Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

33 777 1
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Họ tên: Đoàn Văn Duẩn Lớp: QLKT49B Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp vừa nhỏ Việt Nam hiện nay” PHẦN I : VỐN CỐ ĐỊNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP I. Lý luận chung về vốn cố định(VCĐ) 1. Khái niệm, đặc điểm nguồn hình thành VCĐ trong doanh nghiệp 1.1. Khái niệm VCĐ * Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định(TSCĐ) của doanh nghiệp. * TSCĐ là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn sau: - Thời gian sử dụng: từ một năm trở lên - Tiêu chuẩn về giá trị: phải giá trị tối thiểu một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ(theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ giá từ 10.000.000 VNĐ trở lên). * Đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp là nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó, hình thái vật chất đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Nhưng giá trị của nó lại được chuyển hóa từng phần vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển hóa này cấu thành một yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. 1.2. Phân loại TSCĐ 1.2.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình. * TSCĐ hữu hình: là những tài sản hình thái, vật chất, được chia thành các nhóm sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn - Thiết bị, dụng cụ quản lý - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm - Các TSCĐ hữu hình khác. * TSCĐ vô hình: là những tài sản không hình thái vật chất, thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các loại sau: - Quyền sử dụng đất - Chi phí thành lập doanh nghiệp - Chi phí về bằng phát minh, sáng chế - Chi phí nghiên cứu phát triển - Chi phí về lợi thế thương mại - Quyền đặc nhượng - Nhãn hiệu thương mại… 1.2.2. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng - TSCĐ đang dùng: là những TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, an ninh của doanh nghiệp. - TSCĐ chưa dùng: là những TSCĐ cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. - TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết hoặc không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. 1.2.3. Phân loại TSCĐ theo tính chất, công dụng kinh tế Căn cứ theo tính chất, công dụng của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp thể chia thành các dạng sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho… - Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị chuyên dùng… - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như ô tô, xe máy, hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống dẫn nước… - Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường… - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm: là các loại vườn cây lâu năm như vườn cao su, cà phê, chè, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như trâu, bò, ngựa… - TSCĐ khác: bao gồm toàn bộ các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào những TSCĐ kể trên. 1.2.4. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bản hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. - TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ cho doanh nghiệp khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước. 1.3. Nguồn hình thành VCĐ 1.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp * Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp: Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các doanh nghiệp Nhà nước. Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các doanh nghiệp này mới bắt đầu hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn vốn do Nhà nước cấp. Ngoài ra các doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp, thành phần kinh tế cũng thể chọn được nguồn tài trợ từ phía Nhà nước trong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn cũng không phải thường xuyên. Do đó trong một vài trường hợp hết sức khó khăn, doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xem xét trợ cấp cho các doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên. Hình thức hỗ trợ thể được diễn ra dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản, hoặc ưu tiên giảm thuế . * Vốn tự của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự vốn do các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tự nếu là vốn dùng để đầu tư thì phải đạt được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư nếu là vốn tự của công ty, doanh nghiệp tư nhân thì không được thấp hơn vốn pháp định. Những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự còn được hình thành từ một phần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số khía cạnh khá nhạy cảm. Bởi khi công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ quyền sở hữu số vốn tăng lên của công ty. Tuy nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhận một phần nhỏ cổ phiếu do đó giá cổ phiếu thể bị giảm sút. * Vốn cổ phần: Nguồn vốn này hình thành do những người sáng lập công ty cổ phần phát hành cổ phiếu bán những cổ phiếu này trên thị trường mà được nguồn vốn nhất định. Trong quá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực của doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo thể sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường để thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, thì nguồn vốn cổ phần rất quan trọng. Nó thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượng lớn, mặt khác, nó cũng khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn. Tận dụng các hội đầu tư để được cả hai phía là người đầu tư doanh nghiệp phát hành chấp nhận. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải cực kỳ thận trọng tỷ mỷ trong việc đánh giá các nhân tố liên quan như: uy tín của công ty, lãi suất thị trường, mức lạm phát, tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính công ty gần đây… để đưa ra thời điểm phát hành tối ưu nhất, lợi nhất trong công ty. 1.3.2. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp * Vốn vay: Mỗi doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định của luật pháp mà thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong ngoài nước dưới các hình thức như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các loại chứng khoán của doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau. Nguồn vốn huy động này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suất vay, số lượng vốn đầu tư có. Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo điều kiện cho phía doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh hưởng đến lợi tức cùng với khả năng thanh toán vốn vay lãi suất tiền đi vay. * Vốn liên doanh: Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp trong nước nước ngoài để hình thành một doanh nghiệp mới. Mức độ vốn góp giữa các doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh. * Tài trợ bằng thuê (thuê vốn): Các doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị kiến trúc hơn là muốn mang danh làm chủ sở hữu thì thể sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướn hay còn gọi là thuê vốn. Thuê mướn nhiều hình thức mà quan trọng nhất là hình thức bán rồi thuê lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính. 2. Nội dung công tác quản lý sử dụng VCĐ 2.1. Hao mòn khấu hao TSCĐ 2.1.1 Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, thời gian, cường độ sử dụng… nên bị hao mòn dần đi. Hao mòn TSCĐ gồm hao mòn hữu hình hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn về vật chất giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất thì đó là sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu của các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, nhiệt độ, hóa chất… Để khôi phục lại giá trị sử dụng cần tiến hành sửa chữa thay thế. Về mặt giá trị, hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị TSCĐ cùng với quá trình dịch chuyển từng phần vào giá trị thương mại giá trị sản phẩm sản xuất. - Hao mòn vô hình: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của thiết bị khoa học kỹ thuật. 2.1.2. Khấu hao TSCĐ Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần dần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi lại vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái sản xuất TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: * Phương pháp khấu hao bình quân: là phương pháp tỷ lệ khấu hao mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Công thức: NG Mkh T = Trong đó: Mkh: Mức khấu hao hàng năm NG: Nguyên giá TSCĐ T : Thời gian sử dụng TSCĐ Tỷ lệ khấu hao hàng năm: .100Mkh Tkh NG = hoặc 100 Tkh T = *Phương pháp khấu hao giảm dần: Khấu hao theo số dư giảm dần Công thức: Mkh = Gdi.Tk Tk = Tkh.Hs Trong đó: Gdi: giá trị TSCĐ còn lại đầu năm Tk: tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần Tkh: tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng Hs: hệ số điều chỉnh được xác định tùy thuộc thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh được sử dụng các nước như sau: - Hệ số 1,5 với TSCĐ thời gian sử dụng 3-4 năm - Hệ số 2,0 với TSCĐ thời gian sử dụng 5-6 năm - Hệ số 2,5 với TSCĐ thời gian sử dụng trên 6 năm. * Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Công thức: NG Mkh Tki = Tki = số năm sử dụng còn lại / tổng số thứ tự các năm sử dụng Tki: tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm i theo phương pháp tổng số thứ tự các năm. * Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Mkh cho 1 đơn vị sản lượng = NGTSCĐ / tổng sản lượng ước tính trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ Mkh TSCĐ trong kỳ = Mkh cho 1 đơn vị sản lượng x Số sản lượng dự tính thực hiện trong kỳ 2.2. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ - Xác định phạm vi phải trích khấu hao TSCĐ tổng nguyên giá TSCĐ phải trích đầu kỳ kế hoạch. - Xác định nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ * Nguyên giá đầu kỳ kế hoạch phải khấu hao = Nguyên giá của toàn bộ TSCĐ – Nguyên giá TSCĐ không phải khấu hao. * Nguyên giá bình quân tăng trong kỳ = (Nguyên giá tăng trong kỳ x Số tháng khấu hao trong năm ) : 12 * Nguyên giá bình quân giảm trong kỳ = (NG giảm trong kỳ x Số tháng thôi khấu hao trong năm) : 12 * Nguyên giá bình quân phải tính khấu hao = NG phải tính khấu hao đầu kỳ + NG bình quân tăng trong kỳ – NG bình quân giảm trong kỳ. 2.3. Bảo toàn phát triển VCĐ VCĐ của doanh nghiệp thể sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn hoặc sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Do đặc điểm của TSCĐ VCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật chất còn giá trị lại dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Vì vậy bảo toàn VCĐ phải bao gồm hai mặt hiện vật giá trị.

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:39

Hình ảnh liên quan

Bảng: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế  giới - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

ng.

Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan