Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

43 387 0
Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một nước đang phát triển, xuất phát điểm với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Trước thềm hội nhập, Đảng Nhà nước ta đã đề ra nhứng chính sách để cải thiện nền kinh tế nước nhà tiến tới một xã hội văn minh phồn thịnh hơn. Hệ thống ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc biến chủ trương đó thành hiện thực bởi ngân hàng là nguồn chủ yếu huy động cung cấp vốn, khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế. Nhờ có hệ thống ngân hàng các nguồn vốn đầu tư được lưu chuyển đến những nơi cần thiết để phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựngsở hạ tầng. Đó chính là hoạt động của tín dụng ngân hàng, một đòn bẩy quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên mặt trái của nó luôn tồn tại song hành với hoạt động tín dụng "rủi ro". Vây đây là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro tín dụng trong một số trường hợp không những thiệt hại cho chính ngân hàng đó mà còn gây thiệt hại cho chính ngân hàng đó mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả hệ thống Ngân hàng nền kinh tế. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Bình Xuyên dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Đức Trụ em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên chọn đề tài: "Rủi ro tín dụng một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên" để làm luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu phần kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Ngân hàng thương mại rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng tín dụng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên. Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên. 1 CHƯƠNG 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, một bộ phận hợp thành trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường. Trong mỗi nước có một mô hình riêng về hệ thống trung gian tài chính, nhưng các ngân hàng thương mại lớn nhất về phạm vi, đối tượng cũng như khối lượng hoạt động giao dịch dịch vụ. Tại Việt Nam theo luật ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng được ban hành ngày 26/12/1997, NHTM được định nghĩa như sau: "NHTM" là tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả sử dụng số tiền đó để cho vay đầu tư, thực hiện nghĩa vụ chiết khấu làm các phương tiện thanh toán". 1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại Cùng với sự nghiệp đổi mới đi lên của đất nước thì không phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng: Thứ nhất: NHTM là nguồn chủ yếu huy động cung cấp vốn khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế. Thứ hai: NHTM là thủ quỹ của các tổ chức kinh tế. Thứ ba: NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp. 1 Thứ tư: NHTM là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thứ năm: NHTM là cầu nối của nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế. 2. Hoạt động tín dụng của NHTM Tín dụng Ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng, tuy nhiên nó vẫn giữ được bản chất ban đầu của quan hệ tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định của ngân hàng Nhà nước. Khách hàng cam kết hoàn trả nợ gốc lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Các khoản tín dụng của ngân hàng có nguồn vốn chủ yếu từ các khoản vay phát triển. Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 3. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM Rủi ro là những biến cố xảy ra ngoài ý muốn không dự tính trước được gây ra thiệt hại cho một công việc cụ thể nào đó. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường xảy ra những loại rủi ro sau: * Rủi ro nguồn vốn: Thường xảy ra một trong hai trường hợp sau: - Trường hợp thừa vốn: Tức là vốn bị ứ động không cho vay đầu tư được, vì vậy không sinh lời, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi hàng ngày cho người có tiền gửi vào ngân hàng. - Trường hợp thiếu vốn: Xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay đầu tư hoặc không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng. * Rủi ro tín dụng: Là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu khi khách hàng không trả, trả không đầy đủ hoặc không trả đúng hạn tiền gốc tiền lãi. 2 * Rủi ro lãi suất: Là những tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thị trường có sự biến đổi. * Rủi ro hối đoái: Là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Rủi ro này xuất hiện khi ngân hàng không có sự cân bằng về trạng thái ngoại hối tại thời điểm tỷ giá biến đổi. * Rủi ro thanh toán: Đây là loại rủi ro trong quá trình thanh toán có thể do sai sót nghiệp vụ hoặc bị lợi dụng trong thanh toán séc, thẻ, thanh toán điện tử. * Các rủi ro khác: Đó là các rủi ro thiên tai mạng như: thiên tai, hoả hoạn, động đất, hoặc bị lừa đảo, mất trộm .làm thiệt hại đến tài sản của ngân hàng. Tuy nhiên ta có thể dễ dàng hạn chế nó bằng biện pháp bảo hiểm. II. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM 1. Khái niệm rủi ro tín dụng Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động của ngân hàng, có có thể gây sáo trộn bất ngờ dẫn đến giảm sút trầm trọng về hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vật hoạt động kinh doanh của NHTM luôn chứa đựng những rủi ro "tiềm ẩn" nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy rủi ro tín dụng là: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động của ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng xảy ra tốn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ mình cam kết. (Theo quyết định 943/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). 2. Các hình thức rủi ro tín dụng 2.1. Không thu được lãi đúng hạn. 3 Cấp độ thấp nhất là khi người vay không trả được tiền lãi tín dụng đúng kỳ hạn khi đó ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp nhất vì ngoại trường trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng phần vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối vốn thì đến thời hạn trả lãi của khách hàng, khách hàng phải tạm hoãn trả lãi cho ngân hàng. 2.2 Không thu được vốn (nợ gốc) đúng hạn Khi không thu được nợ gốc đúng hạn cũng có nghĩa là một lượng vốn cho vay có thể gây khó khăn tạm thời. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển số nợ gốc dó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng. 2.3. Không thu được lãi hoặc thu không đủ tiền lãi Khi ngân hàng không thu được lãi hoặc thu không đầy đủ tiền lãi thì tính hình đã trở nên nghiêm trọng hơn.Không thu đủ lãi làm lãi treo đóng băng điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. 2.4. Không thu đủ vốn cho vay Không thu đủ vốn cho bay là nợ không có khả năng thu hồi, nếu tình trạng này phát sinh thường xuyên thì ngân hàng sẽ mất vốn kéo dài thài ngân hàng sẽ phá sản. Trên đây là bốn hình thức giúp cho NHTM nhận biết rủi ro tín dụng có biện pháp xử lý, tuy nhiên không phải lúc nào gặp rủi ro tín dụng thì ngân hàng đều phải trải qua bốn trường hợp trên. Có trường hợp khách hàng trả lãi rất đầy đủ đúng hạn nhưng cuối cùng lạ không thể trả nợ gốc cho ngân hàng. Vì vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng người ta thường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra tín dụng như lãi treo đóng băng hay nợ không có khả năng thu hồi được coi là rủi ro thực sự nên được xem xét để giải quyết hậu quả rút ra bài học kinh nghiệm. 3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng 4 *Khách hàng là cá nhân: Sau khi vay vốn của ngân hàng thường có rủi romột số nguyên nhân sau: Cá nhân thiếu năng lực pháp lý, thu không ổn định, bị mất việc làm, các sự kiện trong gia đình, trộm cắp hoặc sử dụng sai mục đích, thậm chí có cá nhân có mục đích lừa đảo ngân hàng. Việc quản lý quá trình sử dụng vốn vay ngân hàng đối với các cá nhân thường là rất khó khăn khi xảy ra các biến cố sẽ làm các cá nhân không trả nợ cho ngân hàng việc thu hồi nợ đối với cá nhân thường kéo dài phức tạp. *Khách hàng là các doanh nghiệp: Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hoá bị ứng đọng, thua lỗ trong kinh doanh. - Khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn nhiều hạn chế, trong nền kinh tế thị trường muốn thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có kiến thức, kỹ năng quản trị kinh doanh chứ không thể thành đạt chỉ bởi lòng nhiệt tình sự chịu đựng gian khổ. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tài chính khó khăn, vốn tự có thấp trong khi tồn tại nhiều nợ nần khiến doanh nghiệp sử dụng vốn sau mục đích như: Doanh nghiệp dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định hoặc kinh doanh bất động sản nên khi đến hạn trả nợ vẫn chưa kịp chuyển đổi thành tiền. Tất cả các nguyên nhân trên là từ phía khách hàng đối tác không thể thiếu trong các quan hệ tín dụng. Họ là người mang lại thu nhập cho ngân hàng, đồng thời đưa lại cho ngân hàng những nguy cơ rủi ro cho nên nếu hạn chế được những nguy có đó sẽ làm tăng đáng kể cho ngân hàng. 3.2 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Thường thì khi nhắc đến rủi ro tín dụng, người ta nghĩ đến đó là do khách hàng không chấp hành đúng những thoả thuận của ngân hàng. Nhưng như thế thì chưa đó, bởi vì ngân hàng là người quyết định cho vay hay không cho vay. Do vậy ngân hàng không thể không có những sai sót 5 dẫn đến rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng có thể tổng hợp thành các nguyên nhân sau: - Ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng không thể phù hợp với nền kinh tế. - Do cán bộ tín dụng chưa chấp hành đúng quy trình cấp tín dụng, không đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. - Năng lực trình độ quản lý của một bộ phận cán bộ tín dụng ngân hàng chưa đáp ứng kịp thời diễn biến rất nhanh của nền kinh tế thị trường. - Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Do việc tăng dư nợ không đi kèm với việc quản lý của cán bộ tín dụng nên dẫn đến tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, dư nợ bình quân quá lớn, số món vay nhiều, thuộc mọi lĩnh vực kinh tế nên cán bộ chuyên trách khó kiểm soát thường xuyên liên tục để có biện pháp hữu hiệu kịp thời ngăn chặn. - Do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng còn yếu kém, bất cập. - Công tác thanh tra kiểm soát nội bộ chưa theo kịp yêu cầu quản lý tín dụng. 3.3. Nguyên nhân khác - Môi trường kinh tế chưa ổn định do chính sách chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nạn hàng giả hàng nhập lậu. - Môi trường pháp lý trong lĩnh vực tín dụng chưa thật sự hoàn thiện, các văn bản pháp lý chưa đồng bộ khi thực hiện còn nhiều vướng mắc tạo ra các khe hở để kẻ xấu lợi dụng gây rủi ro cho cả doanh nghiệp ngân hàng. - Sự bất bình đẳng trong đói xử của một số cơ quan quản lý Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau. - Do nhà quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền. 6 - Ngoài ra, các nguyên nhân rủi ro điều kiện tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh .là những rủi ro mang tính chất thuần tuý có thể xảy ra đối với mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực kinh doanh. Các nhân tố này đã xảy ra đều làm ngừng trệ sản xuất kinh doanh thiệt hại tiền của doanh nghiệp, đe doạ khả năng thu hồi của ngân hàng. Như vậy, ngân hàng đã gián tiếp gánh chịu những rủi ro do thiên tai gây ra. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG. Như chúng ta đã biết ngân hàng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chỉ cần một biến động nhỏ trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng ngược lại khi các ngân hàng có vấn đề nhỏ sẽ lập tức tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt với vai trò quyết định sự sống còn của các NHTM nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì nó sẽ để lại hậu quả khôn lường. 1. Đối với bản thân ngân hàng. Trước tiên đó là thu nhập lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút, thậm chí thua lỗ. Sau đó là vấn đề uy tín, khi một ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm nghiêm trọng, khách hàng ồ ạt đến rút tiền, hoặc không đầu tư tiếp nứa. Ngân hàng sẽ không có nguồn vốn để kinh doanh hoặc thiếu vốn làm cho hoạt động bị gián đoạn, có khi bị ngừng lại dẫn đến thua lỗ, thu nhập của nhân viêm bị giảm sút, họ sẽ không có điều kiện công tác tốt, không thể cống hiến hết mình cho cơ quan được, đây là các nguyên nhân làm cho hoạt động của ngân hàng đi hết khó khăn náy đến khó khăn khác. Nếu không có quyết định bình tĩnh, đúng đắn làm cho ngân hàng đi vào thế bế tắc, dẫn đến phá sản ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa hạn chế rủi romột việc làm cần thiết cấp bách đối với các NHTM. 2.Đối với nền kinh tế. Có nhà kinh tế đã từng nói, nếu nền kinh tế là mộtchế sống thì hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu. Khi rủi ro tín dụng xảy ra nó 7 không chỉ thiệt hại cho bản thân, mà còn để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Có thể chu kỳ kinh tế bị biến đổi, lạm phát gia tăng, hoạt động kinh doanh bị đình trệ do không đủ vốn .Ngoài ra do thu nhập của chính những cán bộ ngân hàng bị giảm nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo làm cho một phần hàng hoá bị ứ động. Trên đây chỉ là nêu điển hình một số rủi ro tín dụng gây ra, còn mudôn vàn những vấn đề mà chúng ta không thể liệt kê được, như ảnh hưởng đến sự an nguy của nền kinh tế tất cả hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành đúng các quy định của pháp luật để hạn chế tối đa nhất để hạn chế những rủi ro nói chung những rủi ro tín dụng nói riêng. Góp phần vào sự ổn định phát triển của toàn xã hội. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH XUYÊN 1. Sự ra đời phát triển của NHNo PTNT Huyện Bình Xuyên NHNo&PTNT huyện Bình Xuyênmột ngân hàng cấp II,trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc. NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên ra đời cùng tiến trình đổi mới hệ thống NHNo&PTNT năm 1998, ban hành theo nghị định 53/HĐBT tách hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nước là NHNN cấp trực tiếp kinh doanh là các NHTM. NHNo&PTNT huyện Bình Xuyênmột đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNTVN thực hiện đầy đủ các chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Hai mươi năm qua là một chặng đường đầy thử thách đối với ngân hàng nhưng NHNo Bình Xuyên gắng không ngừng vươn lên, tự khẳng định mình ngày càng phát triển vững mạnh. 1.1 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo PTNT Huyện Bình Xuyên • Nhận các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế cá nhân dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi của các thành phần kinh tế được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. • Cho vay các dự án mà nhà nước chỉ định • Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thoả thuận với các loại hình cho vay đa dạng: Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các ngoại tệ mạnh. • Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên các đối tượng khác. 9

Ngày đăng: 19/07/2013, 15:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng kết quả huy động vốn và chovay của NHNo&PTNT Bỡnh Xuyờn - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 1.

Bảng kết quả huy động vốn và chovay của NHNo&PTNT Bỡnh Xuyờn Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Tỡnh hỡnh tớn dụng của NHNo&PTNT Bỡnh Xuyờn - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 2.

Tỡnh hỡnh tớn dụng của NHNo&PTNT Bỡnh Xuyờn Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 3: Cỏc dạng rủi ro tớn dụng - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 3.

Cỏc dạng rủi ro tớn dụng Xem tại trang 21 của tài liệu.
Nợ quỏ hạn của chi nhỏnh được thể hiện rừ qua bảng số liệu sau: - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

qu.

ỏ hạn của chi nhỏnh được thể hiện rừ qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 5. Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn theo loại tớn dụng và theo thành phần kinh tế - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 5..

Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn theo loại tớn dụng và theo thành phần kinh tế Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 6: Nợ quỏ hạn phõn theo thời gian - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 6.

Nợ quỏ hạn phõn theo thời gian Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 7: Nợ được gión và nguyờn nhõn - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 7.

Nợ được gión và nguyờn nhõn Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 8: Tỡnh hỡnh lói treo ở NHNo&PTNT huyện Bỡnh Xuyờn được phản ỏnh qua bảng sau - Rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bình Xuyên

Bảng 8.

Tỡnh hỡnh lói treo ở NHNo&PTNT huyện Bỡnh Xuyờn được phản ỏnh qua bảng sau Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan