M t s gi i ph p cho ho t ng u t n ng cao n ng l c c nh tranh c a c ng ty xi m ng B m S n

57 159 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
M t s  gi i ph p cho ho t   ng   u t  n ng cao n ng l c c nh tranh c a c ng ty xi m ng B m S n

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

http://luanvanpro.com/ và http://tailieupro.vn/ là website chia sẻ miễn phí luận văn,

đồ án, báo cáo tốt nghiệp, đề thi, giáo án… nhằm phục vụ học tập và nghiên cứu chotất cả mọi người Nhưng số lượng tài liệu còn rất nhiều hạn chế, rất mong có sự đónggóp của quý khách để kho tài liệu chia sẻ thêm phong phú, mọi sự đóng góp tài liệu xinquý khách gửi về luanvanpro.com@gmail.com

Tài liệu này được tải miễn phí từ website http://luanvanpro.com/ và http://tailieupro.vn/Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Xi măng là một ngành công nghiệp có tổng vốn đầu tư lớn, hiệu quả xã hội cao, tạonguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các quốcgia trên thế giới đang trên đà tăng trưởng mạnh, chính vì vậy nhu cầu xi măng cho đầutư xây dựng rất cao Theo đánh giá chung của thế giới thì lượng xi măng sản xuất racon thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu cao cho xây dựng Tuy nhiên sản xuất xi măngtrong nước lại đang gặp phải khó khăn do sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sảnxuất xi măng trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài kể từ khi chúng ta thamgia ký kết hiệp ước về bãi bỏ thuế nhập khẩu và không hạn chế lượng nhập khẩu mộtsố mặt hàng khi tham gia vào AFTA Là thành viên trực thuộc Tổng công ty xi măngViệt Nam, công ty xi măng Bỉm Sơn để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranhkhốc liệt như hiện nay thì không còn cách nào khác là phải tự vươn lên khẳng địnhmình Đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình là lựa chọn tấtyếu để công ty có thể tồn tại và phát triển trong thời đại ngày nay Tuy nhiên trong quátrình đầu tư đó bên cạnh những thành tựu đạt được, còn tồn tại những hạn chế, bất cậpcần khắc phục.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty xi măng Bỉm Sơn trong nền kinh tế thị trường nên em đã lựa chọn đề tài chochuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao nănglực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới.”

Nội dung của đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn

Chương 2: Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới.

Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đinh Đào Ánh Thuỷ vàcác chú, các bác Phòng Kế toán thống kê tài chính - Công ty xi măng Bỉm Sơn đã giúpem hoàn thành khoá thực tập và bài viết này.

Vì thời gian và trình độ hiểu biết có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót,do đó em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiệnhơn.

Trang 3

Năm 2002N, được sự phê duyệt của chính phủ, CTXMBS đã tiến hành đầu tư cải tạodây chuyền số 2, chuyển đổi phương pháp sản xuất từ công nghệ sản xuất xi măng theophương pháp ướt sang phương pháp khô, lò nung số 2 đã được cắt ngắn từ 185m xuốngcòn 70m, nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn clinker / ngày đêm lên 3.500 tấnclinker / ngày đêm Nâng công suất dây chuyền 2 từ 0, 6 triệu tấn xi măng / năm lên 1,2 triệu tấn/năm và nâng công suất toàn nhà máy từ 1, 2 triệu tấn/ năm lên 1, 8 triệu tấn /năm.

Ngoài ra, công ty còn có 8 bể chứa phối liệu nghiền có dung tích 800 m3 một bể, 2 bểdự trữ có dung tích 8000 m3 một bể dùng để chứa phối liệu bùn sau khi đã được điềuchỉnh thành phần hoá học

Bên cạnh việc cải tạo dây chuyền số 2, một loạt các trang thiết bị được làm mới và xâydựng lại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà nghiền nguyên liệu, xi lô đồngnhất bột liệu có sức chứa 15.000 tấn, tháp trao đổi nhiệt

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu xi măng ngày càng nâng cao, công ty đã và đang tiếnhành đầu tư xây dựng dây chuyền mới, công suất 2 triệu tấn / năm với công suất là5.500 tấn clinker / ngày đêm Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008 và đi vào hoạtđộng cùng với dây chuyền số 2 trong khi đó vẫn duy trì hoạt động của dây chuyền số 1

Trang 4

theo phương pháp ướt có thể công suất của công ty có thể đạt từ 3,2- 3, 8 triệu tấn /năm.

1.2 Tình hình sản suất của công ty Xi măng Bỉm Sơn

Công ty xi măng Bỉm Sơn hơn 25 năm qua luôn là đơn vị đi đầu trong việc phát huynội lực, phấn đấu thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, đóng góp có hiệuquả về kinh tế xã hội cho đất nước Đến nay đã đưa ra thị trường tiêu thụ trên 20 triệutấn xi măng, góp phần bình ổn thị trường được phân công, kể cả những thời điểm thịtrường xi măng căng thẳng Với những thành tích đạt được công ty đã được Đảng vànhà nước trao tặng nhiều huân chương và phần thưởng cao quý.

Dưới đây là bảng tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thờigian qua.

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( 2002- 2005)

Sản phẩm SX -TT Tấn 1.528.010 2.006.259 2.476.957 2.407.026Tổng doanh thu Trđ 1.022.444 1.315.493 1.578.502 1.539.701Giá vốn hàng bán Trđ 799.539 920.568 1.184.148 1.154.163

Trang 5

-Trong đó lãi vay phải trả 3.004 28.080 40.511 4.492Chi phí bán hàng Trđ 176.885 212.823 209.454 197.174Chi phí quản lý doanh

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2002, 2003, 2004, 2005

Qua bảng số liệu trên, ta thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong các năm 2002 – 2005đều tăng Năm 2003 lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ tăng so với năm 2002 một lượngtuyệt đối là 478.249 tấn, như vậy đã tăng 31,29% Năm 2004 tăng 470.698 tấn và tăng23,46% so với năm 2003 Trong năm 2005 lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ đạt2.407.026 tấn lại giảm so với năm 2004 là 69.931tấn.Sự giảm sút này cho thấy trongthời gian từ năm 2003-2005 doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả Nguyên nhân củasự giảm sút này là do trong năm 2002 công ty tiến cải tạo dây chuyền 2 nên sản lượngclinker sản xuất bị giảm đi một nửa Vào cuối năm 2003, dây chuyền 2 đã qua cải tạomới bắt đầu đi vào hoạt động từ đó công suất nhà máy mới ổn định dần Chính điều nàydẫn tới doanh thu bán hàng của công ty đều tăng qua các năm Năm 2005 tổng doanhthu đạt được là 1.539.701 triệu đồng tăng 50,59% so với năm 2002, kết quả này chothấy công ty đã có những bước tiến bộ vượt bậc, nhờ có sự đầu tư hợp lý, công ty ximăng Bỉm Sơn đã dần đổi mới và đi vào sản xuất kinh doanh ổn định.

Qua bảng số liệu trên ta cũng nhận thấy một điều là công ty chưa quan tâm đến vấn đềthu nhập tài chính Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng rất ítQ, năm 2002là 2.235 triệu đồng đến năm 2005 chỉ là 2.715 triệu đồng tăng 480 triệu đồng Trongkhi đó chi phí cho hoạt động tài chính lại quá lớn mà chiếm tỉ trọng cao trong chi phíhoạt động tài chính là lãi vay phải trả Năm 2004 lãi vay phải trả lên tới 40.511 triệu

Trang 6

đồng, nguyên nhân là do công ty phải trả lãi cho ngân hàng cho hoạt động vay vốn đầutư cải tạo dây chuyền số 2 Trong khi đó chi phí bán hàng qua các năm không đều nhau,năm 2003 tăng 35.938 triệu đồng so với năm 2002 đạt tỉ lệ là 20,3% Nhưng đến năm2004 chi phí bán hàng giảm 2% so với năm 2003 và đến năm 2005 chỉ còn là 197.174triệu đồng giảm 6% so với năm 2004 Chi phí bán hàng giảm đã tiết kiệm cho công tymột khoản tiền không nhỏ mà vẫn có thể làm tốt công tác bán hàng mang lại lợi nhuậncao cho công ty Không những thế chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp cũnggiảm, năm 2005 chỉ có 55.970 triệu đồng tiết kiệm được 5.183 triệu đồng so với năm2004

Có được kết quả như vậy là do công ty đã tổ chức hoạt động quản lý doanh nghiệp, đềra được những chính sách đúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điềunày rất có lợi cho công ty vì nó tạo ra sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp trongcùng ngành Chính vì vậy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng rất cao trong các năm.Năm 2002 chỉ đạt 26.987 triệu đồng nhưng đến năm 2003 đã đạt 69.915 triệu đồngtăng 159,06% Năm 2004, lợi nhuận tăng 14.598 triệu đồng so với năm 2003 tăng20,8% Năm 2005 đạt 102.470 triệu đồng tăng 17.957triệu đồng tăng tương đối so vớinăm 2004 là 21,24%

Nhìn chung tổng lợi nhuận trước thuế của CTXMBS qua các năm đều tăng tuy nhiêntốc độ tăng của năm sau so với năm trước lại giảm Sự giảm sút này là do công ty đãhoàn thành xong việc đầu tư cải tạo dây chuyền số 2 và có sự điều chỉnh của ban lãnhđạo công ty nhằm cung cấp ra thị trường một lượng xi măng ổn định để có thể ổn địnhsản xuất giữ vững thị phần của công ty trong thời gian tới khi công ty bắt đầu tiến hànhxây dựng dây chuyền mới với dự kiến đến năm 2008 sẽ đi vào hoạt động.

2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động từ năm 1982 Sản phẩm chínhcủa công ty là xi măng PCB30 và PCB40, ngoài ra công ty còn cung cấp cho thị trườnghàng loạt sản phẩm như clinker, xi măng bao, rời Sản phẩm của công ty đã có mặttrên mọi miền Tổ quốc, được người tiêu dùng trong cả nước biết đến Nhưng từ khi đấtnước ta mở cửa, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, ngành công nghiệp xi măng cũng cónhiều đổi mới, ngày càng phát triển hơn, nhiều nhà máy xi măng mới với công nghệtiên tiến ra đời CTXMBS đã và đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ vớicác đối thủ cạnh tranh trong nước (là các doanh nghiệp thành viên trong VNCC l, các

Trang 7

doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài với công nghệ hiện đại) mà còn với các nướctrong khu vực.

Trang 8

Bảng 2: Tình hình cung cấp xi măng giai đoạn 98- 2002

Nguồn: Phòng kế hoạch công ty Xi măng Bỉm Sơn

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn cung cấp xi măng cho thị trường Việt Nam rấtphong phú, ngoài các nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam ( TCTXMVN)còn có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty liên doanh, xi măng lò đứng và các cơ sởnghiền Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng nhận thấy một điều, mặc dù bị sức ép cạnhtranh trên thị trường từ các nguồn xi măng khác nhau nhưng VNCC vẫn chiếm tới 40-50% thị phần tiêu thụ Trong đó CTXMBS cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kếtquả mà toàn ngành xi măng trong nước đạt được Tính toán thị phần của CTXMBStrong toàn Tổng công ty và so với nhu cầu cả nước ta được bảng số liệu sau:

Bảng 3: Thị phần công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 1998-2002

Thị phần trong toàn tổng công ty 21,6% 20,1% 19,6% 17,3% 16,4%Thị phần so với nhu cầu thị trường 12,01% 10,00% 9,35% 7,81% 7,96%Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1998 đến năm 2002 thị phần của CTXMBS trongtoàn tổng công ty có xu hướng giảm sút Năm 1998 đạt 21,6% nhưng đến năm 1999 chỉcòn 20,1% từ các năm 2000 trở đi giảm dần và đến năm 2002 chỉ chiếm 16,4% giảm5,2% so với năm 1998 Lượng sản phẩm cung cấp và tiêu thụ ra thị trường cũng giảmthông qua thị phần của công ty cung ứng trên thị trường Năm 1998, thị phần của côngty trên thị trường đạt 12,01% nhưng đến năm 2002 chỉ còn chiếm 7,96% Nguyên nhâncủa sự giảm sút này là do trong giai đoạn này công ty đang tiến hành hoạt động cải tạonhà máy vì vậy phải cho dừng hoạt động của lò nung số 2 chính vì vậy lượng xi măngcung cấp trên thị trường bị giảm sút Mặt khác, đây cũng là thời kì khó khăn của côngty, bên cạnh hoạt động cải tạo nhà máy, công ty còn đứng trước sức ép cạnh tranh rấtlớn từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.Trước sức ép cạnh tranh và nhu cầu

Trang 9

tiêu thụ xi măng tăng cao, VNCC đã phân vùng địa bàn tiêu thụ của các nhà máy ximăng thuộc Tổng công ty, do vậy thị trường XMBS không còn phân bố rộng như trướcmà chỉ thu hẹp ở một số địa bàn được phân công Hiện tại, sản phẩm của công ty ximăng Bỉm Sơn được tiêu thụ thông qua các kênh sau:

- Bán trực tiếp tại nhà máy, bán thông qua mạng lưới chi nhánh, đại lý của công ty đặttại các địa bàn phân công như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định,Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Với ưu thế có mạng lưới tiêu thụ lâu năm, độingũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm cùng với những chính sách bán hàng linh hoạtnên đây là kênh tiêu thụ lớn nhất chiếm tới 70-80% sản lượng tiêu thụ của công ty.Hiện nay công ty đang có 8 chi nhánh bán hàng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, ThanhHoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Ngoài racông ty còn cung cấp xi măng cho nước bạn Lào.

- Bán qua các công ty kinh doanh xi măng hoặc tổng đại lý bao tiêu tại các địa bàn:Công ty vật tư kỹ thuật xi măng phụ trách địa bàn Hà Nội, Lào Cai, Phú Thọ; Công tykinh doanh Thạch cao xi măng phụ trách địa bàn Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; Công tyXi măng vật liệu xây dựng Đà Nẵng phụ trách địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam, QuảngNgãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú yên Kênh tiêu thụ thông qua các công ty kinhdoanh xi măng chiếm từ 20-30% sản lượng tiêu thụ của công ty xi măng Bỉm Sơn.Việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ, trong những năm qua công ty xi măng Bỉm Sơn đãhoàn thành tốt nhiệm vụ của tổng công ty giao, đưa sản phẩm tiêu thụ tới tận tay ngườisử dụng Tình hình tiêu thụ của công ty được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4: Tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 1998-2002

Trang 10

Tỷ lệ so với cả miền trung 7% 7,6% 8,1% 6,3% 5,6%

1 Trạm nghiền Quảng Bình 6,215 34,642 52,598 41.4462 Trạm nghiền liên doanh

Quảng ngãi

Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn

Qua số liệu trên cho thấy, sản lương xi măng tiêu thụ của công ty xi măng Bỉm Sơn ởhầu hết các địa bàn đều tăng qua các năm Tuy nhiên ở một số địa bàn như: Hà Nội, cáctỉnh Tây Bắc lại giảm mạnh Trong khi đó ở một số các tỉnh Hà Tây, Nam Định, NghệAn, Quảng Bình sản lượng tiêu thụ vẫn tăng mạnh Điều này cho thấy thị trườngchính mang tính truyền thống của công ty chủ yếu vẫn tại các tỉnh Bắc Trung Bộ vàTrung Trung Bộ Tuy nhiên đây cũng là vùng tập trung khá nhiều nhà máy xi măng, chỉriêng từ Nghệ an tới Hà nam ngoài xi măng Bỉm Sơn còn có thêm 3 nhà máy xi mănglò quay với tổng công suất 4, 95 triệu tấn/ năm cùng 10 nhà máy xi măng lò đứng vớitổng công suất 0, 7 triệu tấn năm, chính vì vậy tính chất cạnh tranh tại những thị trườngnày rất quyết liệt Ngoài ra, xi măng Bỉm Sơn còn được tiêu thụ tại các tỉnh đồng bằngsông Hồng, các tỉnh thuộc Tây bắc, Nam trung bộ, một số tỉnh khu vực Tây Nguyên.Để nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị CTXMBS đã và đang đầu tư cải tiến kỹ thuật vàquản lý chất lượng Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theoTCVN ISO9001§ -2000 Sản phẩm của công ty đã đóng góp đáng kể cho sự nghiệpkiến thiết đất nước và đã có mặt ở những công trình trọng điểm của đất nước và đượcngười tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến nay.3.Thực trạng công nghệ và thiết bị

3.1 Về công nghệ:

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Liên Xô cung cấp thiết bị công nghệ sản xuất theophương pháp ướt ở thế hệ thập kỷ 60, 70 đạt trình độ tiên tiến trong hệ thống các nước

Trang 11

xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ Theo thiết kế ban đầu nhà máy xi măng được xây dựngvới công suất ban đầu là 1, 2 triệu tấn xi măng/ năm Từ khi đi vào hoạt động cho đếnđầu năm 2003 hoàn thành cải tạo dây chuyền số 2, công ty vẫn duy trì hoạt động sảnxuất xi măng theo phương pháp ướt Tuy nhiên cùng với sự phát triển như vũ bão củakhoa học và công nghệ, phương pháp ướt đã trở nên lạc hậu Nhược điểm của phươngpháp ướt là:

+ Tốn nhiều nhiên liệu (Than) để làm bay hơi nước

+ Mặt bằng sản xuất phải có diện tích lớn, thiết bị cồng kềnh + Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nhiều

Chính vì vậy đầu năm 2002, công ty đã tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 chuyển đổiphương pháp sản xuất từ ướt sang khô, nhằm nâng cao năng lực sản suất của công ty đểđủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện tại công ty đang duy trì việc sản xuất xi măng theo cả hai phương pháp: phươngpháp ướt (dây chuyền 1d) và phương pháp khô (dây chuyền 2 đã qua cải tạod) Tiến tớicuối năm 2008 nhà máy mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm /năm, công nghệ sản xuấtxi măng theo phương pháp khô, hiện đại đi vào hoạt động, sẽ hoàn thành việc chuyểnđổi phương pháp sản xuất, hiện đại hoá toàn công ty, theo xu hướng chung của toàn thếgiới.

3.2 Về máy móc:

Dự án nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Liên Xô cung cấp các thiết bị có trình độ cơ khíhoá, hiện đại hoá, tiên tiến nhất lúc bấy giờ Song do quá trình thi công xây dựng nhiềuphần tự động hoá, cơ khí hoá không làm việc vì vậy nhiều bước công đoạn phải docông nhân trực tiếp vận hành Mặt khác, năng lực thiết bị đã được khai thác hơn 25năm, phụ tùng thay thế chủ yếu trong nước chế tạo nên thiết bị xuống cấp trầm trọng,công đoạn chính trong dây chuyền đó là lò nung chưa đạt công suất thiết kế.

Trang 12

Bảng 5: Công suất thiết bị chính 5 năm 2001-2005

Đơn vị: Tấn/hTên thiết bị Công suất

Nguồn: Phòng điều hành sản xuất

Phần lớn máy móc của công ty phục vụ cho sản xuất tính đến năm 2002 đều trong tìnhtrạng lạc hậu, công suất kém Sau khi cải tạo dây chuyền 2 xong, CTXMBS đã tiếnhành cho đầu tư mới rất nhiều máy móc thiết bị, tận dụng có sửa chữa một số côngđoạn trong quá trình sản xuất xi măng

4.Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Xi măng Bỉm Sơn trongthời gian qua.

Xi măng là một ngành công nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư lớn, hiệu quả xã hội cao, tạonguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước Ngành công nghiệp xi măng ngoài việc thoảmãn nhu cầu trong xây dựng còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển liênngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Với mục tiêu thoả mãn nhu cầu xi măng trong nước, phù hợp với chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Thủtướng Chính phủ đã kí quyết định số 164/QĐ - TTg ngày 18 - 11- 2002 phê duyệt “Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp Xi măng Việt Nam đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020”

Các định hướng trong kế hoạch đầu tư phát triển đến giai đoạn 2010 đã thể hiện rõquan điểm đầu tư, với mục tiêu tập trung cho các dự án có đủ điều kiện để phát triểnbền vững, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến, quy mô đầu tư hợp lý, tận dụng vàphát huy cao độ nội lực và nguồn vốn trong nước Ưu tiên mở rộng nâng cấp các nhàmáy hiện có để tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, rút ngắn thời gian thi công, nhanhchóng nâng cao sản lượng, giảm chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm, tạo ra khả năng

Trang 13

cạnh tranh cho ngành xi măng khi tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và trênthế giới.

Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, công ty xi măng Bỉm Sơn đã sớm nhậnthấy vai trò đầu tư phát triển trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sảnphẩm xi măng Do vậy hoạt động đầu tư được ban lãnh đạo công ty cho tiến hành từ rấtsớm Từ việc đầu tư vào tăng năng suất ở hai lò nung chính, đến việc đầu tư cho muasắm máy móc thiết bị nhằm hiện đại hoá nhà máy, đến việc đầu tư mở rộng thị trườngtiêu thụ, chăm lo

nguồn nhân lực cho cả công ty Đây cũng chính là những hoạt động của công ty nhằmtiến hành nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệttrên thị trường hiện nay.

4.1.Vốn và nguồn vốn

Công ty Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty xi măngViệt Nam vì vậy nguồn vốn kinh doanh của công ty từ trước tới nay chủ yếu là do ngânsách cấp và nguồn tự bổ sung của đơn vị Tổng kết sự tăng giảm nguồn vốn kinh doanhqua các năm như sau:

Trang 14

Bảng 6: Tình hình tăng giảm Nguồn vốn kinh doanh qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Phòng Kế toán công ty xi măng Bỉm Sơn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty đều tăng qua các nămtừ 2002 đến năm 2005 Tuy nhiên sự gia tăng của nguồn

vốn kinh doanh không lớn giữa năm trước và năm sau Cuối năm 2002, nguồn vốn kinhdoanh chỉ đạt 276, 859 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 chỉ là

284, 973 tỷ đồng tăng 8, 114 tỷ đồng so với năm 2002 tăng 2,93%.Năm 2004 là 376,597 tỷ đồng tăng 32% so với năm 2003 Đến cuối năm 2005 tỷ lệ này chỉ đạt 1,33%.Số liệu này cho thấy, trong những năm qua số vốn kinh doanh của công ty được bổsung rất hạn chế Nó cũng thể hiện nên mặt còn yếu kém trong công tác huy động vốntại công ty Nguồn ngân sách cấp giảm xuống rõ rệt Cuối năm 2002, ngân sách cấp là138, 164 tỷ đồng, nhưng bắt đầu từ 2004 đến này nguồn vốn này có sự giảm sút So vớinăm 2002, nguồn ngân sách bổ sung cho công ty năm 2005 giảm 37, 462 tỷ đồng giảm37,5% Đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm cắt giảm ngân sách, thựchiện cổ phần hoá các công ty thành viên trong VNCC.

Trong giai đoạn hiện nayT, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường thì nguồnvốn ngân sách cấp chỉ còn đóng vai trò định hướng, hỗ trợ phát triển Ngoài ra, nguồnvốn của công ty còn được huy động qua hoạt động đầu tư tài chính: Đầu tư vào các cổphiếu và trái phiếu ngắn hạn, dài hạn nhưng nguồn này cũng không lớn lắm chỉ chiếm

Trang 15

tỷ trọng nhỏ bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty Dưới đây là bảng số liệucơ cấu vốn đầu tư tại công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua.

Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005

Đơn vị: Tỷ đồngNăm

Số tiền Tỉ lệ(%)

Số tiền Tỉ lệ(%)

Số tiền Tỉ lệ(%)

Số tiền Tỉ lệ(%)Tổng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng vốn đầu tư của CTXMBS trong giai đoạn này cónhiều biến động Năm 2002 đạt 203, 338 tỷ đồng nhưng đến năm 2003 chỉ sử dụng có168, 797 tỷ đồng Nguyên nhân là do năm 2003 dự án cải tạo dây chuyền 2 đã hoànthành và đi vào sử dụng Chính vì vậy nên số vốn đầu tư giảm đi Đến năm 2004, tổngvốn đầu tư lại tăng cao, cao nhất là năm 2005 lên tới 495, 068 tỷ đồng Đây cũng chínhlà thời kỳ công ty chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới do đó tổng sốvốn đầu tư tăng cao.

Cơ cấu vốn đầu tư trong các năm 2002-2005 của công ty xi măng Bỉm Sơn cho thấyvốn đầu tư cho thiết bị chiếm chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm Năm2002, vốn đầu tư cho thiết bị chiếm 46,5% trong tổng vốn đầu tư Đến năm 2003, vốnđầu tư cho thiết bị là 84, 81 tỷ đồng có giảm so với năm 2002 là 102, 64 tỷ đồng nhưngvẫn chiếm tỷ lệ cao 50,2 % trong tổng số vốn đầu tư năm 2003 Năm 2004, tỷ lệ đầu tưcho thiết bị là 50,1% đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống 40,2% so với tổng vốn đầu tưcùng năm đó Tuy nhiên vốn đầu tư cho thiết bị của năm sau cho năm trước vẫn tăng.Điều này chứng tỏ, công ty rất chú trọng vào đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc công

Trang 16

nghệ để hiện đại hoá nhà máy, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyênnhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty trênthương trường Vốn cho xây lắp trong thời kỳ này của công ty chủ yếu là để xây dựngcác hạng mục công trình nhằm phục vụ cho sản xuất như: Xây dựng mới kho chứa sét,nhà nghiền nguyên liệu, tháp trao đổi nhiệt, Chi phí khác chủ yếu là chi cho công tácgiải phóng mặt bằng, cho thẩm tra dự án, đào tạo công nhân kỹ thuật,

Qua phân tích số liệu về nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty xi măng Bỉm Sơn trongthời gian qua còn tồn tại rất nhiều bất cập Tình hình huy động và sử dụng vốn còn yếucòn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu ngân sách Chính vì vậy, trong thời gian tới công tycần tiến hành nhanh chóng việc cổ phần hoá nhằm huy động tối đa nguồn vốn trongnước Việc cổ phần hoá này giúp cho công ty xi măng Bỉm Sơn chủ động hơn trongviệc huy động các nguồn vốn vì thế cũng tạo ra tính linh hoạt hơn cho những kế hoạchsử dụng vốn đầu tư nhằm phát triển và hiện đại hoá nhà máy.

4.2.Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trongthời gian qua.

Trong thời gian qua CTXMBS đã có sự quan tâm rất lớn đến hoạt động đầu tư cho cácnội dung nâng cao chất lượng sản phẩm, tài sản cố định, nguồn nhân lực vì đây lànhững yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sức cạnh tranh của công ty trên thị trường Điềunày thể hiện qua tình hình phân bổ vốn đầu tư cho các nội dung trên qua các năm gầnđây nh sau:

Bảng 8: Tình hình phân bổ vốn đầu tư theo từng nội dung đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Tỷ lệ(%)Nâng cao chất lượng

Qua bảng số liệu trên thể hiện rằng thời gian qua công ty đã có sự quan tâm đồng đềutới các nội dung của hoạt động đầu tư Trong giai đoạn hiện nay, khi CTXMBS đang

Trang 17

trong giai đoạn đầu tư cải tạo hiện đại hoá nhà máy, thì cơ cấu này được xem là hợp lý,cần phải có rất nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng Do đóvốn đầu tư cho nội dung đầu tư vào tài sản cố định chiếm tới 69,75% trong cả giai đoạn2002-2005 Tuy nhiên, để công ty có thể tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ trênthị trường thì cần phải điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư hợp lý hơn Vì cơ cấu đầu tư hiện tạichỉ có thể duy trì trong giai đoạn hiện tại, khi công ty đang trong quá trình hiện đại hoá.Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing và cho nguồn nhân lực chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trongtổng vốn đầu tư là 4,03% và 6,21% Vì vậy trong thời gian tới cần hợp lý hoá hơn về cơcấu đầu tư Hiện tại công ty có 2 loại sản phẩm: Xi măng và clinker, nhưng sản phẩmsản xuất và tiêu thụ chủ yếu vẫn là xi măng PCB40, PCB30 Chính vì vậy để có thểnâng cao khả năng cạnh tranh cho những sản phẩm này cần phải tăng cường vốn đầu tưhơn nữa cho hoạt động Marketing và đầu tư cho nguồn nhân lực, mặt khác cũng cần coitrọng công tác đầu tư cho hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra thế mạnhcạnh tranh trên thương trường, cần thay thế những máy móc, công nghệ cũ của công tyđể có thể đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt nhu cầu thịtrường.

Dưới đây là tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ở từng nội dungđầu tư cụ thể:

4.2.1.Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng để có thể nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Có thể nói nó là yếu tố hàng đầu để thắng thế trong cạnhtranh, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm đảmbảo, đạt tiêu chuẩn quy định thì khách

hàng sẽ ưa chuộng hơn và vị thế của doanh nghiệp cũng được củng cố và mở rộng Nhờthế mà doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu, tăng lợinhuận, tăng sản xuất, tạo điều kiện cải tiến, đổi mới sản phẩm và vì vậy lại đáp ứng tốtnhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Trong thời gian qua, để có thể nâng cao chấtlượng sản phẩm công ty xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành đầu tư chiều sâu, cải tiến máymóc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hàm lượng công nghệtrong sản phẩm, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩnTCVN 9001- 2000 nhằm đưa sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng ngày mộtrộng rãi hơn.

Trang 18

Công ty xi măng Bỉm Sơn nhận thức rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọngquyết định đến sự sống còn của công ty Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn ISO 9002-1994 đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho công ty như: Tạo nềnmóng cho sản phẩm có chất lượng vì khi áp dụng hệ thống này phải tuân thủ theo cáctiêu chuẩn chất lượng đã quy định, tăng năng suất và hạ giá thành, tăng uy tín của sảnphẩm trên thương trường.

Công ty cũng khẳng định giữ uy tín với khách hàng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầucủa khách hàng là trách nhiệm, là nét đẹp văn hoá trong kinh doanh CTXMBS đã cótruyền thống quan tâm đến chất lượng sản phẩm, luôn luôn cung cấp cho khách hàngsản phẩm xi măng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam Công ty đã được chứng nhận hệthống quản lý chất lượng TCVN ISO 9002-1994 từ năm 2000 Năm 2003 công ty đãđược chứng nhận chuyển đổi sang ISO 9001-2000.

Hiện tại công ty đang sản xuất xi măng PCB30, PCB40 theo tiêu chuẩn Việt NamTCVN 6260: 1997, tuỳ theo chất lượng clinker, xi măng pooclăng và phụ gia, tổnglượng các phụ gia khoáng (không kể thạch cao k) trong xi măng pooclăng hỗn hợp, tínhtheo khối lượng xi măng, không quá 40% Trong đó phụ gia đầy không lớn hơn 20%,phụ gia công nghệ không lớn hơn 1% Như vậy, nếu chất lượng Clinker đảm bảo và ổnđịnh thì có thể pha phụ gia lên tới trên 20% và giảm được giá thành đáng kể vì giá phụgia tương đối rẻ.

CTXMBS đang tiến hành kết hợp với viện khoa học công nghệ vật liệu xây dựng nhằmtìm kiếm các nguồn phụ gia gầnC, nghiên cứu, thí nghiệm sản xuất thử, tiến tới sảnxuất công nghiệp để nâng cao chất lượng xi măng mà vẫn đảm bảo ổn định và hạ giáthành sản phẩm Ngoài ra, hàng năm công ty đều trích một phần kinh phí rất lớn chocông tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng clinker, ổn định chất lượng ximăng và tìm ra những phụ gia, nguyên liệu mới nhằm thay thế nguồn nguyên nhiên liệucho sản xuất xi măng đang cạn kiệt dần Trong năm 2005, toàn công ty đã có 76 sángkiến và đề tài khoa học được duyệt, với 396 lượt người tham gia, giá trị làm lợi2.386.125.841 đồng Chất lượng sản phẩm được nâng cao đây chính là một yếu tố thúcđẩy sự thành công của công ty trong tương lai Tuy nhiên trong thời gian tới công tycần quan tâm hơn nữa cho hoạt động này thì mới có thể tăng khả năng cạnh tranh củamình trên thị trường xi măng đang hoạt động sôi nổi như hiện nay.

Trang 19

Bên cạnh công tác duy trì quản lý chất lượng sản phẩm, công ty còn tiến hành đầu tưchiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Hai hoạt động đầu tư cơ bản phải kểđến là: Đầu tư cải tạo dây chuyền 2 và dự án xây dựng nhà máy mới.

 Dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2D

Đây cũng được coi là giải pháp quan trọng có tính chất quyết định đến sự tồn tại vàphát triển công ty trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.

Xi măng Bỉm Sơn là cơ sở sản xuất xi măng cuối cùng sản xuất theo phương pháp ướtđược đầu tư xây dựng ở nước ta, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cồng kềnh, tiêuhao vật chất lớn, năng suất và chất lượng chưa cao Chính vì vậy, đến năm 2001 côngty chính thức thực hiện công việc cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 Mục tiêu của dựán là: Chuyển đổi công nghệ sản xuất từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, hiệnđại hoá, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng công suất dâychuyền số 2 từ 1.750 tấn clinker / ngày đêm lên 3.500 tấn clinker / ngày đêm Côngsuất dây chuyền số 2 được nâng lên từ 0, 6 triệu tấn/năm lên 1, 2 triệu tấn/năm Tổngmức đầu tư của dự án này là 75, 5 triệu USD Trong đó , mọi công đoạn cho sản xuất ximăng đều được tận dụng, phục hồi và đầu tư mới Công nghệ sản suất, thiết bị sử dụngcho dây chuyền cải tạo vào loại tiên tiến trên thế giới hiện nay, được chế tạo từ cácnước G7 với các chỉ tiêu kinh tế tốt.

Bảng 9: Nội dung cải tạo của một số công trình phục vụ sản xuất xi măng

1 Kho chứa sét Trang bị máy đồng nhất sét hiện đạiT, đảm bảo hệ số đồngnhất sét trong kho là 10:1

2 Nhà nghiềnnguyên liệu

Trang bị máy nghiền nguyên liệu kiểu đứng do hãngLosseche Đức chế tạo, công suất lớn, Đảm bảo sảm phẩmnghiền đạt độ mịn 12-14% trên sàng 009

3 Lò nung số 2 Hệ thống truyền động của lò được trang bị mới, các trạmdầu được cải tạo Nhiệt độ lò được giám sát chặt chẽ bằnghệ thống Scaner.

4 Hệ thống xử lýkhí thải

Xây dựng tháp điều hoà khí thảiX, hệ thống lọc bụi tĩnhđiện, lắp đặt ống khói mới, Đảm bảo nồng độ bụi thải đạt<50mg/m3 tiêu chuẩn

5 Máy nghiền Cải tạo máy nghiền than với máy phân ly tĩnh hiện có thành

Trang 20

than máy nghiền than có máy phân ly động hiệu suất cao.Trangbị máy lọc bụi than đảm bảo tiêu chuẩn.

6 Máy nghiền xi măng

Cải tạo máy nghiền nguyên liệu số 2 thành máy nghiền ximăng số 4, hoạt động theo chu trình kín có phân ly động,hiệu suất cao, có hệ thống xử lý khí thải tốt.

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty xi măng Bỉm Sơn

Qua bảng trên ta thấy, việc đầu tư cải tạo, chuyển đổi công nghệ đã mang lại hiệu quảlớn cho công ty Xi măng Bỉm Sơn Không những làm giảm các định mức tiêu hao vậttư, tiết kiệm chi phí sản xuất mà hơn hết là tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao.Tăng sức cạnh tranh trên thương trường Bằng việc cải tạo, hiện đại hoá một số máymóc thiết bị nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xi măng, đảm bảosản xuất xi măng theo đúng tiêu chuẩn.

 Đầu tư dây chuyền mới:

Mục tiêu đầu tư là nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong và ngoài nước.Nhanh chóng đưa ngành xi măng thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệsản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài Đây làhoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm sơnbằng cách đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng,để đưa ra thị trường sản phẩm xi măng mác PCB40 chất lượng cao.

Quan điểm phát triển của dự án này là: Phát triển công nghiệp xi măng phải đảm bảohiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnh tranh ngày càng cao trong điều kiện hội nhậpkinh tế khu vực và quốc tế Sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, Công nghệ được sử dụng trong dự án này là công nghệ tiên tiến của thế giới, tự độnghoá ở mức cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu,điện năng, đảm bảo các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môitrườngtheo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế Đa dạng hoá các sản phẩm xi măng, phổcập sản xuất xi măng mác PCB40 chất lượng cao.

Dự án cũng đề ra các chỉ tiêu phải đạt được như mức tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu,điện năng (< 95 KWh/tấn xi măng), nhiệt năng (750Kcal/kg clinker), nồng độ khí thải,cường độ tiếng ồn, mức độ tự động hoá, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước, nâng cao năngsuất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cạnh tranh được với ximăng các nước trong khu vực và thế giới.

Trang 21

Dự án đầu tư dây chuyền mớiD, công suất 2 triệu tấn xi măng / năm, với lò nung côngsuất 5.500 tấn clinker / ngày đêm không những đã chuyển đổi hoàn toàn công nghệ sảnxuất xi măng của công ty từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, góp phần nângcao chất lượng sản phẩm và tạo ra sức cạnh tranh cho công ty trên thị trường.

Dưới đây là quy mô đầu tư của dự án nhà máy mới 2 triệu tấn cho việc hiện đại hoámáy móc thiết bịD, nhà xưởng với các công đoạn chính như sau:

- Công đoạn đập đá vôi: 01 trạm đập đá vôi kiểu Impact tại mỏ với công suất tới1400T/h 01 hệ thống băng tải năng suất 1.400T/h vận chuyển đá vôi về kho trong nhàmáy 01 kho tròn 45.000 tấn có thiết bị đánh đống1.400t/h và thiết bị rút đống là 750T/h.

- Công đoạn đập sét: 01 trạm đập sét mới 250T/h 01 kho chứa sét mới có sức chứa lên15.000 tấn và các thiết bị kho đi cùng.

- Công đoạn tiếp nhận, vận chuyển và gia công phụ gia thạch cao, than: Đầu tư mớithiết bị dải năng suất 200T/h, thiết bị rút năng suất 150T/h và mở rộng kho than thôhiện có để đạt sức chứa là 12.000 tấn.

- Công đoạn nghiền liệu: 01 xưởng nghiền liệu kiểu máy nghiền đứng có năng suất450T/h.

- Công đoạn silô đồng nhất và cấp liệu lò: 01 si lô đồng nhất 25.000 tấn cùng hệ thốngcấp liệu lò năng suất 350-380T/h.

- Công đoạn lò nung: 01 lò quay 3 bệ với năng suất 5.500 tấn clinker /ngày và máy làmlạnh clinker đồng bộ kiểu ghi kết hợp hiện đại.

- Công đoạn tồn trữ và phân phối clinker: 02 si lô có sức chứa 2x40.000tấn.

- Công đoạn nghiền than: 01 xưởng nghiền than dùng máy nghiền con lăn kiểu đứng,có công suất 40T/h.

- Công đoạn nghiền xi măng: 01 xưởng nghiền xi măng có hai hệ thống máy nghiền bi1 cấp với năng suất mỗi máy là 125T/h.

- Công đoạn đóng bao và xuất xi măng: 02 si lô xi măng, sức chứa 2x15.000 tấn và cácthiết bị si lô đi kèm Thêm 4 máy đóng bao mới và các thiết bị đi cùng có năng suất 100T /h 12 đầu xuất xi măng lên ôtô và 01 thiết bị xuất bao kiểu di động cho tàu hoả, năngsuất 100-120T/h.

4.2.2.Đầu tư vào TSCĐ

Trang 22

Trong những năm vừa qua, đầu tư vào tài sản cố định cũng là một nội dung được quantâm hết sức đặc biệt tại công ty xi măng Bỉm Sơn Hoạt động đầu tư vào tài sản cố địnhcủa CTSMBS trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung cho việc xây dựng các hạngmục công trình như: Hệ thống nhà xưởng, hệ thống kho bãi và một số hạng mục côngtrình cần thiết phục vụ cho sản xuất Các hoạt động xây lắp này đều nằm trong dự áncải tạo dây chuyền 2 và dự án xây dựng nhà máy mới.

Các hạng mục, công trình được đầu tư xây dựng mới bao gồm:- Trạm đập, tuyến vận chuyển và kho tồn trữ đá vôi- Trạm đập, tuyến vận chuyển và kho tồn trữ đá sét- Hệ thống nghiền liệu, si lô đồng nhất và cấp liệu lò- Hệ thống lò nung, vận chuyển và tồn trữ clinker- Hệ thống nghiền than và cung cấp than mịn- Hệ thống nghiền xi măng và si lô chứa xi măng- Hệ thống xuất nhập hàng tại cảng Lèn

Hoạt động đầu tư TSCĐ của công ty trong thời gian qua chủ yếu là nhằm xây dựng nhàxưởng, cải tạo và xây mới hệ thống kho bãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc cất giữ vàbảo quản xi măng, cũng như hệ thống kho bãi cho việc tồn trữ các nguyên vật liệu dùngcho sản xuất.

Hàng năm, công ty đều bỏ ra một số vốn rất lớn cho đầu tư tài sản cố định kể cả vôhình và hữu hình Dưới đây là bảng tổng kết tăng tài sản cố định của công ty thời gianqua.

Bảng 10: Tài sản cố định tăng trong giai đoạn 2002-2005

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2002, 2003, 2004, 2005

Qua số liệu trên ta thấy vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty thông qua số tăngtrong kỳ của tài sản hữu hình, chủ yếu là cho tài sản cố định hữu hình như nhà cửa vậtkiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tới hơn 90% tổng mức vốn

Trang 23

đầu tư cho tài sản cố định của công ty, chủ yếu là do mua sắm mới, đầu tư xây dựng cơbản ngoài ra còn tăng do bàn giao lại Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong thờigian qua chủ yếu là xây dựng hệ thống công trình nhà xưởng phục vụ cho sản xuất.Trong khi đó, tài sản vô hình lại được đầu tư với mức vốn rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 10%tổng mức vốn của công ty Tuy nhiên tình hình tăng tài sản cố định giữa các năm cũngkhông đều nhau Trong năm 2003, mức tăng tài sản cố định là lớn nhất lên tới 1.016,193 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư chủ yếu là để chi dùng cho hoạt động mua sắm máymóc thiết bị hoàn thành việc cải tạo dây chuyền 2 của công ty.

Qua đây ta cũng nhận thấy một điều, CTXMBS đang từng bước đầu tư hiện đại hoácác trang thiết bị, máy móc trong quá trình sản xuất xi măng nhằm nâng cao khả năngcạnh tranh của công ty Tuy nhiên mức độ đầu tư còn thấp và tiến độ đầu tư còn chậm,chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới nhanh của công ty Đầu tư vào tài sản vôhình còn thấp điều này cũng đúng với thực tế phát triển của công ty Vì chuyển dần từphương pháp sản xuất xi măng ướt, công nghệ máy móc cồng kềnh, lạc hậu sangphương pháp khô tiên tiến Chính vì vậy đòi hỏi sự đầu tư lớn cho đổi mới máy mócthiết bị, đây là những đòi hỏi cấp bách nên cần có sự ưu tiên lên trước hết Nếu có đượchệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tăngdoanh thu, tăng lợi nhuận từ đó lại có thể đầu tư ngược trở lại tài sản vô hình Công tycũng cần hiểu rằng, tài sản vô hình có vài trò quan trọng góp phần tạo ra uy tín chấtlượng cho sản phẩm Chính vì vậy trong tương lai cần có được sự quan tâm thích đánghơn.

4.2.3.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Do lịch sử để lại, lực lượng lao động của công ty xi măng Bỉm Sơn quá đông lại vừathừa, vừa thiếu Thừa số lao động sức khoẻ yếu, trình độ thấp, tuổi cao, thiếu số laođộng trẻ trình độ cao để phục vụ cho nhu cầu cải tạo hiện đại hoá Hiện tại số lao độnghiện có mặt của công ty là: 2831 người Lao động theo trình độ bao gồm:

- Đại học và trên đại học : 320 người - Cao đẳng và trung cấp : 330 người

- Công nhân kỹ thuật : 1561 người- Lao động không nghề : 228 người

Nhận thức được tầm quan trọng do nguồn nhân lực mang lại trong thời gian qua côngty đã chủ động quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động Từ năm 1978 đến năm 1980,

Trang 24

nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động để có thể vận hành các thiết bị chính, nhàmáy đã cử 177 cán bộ, công nhân đi thực tập tay nghề tại Liên Xô với thời gian từ 6- 9tháng Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng quy hoạch chiến lược về đầu tư pháttriển nguồn nhân lực bao gồm cả công tác đào tạo, cải thiện môi trường làm việc chongười lao động

Trong những năm qua, công ty đã xây dựng chiến lược về đào tạo bồi dưỡng cán bộ vàcông nhân lành nghề Qua thực tế sản xuất kinh doanh, tuyển chọn người đi đào tạođúng tiêu chuẩn, phù hợp với khả năng sở trường Kết hợp nhiều hình thức đào tạo,như: Đào tạo dài hạn, đào tạo chính quy, tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo trong nướcvà nước ngoài

Bảng 11: Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật củacông ty xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2002-2005

Nguồn: Phòng tổ chức - lao động công ty xi măng Bỉm Sơn

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong những năm qua công ty xi măng Bỉm Sơn đã chủđộng quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để trẻ hoá đội ngũ lao động của côngty Nguồn vốn đầu tư này chủ yếu được chi cho hoạt động đào tạo đội ngũ công nhânkỹ thuật của công ty tại trường công nhân xi măng ở Hải Phòng, ngoài ra nguồn vốnnày còn dành để tài trợ cho con em của những công nhân, cán bộ đang học tại cáctrường đại học về những chuyên ngành mà công ty còn thiếu để sau này tình nguyện vềlàm việc tại côngty Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo còn thấp Năm2002 chỉ đạt 0,738% so tổng vốn đầu tư toàn công ty Trong năm 2003, tỷ lệ này caonhất lên tới 2,529%, nhưng những năm sau tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo giảmdần Mặc dù vậy tỉ lệ này rất lớn so với một công ty thành viên trực thuộc VNCC nhưcông ty xi măng Bỉm Sơn Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữacho công tác đào tạo vì dự án nhà máy mới khởi công vào quý 4/2006 và sẽ hoàn thànhvào cuối năm 2008, đây là dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất xi măng theophương pháp khô, công nghệ, máy móc hiện đại do đó đòi hỏi công nhân vận hành và

Trang 25

cán bộ kỹ thuật phải có tay nghề cao thì dây chuyền đi vào hoạt động mới có hiệu quả,đạt năng suất chất lượng.

Đi đôi với công tác đào tạo, việc sử dụng cán bộ và nguồn nhân lực, bố trí đúng ngườiđúng việc, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng người cũng được cán bộ lãnh đạocông ty chú trọng thực hiện Công tác trẻ hoá đội ngũ công nhân viên của nhà máyđược tiến hành thông qua:

-Tuyển chọn con những cán bộ công nhân viên tình nguyện nghỉ hưu sớm gửi đi đàotạo tại trường công nhân kỹ thuật của tổng công ty tại Hải Phòng.

-Tài trợ cho con cán bộ, công nhân viên đang học đại học những ngành mà công tyđang thiếu tình nguyện về công ty công tác sau khi tốt nghiệp.

-Tuyển bổ sung một số kỹ sư trẻ những ngành mà công ty đang cần.

Ngoài ra công ty quan tâm đến việc tổ chức nâng cao điều kiện làm việc cho người laođộng, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty Vì khi người laođộng có điều kiện làm việc tốt họ mới yên tâm làm việc, phát huy hết khả năng củamình trong công việc giúp doanh nghiệp hoạt động trôi chảy CTXMBS đã tiến hànhnhiều dự án liên quan tới việc cải tạo môi trường làm việc cho người lao động: Dự áncải tạo dây chuyền số 2, xây dựng dây chuyền mới tạo điều kiện cho người lao độngphát huy hết khả năng làm việc của mình CTXMBS xác định: “ Việc chăm lo đời sốngvật chất, tinh thần cho người lao động, tạo môi trường để người lao động gắn bó lâu dàivới doanh nghiệp, đồng thời thu hút nhân tài là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp” Chính vì vậy, công ty đã tiến hành một số biện pháp sau:-Giữ bình quân thu nhập trên 2.500.000đ/người /tháng Với mức tiền lương ổn định sẽkhiến người lao động ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất kinh doanh Thực hiện đổimới công tác tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty phù hợp với tình hìnhsản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tiền lương trả đúng người, đúng việc, khuyếnkhích người lao động tích cực làm việc Đối với từng đối tượng lao động khác nhau màxây dựng chính sách tiền lương khác nhau Điều này tạo điều kiện cho người lao độngphát huy hết khả năng làm việc để tăng thu nhập cho bản thân.

-Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, giảm số lượng lao động thừa sức khoẻ yếu,trình độ kém Nâng cao chất lượng lao động toàn công ty.

Trang 26

Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức tốt đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhưtổ chức phong trào văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao, thăm quan du lịch trong vàngoài nước

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Đây cũng chính là cách để doanhnghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường chính vì vậy công tác đầu tư phát triển nguồnnhân lực cần phải được quan tâm đúng mực hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay, khimà công ty Xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình đổi mới.

4.2.4.Đầu tư cho hoạt động Marketing

Nhận thức vai trò quan trọng của công tác tiếp thị bán hàng, trong thời gian quaCTXMBS đã có những chủ trương đúng đắn và đã đề ra những kế hoạch cụ thể tiếnhành công tác đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty Mục tiêu của đầu tư vàohoạt động Marketing ở CTXMBS là việc thực hiện giữ vững thị trường hiện có, mởrộng thị trường, tăng thị phần ở những vùng kinh doanh có hiệu quả cao.

Hiện tại, công ty đang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng PCB30, PCB40 bao,rời và clinker Sản xuất xi măng của công ty có thuận lợi là trong giai đoạn này nềnkinh tế của đất nước đang tăng trưởng ổn định, dẫn đến nhu cầu xi măng trong nước sẽcó mức tăng cao từ 15- 20%/ năm Mặt khác, thị trường chính của xi măng Bỉm Sơn lạinằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh về đầu tư xây dựng (Thanh hoáT, Ninhbình, Nam định, Hà tây, Sơn la ) nên nhu cầu xây dựng trong khu vực này sẽ cao hơncác khu vực khác Sản phẩm Xi măng của CTXMBS được đánh giá là chất lượng tốt,tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn kém, do đó hoạt động đầu tư chocông tác tiếp thị bán hàng rất được ban lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện Dưới đâylà bảng số liệu về tình hình cấp vốn cho hoạt động Marketing của công ty trong giaiđoạn vừa qua.

Bảng 12: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn2002-2005

Trang 27

động Marketing

Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn

Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, CTXMBS đã đầu tư cho hoạt độngMarketing với số vốn đầu tư là 51, 13 tỷ đồng chiếm 4,03% tổng vốn đầu tư chung chotoàn công ty Số vốn đầu tư cho hoạt động Marketing qua các năm đều không ngừngtăng Năm 2002 số vốn đầu tư này chỉ mới đạt 2,886% so với tổng vốn đầu tư, nhưngđến năm 2003 đã chiếm tới 5,08% trong tổng vốn đầu tư Điều này chứng tỏ lãnh đạocông ty đã quan tâm hơn đến công tác tiếp thị, bán hàng nhằm tăng trưởng thị phần củacông ty Năm 2004, Vốn đầu tư cho hoạt động này tăng gần gấp đôi so với năm trướclên tới 15, 462 tỷ đồng Tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn giữa các năm lại không đềunhau Qua bảng trên tính toán được, năm 2003 tốc độ tăng liên hoàn so với 2002 là19,54%, nhưng đến năm 2004 lại đạt 80,33% so với năm 2003 Năm 2005 lại chỉ tăngso với năm 2004 là 14,2% Khối lượng vốn đầu tư cấp cho hoạt động Marketing so vớitổng vốn đầu tư trong các năm không đều nhau, điều này cũng cho thấy sự chưa hợp lýtrong công tác sử dụng vốn ở công ty Và phần lớn, số vốn đầu tư này chỉ được chidùng cho công tác bán hàng và giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của công ty Vì vậy,trong thời gian tới công ty cần có sự đầu tư tốt hơn nữa cho hoạt động Marketing củamình, để có thể mở rộng hệ thống này nhằm hoạt động có hiệu quả hơn.

Đầu tư cho hoạt động Marketing của CTXMBS được tiến hành thông qua một số biệnpháp sau:

-Xây dựng đội ngũ tiếp thị có đủ trình độ khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường và nhucầu khách hàng Công ty đã xây dựng kế hoạch về chính sách khách hàng, có hình thứckhuyến khích khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng mua với khốilượng sản phẩm lớn Để bán được hàng, công ty đã có chỉ đạo tới tận các chi nhánh củamình, thực hiện các chính sách như: Bán hàng trả chậm, khuyến mại, hoa hồng đại lý,thực hiện chiến khấu thanh toán,

-Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo Trong thời gian qua, công tác tuyêntruyền quảng cáo của công ty chủ yếu chỉ trên các báo, tạp chí, các áp phích, quảng cáotrên truyền hình và ở các hội chợ rất ít còn quảng cáo trên mạng internet hầu như khôngcó Tuy nhiên trong tương lai, công ty cần đầu tư hơn cho những hình thức quảng cáonày nhằm quảng bá tốt hơn, rộng hơn nữa hình ảnh của công ty.

Trang 28

Ngoài ra công ty còn cho tiến hành hoạt động điều tra, nghiên cứu nhu cầu xi măngtrong và ngoài nước, thực hiện quản lý giám sát nguồn hàng để đảm bảo cung cấp ximăng đúng, đủ, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng.Mặc dù công ty đã có sự quan tâm và đầu tư khá lớn cho hoạt động này tuy nhiên cũngcó nhiều yếu điểm và chưa hợp lýM, như: Chưa thật sự thống nhất các đơn vị tiêu thụ,vì hiện nay ngoài bán hàng trực tiếp tại công ty và tại các chi nhánh, công ty còn tiêuthụ thông qua các công ty vật tư kinh doanh vật liệu xây dựng, phương thức quảng cáokém linh hoạt Tuy nhiên nhờ có hoạt động Marketing đều đặn mà đến nay Xi măngmang nhãn hiệu “CON VOI” đã nổi tiếng trên thị trường miền Bắc, miền Trung và cómặt cả bên nước bạn Lào Xi măng Bỉm Sơn đã tạo ra được một chỗ đứng vững chắctrong lòng người tiêu dùng trong cả nước, là sự lựa chọn tin cậy cho những công trình 5.Kết quả và hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tại công tyXi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua.

5.1 Kết quả đầu tư

Kết quả hoạt động đầu tư của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua được thểhiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động được trong kỳ Tacó bảng số liệu sau:

Bảng 13: Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư của công ty Xi măng Bỉm Sơngiai đoạn 2002-2005

Đơn vị: Triệu đồng

Khối lượng VĐTthực hiện

Giá trị TSCĐ huyđộng

Hệ số huy độngTSCĐ (%)

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-2005 công ty xi măng Bỉm Sơn

Hệ số huy động tài sản cố định phản ánh kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã đượcthực hiện, hệ số này càng lớn càng tốt Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng vốnđầu tư thực hiện qua các năm đều tăng lên Đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2004,2005 Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua công ty Xi măng Bỉm Sơn ngày càngchú trọng hơn cho công tác đầu tư, tăng năng lực sản xuất Tuy nhiên giá trị tài sản cố

Ngày đăng: 20/10/2017, 03:37

Mục lục

    THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN

    Bảng 2: Tình hình cung cấp xi măng giai đoạn 98- 2002

    Bảng 3: Thị phần công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 1998-2002

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan