Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

38 266 0
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng ta đã biết, lúa là nguồn thu chủ yếu của hơn 10 triệu hộ nông dân trong cả nước. Do đó lúa gạo được coi là một trong những mặt hàng trọng điểm của nước ta

LỜI MỞ ĐẦU Từ ngàn đời nay, hạt gạo đã gắn bó với bà con nông dân Việt Nam. Đây là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống hơn 80 triệu con người chúng ta. Từ chỗ thiếu gạo trầm trọng năm 1945 đến nay gạo Việt Nam không những đủ cung cấp cho tiêu dùng nội địa mà còn có thể xuất khẩu. Hiện nay, lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đem lại nguồn thu lớn cho nước ta ( trên 1 tỷ USD). Hạt gạo Việt Nam đã bay cao bay xa ra thị trường thế giới và hiện có mặt ở trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều nay tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Gia nhập WTO sẽ mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho mặt hàng này. Trong khuôn khổ đề án này, em xin đưa ra một vài quan điểm về cơ hội và thách thức cùng một số giải pháp để thúc đấy xuất khẩu gạo khi Việt Nam gia nhập WTO Để hoàn thành đề án này, ngoài sự tìm tòi của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo rất nhiều của Ths. Nguyễn Thị Liên Hương. Qua đề án này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô. Đây là bài ngiên cứu đầu tiên của em cho nên sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của các thầy, các cô và các bạn để đề án này ngày càng hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! 1. Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam Chúng ta đã biết, lúa là nguồn thu chủ yếu của hơn 10 triệu hộ nông dân trong cả nước. Do đó lúa gạo được coi là một trong những mặt hàng trọng điểm của nước ta. Ngày 15/6/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 09/2000-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, nước ta sẽ ổn định 4 triệu ha đất có tưới tiêu chủ động và chuyển một phần đất lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả hơn (đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất ven đô chuyển sang trồng rau, hoa quả). Thực hiện chủ trương của Chính phủ, các địa phương đã có những thay đổi đáng kể. 1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu đất. Từ năm 2001 các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển gần 200 nghìn ha (cả nước giảm từ 7,6663 triệu ha năm 2000 xuống 7,4927 năm 2001) đất ven biển, vùng khô hạn, thiếu nước năng suất thấp và không ổn định sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn. Trong đó Cà Mau là 117 nghìn ha, Bạc Liêu là 39 nghìn ha, Sóc Trăng là 22 nghìn ha, Long An là 12 nghìn ha. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng chủ yếu là chuyển đất lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, điển hình là Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Bảng 1: Diện tích và sản lượng lúa cả năm Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Tổng số Lúa đông- xuân Lúa hè- thu Lúa mùa Tổng số Lúa đông- xuân Lúa hè- thu Lúa mùa 2000 7666,3 3013,2 2292,8 2360,3 32529, 5 15571,2 8625,0 8333,3 2001 7492,7 3056,9 2210,8 2225,0 32108, 4 15474,4 8328,4 8305,6 2002 7504,3 3033,0 2293,7 2177,6 34447,2 16719,6 9188,7 8538,9 2003 7452,2 3022,9 2320,0 2019,3 34568, 8 16822,7 9400,8 8345,3 2004 7445,3 2978,5 2366,2 2100,6 36148, 9 17078, 0 10430,9 8640,0 2005 7329,2 2942,1 2349,3 2037,8 35832, 9 17331,6 10436,2 8065,1 2006 7324,4 2988,6 2323,3 2012,5 35826, 8 17530,7 9714,5 8581,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Năm 2007 chưa có thống kê rõ ràng về diện tích và sản lượng lúa cả năm. Diện tích đất gieo trồng lúa liên tục giảm với quy mô và tốc độ khác nhau và chủ yếu là tự phát. Bởi vì, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra với tốc độ nhanh, giá vật tư phân bón lên cao, vấn đề nước tưới… nên một bộ phận đáng kể diện tích trồng lúa được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các loại rau màu. Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá làm cho diện tích đất nông nghiệp đã đang và chuyển đổi mục đích sang sử dụng phi nông nghiệp. Vì vậy, sản xuất lúa trong cả nước xuất hiện xu hướng giảm diện tích gieo cấy vụ 3 và vụ mùa năng suất thấp sang tăng diện tích lúa hè thu và lúa đông xuân. Trong giai đoạn 2001-2005, diện tích lúa mùa giảm gần 200 nghìn ha, lúa hè thu tăng 138 nghìn ha còn diện tích lúa đông xuân vẫn ổn định. Nhờ đó, năng suất lúa hè thu cũng tăng nhanh từ 37,7 tạ/ha (năm 2001) lên 43,4 tạ/ha (năm 2004) và 44,4 tạ/ha (năm 2005). Diện tích lúa đông xuân ổn định ở mức 3 triệu ha/năm và năng suất khá cao từ 50,6 tạ/ha (năm 2001) lên 58,9 tạ/ha (năm 2005). Bảng 2: Diện tích lúa hè thu phân theo địa phương Đơn vị: nghìn ha Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 2292,8 2210,8 2293,7 2320,1 2366,2 2348,6 2323,3 Bắc Trung Bộ 146,9 153,7 156,0 158,6 158,2 152,4 162,4 Duyên Hải Nam Trung Bộ 115,2 107,5 98,0 106,9 108,4 93,6 116,5 Tây Nguyên 5,9 5,2 5,4 5,4 5,8 6,0 5,6 Đông Nam Bộ 143,2 132,9 133,4 138,5 136,0 122,6 129,3 Đồng băng sông Cửu Long 1881,6 1811,5 1900,9 1910,6 1957,8 1974,0 1909,5 (Nguồn: Agroinfo) Năm 2007 chưa có thống kê rõ ràng về diện tích lúa hè thu phân theo địa phương. Bảng 3: Diện tích lúa đông xuân phân theo địa phương. Khu vực 2000 2002 2004 2003 2005 2006 Cả nước 3012,2 3033,0 2978,5 3022,9 2942,1 2988,6 Đồng bằng sông Hồng 599,7 594,3 589,7 578,2 565,9 558,5 Đông Bắc 202,2 214,1 218,7 215,6 217,1 217,7 Tây Bắc 29,9 32,7 34,6 36,7 37,3 38,5 Bắc Trung Bộ 330,6 336,6 337,2 333,2 332,4 333,7 Duyên hải Nam Trung Bộ 168,1 173,2 173,6 173,2 168,2 165,2 Tây Nguyên 44,8 55,1 58,2 61,1 54,5 65,0 Đông Nam Bộ 117,3 113,6 112,0 113,4 88,0 109,7 Đồng bằng sông Cửu Long 1520,6 1513,7 1498,9 1467,1 1478,7 1500,3 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Năm 2007 chưa có thống kê rõ ràng về diện tích lúa đông xuân phân theo địa phương. Bảng 4: Năng suất lúa phân theo địa phương. Đơn vị: tạ/ha Khu vực 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 42,4 45,9 46,4 48,6 48,9 48,9 Đồng bằng sông Hồng 54,3 56,4 54,8 57,8 54,3 58,1 Đông Bắc 40,0 42,2 43,7 44,7 45,7 45,4 Tây Bắc 29,5 32,7 35,0 36,3 35,5 38,0 Bắc Trung Bộ 40,6 45,1 46,4 49,3 47,0 51,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 39,8 42,8 46,0 47,1 47,3 49,1 Tây Nguyên 33,2 32,5 36,6 39,5 37,3 42,9 Đông Nam Bộ 31,9 34,7 36,4 37,5 38,9 39,1 Đồng bằng sông Cửu Long 42,3 46,2 46,8 48,7 50,4 48,2 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006) Năm 2007 chưa có thống kê rõ ràng về năng suất lúa phân theo địa phương. 1.1.2. Chất lượng. Chất lượng lúa gạo ngày càng tiến bộ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Xu hướng tăng năng suất bằng mọi giá được thay bằng việc tăng chất lượng và hiệu quả để tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích. Hiện nay Việt Nam đang ứng dụng vào trồng các giống lúa chất lượng cao. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nông dân đã gieo trồng hơn 70 giống lúa cho chất lượng cao. Trong đó phải kể đến một sô giống lúa như: OMCS2000, VN-Đ95-20, OM1490, OM576, Jasmine85, IR50404, IR64, OM2517, OM129, OM2031, M490, MTL250…Tại những vùng của Đồng bằng sông Cửu Long bị khô hạn cùng với bị xâm nhập mặn, nông dân đã chuyển sang trồng các giống lúa chịu được hạn và ngập mặn là OM1490, OM576. Các giống lúa như OMCS2000, OM3536 thì được sử dụng nhiều tại những nơi mà có nguồn nước dồi dào ( hạn chế dùng IR64) còn nơi đất phèn thì nên sử dụng OM4498, AS996… 1.1.3. Cơ cấu giống lúa. Cơ cấu giống lúa cũng có sự thay đổi lớn theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa có chất lượng cao. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng diện tích lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như: An Giang (90%), Tiền Giang (70%), Đồng Tháp (60%). Còn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng bắt đầu xuất hiện các vùng chuyên sản xuất lúa đặc sản như tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng tại một số tỉnh Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên… 1.1.4. Cơ giới hoá nông nghiệp. Các tỉnh cũng rất chú trọng đến việc áp dụng máy móc cơ giới hoá trong nông nghiệp. Điển hình là các tinh Tiền Giang (nông dân mua máy gặt xếp hàng được hỗ trợ lãi suất vay vốn 0,5%/tháng trong thời hạn 24 tháng). tỉnh An Giang (hỗ trợ nông dân vay 120 triệu từ Quỹ hỗ trợ phát triển để mua 100 máy trả góp trong 3 năm không tính lãi), tỉnh Kiên Giang (hỗ trợ nông dân lãi suất ngân hàng trong 2 năm để mua máy gặt đập liên hợp, hỗ trợ 5 triệu/máy). Tuy nhiên giá của các loại máy này khá đắt và nông dân khó có khả năng mua. Máy gặt đập liên hợp có giá từ 50-90 triệu đồng/máy, máy gặt lúa xếp hàng có giá từ 20-25 triệu đồng/máy. Bảng 5: Năng lực cơ giới hoá trong thu hoạch lúa một số tỉnh (Nguồn: Agroinfo) 1.1.5. Sản lượng lúa. Sản lượng lúa thu hoạch cũng tăng khá nhanh. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu ha, năng suất bình quân 28,1 tạ/ha/vụ và sản lượng 16,87 Tỉnh/Huyện Số máy GĐLH Số máy gặt lúa xếp hàng Kiên Giang 80 Đồng Tháp 11 168 Huyện Tân Hồng 103 Huyện Đồng Tháp Mười 11 65 triệu tấn thì đến năm 2005 các con số lần lượt là 7,3 triệu ha, 48,9 tạ/ha/vụ và 35,8 triệu tấn. Báo cáo của Bộ NN & PTNT cho biết, sản lượng lúa cả nước năm 2007 ước đạt khoảng 35,8 triệu tấn (tương đương năm 2006) Bảng 6: Sản lượng lúa phân theo địa phương Đơn vị: Nghìn tấn Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 32529, 5 32108,4 34447,2 34568,8 36148,9 35790, 8 35826,8 Đồng bằng sông Hồng 6586,6 6419,4 6752,2 6487,3 6710,2 6199,0 6528,7 Đông Bắc 2065,0 2249,9 2374,6 2475,3 2490,6 2537,7 2512,3 Tây Bắc 403,6 440,7 457,5 488,1 548,8 546,2 587,0 Bắc Trung Bộ 2824,0 2966,9 3156,0 3221,1 3377,8 3165,8 3484,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 1681,6 1707,1 1711,0 1878,2 1890,8 1774,8 1928,1 Tây Nguyên 586,8 646,2 606,6 748,1 781,4 714,5 891,5 Đông Nam Bộ 1679,2 1680,7 1679,7 1742,7 1782,7 1618,3 1701,2 Đồng bằng sông Cửu Long 16702,7 15997,5 17709,6 17528,0 18567,2 19234,5 18193,4 (Nguồn: Agroinfo) Năm 2007 chưa có thống kê rõ ràng về sản lượng lúa phân theo địa phương. 1.1.6. Giá lúa. Giá lúa gạo trong nước cũng có nhiều biến động. Năm 2003 giá lúa gạo trong nước diễn biến theo mùa vụ và ít ổn định. Giá lúa ở Đồng bằng sông Hồng dao động 1.200 – 1.250 đ/kg, ở Đồng bằng sông Cửu Long dao động 1.450 – 1800 đ/kg. Năm 2004 giá lúa tương đối ổn định và ở mức cao. Tại Đồng bằng sông Hồng dao động 2.250 – 2.600 đ/kg. Tại Đồng bằng sông Cửu Long dao động 2.100 - 2.350 đ/kg. Năm 2005 mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng giá vẫn ổn định . Năm 2006 giá trong nước tăng theo giá xuất khẩu. Giá lúa đông xuân loại tốt tại Đồng bằng sông Cửu Long dao động 2.550 – 2.600 đ/kg, lúa hè thu thấp hơn một chút dao động từ 2.350 - 2.450 đ/kg. Năm 2007 được coi là năm được mùa của lúa gạo. Tại Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa tăng chóng mặt. Giá lúa thường hiện nay là 3.100 - 3.300 đồng/kg; lúa chất lượng cao 3.600 - 3.700 đồng/kg; lúa thơm khoảng 4.000 đồng/kg…Tại Đồng bằng sông Hồng, giá lúa tăng cao kỉ lục. Tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định thóc tẻ loại khá có giá bán 4.400-4.500 đồng/kg, tăng xấp xỉ 1.000 đồng/kg so với 4 đến 5 tuần trước đây. Gạo tẻ xuất khẩu phổ biến đạt mức giá 5.500 đồng/kg, tăng khoảng 1.100 đến 1.300 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2007. 1.1.7. Hệ thống canh tác lúa. Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và năng suất lúa. Việt Nam có ba vùng khí hậu cơ bản. Miền Bắc là khí hậu cận nhiệt đới có mùa đông hanh khô và mùa hè ẩm ướt. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông của Đông Nam Bộ là điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và mưa nhiều. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây của Đông Nam Bộ có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt, nhưng nhiệt độ cao hơn miền Bắc. Vì vậy, nông dân ở phía Nam có thể trồng ba vụ lúa trong một năm, trong khi đó miền Bắc chỉ có thể trồng hai vụ một năm, do nhiệt độ trong mùa đông thấp. Ở miền Bắc cây lúa được trồng từ lâu đời nên mức độ thâm canh cao, hệ thống thuỷ lợi được xây dựng tốt, mật độ dân số cao và quy mô nông hộ nhỏ. Ngược lại, miền Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi, cây lúa được đưa vào trồng muộn hơn, quy mô nông hộ lớn hơn và gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi mới phát triển đem lại nhiều cơ hội gia tăng sản lượng lúa. 1.1.8. Các loại giống lúa. Việt Nam trồng khá nhiều loại giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều loại giống lúa nhập từ Trung Quốc, trong khi đó các tỉnh phía Nam lại trồng nhiều giống lúa có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế IRRI. Mặc dù có hàng trăm giống lúa khác nhau, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc (khoảng 60% diện tích). Đối với nông dân miền Trung, giống lúa IR có vị trí quan trọng hơn. Hai giống lúa được trồng nhiều nhất là IR17494 và Khang Dân 18 chiếm 21% và 13% trong vụ Đông-Xuân và koảng 12% và 8% trong vụ Hè-Thu. IR50404 và OM1490 là hai giống lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, chiếm khoảng 13% trong vụ Đông-Xuân và 10-13% trong vụ Hè-Thu. Mặc dù giống IR64 là giống lúa chính phục vụ cho xuất khẩu nhưng mới chỉ chiếm 5-6% diện tích gieo trồng trong vụ Đông-Xuân và Hè Thu ở miền Nam. 1.1.9. Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa. Mặc dù chi phí sản xuất và lợi nhuận của các hộ sản xuất lúa giữa các vùng và giữa các nguồn số liệu có sự khác biệt đáng kể, nhưng nhìn chung sản xuất lúa là có lãi với mức doanh lợi (% lãi trong doanh thu) khoảng từ 20-30%. Khoản chi phí lớn nhất trong sản xuất lúa gạo đó là lao động, chiếm khoảng 50% tổng chi phí sản xuất trực tiếp, sau đó là phân bón và thuốc sâu, chiếm khoảng 25-30%. Giá thành sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường thấp hơn các vùng khác và giao động trong khoảng 1000 đồng/kg. Vụ lúa Đông-Xuân thường đem lại mức lãi suất cho nông dân cao hơn là vụ lúa Hè-Thu. Giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập và lãi tính trên 1 ha lúa, thường thì Đồng bằng sông Cửu Long có mức lãi cao hơn so với các vùng phía Bắc. Theo ước tính của Viện Chính sách lương thực quốc tế IFPRI, lãi suất tính theo doanh thu của Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 31% còn ở Đồng bằng sông Hồng là khoảng 18% (năm 1996). Trong ngắn hạn, mức lãi suất có lẽ không thay đổi nhiều lắm. 1.1.10. Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo. Hệ thống tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam khá phức tạp gồm nhiều đối tác khác nhau: nông dân sản xuất lúa, người thu gom lúa, cơ sở xay xát, người bán buôn, người bán lẻ và các công ty quốc doanh lương thực. Ngoài ra, công ty lương thực quốc doanh còn phân thành 2 loại: Trung ương và Địa phương. Nhưng phải nói rằng, kể từ năm 1980 công cuộc đổi mới cơ chế chính sách đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của một hệ thống lưu thông lúa gạo tự do ở Việt Nam. Thị trường lúa gạo trong nước đã được tháo gỡ khỏi mọi hạn chế ràng buộc. Hệ thống lưu thông phân phối và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hiện nay hầu như hoàn toàn tự do với sự tham gia của nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Khu vực tư nhân hiện đang chiếm vị trí quan trọng ở thị trường lúa gạo trong nước với thị phần ước tính khoảng 95%. Tuy nhiên, kinh tế quốc doanh lại đang chiếm giữ vị trí độc tôn trong thương mại quốc tế (96%). Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh nông nghiệp thường tập chung vào lĩnh vực xuất khẩu gạonhập khẩu các vật tư nông nghiệp Có thể khẳng định ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó góp phần vào việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài. Chất lượng và sản lượng gạo ngày càng tăng theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá gạo liên tục tăng trong những năm gần đây, giúp tăng thu nhập cho người dân. Để đạt được điều đó là do Nhà nước đã phối hợp cùng với nông dân trong việc sử dụng những giống lúa phù hợp với từng địa phương và áp dụng khoa học tiên tiến vào việc sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lúa gạo trong nước cũng còn nhiều hạn chế. Đó là chưa gắn chế biến với thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế trong quá trình hội nhập này. Chất lượng và tính bền vững của thị trường chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng về lao động, đất đai…trồng lúa của các vùng. Việc sản xuất lúa không đồng đều giữa các vùng. Trong khi Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng năng suất, chất lượng và sản lượng lúa

Ngày đăng: 16/07/2013, 18:04

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Diện tích lúa hè thu phân theo địa phương - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 2.

Diện tích lúa hè thu phân theo địa phương Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 3: Diện tích lúa đông xuân phân theo địa phương. - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 3.

Diện tích lúa đông xuân phân theo địa phương Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4: Năng suất lúa phân theo địa phương. - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 4.

Năng suất lúa phân theo địa phương Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 6: Sản lượng lúa phân theo địa phương - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 6.

Sản lượng lúa phân theo địa phương Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 7: Xuất khẩugạo qua các năm - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 7.

Xuất khẩugạo qua các năm Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 8: Thị trường xuất khẩugạo năm 2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 8.

Thị trường xuất khẩugạo năm 2006 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 9: Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo trong điều kiện gia nhập WTO

Bảng 9.

Chủng loại gạo xuất khẩu trong năm 2006 Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan