hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

74 471 0
hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu kiểm toán là cái đích cần đạt tới, đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi một cuộc kiểm toán cụ thể. Khi tiến hành thực hiện kiểm toán, bước đầu tiên KTV cần hiểu được mục tiêu kiểm toán chung, sau đó cụ thể hoá các mục tiêu chung này vào từng phần hành cụ thể gọi là các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán nói chung và đối tượng kiểm toán tài chính nói riêng luôn chứa đựng nhiều mối quan hệ về kinh tế và pháp lý phong phú và đa dạng.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : trách nhiệm hữu hạn APS : công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát KTV : kiểm toán viên DN : doanh nghiệp CPH : cổ phần hoá GTGT : giá trị gia tăng BCTC : báo cáo tài chính CĐKT : cân đối kế toán 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiềnđồ 1.1. Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từđồ 1.2. Sơ đồ hạch toán kế toán chu trình bán hàng- thu tiền Bảng 1.2. Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng – thu tiền. Bảng 1.3. Bảng ước tính mức độ trọng yếu của APS Bảng 1.4. Mức trọng yếu của công ty A Bảng 1.5. Mức trọng yếu của công ty B Bảng 1.6. Phân tích doanh thu Bảng 1.7. Đối chiếu sổ sách Bảng 1.8. Kiểm tra chi tiết chứng từ Bảng 1.9. Kiểm tra tính đúng kỳ Bảng 1.10. Kết luận kiểm toán Bảng 1.11. Đối chiếu sổ sách Bảng 1.12. Kết luận kiểm toán Bảng 1.13. Kết luận kiểm toán Bảng 1.14. Kết luận kiểm toán Bảng 1.15. Phân tích doanh thu Bảng 1.16. Đối chiếu sổ sách phân tích Bảng 1.17. Kết luận kiểm toán 2 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên bước đường phát triển hội nhập, các hoạt động tài chính ngày càng trở nên đa dạng phức tạp. Do đó, ngành kiểm toán ra đời như một đòi hỏi tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Bản thân là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với mong muốn được làm rõ hơn hoạt động kiểm toán đang diễn ra trên thực tế so với các kiến thức đã được trang bị khi ngồi trên ghế nhà trường, từ đó củng cố những kiến thức đã học, tạo tiền đề cho quá trình làm việc sau này, em đã lựa chọn thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát. Quá trình thực tập tại công ty đã giúp em có cơ hội tiếp xúc với quy trình kiểm toán thực tế của công ty, được tham gia kiểm toán tại một số đơn vị khách hàng, từ đó nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm toán thực tế. Trên thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp được phản ánh trong nhiều chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, về khả năng thanh toán… thể hiện một phần trong chu trình bán hàng- thu tiền của đơn vị. Chu trình bán hàng- thu tiền đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, được xem là chu trình cuối cùng của quá trình sử dụng kinh doanh của doanh nghiệp, nó không những đánh giá hiệu quả của các chu trình trước đó như chu trình tiền, tiếp nhận – hoàn trả vốn, mua hàng – thanh toán… mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó góp phần giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn đã đầu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên hết, tạo ra lợi nhuận để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Thêm vào đó, chu trình bán hàng- thu tiền liên quan tới rất nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, một sự sai sót nhỏ trong việc ghi nhận doanh thu cũng làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ báo cáo tài chính. Nhận thấy tầm quan trọng đó, em đã lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát thực hiện”. Ngoài lời mở đầu kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 2 phần chính: Chương 1: Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát thực hiện. 1 Chương 2: Nhận xét các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát thực hiện. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát (APS) các anh chị phòng Kiểm toán đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Đức Long đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng 2 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VẤN KẾ TOÁN AN PHÁT THỰC HIỆN 1.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán vấn Kế toán An Phát thực hiện Mục tiêu kiểm toán là cái đích cần đạt tới, đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi một cuộc kiểm toán cụ thể. Khi tiến hành thực hiện kiểm toán, bước đầu tiên KTV cần hiểu được mục tiêu kiểm toán chung, sau đó cụ thể hoá các mục tiêu chung này vào từng phần hành cụ thể gọi là các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán nói chung đối tượng kiểm toán tài chính nói riêng luôn chứa đựng nhiều mối quan hệ về kinh tế pháp lý phong phú đa dạng. Hơn nữa, trong kiểm toán tài chính, ý kiến hay kết luận kiểm toán không phải phục vụ cho bản thân người lập mà hay người xác minh mà phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính. Do đó kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ có hiệu lực với chi phí kiểm toán thấp nhất. Do vậy, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng của khách thể kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng có hiệu quả hoạt động kiểm toán. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 đã xác định: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên cần cụ thể hoá hơn nữa các yếu tố cấu thành tiến trình thực hiện các yêu cầu trung thực, hợp lý, hợp pháp trong xác minh bày tỏ ý kiến về toàn bộ báo cáo tài chính cũng như trong kiểm toán phần hành cụ thể. Như vậy có thể thấy rằng mục tiêu xác minh tính trung thực, hợp lý hợp pháp của bảng khai tài chính cần được cụ thể hoá theo các yếu tố của hệ thống kế toán (phương pháp kế toán) trong quan hệ trực tiếp đến với việc hình thành các bảng này. Theo đó mục tiêu xác minh thường phải hướng tới là: 3 - Tính hiệu lực (có thực) của các thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại thực tế của tài sản, của vốn hoặc tính thực tế xảy ra của các nghiệp vụ. - Tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý. - Tính đúng đắn trong việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá thành) đều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động. - Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cũng như khi chuyển sổ, sang trang… trong công nghệ kế toán. - Tính đúng đắn trong phân loại trình bày với ý nghĩa tuân thủ các quy định cụ thể trong phân loại tài sản vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành báo cáo tài chính, những trường hợp đặc thù đều phải được giải trình rõ ràng. - Tính đúng đắn trong việc phản ánh quyền nghĩa vụ của đơn vị kế toán trên bảng khai tài chính với ý nghĩa: tài sản phản ánh trên bảng phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị; Vốn công nợ phải phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của đơn vị này. Những hướng xác minh trên được dùng cho mọi khoản mục, mọi chu trình kiểm toán, được gọi là mục tiêu chung. Khi áp dụng vào từng phần hành kiểm toán cần xuất phát từ đặc điểm riêng của phần hành đó để xây dựng mục tiêu đặc thù. Kiểm toán bán hàng – thu tiền là một phần hành cụ thể của kiểm toán tài chính. Vì vậy, nhiệm vụ chung của kiểm toán bán hàng – thu tiền là triển khai các chức năng kiểm toán thông qua việc vận dụng các phương pháp kiểm toán thích ứng với đặc thù của phần hành này qua các bước trong quy trình kiểm toán. Chức năng của kiểm toán đã được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán. Do chu trình bán hàng - tiền được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể từ đó hình thành các khoản mục trên các bảng khai tài chính nên các mục tiêu đặc thù của kiểm toán bán hàng thu tiền cần cụ thể hoá cả mục tiêu kiểm toán tài chính mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ phù hợp với các đặc điểm của phần hành kiểm toán này. Chu trình kiểm toán bán hàng- thu tiền ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trong báo cáo tài chính bao gồm: doanh thu, các khoản phải thu, tiền…, theo đó kiểm toán chu trình này đòi hỏi phải chỉ ra được các khoản mục trên có chứa đựng sai sót trọng yếu không, từ đó bổ trợ thêm cho các hoạt động có liên quan như giá vốn hàng bán, hàng tồn kho, thuế giá trị gia tăng đầu ra,… để xem các khoản mục này có hợp lý hay không. 4 Ngoài ra, chu trình bán hàng – thu tiền được xem là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó không những đánh giá hiệu quả của những chu trình trước đó mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm nghiệp vụ bán hàng nghiệp vụ thu tiền, mặc dù là 2 nghiệp vụ có quan hệ chặt chẽ tạo nên một chu trình xác định song mỗi loại có yêu cầu riêng phản ánh cụ thể vào sổ sách kế toán riêng theo trình tự độc lập tương đối. Do đó, mục tiêu đặc thù của hai loại nghiệp vụ này mang những điểm riêng biệt, cụ thể như sau: Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù nghiệp vụ bán hàng Mục tiêu kiểm toán đặc thù nghiệp vụ thu tiền 1. Mục tiêu hợp lý chung Tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều có căn cứ Các khoản thu tiền đều bảo đảm tính hợp lý chung 2. Các mục tiêu chung khác Hiện hữu Hàng hoá vận chuyển đến cho khách hàng là có thật, các dịch vụ chuyển giao cho khách hàng là có thật. Các khoản phải thu của khách hàng là có thật, các khoản thu tiền được ghi sổ thực tế đã được nhận. Các thông tin phản ánh trên chứng từ, sổ sách báo cáo có liên quan đến nghiệp vụ này là hoàn toàn có thật. Trọn vẹn (đầy đủ) Mọi nghiệp vụ bán hàng đều được ghi sổ Mọi khoản phải thu khách hàng đều được ghi sổ. Quyền nghĩa vụ Hàng hoá đã bán ra phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị Các khoản phải thu đều xác định quyền sở hữu, hay doanh nghiệp có quyền với các khoản phải thu. Định giá Hàng hoá đã vận chuyển, dịch vụ đã thực hiện có hoá đơn bán hàng, trong đó ghi giá bán được thoả thuận. Các khoản phải thu được đánh giá đúng, được định giá một cách đáng tin cậy theo giá trị ròng có thể thực hiện được. Đối với nghiệp vụ thu tiền liên quan đến ngoại tệ, KTV cần quan tâm đến việc quy đổi chuẩn theo đúng quy định. Chính xác số Các nghiệp vụ bán hàng được Các khoản phải thu được tính toán 5 học tính toán đúng, được ghi vào sổ chi tiết sổ tổng hợp thích hợp phải khớp đúng về số liệu, các con số cộng sổ, chuyển sổ, lên báo cáo khớp nhau, chính xác về số tiền cộng dồn. đúng, chính xác, được cộng sổ, chuyển sổ lên báo cáo đúng. Phân loại trình bày Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại đúng: theo từng loại doanh thu, theo các mức thuế suất. Các khoản phải thu được phân loại thích hợp: các khoản phải thu được ghi nhận theo đúng đối tượng phải thu. Đúng kỳ Các khoản bán hàng được ghi sổ đúng thời gian phát sinh. Các nghiệp vụ phải thu được ghi sổ đúng kỳ. Điều quan trọng khi xác định các mục tiêu kiểm toán là xác định đúng phương hướng bước đi cho cả cuộc kiểm toán cũng như từng phần hành kiểm toán cụ thể. Do đó, khi đã xác định rõ được các mục tiêu kiểm toán đặc thù của phần hành kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền như trên, KTV cần tiến hành cụ thể hoá các công việc tương ứng với mỗi mục tiêu trên, từ đó xác định những phần việc cần phải thực hiện trong quá trình kiểm toán. 1.2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng- thu tiền có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường bắt đầu từ khi góp vốn, vốn liên doanh, vốn tự có… để bắt đầu đi vào hoạt động kết thúc là tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động này của doanh nghiệp bao gồm nhiều chu trình khác nhau. Các chu trình này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau là yếu tố cần thiết tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Chu trình bán hàng - thu tiền (tiêu thụ) được xem là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là quá trình chuyển quyền sở hữu của hàng hoá qua quá trình trao đổi hàng - tiền (giữa khách thể kiểm toán với khách hàng của họ). Nó không những đánh giá hiệu quả của các chu trình trước đó mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiểm toán chu trình này có ý nghĩa rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán. Thông thường, với một số doanh nghiệp, những biểu hiện cụ thể của mỗi chức năng bộ phận đảm nhiệm chức năng đó khác nhau song chung nhất, xuất phát từ bản chất hình thức biểu hiện, chu trình bán hàng- thu tiền được cụ thể hoá thành các chức năng chính như: xử lý đơn đặt hàng của người mua, xét duyệt bán chịu, chuyển giao hàng hoá, 6 lập hoá đơn bán hàng, xử lý ghi sổ các khoản về doanh thu về thu tiền, xoá sổ các khoản phải thu không thu được, lập dự phòng nợ khó đòi. Xử lý đơn đặt hàng của người mua: được xem là điểm bắt đầu của toàn bộ chu trình bán hàng- thu tiền. Việc đặt hàng của người mua có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, có thể là đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu mua hàng, là yêu cầu qua thư, fax, điện thoại sau đó là hợp đồng về mua – bán hàng hoá, dịch vụ… Về mặt pháp lý, việc đặt hàng thể hiện nhu cầu sự sẵn sàng mua theo những điều kiện xác định của khách hàng. Đối với khách thể kiểm toán, khi nhận được đơn đặt hàng, cần cân nhắc xem xét các yếu tố để đưa ra quyết định có cung cấp hàng hoá, dịch vụ, bán qua phiếu tiêu thụ hay không lập hoá đơn bán hàng. Xét duyệt bán chịu: ngay từ thoả thuận ban đầu, sau khi quyết định bán cần xem xét quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng dựa trên lợi ích cả hai bên do bán hàng gắn liền với thu tiền trong cùng một khái niệm “tiêu thụ”. Quyết định này có thể đồng thời thể hiện trên hợp đồng kinh tế như một điều kiện đã được thoả thuận trong quan hệ mua bán trên hợp đồng. Nếu không tạo sự linh hoạt trong thanh toán bằng chính sách bán chịu thì khả năng bán hàng của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế. Nhưng nếu quá lạm dụng chính sách này thì rất dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi, thậm chí là không thu hồi được nợ do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán. Vì lẽ đó, các chính sách phê chuẩn việc bán chịu cần được thiết lập một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa các khoản phải thu không thu hồi được. Ở nhiều công ty, việc ghi đúng bán chịu được tiến hành trên các lệnh bán hàng trước khi vận chuyển hàng hoá người am hiểu về khách hàng cũng như am hiểu về tài chính xét duyệt. Việc xét duyệt có thể được tính toán cụ thể trên lợi ích của cả hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua các khoản giảm giá theo thời hạn thanh toán khác nhau. Trên thực tế, cũng có doanh nghiệp bỏ qua chức năng này dẫn đến những hậu quả nợ khó đòi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chuyển giao hàng: là quá trình chuyển giao hàng hoá cho người mua là chức năng kế tiếp của chức năng duyệt bán. Tại thời điểm này, vận đơn được lập. Do theo nghĩa hẹp của khái niệm “tiêu thụ” thì vận chuyển hàng hoá đến người mua là điểm bắt đầu của chu trình nên thường là điểm chấp nhận được ghi sổ bán hàng, đặc biệt là đối với các công ty bán buôn. Đối với các công tyquy mô lớn, có diễn biến thường xuyên về nghiệp vụ bán hàng thì sổ vận chuyển thường được lập để có thể cập nhật được các hoá đơn, chứng từ vận chuyển. Đó là một tài liệu có tính pháp lý thể hiện trách nhiệm đối với người chuyển giao hàng. Mặt khác, các cơ quan thuế thường quy định: khi vận chuyển hàng hoá phải có hoá đơn bán hàng. Trong trường hợp này, hoá đơn bán hàng phải được lập đồng thời với vận đơn hoặc kiểm chức năng chứng từ vận chuyển. Gửi hoá đơn tính tiền cho người mua ghi rõ nghiệp vụ bán hàng: Hoá đơn bán hàng được lập khi có thông báo về việc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua. Hoá đơn cần cung cấp đầy đủ các thông tin, chỉ rõ mẫu mã, số lượng hàng hoá, giá cả 7 hàng hoá gồm cả giá gốc hàng hoá, chi phí vận chuyển, bảo hiểm các yếu tố khác theo luật thuế giá trị gia tăng. Hoá đơn được lập thành 3 liên: liên đầu gửi cho khách hàng, các liên sau được lưu lại ghi sổ theo dõi thu tiền. Như vậy, khi nhận được hoá đơn, khách hàng sẽ biết rõ số tiền thời gian hoàn trả số tiền đó. Tại doanh nghiệp bán hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng để ghi vào Nhật ký bán hàng theo dõi các khoản phải thu. Nhật ký bán hàng là sổ ghi cập nhật các thương vụ, nhật ký ghi rõ doanh thu gộp của nhiều mặt hàng phân loại thích hợp theo các định khoản. Xử lý ghi sổ các khoản thu tiền: sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng cùng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ này, cần thực hiện tiếp các chức năng thu tiền. Khi được khách hàng thanh toán thì kết quả của quá trình này được thể hiện trên phiếu thu hoặc phiếu báo có của ngân hàng, tuỳ trường hợp thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán qua chuyển khoản. Trong mọi trường hợp đều cần xử lý ghi sổ các khoản thông thường về thu tiền bán hàng từ các chứng từ gốc, ghi vào nhật ký thu tiền, sổ chi tiết, sổ cái . Trong đó, cần đặc biệt chú ý khả năng bỏ sót hoặc giấu diếm các khoản thu nhất là thu tiền mặt trực tiếp. Xử lý ghi sổ hàng bán bị trả lại khoản bớt giá: Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh khi khách hàng không hài lòng về hàng hoá như hàng hoá kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách… mà doanh nghiệp cung cấp hoặc khi khách hàng mua với số lượng lớn, thì doanh nghiệp phải chấp nhận hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu thương mại. Tất cả các khoản này phải được kiểm tra phê chuẩn trước khi ghi sổ, phải lập bảng ghi nhớ hoặc có thư báo có hoặc hoá đơn chứng minh cho việc ghi giảm các khoản phải thu. Qua đó, phải ghi kịp thời đầy đủ vào nhật ký hàng bị trả lại các khoản bớt giá, đồng thời ghi vào sổ phụ. Thẩm định xoá sổ các khoản phải thu không thu được: có thể có những trường hợp người mua không chịu thanh toán hoặc không còn khả năng thanh toán. Các trường hợp này là khó tránh khỏi khi doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu. Sau khi thẩm định, nếu thấy khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, các khoản thất thu là “bất khả kháng”, có chứng cứ chắc chắn không thể thu hồi được các khoản nợ đó, doanh nghiệp cần xem xét xoá sổ khoản phải thu đó. Dự phòng nợ khó đòi: được lập với yêu cầu đủ trang trải các khoản đã tiêu thụ kỳ này song không có khả năng thu được ngay cả trong tương lai. Việc làm này là cần thiết khi doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu, bởi các khách hàng không phải lúc nào cũng có đủ khả năng thanh toán khi đến hạn. Tuy nhiên, ở nhiều công ty, dự phòng này là số dư do điều chỉnh cuối năm của quản lý về bớt giá đối với các khoản không thu được tiền. Khi lập dự phòng hoặc xoá sổ phải đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ. Sau khi xoá sổ không được huỷ chứng từ phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 004. Bán hàng - thu tiền (tiêu thụ) được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hoá thành tiền. Tuy 8 . pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát. 1.3. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát thực hiện Chu trình

Ngày đăng: 18/07/2013, 16:23

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Bảng 1.1..

Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Xem tại trang 7 của tài liệu.
máy kế toán có thay đổi gì lớn không, các loại hình và dịch vụ kinh doanh, các chính sách về giá,… - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

m.

áy kế toán có thay đổi gì lớn không, các loại hình và dịch vụ kinh doanh, các chính sách về giá,… Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.3. Bảng ước tính mức độ trọng yếu của APS - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Bảng 1.3..

Bảng ước tính mức độ trọng yếu của APS Xem tại trang 25 của tài liệu.
Dựa vào bảng ước tính mức độ trọng yếu chung của công ty, kiểm toán viên của APS tiến hành xác định ban đầu về tính trọng yếu tại các khách hàng như sau: - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

a.

vào bảng ước tính mức độ trọng yếu chung của công ty, kiểm toán viên của APS tiến hành xác định ban đầu về tính trọng yếu tại các khách hàng như sau: Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 1.7. Đối chiếu sổ sách - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Bảng 1.7..

Đối chiếu sổ sách Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 1.15. Phân tích doanh thu - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Bảng 1.15..

Phân tích doanh thu Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 1.16. Đối chiếu sổ sách và phân tích - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

Bảng 1.16..

Đối chiếu sổ sách và phân tích Xem tại trang 49 của tài liệu.
2.1. Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên  tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ,  phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

2.1..

Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ Xem tại trang 66 của tài liệu.
- Thẩm tra việc lập và gửi bảng cân đối thu tiền định kỳ cho người mua. - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

h.

ẩm tra việc lập và gửi bảng cân đối thu tiền định kỳ cho người mua Xem tại trang 70 của tài liệu.
4.2. Lập bảng trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện - hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng- thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát

4.2..

Lập bảng trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện Xem tại trang 73 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan