ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

36 458 0
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công ty In Tài Chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB do Bộ trưởng Bộ Tài Chính kí ngày 17/8/1995.

B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -KĨ THẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái quát chung về công ty In Tài Chính Công ty In Tài Chính là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 925/TC/TCCB do Bộ trưởng Bộ Tài Chính kí ngày 17/8/1995. Tên giao dịch: Công ty In Tài Chính Trụ sở chính: Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội Ngoài ra công ty còn có một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở: 132 Đường Cộng Hòa – Phường 14 – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức sở hữu vốn: Ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung Hình thức hoạt động: Do đặc thù nghành In nên các hình thức hoạt đông của công ty là theo ngành sản xuất nhưng mang tính chất dịch vụ. Lĩnh vực kinh doanh: In tổng hợp các loại biên lai, các ấn chỉ có giá trị, các loại biểu mẫu sách báo,… Vốn kinh doanh: 109 tỷ đồng Tổ chức nhân sự: Tổng số lao động trong công ty là 262 người trong đó chi nhánh phía Bắc chiếm 182lao động, phía Nam 80 lao động, có 32 cán bộ quản lí. 1 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty In Tài Chính Công ty In Tài Chínhtrực thuộc Bộ Tài Chính tiền thân là nhà In Tài Chính và được thành lập theo quyết định số 41/TC/TCCB ký vào ngày 05/03/1985 nhằm đáp ứng yêu cầu về in ấn sổ sách, biểu mẫu, biên lai với số lượng lớn cho Bộ Tài Chính. Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành có thể chia quá trình hoạt động ra làm ba giai đoạn: Giai đoạn I (từ năm 1985 – 1989): Đây là thời kì công ty mới thành lập và đi vào hoạt động mang tên nhà In Tài Chính. Trong những năm đầu hoạt động công ty phải đối phó với muôn ngàn khó khăn. Số vốn ban đầu chỉ vọn vẹn có 05 triệu đồng, nhà xưởng ban đầu chỉ là một dãy nhà trẻ cấp 4 được cải tạo lại, máy móc thiết bị chỉ là 05 máy Typo cũ,01 máy Offset của Liên Xô, hệ thống điện nước thì chưa có gì. Tổ chức bộ máy nhân sự bấy giờ chỉ có 10 cán bộ khung chủ yếu được chuyển từ Ban đầu tư xây dựng Nhà In sang không có công nhân. Với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Bộ và sự chỉ đạo trực tiếp của văn phòng BTC, cán bộ nhân viên Nhà In đã từng bước tháo gỡ khó khăn. Đến năm 1987 Nhà In đã có sản phẩm đầu tiên, đó là những ấn phẩm tuy còn thô sơ, chất lượng còn thấp nhưng là nguốn động viên, khích lệ lớn nhất đối với cán bộ, nhân viên Nhà In. Giai đoạn 2 (từ năm 1990 – 1994): Khi nước ta xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước thì việc hạch toán phụ thuộc đã bộc lộ những bất cập. Từ ngày 01/04/1990, Nhà In Tài Chính được tách ra hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhà In đã mạnh dạn đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cấp cơ sở hạ tầng 2 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp và đầu tư đổi mới thiết bị, toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được thay đổi từ công nghệ In Typo sang công nghệ In Offset là chủ yếu. Cụ thể năm 1991 Nhà In mua máy vi tính thay cho máy sắp chữ chì, năm 1993 mua máy Offset 8 trang màu của CHLB Đức trị giá 2,2 tỷ đồng, năm 1994 mua máy Offset 10 trang màu của Nhật Bản. Với những bước cải tiến đó Nhà In đã từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Giai đoạn III (từ năm 1995 đến nay): Ngày 17/08/1995 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ra quyết định số 925 – TC/TCCB chính thức đổi tên Nhà In Tài Chính thành Công ty In Tài Chính đồng thời ban hành điều lệ tổ chức của Công ty theo quyết định số 977TC/TCCB. Đây chính là tiền đề vững chắc và là cơ sở pháp lý để công ty bước sang một giai đoạn hoạt động và phát triển mới. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường phía Nam, năm 1997 công ty đã mở thêm một chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Sau 2 năm hoạt động đã có 47 công nhân và hệ thống máy in phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường phía Nam. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc công ty và cuối kỳ hạch toán chuyển sổ sách chứng từ kế toán về công ty để xác định kết quả kinh doanh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của văn phòng Bộ Tài Chính cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức công ty đã đạt được một số kết quả nhất định, được Bộ Tài Chính và UBND TP Hà Nội đánh giá cao. Như vậy qua 25 năm xây dựng và phát triển, Công ty In Tài Chính đã trưởng thành và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. 3 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH 1.2.1. Nhiệm vụ của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty In tài chính- Đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập ngày 05 tháng 03 năm 1985, do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định. Có nhiệm vụ: 1. In phục vụ công tác tài chính - Kế toán và các ấn phẩm khác. 2. Kinh doanh vật tư ngành in. 3. Làm đại lý phát hành các ấn phẩm về tài chính kế toán. 4. Kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, vật tư ngành in. 5. In các ấn phẩm có giá, ấn phẩm đặc biệt 6. Kinh doanh cho thuê văn phòng, nhà xưởng. 7. Kinh doanh bất động sản. Nhiệm vụ chính của công ty là thực hiện theo mục đích thành lập: in ấn các tài liệu, hóa đơn, biên lai, tạp chí, lịch,… theo đơn đặt hàng của các tổ chức, các cá nhân như: Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính, các công ty bảo hiểm, các công ty và các đơn vị khác… Trong những năm gần đây, khi thị trường in ấn ngày càng đa dạng và phong phú gây ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt giữa các công ty. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi mà các cơ sở in ấn công nghiệp xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều. Do vậy để tạo ra vị trí vững chắc cho công ty trên thị trường là điều hết sức khó khăn. Nhận thức đúng đắn về vấn đề trên ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho công ty là phải phấn đấu đổi mới MMTB, công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ… để các loại sản phẩm của công ty ngày càng đảm bảo về chất lượng, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao uy tín của công ty. Phương châm hoạt động của công ty là : “Với đội ngũ công nhân viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng phục vụ mọi Khách hàng khi có nhu cầu 4 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp sản xuất các mặt hàng cao cấp với chính sách Chất lượng : “Lắng nghe, cải tiến kịp thời để thỏa mãn các yêu cầu của Khách hàng là yếu tố quyết định để Công ty thành công” ”. Khách hàng của công ty có thể chia làm hai loại: khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên, trong đó doanh thu từ khách hàng thường xuyên chiếm khoảng 75-80%. Công ty luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng của mình đảm bảo hoàn thành đúng thời gian cũng như chất lượng đơn đặt hàng và không ngừng mở rộng thị phần. Với các cơ quan Nhà nước như Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, công ty luôn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan thuế. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty In Tài Chính Đặc điểm về sản phẩm: Công ty In Tài Chính là một đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính. Sản phẩm của công ty là các loại biên lai, hóa đơn, biểu mẫu, tem nhãn và một số ấn phẩm khác như sách báo, tạp chí, lịch,… Các sản phẩm mã vạch Hóa đơn, biên lai Lịch Tem, nhãn Văn bằng, cổ phiếu các loại 5 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Do đó có thể thấy rằng đặc điểm chung của các sản phẩm của công ty hầu hết là những sản phẩm in phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước về mặt tài chính. Đặc thù của công ty là không có thành phẩm tồn kho, sản phẩm làm ra tới đâu tiêu thụ hết tới đấy vì sản phẩm của công ty đều làm theo đơn đặt hàng. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty In Tài Chính bao gồm: Bản kẽm, mực in, nguyên liệu giấy các loại. Nguồn cung cấp giấy chủ yếu là từ Tổng công ty giấy Việt Nam, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy giấy Vạn Điểm, Công ty giấy 272. Đây đều là những công ty lớn và có uy tín vì vậy nguồn nguyên liệu giấy của công ty luôn ổn định, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của công ty. Với các vật liệu khác như mực in, bản kẽm thì công ty phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Đức, Nhật,… Đặc điểm về máy móc thiết bị: MMTB là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ tới quá trình SXKD của bất cứ một đơn vị sản xuất nào. Xuất phát từ quan điểm đổi mới và áp dụng công nghệ mới hiện đại vào quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, công ty In Tài Chính đã luôn chú trọng vào việc đầu tư đổi mới công nghệ : Năm 1999 công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng để trang bị 1 máy Heidelberg 2 màu của Đức, tốc độ in đạt 15.000 trang/giờ, có răng cưa số nhảy, 1 máy Rotatex của Tây Ban Nha có số nhảy, đục lỗ và răng cưa để in các loại hóa đơn vi tính đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Năm 2000 công ty trang bị thêm 1 máy Heidelberg khổ in 52x74cm, có răng cưa và bộ số nhảy đăng ký độc quyền với nơi sản xuất máy. 6 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Năm 2002 công ty tiếp tục đầu tư cho MMTB với số vốn là 11,5tỷ đồng, xây dựng nhà xưởng mới và mua sắm thiết bị, công cụ quản lý với số vốn 350 triệu đồng. Năm 2004 công ty trang bị thêm 05 máy in Offset từ một đến bốn màu hiệu Heidelberg của CHLB Đức, 01 máy in giấy vi tính liên tục hiệu Rotatex của Tây Ban Nha, 01 máy cắt giấy Polar 115E của Đức. Đặc biệt công ty đã đầu tư được 01 máy chế bản điện tử hiệu Top Setter và kèm theo nó là một chế bản điện tử phần mềm Signa station9. Phần mềm này đã được công ty đăng kí độc quyền tại nơi sản xuất, điều này đã tạo điều kiện cạnh tranh cho công ty trên thị trường. Do đặc thù sản phẩm của công ty, các máy in có trang bị thêm đầu số nhảy, đây là một lợi thế rất lớn vì rất ít nhà in được cấp phép sử dụng đầu số nhảy. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó là công nghệ in rời của công ty vẫn chỉ ở mức trung bình khá trong ngành in mà phải chuyển sang khâu tiếp theo, chưa sử dụng công nghệ trộn mực tự động. Thêm nữa, hiện nay công ty chưa trang bị được loại máy in 6 màu do loại máy này đòi hỏi trình độ công nghệ cung như tay nghề công nhân kĩ thuật cao. Đến nay việc đầu tư sản xuất của công ty đã tương đối ổn định và đồng bộ. Năng lực sản xuất của công ty đã được tăng lên khá rõ rệt, theo đó khả năng cạnh tranh của công ty cũng đã được tăng lên. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty In Tài Chính Sản phẩm in ấn có thể có nhiều loại và không phải công đoạn in ấn nào cũng giống nhau, nhưng nhìn chung quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm in trải qua các công đoạn sau: 7 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Tài liệu cần in Sắp chữ trên máy vi tính Làm phim (dương bản) Tạo bản kẽm (phơi bản) In Offset In Typo Gấp, đóng, vào bìa, cắt, xén,đóng gói thành phẩm Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty In Tài Chính. Công ty In Tài Chính đang áp dụng công nghệ in Offset. Đây là công nghệ tiên tiến, trình độ tự động hóa dây chuyền sản xuất được thể hiện qua hệ thống điều khiển tự động và bán tự động. Căn cứ vào quy trình công nghệ in sản phẩm, công ty tổ chức thành 3 bộ phận: Phân xưởng vi tính chế bản: phân xưởng này được chia ra làm 2 phòng nhỏ: Phòng vi tính: Chịu trách nhiệm sắp chữ trên máy vi tính, do đó có nhiệm vụ tiến hành chọn kiểu chữ tạo mẫu cho các loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, hoàn thiện rồi chuyển sang phòng chế bản. 8 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Phòng chế bản: Hiện nay, công ty đang sử dụng máy nhãn hiệu Topsetter- là loại máy hiện đại nhất trong ngành in ở Việt Nam. Với phòng chế bản tự động, nhiệm vụ chỉ là sắp xếp trang in vào một máy tay sách dựa trên phần mềm Signas station 9 có sẵn rồi đưa vào máy chế bản. Còn với chế bản thủ công, phòng này ngoài tiến hành sắp xếp tay xách còn phải thiết kế kích thước để chọn dương bản hợp lí nhằm tiết kiệm giấy in, sau đó tiến hành tạo bản kẽm, phơi bản kẽm để cài vào máy in. Phân xưởng in Offset: Chịu trách nhiệm in ấn theo mẫu bản kẽm do phân xưởng vi tính chế bản chuyển xuống. Bên cạnh in Offset, phân xưởng vẫn tiến hành in Typo đối với một số loại sản phẩm. Phân xưởng thành phẩm: Là phân xưởng cuối cùng trong công nghệ sản xuất ở công ty. Phân xưởng gồm 3 tổ: Tổ sách, tổ biên lai và tổ tem. Nhiệm vụ của phân xưởng này là nhận các tờ in từ phân xưởng chuyển sang, sắp xếp thứ tự, đóng khâu rồi tiến hành dán gáy vào bìa, xén gọt cho đúng khuôn khổ. Sau khi sản phẩm hoàn thiện thì tiến hành nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN TÀI CHÍNH Công ty In Tài Chính là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập nên để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần phải xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động sáng tạo và linh hoạt. Vì thế bộ máy quản lý của công ty In Tài Chính được tổ chức theo mô hình trực tuyến, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. 1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty In Tài Chính 9 B¸o c¸o thùc tËp tæng hîp Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty In Tài Chính. Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Tổng số lao động trong công ty là 182 lao động, chi nhánh TP Hồ Chí Minh là 80 lao động. Trong đó có 42 lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 5 người, trung cấp là 59 người, công nhân là 76 người. Tuy nhiên với ngành In nói chung và với công ty nói riêng việc tìm kiếm nhân lực càng ngày càng khó khăn, ngành In xem ra chưa thu hút lao động. Không những số lượng lao Phó giám đốc kinh doanh Giám đốc Phân xưởng vi tính chế bản Phân xưởng In Offset Phân xưởng thành phẩm Bộ phận trực tiếp sản xuất 10 Phòng kế hoạch sản xuất Phòng tài vụ Phòng quản lý sản phẩm Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát nội bộ Phó giám đốc kĩ thuật

Ngày đăng: 19/07/2013, 13:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 1-1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cụng ty trong 3 năm gần đõy - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Bảng 1.

1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Cụng ty trong 3 năm gần đõy Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng cõn đối số phỏt sinh - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Bảng c.

õn đối số phỏt sinh Xem tại trang 18 của tài liệu.
Cỏc chứng từ sử dụng là: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, bảng thống kờ xuất, bảng thống kờ nhập, húa đơn GTGT,  sổ chi tiết tài khoản nguyờn vật liệu - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

c.

chứng từ sử dụng là: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, bảng thống kờ xuất, bảng thống kờ nhập, húa đơn GTGT, sổ chi tiết tài khoản nguyờn vật liệu Xem tại trang 19 của tài liệu.
- Bảng chấm cụng - Sổ sản lượng - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Bảng ch.

ấm cụng - Sổ sản lượng Xem tại trang 21 của tài liệu.
Nhật ký chung Bảng phõn bổBảng thanh toỏn  - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

h.

ật ký chung Bảng phõn bổBảng thanh toỏn Xem tại trang 22 của tài liệu.
lương Bảng chấm cụng - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

l.

ương Bảng chấm cụng Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng tổng hợp chi tiết - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Bảng t.

ổng hợp chi tiết Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng tổng hợp sổ chi tiết - ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY IN TÀI CHÍNH

Bảng t.

ổng hợp sổ chi tiết Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan