Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

46 191 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định.

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Nếu ký hiệu: K: Là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau. C: Là chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau. E: Là hiệu quả. Ta có công thức hiệu quả chung là: E = K – C (1) Hiệu quả tuyệt đối. E = C K (2) Hiệu quả tương đối. Kết quả (K) mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Vì vậy, hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệphiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B 1.2 Các nguyên tắc xác định hiệu quả: Nguyên tắc 1: Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau thì tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau, mục tiêu thay đổi thì tiêu chuẩn hiệu quả thay đổi, tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo để thực hiện các mục tiêu. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Một phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích. Bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp, lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học. Để đánh giá hiệu quả các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính khi phân tích định lượng chưa đủ bảo đảm tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, phương pháp tính toán hiệu quảhiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu. Không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chính xác. 2. Các loại hiệu quả 2.1. Hiệu quả tổng hợp: Là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B Hiệu quả tổng hợp bao gồm: + Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó. Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Đối với chủ thể doanh nghiệp, đó có thể là doanh thu bán hàng và những chi phí gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để có được doanh thu bán hàng đó. Đối với Nhà nước, lợi ích kinh tế không chỉ bó hẹp trong một doanh nghiệp mà được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. + Hiệp quả chính trị xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Chẳng hạn, giải quyết công ăn việc làm, công bằng xã hội, môi trường… + Hiệu quả trực tiếp: Là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp hay một đối tượng. + Hiệu quả gián tiếp: Là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho một đối tượng khác. Việc xây dựng dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt những dự án khác. Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp. + Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: Là hai hình thức biều hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Trong đó, hiệu quả tuyệt đối được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, còn hiệu quả tương đối được đo bằng tỉ số giữa kết quả và chi phí. Lợi nhuận ròng hàng năm được xem như là hình thức của hiệu quả tuyệt đối, tỉ suất lợi nhuận là hình thức của hiệu quả tương đối. 2.2. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân: Xét theo góc độ chủ thể nhận được kết quả (lợi ích) và bỏ chi phí để có được kết quả đó, có khái niệm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân. + Hiệu quả tài chính: Là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế. + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Còn đựoc gọi là hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ những quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 2.3: Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài: Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. Việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có thể mang lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài không hẳn là như vậy. Hiệu quả lâu dài: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài. Việc bỏ tiền mua bao hiểm có thể lợi ích trước mắt bị vi phạm nhưng nó tạo ra một thế ổn định lâu dài, nó cho phép san bớt rủi ro cho các nhà bảo hiểm. 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ tính toán phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý mà còn phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Có làm được như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và thu được lợi nhuận cao. Lợi nhuận cao là điều mà các doanh nghiệp luôn muốn vươn tới trong quá trình kinh doanh và đó cũng chính là mục tiêu cho mọi sự cố gắng của chủ doanh nghiệp. Xét về mặt xã hội, sự cố gắng của mỗi một doanh nghiệp sẽ đem lại lợi ích cho xã hội như cung cấp thêm nhiều sản phẩm có giá trị, tạo 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B nhiều việc làm mới chẳng hạn. Xét về mặt kinh tế thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm cho chủ doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Từ đó thấy rằng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không những có lợi cho chính chủ doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội. Vì vậy, để có được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất cần phải tính toán một cách chi tiết cách phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, cần đề ra các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường hoạt động kinh tế, và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II. NHỮNG YẾU TỐ VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH: 1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 1.1.Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là tổng thể các nhân tố như chính trị - pháp luật, kinh tế, văn hoá – xã hội, công nghệ, quốc tế….Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được cần phải quan tâm, xem xét các yếu tố này như một phần tất yếu để có thể nắm bắt những cơ hội và tránh những rủi ro không đáng có. Môi trường vĩ mô gồm một số yếu tố chủ yếu sau: a. Các nhân tố chính trị - pháp luật Các nhân tố này có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nền sản xuất trong nước nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Nếu như một nền chính trị ổn định, các hệ thống luật pháp - quy phạm rõ ràng, có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương, có một sự công bằng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trái lại nếu như nền chính trị mất ổn định, các hệ thống luật 5 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B pháp không rõ ràng, thường xuyên thay đổi, không có hệ thống thì sẽ làm cho các doanh nghiệp không thể an tâm để sản xuất kinh doanh và điều đó sẽ dẫn tới việc suy giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó môi trường chính trị không ổn định dễ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại, không muốn đầu tư vào sản xuất trong nước, như vậy sẽ là một tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế trong nước. Mặt khác, sự không ổn định về chính trị dễ gây mất lòng tin với các nhà đầu tư trong nước dẫn đến tình trạng không muốn đầu tư hoặc có đầu tư chỉ là kiểu đầu tư “chụp giật” không thể đem lại sự lớn mạnh cho nền kinh tế và như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Ngoài ra sự thay đổi thường xuyên của hệ thống pháp luật sẽ làm cho một số doanh nghiệp được lợi còn một số khác thì lâm vào tình cảnh bất lợi, chính vì thế mà các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các quy phạm pháp luật cũng như các chính sách mới của Nhà nước để từ đó nắm lấy cơ hội cho mình. b. Các nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế như lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính thương mại…đều có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân. Mỗi một nhân tố tác động tới doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Thí dụ, khi xem xét chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may chẳng hạn, có ý kiến cho rằng nên bán hạn ngạch một cách công khai như vậy sẽ tránh được tình trạng phân bổ hạn ngạch không hợp lý. Tuy nhiên nếu làm như vậy thì chỉ một số ít doanh nghiệp có nền tài chính mạnh sẽ mua được hầu hết hạn ngạch và từ đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có được hạn ngạch. Chính vì vậy có thể làm nảy sinh vấn đề, các doanh nghiệp lớn có thể ép giá bắt các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm cho mình và lấy phần chênh lệch giữa giá mua của doanh nghiệp nhỏ trong nước và giá xuất khẩu ra nước ngoài. 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B Chính vì vậy mà đối với mỗi một nhân tố kinh tế đều có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo chiều hướng tốt hoặc chiều hướng xấu. Điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào việc nghiên cứu và đưa ra các chính sách của Nhà nước trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế. c. Các nhân tố khoa học – công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt quyết định tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ thay đổi liên tục khiến cho các nước đi sau có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để cải tiến kỹ thuật, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh mà không mất nhiều thời gian như các nước tư bản trước đây. Tuy nhiên việc tiếp thu và vận dụng được hay không đó còn là vấn đề cần xem xét. Lý do chủ yếu là do điều kiện năng lực của mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chỉ biết tận dụng những thành tựu mới nhất nhưng điều kiện sản xuất không cho phép thì những công nghệ đó cũng chẳng có ích lợi gì. Hơn thế nữa việc đổi mới công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải có nền tài chính đủ mạnh, nếu không thì sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển như hiện nay. Ngoài ra, để có thể sử dụng được những công nghệ hiện đại này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một chương trình đào tạo con người phù hợp, điều đó sẽ góp phần xây dựng tác phong công nghiệp cho nhân viên, đồng thời sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. d. Các nhân tố quốc tế Việt Nam đang cố gắng ra nhập tổ chức WTO một cách sớm nhất, hơn thế nữa môi trường quốc tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nền sản xuất trong nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp có thể có những cơ hội như: thị trường được mở rộng hơn, tiếp thu được các phong cách quản lý hiện đại, chuyển giao và ứng dụng được nhiều khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn….Bên cạnh đó các doanh 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như: khách hàng khó tính hơn, môi trường cạnh tranh gay gắt hơn… Nếu các doanh nghiệp tận dụng được những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu thì đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu không tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường như ngày nay. e. Các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là yếu tố tác động một cách gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc…Các nhân tố này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Cụ thể: nếu doanh nghiệp nào có điều kiện gần đường giao thông chính nơi tập trung của nhiều dân cư, gần khu cung ứng và tiêu thụ… sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên nếu là nơi đông người thì doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục ô nhiễm, tiếng ồn…để bảo đảm cuộc sống cho người dân. f. Các nhân tố văn hoá – xã hội Các nhân tố thuộc về văn hoá – xã hội có ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này thường bao gồm: độ tuổi, giới tính, thói quen, mức thu nhập của dân cư, niềm tin…Những yếu tố này có thể làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn, còn một số khác thì có nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh. Điều căn bản là các doanh nghiệp phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và tìm cách thoả mãn nó thì đó sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thí dụ như sản phẩm bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty này đã có những sản phẩm bánh kẹo từ thường dân đến những sản phẩm bánh kẹo cao cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho đến nhu cầu trong các buổi trọng đại. Về thực chất bánh kẹo của công ty này đã đáp ứng được nhu cầu 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B của đại đa số người dân, vì thế mà sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Từ đó có thể thấy rằng, để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội mà phải tìm cách biến những cơ hội đó thành điểm mạnh của chính mình, từ đó có những chiến lược thích hợp để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh. 1.2.Môi trường vi mô Môi trường vi mô có phạm vi nhỏ hơn môi trường vĩ mô nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. M.Porter đã đưa ra mô hình gồm 5 lực lượng cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong mô hình đó có những nhân tố khác nhau và mỗi một nhân tố có chiều hướng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp một hướng khác nhau. Dưới đây là mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter 9 Khả năng thương lượng của nhà cung cấp Mối đe doạ từ các đối thủ thủ Khả năng thương lượng của khách hàng Mối đe doạ từ những sản phẩm và dịch vụ thay thế Tính khốc liệt cạnh tranh của các đối thủ Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B - Mối đe doạ từ các đối thủ (tiềm năng) Đây là những doanh nghiệp sắp xâm nhập vào thị trường. Đối với các doanh nghiệp này thì lúc đầu có thể sản phẩm của họ chưa được khách hàng chấp nhận nhưng về lâu về dài thì sự có mặt của họ sẽ lôi kéo được một bộ phận khách hàng nhất định và từ đó làm cho lượng khách hàng của doanh nghiệp giảm sút, điều đó sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. Do đó, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn phải đổi mới sản phẩm của mình, làm cho sản phẩm của mình chiếm được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải chủ động tìm các biện pháp đối phó với những doanh nghiệp mới này khi mà họ mới xâm nhập thị trường để tránh cho doanh nghiệp mình khỏi tổn thất và giảm lợi nhuận. - Khả năng thương lượng của khách hàng Khách hàng chính là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có khách hàng thì doanh nghiệp không thể bán sản phẩm của mình cho ai, điều đó làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ lớn. Nếu khách hàng ở thế mạnh hơn doanh nghiệp tức là khi sản phẩm của doanh nghiệp có thể thay thế bằng sản phẩm khác, khách hàng dễ dàng mua được sản phẩm đó ở bất kỳ đâu, khối lượng khách hàng là khá lớn và khách hàng có người cung ứng dễ dàng khi đó khách hàng có thể ép giá doanh nghiệp và điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp ở thế mạnh hơn khách hàng thì doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá sản phẩm của mình từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất và có được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày càng được mở rộng ra toàn cầu thì khả năng thương lượng của khách hàng ngày càng lớn. Chính vì vậy mà để có được lợi nhuận cao và ổn định doanh nghiệp phải luôn luôn cải thiện mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời phải tạo được niềm tin nơi khách hàng để sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Làm được điều 10 [...]... vi doanh nghiệp nói chung cũng như từng bộ phận, từng lĩnh vực công việc nói riêng Vì vậy mục đích của đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là xác định xem doanh nghiệp đạt được bao nhiêu lợi nhuận tức là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chia thành: - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua chỉ tiêu hiệu quả kinh. .. cho hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút Tóm lại với 5 lực lượng cạnh tranh này doanh nghiệp phải có những kế sách lâu dài để có được lợi thế hơn các doanh nghiệp khác, có như vậy doanh nghiệp mới có được lợi nhuận cao và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.Môi trường bên trong doanh nghiệp Môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh. .. cũng như góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp III HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.Mục đích và quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong cơ chế thị trường như hiện nay để có thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp không thể không đặt ra cho mình các mục tiêu, các chiến lược kinh doanh cụ thể 18 Chuyên đề thực tập chuyên... đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Nếu như không biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều cơ hội trên thương trường từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 15 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B Nếu doanh nghiệp có khả năng... nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức một cách có hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần khai thác và tổ chức Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp không thể sản xuất được và nếu có thể sản xuất thì sẽ lâm vào tình trạng không hiệu quả từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy để có được hiệu quả sản. .. của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và đương nhiên sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý việc sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu một cách thích hợp, đó chính là nguyên nhân cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản. .. kinh doanh của doanh nghiệp Nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể không đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp, điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để từ đó có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1.Quản lý chiến lược và công tác lập kế hoạch - Quản lý chiến lược là quá trình quản lý bao gồm việc... giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua chỉ tiêu hiệu quả các nguồn lực 2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1 Hiệu quả kinh tế chung: * Chỉ tiêu này chi biết quy mô lãi với tổng chi phí đã bỏ ra + Công thức tính toán như sau: Trong đó: II : Lợi nhuận TR : Tổng lợi nhuận TC Π = TR - TC : Tổng chi phí 19 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B 2.2 Hiệu quả kinh. .. không những doanh nghiệp sẽ có được nhiều cơ hội hơn mà năng suất lao động của doanh nghiệp cũng tăng lên không ngừng, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh Chính vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp thì cần có một chính sách đầu tư thích hợp đối với khoa học và công nghệ Điều căn bản là phải làm sao vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm,... kiện cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trên thương trường và từ đó có điều kiện hơn nữa để nâng cao thị phần, mở rộng 16 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Lưu Thúy Hạnh - QLKT44B sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy mà việc quản lý hệ thống thông tin ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp nói chung và của các tổ chức kinh tế . VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh. thành: - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chung. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh qua chỉ tiêu hiệu quả các nguồn

Ngày đăng: 17/07/2013, 20:27

Hình ảnh liên quan

Trong mô hình đó có những nhân tố khác nhau và mỗi một nhân tố có chiều hướng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp một hướng khác nhau. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

rong.

mô hình đó có những nhân tố khác nhau và mỗi một nhân tố có chiều hướng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp một hướng khác nhau Xem tại trang 9 của tài liệu.
a. Mô hình tổ chức – quản lý của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung - Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

a..

Mô hình tổ chức – quản lý của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Xem tại trang 33 của tài liệu.
b. Tình hình tài chính Chỉ tiêuĐơn - Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

b..

Tình hình tài chính Chỉ tiêuĐơn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 1 Đơn vị 1000 đồng - Hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

Bảng 1.

Đơn vị 1000 đồng Xem tại trang 42 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan