MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

35 1.1K 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mỗi người trong xã hội là một biểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị xã hội. Họ phải được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình. ASXH nói chung và BHXH nói riêng đã tạo cho những người kém may mắn trong xã hội có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”,

Lời mở đầu: Mỗi người trong hội là một biểu hiện khác nhau của một hệ thống giá trị hội. Họ phải được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình. ASXH nói chung và BHXH nói riêng đã tạo cho những người kém may mắn trong hội có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro hội”, có cơ hội để phát triển, hòa nhập vào cộng đồng; kích thích tính tích cực của hội trong mỗi con người, giúp họ phấn đấu hướng tới những chuẩn mực của chân-thiện-mỹ. Do đó mà ASXH- BHXH là công cụ chính sách của nhà nước thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Thực chất, BHXH là sự đền bù hậu quả của những “rủi ro hội”. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung, hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Hay nói cách khác, BHXH là thực hiện mục tiêu bảo đảm an toàn kinh tế cho NLĐ và gia đình họ. Do đó công tác thu BHXH và quản thu BHXH là một mảng quan trọng trong chính sách BHXH của Nhà nước, các bộ, ngành liên quan. Nhắc đến quản nói chung, quản BHXH nói riêng là nhắc đến các vấn để sau: chủ thể quản là ai? Đối tượng quản là ai? Phương thức quản như thế nào? Công cụ quản là gì? . Hiện nay, mô hình quản thu BHXH của Việt Nam là hệ thống tập trung từ trung ương xuống địa phương: + Chính phủ thống nhất quản nhà nước về BHXH (trong đó có quản thu BHXH); + Bộ Lao động - Thương binh và hội chịu trách nhiệm trước chinh phủ thực hiện quản nhà nước về BHXH (hoạt động lien quan đến thu BHXH chủ yếu là xây dựng và ban hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực hiện các điều luật có liên quan đến thu BHXH và phối hợp với cơ quan BHXH quản đối tượng tham gia BHXH) + Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi của mình thực hiện quản nhà nước về thu BHXH, 1 + UBND các cấp thực hiện quản nhà nước về BHXH nói chung, thu BHXH nói riêng trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính Phủ. Quản thu BHXH nằm trong hệ thống quản ly chung BHXH. Để hiểu rõ hơn vấn đề quản Nhà nước về thu BHXH ta đi vào những nội dung cụ thể ở các chương tiếp sau. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM HỘI 1.1.Tổng quan về Bảo hiểm hội: 1.1.1.Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm hội: Trong suốt cuộc đời con người, mọi hoạt động không phải lúc nào cũng suôn sẻ, họ có thể gặp phải những khó khăn hay những rủi ro trong cuộc sống, làm mất khả năng lao động, giảm hoặc mất thu nhập… Đặc biệt khi nền sản xuất hàng hoá phát triển ,cùng với quá trình công nghiệp hoá đã tạo điều kiện cho Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển mạnh mẽ, đội ngũ công nhân lao động làm thuê cũng tăng lên; cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập do việc làm thuê đem lại…Tuy nhiên, NLĐ lại bị giới chủ bóc lột hết sức nặng nề và đối xử không công bằng: giờ làm việc bị kéo dài; cường độ lao động rất cao, tiền công lại bị trả rất thấp…thu nhập không đủ để đảm bảo những nhu cầu cần thiết, khiến họ thường xuyên phải đối mặt với hiện tượng ốm đau, tai nạn lao động…Đứng trước tình hình đó giai cấp công nhân đã liên kết lại với nhau để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau tạo lập các quỹ cứu trợ người ốm, người bị tai nạn; lập các tổ chức tương tế và vận động mọi người tham gia…Đây chính là mầm mống đầu tiên cho sự ra đời của một hệ thống BHXH. Kể từ đó hệ thống BHXH trên thế giới đã có những bước phát triển nhất định; đước đánh dấu bằng việc năm 1838 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời lần đầu tiên tai Cộng hoà liên bang Đức; năm 1883 Đức ban hành đạo luật đầu tiên về BHXH; năm 1935, Mỹ ban hành đạo luật đầu tiên về An sinh hội, trong đó BHXH là hạt nhân; ngày 25/6/1952 Hôi nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước102 – Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn hội Ở nước ta, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm thực hiện chính sách BHXH, như: Sắc lệnh số 54/SL ngày 1/11/1945 ấn định những điều kiện cho công chức về hưu; Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/06/1946 ấn định việc cấp hưu bổng cho công chức;… 3 Tuy nhiên phải đến năm 1961, chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước mới thực sự thực hiện trên cơ sở thành lập một Quỹ BHXH thống nhất toàn quốc sau khi Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH kèm theo Nghi định 218/CP ngày 27/11/1961với 6 loại trợ cấp (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất ). Ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời chế độ BHXH mở đầu cho cuộc cải cách toàn diện. Việc cải cách đi vào thực tiễn khi hàng loạt các văn bản pháp quy được ban hành từ năm 1995: -Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về Điều lệ BHXH -Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về thành lập BHXH Việt Nam -Quyết định 606/1995/QĐ – TTg ngày 26/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ và việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam -Nghị định số 93/1998/NĐ – CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều lệ BHXH; -Luật BHXH được Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 9 ngày 29/6/2006 thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 quy định chi tiết về chế độ, chính sách, quyền và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH,…Kể đây, BHXH đã trở thành hành lang pháp hoàn chỉnh nhất, chính vậy quyền lợi của NLĐ cũng được đảm bảo nhất. 1.1.2.Khái niệm, và vai trò của BHXH: 1.1.2.1.Khái niệm BHXH: Về thuật ngữ có thể hiểu: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm khoản thu nhập tư nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn hội. 4 Theo Luật BHXH của nước Cộng hoà hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì “BHXH là sự đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do ốm đau, thai sản. tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH”. 1.1.2.1.Vai trò của BHXH:  Đối với Người lao động: BHXH đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ, khi mà những tủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm đau, tai nạn, thai sản …làm giảm hoặc mất sức lao động ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ. Bởi lẽ, khi NLĐ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập, BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất đi cho NLĐ và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm hưởng, thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước trong từng chế độ. Chính sự trợ giúp này của BHXH đã giúp NLĐ cảm thấy yêu nghề, yêu công việc của mình hơn; là sợi dây ràng buộc giúp họ hăng say lao động sản xuất hơn, gắn hết NSDLĐ và NLĐ lại gần nhau hơn, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sản phẩm hội và tăng chất lượng cuộc sống của chính NLĐ  Đối với Người sử dụng lao động: Thực tế trong quá trình lao động sản xuất, giữa NLĐ và NSDLĐ luôn xảy ra những xung đột nhất định về tiền lương, tiền công, thời gian lao động…và khi những rủi ro xảy ra, nếu có không có sự trợ giúp của BHXH thì dễ dẫn đến những xung đột và tranh chấp giữa hai giới chủ - thợ. Vì vậy, BHXH góp phần điều hoà, hạn chế những mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho NLĐ và tạo sự ổn định trong công tác quản cho NSDLĐ. Từ đó nâng cao khả năng sản xuất của Doanh nghiệp. Hơn nữa NSDLĐ muốn ổn định phát triển sản xuất kinh doanh chẳng những phải đầu tư vào máy móc, trang thết bị,… mà còn phải chăm lo đến đời 5 sống của NLĐ mà họ thuê mướn. Nhưng trong cuộc sống, luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với NLĐ, và khi đó NSDLĐ sẽ không có người lam thuê cho mình, do đó quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ bị gián đoạn rồi dẫn đến năng suất giảm và cuối cùng là giảm thu nhập của NSDLĐ. Nhưng khi co sự tham gia của BHXH, có sự trợ giúp về mặt tài chính thì NLĐ nhanh chóng được phục hồi những thiệt hại xảy ra, nhanh chóng quay lại với công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.  Đối với Nhà nước: -BHXH là một bộ phận quan trọng giúp Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn trong cuộc sống của NLĐ và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro. -BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước, ổn định trật tự hội: BHXH giúp điều hoà, hạn chế những mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho NLĐ. Bơi lẽ nếu những mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được giải quyết thì có thể dẫn tới những cuộc đình công, thậm chí là những cuộc bãi công, đến lúc đó, quá trình sản xuất bị ngừng trệ, không có sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hội; bên cạnh đó, Chính phủ còn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như: giữ vững an toàn hội, đảm bảo các nhu cầu của người dân… -Quỹ BHXH chẳng những dùng để chi trả trợ cấp cho NLĐ khi gặp phải rủi ro mà còn là một nguồn tài chính lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nguồn quỹ nhàn rỗi có thể được đem đầu tư vào các công trình công cộng của quốc gia . Như vậy, một mặt nó giúp thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác sẽ giúp tăng trưởng quỹ do phần lãi do đầu tư mang lại. 1.1.3. Những nguyên tắc hoạt động của BHXH: 6  Mọi NLĐ trong mọi trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm đều có quyền hưởng BHXH. Quyền được hưởng BHXH là một trong những biêu hiện cụ thể của quyền con người: được hưởng trợ cấp BHXH theo các ché độ xác định. Về nguyên thì mọi trường hợp như thế, NLĐ phải được hưởng BHXH, nhưng giữa nguyên với thực tiễn luôn luôn có một khoảng cách khá xa; khoảng cách đó do các điều kiện kinh tế - hội quy định. Bởi vậy, trên giác độ điều hành vĩ mô, cần căn cứ vào các điều kiện kinh tế - hội cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn phát triển để tổ chức và hoàn thiện dần việc thực hiện BHXH đối với NLĐ.  Nhà nước và NSDLĐ có trách nhiệm phải BHXH đối với NLĐ, NLĐ cũng phải có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình. Đây là mối quan hệ ba bên trong nền kinh tế thị tường, trong đó, Nhà nước có vai trò quản vĩ mô mọi hoạt động kinh tế - hội trên phạm vi cả nước. Với vai trò này, Nhà nước có trong tay mọi điều kiện vật chất của toàn hội, đồng thời cũng có mọi công cụ để thực hiện vai trò của mình. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, cũng có những kết quả bất lợi xảy ra, những kết quả bất lợi này trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ tạo ra những rủi ro cho NLĐ. Khi xảy ra những tình trạng như vậy, nếu không có BHXH thì Nhà nước phải chi Ngân sách để giúp đỡ NLĐ dưới những hình thức khác. Nhưng khi có sự tham gia của BHXH,Nhà nước chỉ phài chi một khoản tiền nhỏ nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống cho NLĐ. Đối với NSDLĐ, mọi khía cạnh đặt ra cũng tương tự nhu trên nhưng chỉ trong phạm vi một số doanh nghiệp, ở đó NLĐ và NSDLĐ có một mối quan hệ chạt chẽ. BHXH sẽ giúp cho NLĐ có một cuộc sống ổn định hơn, và NSDLĐ có kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Đối với NLĐ, khi gặp phải những rủi ro không mong muốn và không hoàn toàn hay trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết là do lỗi của bản thân. Vì thế, nếu muốn được BHXH tức là muốn được nhiều người hỗ trợ cho mình, là dàn trải rủi ro của mình cho nhiều người khác thì tự mình phải gánh chịu trực tiếp và trước 7 hết đã…Điều đó có nghĩa là bản thân NLĐ phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự vảo hiểm cho mình.  BHXH phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình hành quỹ BHXH độc lập và tập trung. Biểu hiện cụ thể của trách nhiệm của các bên tham gia vào BHXH đó là việc đóng phí BHXH. Nhờ có sự đóng góp mà phương thức riêng có của BHXH là dàn trải rủi ro theo nhiều chiều, tạo điều kiện để phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Hơn nữa, nó còn tạo ra mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa trách nhiệm và quyền lợi, góp phần hạn chế những hiện tượng nhiễu trong hệ thống hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho mọi người có liên quan .  Phải lấy số đông bù số ít: Cách làm riêng của BHXH là mọi người đóng góp cho bên nhận BHXH (cơ quan BHXH chuyên nghiệp ) tồn tích dần thành một quỹ tài chính độc lập và tập trung dùng để chi trả trợ cấp cho NLĐ khi và chỉ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập theo các chế độ xác định. Như vậy trong số đông người tham gia đóng góp BHXH chỉ những NLĐ mới được hưởng trợ cấp. Trong những NLĐ, chỉ những NLĐ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay tuổi gia có đủ điều kiện cần thiết mới thực sự được hưởng trợ cấp. Vì thế số tiền họ nhận được từ trợ cấp lớn hơn rất nhều so với so tiền mà họ đã đóng góp.  Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH. Trong BHXH , cả ba bên tham gia, NSDLĐ, NLĐ, Nhà nước đều nhận được nhiều lợi ích, nhưng những lợi ích nhận được không phải luôn luôn như nhau, thống nhất với nhau, mà trái lại có lợi ích có lúc mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu xây dựng các thiết chế hoặc trng điều hành BHXH cụ thể cần phải tìm ra những giải pháp để kết hợp hài hoà những lợi ích lâu dài của NLĐ. Để có thể chi trả trợ cấp BHXH cho NLĐ thì cần phải có Quỹ BHXH độc lập và tập trung. Nguồn cơ bản để hình thành nên quỹ này là đóng góp của các bên 8 tham gia BHXH và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Muốn phát triển BHXH cần phải tăng trưởng quỹ BHXH. Vì vậy, cần phải tích cực tìm kiếm tăng các nguồn thu khác để bổ sung như: đầu tư phần nhàn rỗi tương đối của Quỹ, hợp tác quốc tế về BHXH,…  Mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đi làm, nhưng tấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Tiền lương là khoản tiền NSDLĐ trả cho NLĐ khi họ thực hiện công việc nhất định. Khi bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già không thực hiện được công việc nhất định hoặc không làm việc mà trước đó có tham gia BHXH thì chỉ có trợ cấp BHXH và trợ cấp đó không thể bằng hoặc cao hơn tiền lương do lao động tạo ra được. Còn nếu cố tình trả trợ cấp bằng hoặc cao hơn tiền lương thì không một NLĐ nào phải cố gắng có việc làm và tích cực làm việc để có lương mà ngược lại họ sẽ cố gắng ốm đau, thai sản,… để nhận được trợ cấp. Như vậy mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, tuy nhiên, do mục đích, bản chất và cách làm của BHXH thì mức trợ cấp thấp nhất cũng phải đảm bảo cuộc sống hàng ngày.  Phải bảo đảm tính thống nhất BHXH trên phạm vi cả nước, đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành. Để BHXH hoạt động có hiệu quả, nhất thiết phải đảm bảo tính thống nhất trên những vấn đề lớn hoặc cơ bản nhất để tránh sự tuỳ tiện, tính cục bộ hoặc những mâu thuẫn nảy sinh. Đồng thời, cũng phải có cơ chế để mỗi bộ phận cấu thành có thể năng động trong hoạt động để có thể bù đắp, bổ sung những ưu điểm lẫn nhau. 1.1.4.Quỹ Bảo hiểm hội: 1.1.4.1.Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH:  Khái niệm Quỹ BHXH: Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập 9 quỹ BHXH là dùng để chi trả cho NLĐ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước.  Quỹ BHXH có đặc điểm sau đây: - Quỹ BHXH là nguồn quỹ dài hạn cho nên nếu được đầu tư có hiệu quả thì suất sinh lợi sẽ rất lớn. - Quỹ BHXH là hạt nhân của tài chính BHXH. Bởi vậy, việc sử dụng và quản nguồn quỹ này có những đặc thù riêng so với các nguồn quỹ khác trong nền kinh tế hội. - Quỹ BHXH nằm trong khâu tài chính trung gian của một hệ thống tài chính quốc gia và nguồn quỹ này ngày càng lớn theo đà phát triển kinh tế hội của từng nước. 1.1.4.2.Nguồn hình thành Quỹ BHXH: Quỹ BHXH được hình thành chỉ yếu từ những nguồn sau: • Người sử dụng lao động • Người lao động • Sự hỗ trợ từ Nhà nước. • Các nguồn thu khác ( như lãi do đầu tư phần nhàn rỗi, quyên góp, ủng hộ từ các tổ chức cá nhân…). Ở nước ta quy định đóng góp vào BHXH qua các thời kỳ như sau: Tư năm 1962 đến năm 1997,quỹ BHXH chỉ được hình thành từ hai nguồn: các xí nghiệp sản xuất vật chất chỉ đóng góp 4,7% quỹ lương của xí nghiệp, phần còn lại do Ngân sách Nhà nước đài thọ. Từ năm 1998 đến trước năm 2007, các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng góp 15% vào quỹ, NLĐ đóng 5% tiền lương, tiền công hang tháng. 10 . từng nước ) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời điều chỉnh, xử lý. 14 CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1. Quản lý thu BHXH: Quản. cả lý luận và thực tiễn. 2.1.3 .Công cụ quản lý nhà nước về thu BHXH: 17 Cũng như quản lý các lĩnh vực khác thì để thực hiện quản lý thu BHXH, Nhà nước

Ngày đăng: 19/07/2013, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan