Phương hướng giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

30 419 0
Phương hướng giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời gian 5 tuần trong thời gian thực tập kỹ năng ở Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi đã nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, những kết quả, những khó khăn tồn tại những trong quá trình hoạt động.

Báo cáo thực tập tổng hợp Lời mở đầu Để đáp ứng yêu cầu học tập cuối khóa, sau khi kết thúc các học phần lý thuyết tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sinh viên có cơ hội thực tập tại các cơ quan, tổ chức. Đây là cơ hội tốt để sinh viên vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu trường vào phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, củng cố kiến thức và tạo kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên. Với mục đích đó, trong giai đoạn đầu 5 tuần thực tập kỹ năng tại phòng sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Cục phát triên doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi đã có cơ hội tìm hiểu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, về lịch sử hình thành và phát triển của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi cũng thấy được những kêt quả đạt được cũng như khó khăn tồn tại trong công tác mà cơ quan đang gặp phải và những phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.Những vấn đề này đã được thể hiện trong báo cáo thực tập tổng hợp. Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế hoặc sản xuất kinh doanh của cơ quan thực tập Chương III. Phương hướng, giải pháp của cục phát triển DNNVV trong thời gian tới để khắc phục những khó khăn hạn chế Chương IV. Tìm hiểu một nghiêp vụ liên quan đến nghề nghiệp của sinh viên thực tập Chương V. Dự kiến đề tài nghiên cứu Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) 1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của Cục phát triển DNNVV Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện điều phối và thực thi chính sách phát triển DNNVV tại Việt Nam. Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời là thư ký của Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV ( theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch. Căn cứ theo Nghị định 61/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 29 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quyết định số 504/ QĐ-BKH về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại Quyết định này, nhiệm vụ của Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm các lĩnh vực: xúc tiến phát triển DNNVV, đăng ký kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong nước, sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục, 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục phát triển DNNVV a, Chức năng Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đăng ký kinh doanh; khuyến khích đầu tư trong nướcsắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. (   ) b, Nhiệm vụ Đối với từng chức năng, nhiệm vụ của Cục Phát triển DNNVV được xác định như sau: - Về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV): + Xây dựng định hướng, kế hoạch xúc tiến phát triển DNNVV; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và giải pháp trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn; + Xây dựng và tổng hợp các chương trình trợ giúp của Nhà nước; điều phối, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện các chưng trình trợ giúp sau khi được duyệt; + Theo dõi tình hình thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV các bộ, ngành và địa phương. Định kỳ sáu tháng, tổng hợp báo cáo về tình hình phát triển DNNVV và đề xuất các giải pháp cần thiết để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ; + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết và xúc tiến trợ giúp DNNVV trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành, quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp thông qua các Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật DNNVV; + Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Về đăng ký kinh doanh: + Hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng ký kinh doanh; trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền những văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh: + Quy định chế độ báo cáo và kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương trong phạm vi cả nước; phối hợp xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ; + Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong phạm vi cả nước; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Nhà nước theo định kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp; + Phát hành bản tin công bố các thông tin về doanh nghiệp: doanh nghiệp thành lập, giải thể, phá sản, những nội đung thay đổi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Về khuyến khích đầu tư trong nước: Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp + Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đầu tư; + Quy định trình tự, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; + Trình Bộ trưởng quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. - Về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước: + Làm đầu mối phối hợp với các đn vị liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ; + Làm đầu mối phối hợp với các đn vị liên quan thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ phân công để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ. Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước. - Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục. - Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc lĩnh vực phụ trách của Cục. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục phát triển DNNVV Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục phát triển DNNVV: Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Cơ cấu tổ chức của Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có: a, Lãnh đạo: - Cục trưởng - Các Phó Cục trưởng Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B AMSED Cục trưởng Nguyễn Văn Trung Phó cục trưởng Hồ Sỹ Hùng Phó cục trưởng Bùi Liêm Trung tâm thông tin doanh nghiệp Phòng hợp tác quốc tế 3 Trung tâm HTKT DNNVV (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng) Phòng xúc tiến DNNV V Văn phòng cục Phòng sắp xếp, đổi mới DNNN Phòng tổng hợp và khuyến khích đầu tư trong nước Phòng đăng kí kinh doanh Phó cục trưởng Đỗ Văn Hải Báo cáo thực tập tổng hợp về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. b, Bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm có: - Phòng Tổng hợp và khuyến khích đầu tư trong nước; - Phòng Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước - Phòng Xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phòng Đăng ký kinh doanh - Phòng Hợp tác quốc tế. - Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Văn phòng. c, Các đơn vị sự nghiệp có thu. - Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hà Nội. - Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Đà Nẵng. - Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế hoặc sản xuất kinh doanh của cơ quan thực tập 2.1. Sự ra đời, hình thành doanh nghiệp Các DNNN được hình thành Việt Nam từ năm 1954 miền Bắc,năm 1975 niền Nam. Hầu hết các DNNN được hình thành từ thời quản lý tập trung bao cấp, sau các năm đổi mới DNNN đã và đang chuyển biến khá căn bản. Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp Trước năm 1986, doanh nghiệp ngoài Quốc doanh nói chung, doanh nghiệp tư nhân, cá thể nói riêng chưa thực sự được quan tâm, khuyến khích hỗ trợ phát triển, do vậy họ phải tổ chức hoạt động núp bóng các hình thức khác nhau: tổ hợp, hộ gia đình, hợp tác xã, xí nghiệp công tư hợp doanh. Chỉ từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài các hình thức sỡ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất – kinh doanh thì khu vực kinh tế tư nhân mới thực sự yên tâm bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cũng từ đó hàng loạt cơ sở sản xuất – kinh doanh tư nhân, cá thể hộ gia đình… ra đời và phát triển, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Theo số liệu thống kê năm 1986 số lượng xí nghiệp tư nhân gần như không có, năm 1990, có 770 xí nghiệp tư nhân thu hút 10 vạn lao động, đến tháng 12 năm 1993 tăng lên 8334 xí nghiệp tư nhân, 3287 công ty trách nhiệm hữu hạn, 117 công ty cổ phần với tổng vốn là 3979 tỷ đồng bằng 10% tổng vốn DNNN. Tính đến tháng 12 năm 1993, cả nước có khoảng 17000 DNNVV chính thức đăng kí hoạt động với các hình thức DNNN, xí nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh và gân 500.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ khác. Từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000) số lượng các doanh nghiệp đăng kí thành lập mới tăng lên nhanh chóng, với tốc độ tăng ngày càng cao: năm 2002 có 21.535 doanh nghiệp, tăng 9% so với năm 2001; năm 2003 tăng 29%; năm 2004 tăng 40%. Số doanh nghiệp đăng kí trung bình hằng năm tăng khoảng 4 lần so với trung bình của 9 năm trước năm 2000. Các doanh nghiệp hình thành và phát triển với tốc độ nhanh, nhất là các giai đoạn khởi đầu cho nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, những năm Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sự kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. 2.2. Cơ cấu doanh nghiệp 2.2.1. Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế Đơn vị: % N ăm Doanh nghiệp 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 Doanh nghiệp Nhà nước 10. 36 8.5 2 6. 73 5.0 1 3.6 2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 85. 75 87. 81 89 .6 91. 55 93. 11 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.8 9 3.6 7 3. 67 3.4 4 3.2 7 Tổng 10 0 10 0 10 0 10 0 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 Theo thành phần kinh tế, có 3 khu vực: DNNN, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng: năm 2005 là 93.11% tăng 7.36% so với năm 2001. Tỷ trọng của DNNN có xu hướng giảm mạnh trong các năm qua: từ 10.36% năm 2001 xuống 3.62% năm 2005. Tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có giảm chút ít: từ 3.89% năm 2001 xuống 3.27% năm 2005 2.2.2. Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế Đơn vị: % Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B Báo cáo thực tập tổng hợp N ăm Doanh nghiệp 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 6.6 5 5.3 7 3.3 4 2.5 8 2.1 5 Công nghiệp và xây dựng 36. 44 37. 68 38. 76 37. 29 36. 9 Dịch vụ 56. 91 56. 95 57. 9 60. 13 60. 95 Tổng 10 0 10 0 10 0 10 0 10 0 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 Theo ngành kinh tế, có 3 loại hình doanh nghiệp: nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, các doanh nghiệp trong ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất: năm 2005, doanh nghiệp nông lâm thủy sản chiếm 2.15% trong khi đó doanh nghiệp trong ngành dịch vụ chiếm 60.95%, doanh nghiệp ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 36.9%. Nhìn chung tỷ trọng các doanh nghiệp trong các ngành đều có xu hướng tăng đều qua các năm. 2.2.3. Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô a, Theo quy mô lao động(*) Đơn vị: % Năm Doanh nghiệp 2003 2004 2005 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 95.38 94.18 97.15 Nguyễn Thị Vinh 28 Kế hoạch 46B

Ngày đăng: 17/07/2013, 09:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan