Ứng dụng thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng. Thực trạng- Giải pháp

46 425 1
Ứng dụng thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng. Thực trạng- Giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng

LỜI MỞ ĐẦU Chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO vừa là một thuận lợi đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại, xóa bỏ dần các rào cản thương mại, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên với một lưu lượng hàng hóa khổng lồ như vậy nếu cứ được vận chuyển ra vào lãnh thổ các quốc gia, qua biên giới, cửa khẩu mà không có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền sẽ nảy sinh rất nhiều tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật sẽ có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi nếu không được xử lý kịp thời.Hải quan là lực lượng then chốt, đầu tàu thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hàng hoá, phương tiện vận tải qua lãnh thổ mỗi quốc gia nhằm thực thi chính sách của nhà nước trong công tác quản lý, phát triển của nền kinh tế, bảo đảm an ninh, toàn vẹn lãnh thổ. Trong những năm gần đây, đứng trước những sự thay đổi ngày càng phức tạp của thương mại quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải có những chuyển biến trong công tác cải cách và hiện đại hóa để thích ứng với những thay đổi này. Thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử từ năm 2005 theo quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính Phủ là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá của hải quan Việt Nam, đồng thời cũng là xu thế tất yếu để Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và thế giới. Ngành Hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin , áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ hải quant hiện đại, các thành tựu khoa học kỹ 1 thuật tiên tiến để đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý. Những thành tựu và kết quả thu được góp phần không nhỏ vào sự gia tăng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên đây cũng là một lĩnh vưc hoàn toàn mới đối với ngành Hải quan và các doanh nghiệp, trong thời gian triển khai thí điểm nó đã bộc lộ được nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Em chọn đề tài: “ Ứng dụng thí điểm thủ tục Hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng. Thực trạng- Giải pháp” để nghiên cứu làm bài đề án chuyên ngành. Bên cạnh việc nghiên cứu, khai thác ưu, nhược điểm của quá trình thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng- một Cục Hải quan điển hình của công tác đổi mới, nơi đầu tiên thí điểm thủ tục hải quan điện tử trên cả nước, em còn xin đưa ra các giải pháp, kiến nghị với các cấp, các bộ, ban ngành có liên quan để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thời gian thí điểm vừa qua. Bố cục của bài gồm 3 phần chính: Chương I: Giới thiệu tổng quan về thủ tục hải quan điện tử Chương II: Thực trạng việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Hải Phòng Chương III: Giải pháp để hoàn thiện và mở rộng thủ tục hải quan điện tử Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài đề án này. 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm về thủ tục Hải quan điện tử Theo quy định tại Điều 4 Luật Hải quan: “ Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”. Như vậy là đã phân công rõ ràng công việc: nguời khai hải quan phải có trách nhiệm khai tờ khai hải quan, cơ quant hải quan phải tiếp nhận hồ sở hải quan và tiến hành phân tích, xử lý thông tin để đưa ra mức độ kiểm tra từ miễn kiểm tra tới kiểm tra toàn bộ hồ sơ và kiểm tra hàng hóa. Quy trình các bước của thủ tục hải quant như sau: KHAI BÁO HẢI QUAN→ KIỂM TRA GIÁM SÁT→TÍNH VÀ THU THUẾ→ THÔNG QUAN HÀNG HÓA→ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Tiến hành thực hiện thủ tục hải quan theo phương pháp truyền thống, người khai hải quan phải đến trực tiếp trụ sở hải quan để nộp toàn bộ hồ sơ giấy để cơ quan hải quant kiểm tra. Tại đó, công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra, đối chiếu bộ hồ sơ với các điều lệ hải quan đã được quy định sẵn, tính thuế, áp dụng các thông tin về quản lý rủi ro để đưa ra mức độ kiểm tra. Tuy nhiên toàn bộ quá trình đều phải thực hiện thủ công. Trên cơ sở lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hệ thống hải quan khu vực và thế giới, ngày 20/06/2005 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, ngày 19/7/2005 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 3 Thủ tục hải quan điện tử được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ theo quy định đi kèm tờ khai, chứng từ hải quan điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh nghiệp tự khai báo và gửi tới trụ sở hải quan thông qua hệ thống mạng điện tử, ra quyết định thông quan, quyết định kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác. Máy tính sẽ tự động phân luồng (xanh, vàng, đỏ), công chức hải quan sẽ kiểm tra và phê duyệt quyết định phân luồng đó rồi thông báo kết quả cho doanh nghiệp. Luồng xanh: đối với lô hàng mà cơ quan hải quant chấp nhân thông tin khai hải quan và tiến hành thông quan Luồng vàng: đối với lô hàng cần kiểm tra hồ sơ giấy (kiểm tra chi tiết hồ sơ) Luồng đỏ: đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa Theo quy định, hàng hóa xuất khẩu được khai điện tử chậm nhất là tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; hàng hóa nhập khẩu phải được khai trước khi hàng hóa đến cử khẩu hoặc trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; thông tin khai hải quan điện tử có giá trị làm thủ tục hải quan trong 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử. 2. Một số thuật ngữ trong thủ tục hải quan điện tử •Phương tiện điện tử; là toàn bộ các phương tiện có liên quan đến công nghệ điện tử, từ, kỹ thuật số… •Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: là các thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận được và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử 4 •Chứng từ hải quan điện tử: được tạo thành từ các thông điệp dữ liệu theo một tiêu chuẩn được quy định thống nhất được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử,bao gồm: tờ khai hải quan điện tử, bản lược khai điện tử, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá , hoá đơn thương mại và các chứng từ điện tử khác. Chứng từ hải quan điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy. •Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan điện tử: là hệ thống tập trung, phân loại, xử lý dữ liệu thu thập được thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống do Tổng cục hải quan quản lý. •Khai hải quan điện tử: là việc tạo, gửi, nhận, lưu trữ thông tin liên quan đến việc xuất nhập khẩu được khai báo hải quan bằng phương tiện điện tử. •Tờ khai hai quan điện tử: là chứng từ hải quan điện tử bao gồm các tiêu thức do Bộ tài chính quy định để sử dụng làm thủ tục hải quan điện tử, làm căn cứ cho các hoạt động quản lý nhà nước khác có liên quan. •Người khai hải quan điện tử: là những người trực tiếp khai hải quan điện tử, bao gồm: Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Người được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ quyền theo quy định của Luật doanh nghiệp; Tổ chức được chủ hàng hoá xuât khẩu, nhập khẩu uỷ thác. •Chữ ký điện tử: là dấu hiệu ở dạng từ được tạo ra bởi một phương tiện điện tử đi kèm với thông điệp điện tử để xác định người sở hữu thông điệp đó. •Trung tâm truyền nhận chứng từ hải quan điện tử: là nơi đảm bảo cung cấp các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, kết nối trao đổi thông tin điện tử giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo hải quan và cơ quan hải quan. •Lệnh thông quan điện tử : là lệnh do hệ thống xử lý dữ liệu hải quan thông báo cho phép hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sau khi đã hoàn thành các thủ tục hải quan cần thiết. •Đưa hàng hóa về bảo quản: Là việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa ra khỏi khu vực 5 giám sát hải quan khi đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan do Tổng cục Hải quan quy định hoặc giao cho người khai hải quan tự bảo quản nguyên trạng hàng hóa chờ thông quan. 3. Chức năng của thủ tục hải quan điện tử. Áp dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử vào thực tế cho thấy rất nhiều chức năng, thuộc tính của mô hình này ưu việt hơn thủ tục hải quan truyền thống. Sau dây là một số chức năng cơ bản của hải quan điện tử: - Chức năng khai hải quan điện tử Khi áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể khai tờ khai hải quan ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào, không cần trực tiếp đến trụ sở hải quan để khai báo, chỉ cần thực hiện khai báo thông tin điện tử trên máy tính theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm tính chính xác của thông tin và gửi các thông tin khai báo tới cơ quan hải quan thông qua hệ thống mạng. Người khai hải quan có thể theo dõi được toàn bộ quá trình xử lý thông tin, quyết định thông quan lô hàng thông qua máy tính được kết nối với hệ thống của cơ quan hải quan, nhận và thực hiện các công việc theo thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan như sửa đổi, bổ sung tờ khai hải quan theo yêu cầu… - Chức năng thanh toán điện tử Việc mở rộng liên kết giữa hải quan, kho bạc, ngân hàng tạo thuận lợi rất nhiều cho việc nộp thuế, phí, lệ phí của doanh nghiệp. Giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, hoàn thành nghĩa vụ các khoản phải nộp một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại kho bạc hoặc làm thủ tục thanh toán tại ngân hàng có kết nối mạng với cơ quan hải quan, tiền sẽ tự động chuyển từ tài khoản của doanh nghiệp sang tài khoản của hải quan. - Chức năng thông quant điện tử Quyết định thông quant của một lô hàng được gửi cho người khai hải quant thông qua hệ thống mạng khi cơ quant hải quant đã kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ hoặc kiểm tra hàng hóa, đảm bảo không có vi phạm, sau khi các 6 doanh nghiệp khai báo bổ sung (tùy từng trường hợp cơ quant hải quant yêu cầu), đã hoàn thành việc nộp thuế, lệ phí. - Chức năng kết nối, trao đổi thông tin giữa hải quan với hải quan, giữa hải quan với các Bộ, Ban, Ngành Việc thông quan một lô hàng cần rất nhiều thông tin, cơ sở dữ liệu để căn cứ, đối chiếu, áp dụng vào quy trình.Vì vậy khi áp dụng mô hình này, hệ thống máy tính của hải quan sẽ tự động kết nối với hệ thống của các cơ quan liên quan để thu thập, khai thác thông tin cần thiết cho việc thông quan hàng hóa. Sự hợp tác, liên kết trao đổi thông tin giữa các cơ quan này là cầu nối vững chắc giúp nâng cao hiệu quả quản lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế. 4. Cơ sở pháp lý Hệ thống văn bản pháp luật là căn cứ cho việc triển khai thủ tục hải quan điện tử , bao gồm: - Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. - Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001. - Quyết định số 149/2004/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc thực hiệ thí điểm thủ tục hải quan điện tử. - Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết đinh 149/2004/QĐ-TTg về việc thí điểm thủ tục hải quan điện tử. - Quyết định số 2222/QĐ-BTC ngày 6/7/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục Hải quant điện tử thuộc Cục hải quant thành phố Hải Phòng. - Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định về việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử. 7 - Quyết định số 1699/QĐ-TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan điện tử, gồm 10 quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với từng loại hình cụ thể. - Quyết định 1700/QĐ-TCHQ ngày 25/9/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử. - Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính Phủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. 5. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử ở một số nước trên thế giới. a. Hải quan điện tử của Nga Hệ thống tự động hải quan sơ bộ ( ASPECC ) ra đời trên cơ sở thực hiện chương trình CLEAR-PAC của Hải quan Nga vào năm 1996. Hệ thống ASPECC được thiết kế để thúc đẩy việc thông quan hàng hóa nhập khẩu và quá cảnh ở Nga, cho phép xử lý các thủ tục hải quan sơ bộ khi hàng đến. ASPECC bao gồm các chức năng sau: - Quản lý người sử dụng - Lưu trữ các tài liệu thông quan hải quan đối với hàng nhập khẩu và quá cảnh - Xác thực các tài liệu và thông điện điện tử - Phân quyền truy nhập của người sử dụng - Xác thực tính hợp lệ của dữ liệu - Gửi các tài liệu điện tử cho hải quan thông qua các kênh bảo mật - Tích hợp các hồ sơ điện tử vào cơ sở dữ liệu của hải quan - Giám sát tự động các xử ý của hải quan - Trao đổi dữ liệu tự động với các phần mềm xử lý hải quan có liên quan - Hỗ trợ việc chuyển thông điệp theo thời gian thực giữa các bên tham gia trong xử lý hải quan - Kiểm soát việc thanh toán tiền thuế - Tạo các báo cáo về tình hình xử lý thông quan của hải quan - Lưu trữ các hồ sơ đã được xử lý vào cơ sở dữ liệu ASPECC được tích hợp, hoạt động trên cơ sở dùng chung cơ sở dữ liệu, hồ sơ điện tử, được kết cấu thống nhất bởi các mô đun: Mô đun 8 IMPORT dành cho khai thuê, mô đun IMPORT dành cho hải quan, mô đun TRASIT và hệ thống truyền nhận TS. Sau khi hàng được vận chuyển và công ty khai thuê hải quan nhận được bản sao của hồ sơ vận tải, hệ thống ASPECC bắt đầu được vận hành khi sử dụng mô đun IMPORT dành cho khai thuê hải quant để chuẩn bị các hồ sơ điện tử. Bộ hồ sơ sẽ được chuyển đến cho cơ quan hải quan thông qua mô đun truyền nhận TS. Công việc đăng ký, kiểm tra và xử lý các khai báo hải quan điện tử sẽ được hệ thống chương trình của hải quan tự động làm việc. Lúc này sẽ diễn ra đồng thời việc kiểm tra thông tin ảo trên dữ liệu điện tử và kiểm tra đối chiếu số liệu trong hệ thống khai báo hải quan ASTO với số liệu trong cơ sở dữ liệu hồ sơ điện tử. Nếu mọi dữ liệu đều phù hợp, ăn khớp với nhau thì khai báo hải quan sẽ được đăng ký vào hệ thống. Phân hệ CUSTOMS sẽ tự động giám sát khai báo điện tử khi việc kiểm tra và xử lý hồ sơ hải quan được thực hiện và chuyển sang giai đoạn xử lý khác rồi gửi thông báo cho công ty khai thuê về kết quả của từng giai đoạn. Các giai đoạn tiếp theo sẽ thực hiện việc phân luồng hàng hóa, thực hiện kiểm tra hàng hóa khi có lệnh kiểm tra. Giai đoạn cuối cùng được hoàn thành khi hàng hóa đến cửa khẩu nhập và thông qua xử lý tổng thể. Tại bất cứ giai đoạn xử lý và thông quan thực sự, công ty khai thuê có thể lấy chi tiết thông tin tình hình khai điện tử thông qua phân hệ BROKER. b. Hải quant điện tử của Thái Lan Khi một lô hàng được xuất khẩu, nhập khẩu tại Thái Lan đều yêu cầu phải nộp Tờ khai hàng hóa. Để tăng tốc độ và tạo điều kiện cho dòng chảy và chuyển động của hàng hóa hợp pháp, Cục Hải quan Thái lan đã thực hiện Data Interchange ( EDI) để kiểm soát tất cả các hoạt động thương mại bằng cách giới thiệu hệ thống giải phóng mặt bằng máy tính cho xuất nhập khẩu năm 1998. Trong những năm gần đây, Hải quan tập trung vào một EDI với hệ thống mở, có thể trao đổi thông tin điện tử bằng các phương pháp khác với tất cả các khách hàng của mình( thương mại và phi thương mại), các đối tác và nhân viên. Để xây dựng theo định hướng đó, Hải quan Thái Lan đã thực hiện một thế hệ mới của hệ thống hải quan tự động hóa máy tính gọi Hải quan điện tử. Hải quan điện tử được thực hiện ở Thái lan từ 01/01/2007 bao gồm xuất khẩu điện tử, nhập khẩu điện tử, lược khai điện tử, thanh toán điện tử và kho ngoại quan điện tử. Khi áp dụng thủ tục hải quan 9 điện tử, khách hàng không cần nộp bản sao cứng của Tờ khai hải quan cũng như các vận đơn, hóa đơn, danh sách hàng hóa và các tài liệu hỗ trợ khác. Tất cả các thủ tục tờ khai hải quan đều được kiểm tra theo cơ chế chọn lọc xử lý tự động. Đối với thủ tục nhập khẩu điện tử, các đại lý hải quan và các nhà nhập khẩu có thể khai báo hải quan ngay tại văn phòng làm việc của mình thông qua mạng VAN hoặc internet đến hệ thống máy tính của Hải quan. Trước khi hàng hóa cập cảng, công ty vận tài phải chuyển báo cáo về tàu đến, bản lược khai hàng hóa và danh sách container đến hệ thống máy tính của hải quan. Hệ thống này sẽ kiểm tra dữ liệu và báo cáo sai sót nếu có để nhà vận tải kịp thời sửa chữa, nếu không có sai sót hệ thống sẽ tự phát hành số hiệu cho Báo cáo về tàu đến và gửi thông điệp trả lời cho doanh nghiệp vận tải. Sau khi hàng cập cảng hoặc tới cửa khẩu nhập, nhà nhập khẩu hoặc đại lý hải quan sẽ chuyển tờ khai nhập khẩu tới hệ thống máy tính của hải quan. Hệ thống sẽ kiểm tra dữ liệu và cấp số hiệu cho tờ khai và tờ thanh toán trong vòng 1 phút. Trên cơ sở bộ tiêu chí chọn lọc đã được cài sẵn, máy tính sẽ tự động phân luồng. Nếu tờ khai thuộc Luồng Xanh thì sẽ được thông quan trong vòng 1 phút. Kết quả thông quan sẽ được gửi về cho cơ quan cảng vụ và nhà nhập khẩu, hàng hóa Luồng Xanh sẽ được giải phóng hàng khỏi kho ngoại quan hoặc bãi container. Nếu hàng hóa rơi vào Luồng Đỏ thìquan cảng vụ sẽ phải chuyển hàng hóa tới để Hải quan kiểm tra thực tế trước khi giải phóng hàng. Cũng giống như thủ tục nhập khẩu điện tử, khi dữ liệu tờ khai xuất khẩu được nhập vào hệ thống máy tính của hải quan, hệ thống sẽ tự động xử lý thông tin như kiểm tra dữ liệu khai báo, so sánh, kết nối dữ liệu, thông báo kết quả xử lý… và hàng hóa được giải phóng. Hiện tại có 4 phương tiện để nộp thuế, bao gồm: thanh toán tại Cục Hải quan, chuyển tiền qua các ngân hàng thương mại thông qua hệ thống BAHTNET, thanh toán điện tử tại Ngân hàng Krung Thai, chuyển tiền điện tử ( EFT) qua EDI. c. Hải quan điện tử của Italia Hiện nay, hàng năm có khoảng 115 triệu tấn hàng hóa quá cảnh qua Italia và 375 triệu tấn hàng hóa được nhập khẩu vào nước này với trị giá lên đến gần 300 triệu Euro. Mỗi năm, Hải quan Italia thu nộp cho ngân sách chung của EU khoảng 20 triệu Euro và nộp cho ngân sách quốc gia hơn 58 triệu Euro. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Hải quan Italia đã ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại để đẩy nhanh quá trình giao dịch với các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho việc khai báo, xử lý thông tin, thông quan 10

Ngày đăng: 19/07/2013, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan