sản và nhà máy chế biến phụ phẩm Bộ phận kế toán gồm có 3 người, trong đó:

Trang 39

- Kế toán tổng hợp theo dõi thu, chi tiền mặt, nhập xuất nguyên vật liệu, theo dõi công nợ, xây dựng cơ bản

- Thủ quỹ giữ tiền mặt và thực hiện việc thu chi khi có yêu cầu

- Kế toán trưởng kiểm tra thu chi, định kỳ lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính

Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và sử dụng hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Doanh nghiệp có các hoạt động sản xuất chính là chế biến cá tra, basa, chế biến phụ phẩm, sản xuất thức ăn viên cho cá và nuôi cá bè Các hoạt động chế biến phụ phẩm và sản xuất thức ăn thủy sản và chế biến cá tra, basa file diễn ra tại trụ sở công ty nên kế toán công ty sẽ theo dõi và ghi nhận chi phí cũng như doanh thu có liên quan đến các hoạt động này Hoạt động nuôi cá bè được tổ chức sản xuất ở trại chăn nuôi nên định kỳ nhân viên ở trại chăn nuôi sẽ chuyển chứng từ thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trại chăn nuôi về phòng kế toán của công ty để tiến hành ghi sổ

2.3.3.3 Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp

Quá trình luân chuyển các sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp được xác định như sau:

- Đối với hoạt động chế biến cá tra, basa file, nguyên liệu đầu vào của hoạt động này là cá tra, basa nguyên con Nguyên liệu có thể được mua từ bên ngoài hoặc từ trại nuôi cá của doanh nghiệp chuyển qua Cá tra, basa nguyên liệu chuyển từ trại nuôi cá sang nhà máy chế biến cá tra, basa file theo giá thị trường tại thời điểm chuyển giao

- Đối với nhà máy chế biến phụ phẩm, nguyên liệu đầu vào ban đầu là phụ phẩm của hoạt động chế biến cá tra, basa file Bên cạnh việc sử dụng nguồn nguyên liệu của nhà máy chế biến cá tra, basa file của công ty, nhà máy còn mua nguyên liệu từ các nhà máy chế biến cá tra, basa file của các công ty khác trong tỉnh Do đó, giá trị của phần nguyên liệu phụ phẩm do nhà máy chế biến cá tra, basa file chuyển sang sẽ được xác định theo giá trị trường tại thời điểm chuyển giao

- Xác cá sau khi ép lấy mỡ là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn viên cho cá Giá trị xác cá sau khi ép lấy mỡ chuyển từ nhà máy chế biến phụ phẩm sang nhà máy chế biến thức ăn thủy sản được tính theo tỷ lệ 50% giá trị phụ phẩm đầu và xương cá mua vào ban đầu Thức ăn viên được sản xuất có bán ra bên ngoài nhưng rất ít, chủ yếu là phục vụ cho hoạt động nuôi cá bè Giá trị thức ăn viên chuyển giao cho bộ phận nuôi cá bè theo giá thành thực tế của sản phẩm

Kế toán tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: - Đối với từng hoạt động như chế biến cá tra, basa file, chế biến phụ phẩm, sản xuất thức ăn thủy sản, nuôi cá bè kế toán sẽ mở các tài khoản 154- Chi phí sản xuất dở dang để theo dõi chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm của từng hoạt động Như vậy kế toán sẽ mở bốn (04) tài khoản 154 với nội dung như sau:

1541- Chi phí sản xuất cá tra, basa file dở dang 1542- Chi phí chế biến phụ phẩm dở dang

Trang 40

1543- Chi phí sản xuất thức ăn viên dở dang 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang

- Kế toán mở các tài khoản tập hợp chi phí như 621- Chi phí nguyên liệu trực tiếp, 622- Chi phí nhân công trực tiếp, 627- Chi phí sản xuất chung để tập hợp chi phí phát sinh ở từng hoạt động là: chế biến cá tra, basa file và chế biến thức ăn thủy sản Các chi phí sản xuất chung phát sinh tại nhà máy chủ yếu được tập hợp cho hai hoạt động là chế biến cá tra, basa file và sản xuất thức ăn thủy sản

- Đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp là từng hoạt động sản xuất kinh doanh Những chi phí sản xuất chung không tập hợp riêng được thì công ty tính cho hoạt động chế biến cá tra, basa file vì công ty xem hoạt động chế biến cá tra, basa file là hoạt động chính nên phải chịu các chi phí sản xuất chung này

- Đối với hai hoạt động còn lại là chế biến phụ phẩm và nuôi cá bè thì kế toán không mở các tài khoản loại 6 để tập hợp chi phí mà phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh vào tài khoản 154 Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chỉ nghiên cứu kế toán đối với hoạt động nuôi cá bè mà thôi

Đối với hoạt động nuôi cá bè, các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như sau:

- Chi phí nguyên liệu trực tiếp: chi phí về cá giống, chi phí thức ăn cho cá

Doanh nghiệp mua cá giống từ Trung tâm sản xuất giống thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc từ các hộ sản xuất cá giống có uy tín Chi phí cá giống được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng Kế toán ghi nhận chi phí này bằng bút toán sau:

Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang

Có 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Thức ăn cho cá được cung cấp từ nhà máy chế biến thức ăn của công ty, ngoài ra trại nuôi cá cũng có mua thêm thức ăn từ bên ngoài Ngoài thức ăn viên, cá tra, basa nuôi bè còn ăn các loại thức ăn khác như cua đồng xay,… Tuy nhiên, các thức ăn thêm này thường được mua ở chợ nên không có chứng từ hợp lệ, do đó kế toán không ghi nhận các khoản chi này vào chi phí nuôi cá Chi phí về thức ăn được kế toán ghi nhận như sau:

Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang

Có 1542- Chi phí sản xuất thức ăn thủy sản dở dang

Có 111- Tiền mặt (mua thêm thức ăn bên ngoài có chứng từ hợp lệ)

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền công trả cho công nhân chăm

sóc ở trại nuôi cá Doanh nghiệp chưa thực hiện trích BHXH, BHYT nên chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm tiền công trả cho công nhân và các khoản tiền thưởng nếu có Kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp như sau:

Nợ 1544- Chi phí nuôi cá bè dở dang

Có 334- Tiền lương phải trả cho công nhân

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

Hình ảnh liên quan

Bảng 0-2: Cơ cấu mẫu nghiờn cứu của đề tài - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

Bảng 0.

2: Cơ cấu mẫu nghiờn cứu của đề tài Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 0-1: Thống kờ doanh nghiệp sản xuất nụng nghiệp ở AnGiang theo ngành nghề và loại hỡnh doanh nghiệp - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

Bảng 0.

1: Thống kờ doanh nghiệp sản xuất nụng nghiệp ở AnGiang theo ngành nghề và loại hỡnh doanh nghiệp Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 0-3: Kết quả khảo sỏt tỡnh hỡnh ỏp dụng hệ thống tài khoản kế toỏn ở cỏc doanh nghiệp và HTX sản xuất nụng nghiệp ở An Giang  - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

Bảng 0.

3: Kết quả khảo sỏt tỡnh hỡnh ỏp dụng hệ thống tài khoản kế toỏn ở cỏc doanh nghiệp và HTX sản xuất nụng nghiệp ở An Giang Xem tại trang 9 của tài liệu.
4%Nuụi tr?ng  - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

4.

%Nuụi tr?ng Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2-1: Thống kờ doanh nghiệp nụng nghiệp tại AnGiang theo ngành nghề và loại hỡnh doanh nghiệp đến thỏng 5 năm 2006 - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

Bảng 2.

1: Thống kờ doanh nghiệp nụng nghiệp tại AnGiang theo ngành nghề và loại hỡnh doanh nghiệp đến thỏng 5 năm 2006 Xem tại trang 23 của tài liệu.
2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tμ i chính  2113 TSCĐ vô hình  16 214  Hao mòn TSCĐ  - Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf

2111.

TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tμ i chính 2113 TSCĐ vô hình 16 214 Hao mòn TSCĐ Xem tại trang 65 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan