Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

85 516 0
Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đong góp của ngành vào thu nhập quốc dân….

Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đong góp của ngành vào thu nhập quốc dân…. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành dệt may Việt Nam đã và đang gặp những vấn đề cần khắc phục như chất lượng tăng trưởng của ngành thấp, vốn đầu tư xây dựng không hiệu quả, mất cân đối giữa hai ngành Dệt và May…Trở ngại lớn đối với sự phát triển của ngành Dệt May hiện nay là tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, sự phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Điều đó là do ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành DMVN chưa phát triển theo kịp với sự phát triển của ngành dệt may. Do đó không thể đáp ứng nhu cầu của ngành dệt may trong nước. Những tồn tại và hạn chế của ngành CNBT đã làm cho ngành DMVN chưa phát triển một cách tương xứng so với tiểm năng thực sự của ngành. Trong khi đó, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; từng bước đưa ngành Dệt May thoát khỏi tình trạng gia công sản xuất. Do đó, để đạt được mục tiêu đã định, thì việc nghiên cứu thực trạng của ngành công nghiệp bổ trợ ngành Dệt May Việt sẽ đóng góp một vai trò quan trọng. Nó phù hợp với yêu cầu thực tế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như yêu cầu của sự phát triển ngành dệt may. 1 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp Từ yêu cầu thực tế đó và mục đích tìm hiểu những vấn đề lớn liên quan đến ngành CNBT ngành DMVN trong giai đoạn hiện nay và thử tìm một số giải pháp để khắc phục những vấn đề đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020” Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn ngành công nghiệp bổ trợ ngànhdệt may Việt Nam qua đó xem xét thực trạng phát triển của ngành công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam, những tồn tại, hạn chế của ngành. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển cho ngành công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hệ thống hoá và phương pháp suy luận logic. Trên cơ sở mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, nội dung của đề tài nghiên cứu được chia là ba chương, cụ thể như sau: Chương I: Một số lý luận về công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam Chương III: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS- TS Nguyễn Ngọc Sơn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. 2 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY I. Khái niệm chung về công nghiệp bổ trợ. 1.1. Khái niệm chung. Công nghiệp bổ trợ (supporting industry) là ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định. Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung gian có thể bao gồm nguyên liệu, vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận chi tiết lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác, thuốc nhuộm, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế,… Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNBT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DN nhỏ và vừa. Những sản phẩm trung gian là một loại yếu tố “đầu vào” của quá trình sản xuất công nghiệp. Do tính phức tạp của mối liên hệ sản xuất giữa các ngành công nghiệp, việc xác định loại hình CNBT của một ngành nào đó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Mỗi ngành công nghiệp đều phát triển theo chuỗi giá trị riêng biệt, song đều có một điểm chung là được hình thành từ sự liên kết giữa 2 khu vực: khu vực thượng nguồn (upstream) và khu vực hạ nguồn (downstream). Trong đó, khu vực thượng nguồn thường được gọi là CNBT, làm nền tảng cơ sở để phát triển khu vực hạ nguồn. Ngược lại, khu vực hạ nguồn là ngành công nghiệp chính, chỉ có thể phát triển khi khu vực thượng nguồn phát triển, và khi khu vực hạ nguồn đã phát triển sẽ tạo “động lực” thúc đẩy phát triển khu vực thượng nguồn. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp bổ trợ. Việc phát triển CNBT là một vấn đề rất phức tạp trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Với các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, khi các nguồn lực còn hẹp, qui mô các ngành kinh tế còn nhỏ 3 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp bé, việc giải quyết bài toán quan hệ giữa phát triển CNBT và khu vực hạ nguồn lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Do đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển CNBT sẽ tạo lập luận cứ khoa học nhằm lựa chọn chiến lược phát triển công nghiệp thích hợp, cụ thể: - Một là, thị trường của khu vực hạ nguồn: Khả năng đảm bảo sự tương thích giữa qui mô của các ngành bổ trợ và khu vực hạ nguồn phải đủ lớn để tạo ra thị trường ổn định phát triển có hiệu quả các ngành bổ trợ. Nếu khu vực hạ nguồn có qui mô nhỏ, sản xuất những sản phẩm có chủng loại đa dạng và sản lượng không lớn thì khối lượng sản xuất của các ngành bổ trợ cũng sẽ nhỏ, do đó, giá thành chế tạo sẽ tăng cao. Điều này sẽ vấp phải sự từ chối của chính khu vực hạ nguồn trong nước và gặp khó khăn khi muốn xuất khẩu sản phẩm bổ trợ ra nước ngoài. Thêm vào đó, cần chú trọng đến khả năng đảm bảo yêu cầu về chủng loại, chất lượng và thời hạn cung ứng các sản phẩm bổ trợ cho các ngành hạ nguồn vì thông thường, yêu cầu của các DN ở khu vực hạ nguồn rất khắt khe do họ phải đảm bảo những cam kết với khách hàng, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu. - Hai là, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ: Đây là nhân tố quan trọng không chỉ đối với các ngành công nghiệp nói chung mà còn cả với CNBT nói riêng do tính chất thường xuyên thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới. Vì thế, một mặt, việc áp dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các ngành bổ trợ ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” sự phát triển khu vực hạ nguồn nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới, góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn; mặt khác, việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới ở khu vực hạ nguồn yêu cầu CNBT phải nghiên cứu và chế tạo những vật liệu, phụ liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp. Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử cho phép “làm các bên có cung và có cầu gần lại với nhau” và giảm thời gian giao dịch giữa họ. Điều đó cho phép mở rộng không gian tổ chức quan hệ giữa khu vực bổ trợ và khu vực hạ nguồn. - Ba là, nguồn lực tài chính. Việc giải quyết mối quan hệ giữa CNBT và khu vực hạ nguồn cũng chính là việc giải quyết mối quan hệ liên ngành công nghiệp. Đầu tư vào các ngành bổ trợ bất lợi hơn so với đầu tư vào khu vực hạ nguồn do khối lượng vốn 4 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn đầu tư dài, độ rủi ro trong đầu tư cao. Từ đó cho thấy việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển công nghiệp và chính sách huy động các nguồn lực ấy có vai trò hết sức to lớn trong việc bảo đảm các ngành CNBT phát triển có hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện để thấy được vai tṛ cũng như tác động của nó đến sự phát triển của ngành CNBT. Mối liên hệ giữa FDI và CNBT có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Trước khi có FDI, nhiều công ty trong nước đã sản xuất sản phẩm và CNBT cung cấp cho các công ty lắp ráp, gia công sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNBT sẽ phát triển mạnh hơn nếu đựơc tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các DN FDI. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty CNBT phải tỏ ra có tiềm năng cung ứng linh kiện, nguyên phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. Giai đoạn 2: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều DN trong nước ra đời trong các ngành CNBT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của ngành công nghiệp chính thông qua các DN FDI. Những DN này sớm hình thành sự liên kết với DN FDI để được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Giai đoạn 3: Sau một thời gian hoạt động của DN FDI với qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, tạo ra thị trường ngày lớn cho CNBT, nhiều công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Như vậy, mối liên hệ giữa CNBT và FDI có thể được hiểu: chừng nào các công ty nước ngoài không thấy Chính phủ đưa ra các chính sách cụ thể và dài hạn để phát triển CNBT theo hướng giai đoạn 1 và 2 cũng như không tạo điều kiện môi trường kinh doanh ổn định như giai đoạn 3 thì môi trường thu hút FDI ở nước đó sẽ không được đánh giá cao. - Bốn là, mức độ bảo hộ thực tế. Mức độ bảo hộ thực tế là tỷ lệ % giữa thuế quan danh nghĩa với phần giá trị gia tăng nội địa. Chính tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá của một 5 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp đơn vị sản phẩm cuối cùng. Tỷ lệ này nói lên mức bảo hộ thực tế cao hay thấp cho các ngành sản xuất trong nước. - Năm là, các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia. Việc bảo đảm quan hệ giữa khu vực bổ trợ và khu vực hạ nguồn không thể chỉ hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần được thực hiện trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải cân nhắc thận trọng việc quyết định mức độ đầu tư vào khu vực CNBT trong nước. Khuynh hướng cần tránh là đầu tư khép kín theo kiểu khu vực hạ nguồn cần gì thì đầu tư phát triển khu vực bổ trợ sản xuất cái đó. Trong phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế quốc tế. Với nguồn lực to lớn về tài chính, khoa học và công nghệ, các tập đoàn này có mạng lưới sản xuất và phân phối rộng rãi với chiến lược phát triển và thương hiệu thống nhất, các bộ phận trong mạng lưới đó được chuyên môn hoá hợp lý nhằm khai thác lợi thế ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực, có những chi nhánh chuyên sản xuất một số loại chi tiết, bộ phận nhất định cung cấp cho các chi nhánh khác ở phạm vi khu vực, thậm chí toàn cầu. Trong việc hoạch định chiến lược phát triển các ngành CNBT, cần có các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và kết hợp hợp lý giữa sản xuất trong nước với các chi nhánh của các tập đoàn xuyên quốc gia ấy. - Sáu là, cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển CNBT. Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện trên hai mặt chủ yếu. Một mặt, quan điểm của Nhà nước về phát triển CNBT trong định hướng chiến lược phát triển công nghiệp. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực CNBT như chính sách nội địa hoá, chính sách đầu tư phát triển CNBT, chính sách thuế đánh vào khâu nhập khẩu và khâu sản xuất các sản phẩm bổ trợ, mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên cứu khoa học và công nghệ ở khu vực CNBT. 1.3. Vai trò công nghiệp bổ trợ đối với sự phát triển kinh tế Mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khu vực hạ nguồn và CNBT. Nếu được phát triển một cách hợp lý, CNBT sẽ có vai trò đặc 6 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Vai trò ấy thể hiện trên những mặt chủ yếu sau: - Thứ nhất, CNBT là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng của ngành sản xuất sản phẩm của khu vực hạ nguồn. CNBT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp, gia công và những công ty sản xuất các thành phẩm cuối cùng khác phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ tăng lên làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa kể đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì vậy, CNBT thiếu sẽ làm giá trị gia tăng thấp đi, ngành công nghiệp chính thiếu sức cạnh tranh. - Thứ hai, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng (broadening) vừa chuyên sâu (deepening). - Thứ ba, phát huy ảnh hưởng của tác động “lan toả” trong phát triển hệ thống công nghiệp. Hệ thống này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tạo thành các cụm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Do vậy, sự phát triển của một ngành công nghiệp trong hệ thống đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành này cũng phát triển theo sao cho đáp ứng được yêu cầu của thời kì mới. - Thứ tư, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút lao động dư thừa, đặc biệt là trong những ngành sử dụng nhiều lao động thủ công, giản đơn như dệt may, chế biến nông sản… - Thứ năm, mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp. Từ những nhận định trên có thể thấy CNBT phải phát triển mới thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong những ngành sử dụng nhiều máy móc hiện đại. Tỷ lệ của chi phí CNBT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNBT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.Tuy nhiên, cũng không phải CNBT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trường hợp FDI 7 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp đi trước và kéo theo các công ty khác (kể cả công ty trong và ngoài nước) đầu tư phát triển CNBT, do đó có sự quan hệ tương hỗ 2 chiều giữa FDI và CNBT. - Thứ sáu, là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp, góp phần đẩy mạnh thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Theo quan niệm của M. Porter năm 1990, khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp là khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Khả năng này được hình thành bởi 4 yếu tố, bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện cầu, (3) các ngành CNBT và các ngành liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành. Cả 4 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành “mô hình kim cương Porter” nhằm để chỉ khả năng chịu “va đập” của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt. Trong đó, mối quan hệ 2 chiều giữa các yếu tố được thể hiện qua mô hình sau: Hình 1: Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp Điều kiện cầu Điều kiện các yếu tố sản xuất Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành Các ngành CNBT và các ngành liên quan Nguồn: Trung tâm thông tin kinh doanh và thương mại II. Công nghiệp bổ trợ ngành dệt may. 2.1. Khái niệm công nghiệp bổ trợ ngành dệt may. Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc 8 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Nó đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng bao gồm các loại quần áo, chăn ga, gối đệm, các loại đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: rèm cửa, vải bọc đồ dùng, khăn các loại…Mặt khác, sản phẩm của ngành dệt may cũng được sử dụng trong ngành kinh tế khác như vải kỹ thuật dùng để lót đường, thi công đê điều, các loại vải làm bọc đệm ô tô, làm vật liệu lọc vật liệu chống thấm. Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng. Bất cứ một ngành công nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ đều phải dựa trên một nền tảng vững chắc, cũng như có một mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành công nghiệp cả theo chiều dọc và chiều ngang. Đối với ngành dệt may, quan hệ theo chiều dọc của ngành này được biểu hiện dưới dạng chuỗi giá trị như sau: Sản xuất nguyên liệu  Kéo sợi  Dệt vải  Nhuộm, in vải  Cắt may  Phân phối hàng may Trong chuỗi giá trị trên, các giai đoạn sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải được gọi là khu vực thượng nguồn, hay đây cũng chính là các ngành CNBT và có liên quan chặt chẽ đến ngành may. Còn các giai đoạn cắt may, phân phối hàng may được gọi là khu vực hạ nguồn và là “động lực” thúc đẩy khu vực thượng nguồn phát triển. Để có được một sản phẩm dệt may cuối cùng cần trải qua một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị. Theo hình trên ta thấy chuỗi giá trị của ngành dệt may bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau từ sản xuất xơ đến khéo sợi dệt vải nhuộm in hoa, hoàn tất cắt và may. Trong xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được phân bổ đến những nơi tạo ra giá trị gia tăng cao nhất và hoạt động hiệu quả nhất. 9 SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Bỏo cỏo thc tp tt nghip Hỡnh 2: Quy trỡnh sn xut hon tt sn phm dt may. Ngun: Quy hoch phỏt trin DMVN n nm 2020 Trong thc t, mc dự khụng nht thit cn phỏt trin tt c cỏc khõu trong h thng sn xut dt may mt cỏch ng u, song nu to ra c mi liờn h hu c gia cỏc khõu trong nhng iu kin sn cú thỡ s cú tỏc ng ln lao vo vic m bo tớnh ch ng, vic nõng cao hiu qu sn xut kinh doanh, tng sc cnh tranh ca sn phm DMVN trờn th trng trong nc v th gii. 10 SV: on Th Hoi Thng Lp: K hoch 48A Sản phẩm phụ trợ Công nghệ dệt may Công nghệ phụ trợ Phân bón, thuốc phòng dịch bệnh Công nghệ hóa dầu Sản xuất bông Sản xuất xơ sợi tổng hợp Các laoij phụ tùng kim khí và phi kim loại Các loại phụ tùng kim khí và phi kim loại Các loại thuốc nhuộm và hóa chất phụ trợ Các loại hóa chất phụ trợ Các loại phụ liệu may Công nghệ cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động Công nghệ cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động Công nghệ cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động Công nghệ cơ khí, chế tạo và điều khiển tự động Công nghệ thiết kế thời trang Kéo sợi Dệt vải mộc Nhuộm - In hoa Hoàn tất Cắt may Tiêu dùng [...]... mật thiết giữa ngành dệt và may, Trung Quốc đã coi ngành dệtngành hỗ trợ chủ đạo cho ngành may, và sự phát triển của 2 ngành công nghiệp này là đồng hành, song song cùng tồn tại, sự tăng trưởng của ngành này là nền tảng cho ngành kia Ngành dệt của Trung Quốc được bắt đầu từ năm 1870 Từ năm 1870 cho đến 1940 là giai đoạn đầu phát triển ngành dệt Trong giai đoạn này, ngành dệt phát triển với tốc độ... Quy hoạch phát triển CNBT Quy hoạch phát triển công nghiệp dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt tại quyết định 42/2008/QĐ- BCT ngày 19/11/2008 Quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu đảm bảo cho các DN dệt may phát triển bền vững, hiệu quả Giai đoạn 2008 đến 2010,... các ngành bổ trợ cho ngành dệt may có tính chất dẫn dắt sự phát triển của ngành dệt may, nhờ việc tạo ra những chất liệu vải mới, đa dạng hóa các sản phẩm dệt may, làm thay đổi căn bản trong thiết kế và tạo sản phẩm mới ở ngành dệt may Ngược lại, sự phát triển của ngành may mặc đòi hỏi ngành bổ trợ phải không ngừng phát triển để tạo ra những nguyên nhiên liệu mới, đáp ứng nhu cầu của ngành Sự phát triển. .. hàng hệt may xuất khẩu IV Kinh nghiệm của các nước trong phát triển CNBT dệt may CNBT đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp chính Thực tế các nước phát triển trên thế giới từ lâu đã rất đầu tư chú trọng phát triển ngành CNBT để ngành CNBT làm cơ sở cho việc phát triển ngành công nghiệp chính Có thể rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ sự phát triển CNBT dệt may của... của công nghệ thông tin và thương mai điện tử làm cho mối liên hệ giữa ngành coongn ghiệp dệt mayngành CNBT trở nên gần nhau hơn Giamr tối thiểu thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, thúc đẩy được sự phát triển của cả ngành dệt may lẫn ngành bổ trợ 3.4 Các chính sách của nhà nước với phát triển CNBT Quan điểm của nhà nước về phát triển CNBT ngành dệt may trong đinh hướng phát triển chung của ngành. .. cho ngành dệt may không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng sức sáng tạo, tạo trào lưu và mốt mới cho thời trang trong nước và có cơ hội cạnh tranh với nước ngoài Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển ngành dệt may của Việt Nam , Chính phủ đã có định hướng phát triển ngành dệt may Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt chiến lược phát triển công nhiệp dệt may đến năm. .. của các nước có ngành dệt may phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Nam Phi 4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Công nghiệp dệt may của Trung Quốc đã và đang phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất một số loại sản phẩm dệt may, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới Quá trình phát triển công nghiệp dệt may của Trung Quốc... Điều ấy dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm của ngành bổ trợ Làm cho các ngành bổ trợ kém phát triển Gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may, đặc biệt là dệt may xuất khẩu.Do đó để ngành bổ trợ phát triển tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cảu dệt may trong nước thì cần một chính sách đầu tư đồng bộ, liên kết chặt chẽ giữa các DN bổ trợ và DN khu vực hạ nguồn Đảm bảo được chất lượng sản phẩm bổ trợ và thị... SV: Đoàn Thị Hoài Thương Lớp: Kế hoạch 48A Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP BỔ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM I Tổng quan về ngành DMVN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành DMVN Ngành Dệt - May VN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Ngành cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động, đồng thời... vốn vào khu vực bổ trợ ngành dệt may bất lợi hơn so với khu vực hạ nguồn do khối lượng vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn dài, mức độ rủi ro cao Do đó việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may và chính sách huy động phát triển các nguồn lực ấy có vai trò rất to lớn trong việc bào đảm các ngành CNBT ngành dệt may phát triển có hiệu quả . trạng phát triển công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam Chương III: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. thực tiễn ngành công nghiệp bổ trợ ngànhdệt may Việt Nam qua đó xem xét thực trạng phát triển của ngành công nghiệp bổ trợ ngành dệt may Việt Nam, những

Ngày đăng: 17/07/2013, 22:02

Hình ảnh liên quan

Bảng 4: Nhu cầu xơ- sợi Polyeste giai đoạn 1998- 2005 - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 4.

Nhu cầu xơ- sợi Polyeste giai đoạn 1998- 2005 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 6: Nhu cầu hoỏ chất, thuốc nhuộm của DMVN năm 2001- 2006 - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 6.

Nhu cầu hoỏ chất, thuốc nhuộm của DMVN năm 2001- 2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 7: Tỡnh hỡnh cung cấp thuốc nhuộm của Viẹt Nam năm 2005 - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 7.

Tỡnh hỡnh cung cấp thuốc nhuộm của Viẹt Nam năm 2005 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 11: Số xớ nghiệp ngànhdệt và may phõn loại theo loại hỡnh sở hữu - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 11.

Số xớ nghiệp ngànhdệt và may phõn loại theo loại hỡnh sở hữu Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 12: Mức lương trung bỡnh của ngànhdệt may ở một số nước - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 12.

Mức lương trung bỡnh của ngànhdệt may ở một số nước Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng13. Năng lực cạnh tranh của DMVN trong điều kiện hội nhập Tiờu chớViệt NamTrung Quốc, Ấn  ĐộInđo-nờsiaPakistanBangla-đet Srilanca,Campu-chiaThỏi Lan Phili-pin Đụng õu Trung Mỹ Nguồn lao động rẻ  - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 13..

Năng lực cạnh tranh của DMVN trong điều kiện hội nhập Tiờu chớViệt NamTrung Quốc, Ấn ĐộInđo-nờsiaPakistanBangla-đet Srilanca,Campu-chiaThỏi Lan Phili-pin Đụng õu Trung Mỹ Nguồn lao động rẻ Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 15: Cỏc chỉ tiờu chủ yếu trong Chiến lược phỏt triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 15.

Cỏc chỉ tiờu chủ yếu trong Chiến lược phỏt triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 16: Cỏc chỉ tiờu sản phẩm bổ trợ chủ yếu trong Chiến lược phỏt triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: - Giải pháp phát triển ngành công nghiệp bở trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Bảng 16.

Cỏc chỉ tiờu sản phẩm bổ trợ chủ yếu trong Chiến lược phỏt triển ngành DMVN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan