Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

52 418 0
Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Niên luận làm rõ rủi ro tín dụng là gì và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một trong những NHTM CP hàng đầu Việt Nam - Techcombank giai đoạn 2008 - 2012

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 1 Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 2 LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam số lượng doanh nghiệp nhỏ vừa chiếm 97% số lượng doanh nghiệp trên cả nước. Theo số liệu thống kê của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ kế hoạch đầu tư) thì 80% số vốn cung ứng cho các doanh nghiệp này là từ kênh ngân hàng. Năm 2012 được đánh dấu là một năm đầy “sóng gió” đối với các doanh nghiệp này, do biến động tiêu cực của nền kinh tế trong nước quốc tế, năng lực kinh doanh suy giảm, số lượng doanh nghiệp phá sản theo công bố ngày 14/3/2012 do Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngân hàng thế giới (WB) là 79.014 doanh nghiệp. Tuy nhiên theo dữ liệu của Tổng cục Thuế con số này là khoảng 200.000 doanh nghiệp vì trong tổng số 600.000 doanh nghiệp đăng kinh doanh chỉ có 400.000 doanh nghiệp thực sự sống – có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tình trạng này đã góp phần làm gia tăng nợ xấu của các ngân hàng. Theo thông báo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tính đến ngày 31/3/2012 tỉ lệ nợ xấu chiếm khoảng 8.6% tổng dư nợ tín dụng, còn Fitch Ratings – một trong ba tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế có uy tín thì cho rằng tỉ lệ nợ xấu ở Việt Nam có thể lên đến 13% tổng dự nợ. Đây thực sự là những con số đáng chú ý, nó đặt ra câu hỏi liệu rằng với nợ xấu ở mức cao như hiện nay thì hệ thống tín dụng sẽ gặp phải những khó khăn gì? Các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những thách thức này như thế nào để hoạt động một cách hiệu quả .Một lần nữa vấn đề rủi ro tín dụng quảnrủi ro tín dụng của các ngân hàng lại trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Ngân hàng thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, có quy mô hoạt động ngày càng mở rộng phát triển, dần khẳng định là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Năm 2012 vốn tự của Techcombank là 8.848 tỷ đồng với tổng tài sản toàn hệ thống là 179.933 đồng, có trên 300 điểm giao dịch 7.800 nhân viên, tổng dư nợ năm 2012 là 68.261 tỷ đồng. Trong đó hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng - đây là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn, nợ xấu, có xu hướng gia tăng. Cũng chính vì lẽ đó mà em lựa chọn đề tài : Rủi ro tín dụng quảnrủi ro tín dụng tại ngân hàng thương Việt Nam- Techcombank. Để tìm hiểu, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, công tác quảnrủi ro tín dụng đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hơn nữa rủi ro tín dụng tại ngân hàng này. Đề tài dự kiến có 3 phần: Phần mở đầu, phần kết luận 3 chương Phần mở đầu Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng quảnrủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 3 Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng công tác quảnrủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần thương Việt Nam – Techcombank Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quảnrủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần thương Việt Nam – Techcombank Phần kết luận Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG QUẢNRỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung về tín dụng RRTD trong hoạt động ngân hàng 1.1.1:Tín dụng rủi ro tín dụng Từ điển bách khoa toàn thư mở Tiếng Việt (Wikipedia Tiếng Việt ) định nghĩa: Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng các định chế tài chính khác) bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp…), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, trả không đầy đủ đúng hạn cả gốc lãi cho ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Căn cứ nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình xét duyệt cho vay đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm: + Rủi ro lựa chọn : liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án cho vay. +Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo, cách thức đảm bảo, mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo. +Rủi ro nghiệp vụ: Liên quan đến công tác quản lí khoản cho vay hoạt động cho vay, bao gồm cả việc xếp hạng rủi ro thuật xử lí các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lí danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại : Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, đặc điểm riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay. + Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng khách hàng; cho vay quá nhiều đối với doanh nghiệp trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lí nhất định, cùng một loại hình cho vay có độ rủi ro cao. Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 5 1.1.2.2.Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng. Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn:Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng khách hàng vay phải quy ước về thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời gian quy ước mà khách hàng vẫn chưa hoàn trả được vốn vay. Rủi ro không có khả năng trả nợ: Là rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lí tài sản đảm bảo của DN để thu nợ. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ… 1.1.3.Đặc điểm của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng mang tính chất gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay gặp những tổn thất hoặc thất bại trong việc sử dụng vốn. Nói cách khác những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay đã gián tiếp gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng có tính chất đa đạng phức tạp: Rủi ro tín dụng xảy ra ở rất nhiều dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Hình thức hậu quả của rủi ro tín dụng không lường trước được, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay. Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Tình trạng thông tin bất đối xứng đã làm cho ngân hàng không thể năm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ần rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp đạt được lợi nhuận tương ứng. 1.1.4.Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được lãi vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng vay, những vẫn phải trả lãi gốc cho các khoản vốn huy động khi đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm, lợi nhuận giảm. Do đặc thù của ngân hàng thương mại là sử dụng vốn huy động để cho vay nên khi một khoản cho vay không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn của mình để hoàn trả cho người gửi tiền, ngân hàng sẽ có nguy cơ đối diện với rủi ro thanh khoản. Kết quả là năng lực tài chính giảm sút uy tín sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 6 doanh ngày một giảm sút, nếu không biện pháp xử lí kịp thời có thể dẫn đến thua lỗ phá sản. Ảnh hưởng đến nền kinh tế- xã hội. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng thương mại là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân có nhu cầu về vốn. Khi rủi ro tín dụng xảy ra không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản, vì tâm lí lo sợ để bảo đảm tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản nền kinh tế bị tê liệt. Do đó yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải thận trọng có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay. 1.1.5 Đo lường rủi ro tín dụng 1.1.5.1: Mô hình định tính (mô hình chất lượng 6C) Để biết khả năng thanh toán của khách hàng khi khoản vay đến hạn có 6 khía cạnh cần xem xét: Tư cách của khách hàng: khách hàng có mục đích vay vốn ràng có thiện chí trả nợ khi đến hạn. Năng lực của khách hàng: khách hàng phải có năng lực pháp luận năng lực hành vi dân sự, đối với doanh nghiệp là sự đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Thu nhập của khách hàng: là cơ sở để xác định nguồn trả nợ. Tài sản bảo đảm: là nguồn để thu hồi nợ khi KH không có khả năng trả nợ. Các điều kiện: tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, mà ngân hàng có chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kì. Kiểm soát: đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng những tiêu chuẩn của ngân hàng. Mô hình này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng có hạn chế là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo, trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng. 1.1.5.2.Mô hình lượng hóa Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính để đo lường rủi ro tín dụng, các ngân hàng còn sử dụng mô hình định lượng để đánh giá rủi ro tín dụng bằng một con số cụ thể. Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 7 Mô hình điểm số Z Đây là mô hình do E.I.Alman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay phụ thuộc vào: + Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay: X + Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau: Z = 1.2X 1 + 1.4X 2 +3.3X 3 +0.6X 4 +0.1X 5 (1) Trong đó: X 1 : tỷ số “ vốn lưu động ròng/ tổng tài sản” X 2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy / tổng tài sản” X 3 : tỷ số “lợi nhuận trước thuế lãi/ tổng tài sản” X 4 : tỷ số “ giá trị cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X 5 : tỷ số “ doanh số/ tổng tài sản” Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp ngược lại. Z< 1.8 : khách hàng có khả năng rủi ro cao 1.8<Z<3 : không xác định được Z>3: khách hàng ít có khả năng vỡ nợ. Những công ty nào có Z< 1.8 được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Ưu điểm: thuật đo lường tương đối đơn giản dễ thực hiện. Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng có rủi ro không có rủi ro. Trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở mỗi khách hàng là khác nhau như chậm trả lãi, chậm trả gốc, không trả lãi được không có khả năng trả gốc. Do đó, sẽ có một nhóm khách hàng không thể áp dụng được mô hình này để đánh giá. Mô hình này chưa bao quát được hết các yếu tố mang tính định tính tác động đến rủi ro tín dụng của một khách hàng như sự thay đổi của nền kinh tế, mối quan hệ giữa khách hàng ngân hàng, những lợi thế thương mại của khách hàng… Mô hình xếp hạng của Moody Standard & Poor Rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư được thể hiện bằng việc xếp hạng khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân, trong đó có Moody Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody xếp hạng cao nhất là Aaa còn Standard & Poor là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó những khoản cho vay thuộc 4 loại đầu được xem Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 8 như là những khoản ngân hàng nên cho vay, còn những khoản mục dưới ngân hàng không nên cho vay. Tuy nhiên do lợi nhuận tỉ lệ thuận với độ rủi ro nên đôi khi ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay đối với những khoản vay được xếp hạng thấp. Nguồn Xếp hạng Tình trạng Moody Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất Aa Chất lượng cao A Chất lượng trên trung bình Baa Chất lượng trung bình Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình Caa Chất lượng kém Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu. Standard & Poor AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất AA Chất lượng cao A Chất lượng trên trung bình BBB Chất lượng trung bình BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình CCC Chất lượng kém CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Nguồn : Quản trị ngân hàng thương mại (2007) PGS.TS Trần Huy Hoàng 1.1.6: Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN nợ được phân loại theo 5 nhóm : Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 9 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. 1.1.6.1.Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------------- Tổng dư nợ Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi không thu hồi được đầy đủ đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng đã cam kết nên bị chuyển sang nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém ngược lại, tỉ lệ nợ quá hạn thấp chứng minh được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dự nợ của các tổ chức tín dụng ở mức tối đa là 5% trên tổng dư nợ. 1.1.6.2.Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = --------------------------- Tổng dư nợ Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 5. Nguyễn Thị Thanh Nga – K21BTCNH Page 10 . 1.1.6.2.Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Tổng dư nợ Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng. quá hạn. 1.1.6.1.Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Tổng dư nợ Nợ quá hạn là một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi không

Ngày đăng: 13/07/2013, 07:37

Hình ảnh liên quan

Rủiro tíndụng khi ngânhàng cấp tíndụng cho kháchhàng, tấtcả các hình thức cấp tín dụng cho ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho thuê tài   chính, chiết khấu giấy tờ có giá và tài trợ xuất nhập khẩu,tài trợ dự án, bao thanh toán   và - Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

iro.

tíndụng khi ngânhàng cấp tíndụng cho kháchhàng, tấtcả các hình thức cấp tín dụng cho ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá và tài trợ xuất nhập khẩu,tài trợ dự án, bao thanh toán và Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng trên cho thấy công tác thẩm định tập trung vào ba mục tiêu chính: Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư, thẩm định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, thẩm định  các xác định và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như hiện giá - Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

Bảng tr.

ên cho thấy công tác thẩm định tập trung vào ba mục tiêu chính: Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư, thẩm định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, thẩm định các xác định và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như hiện giá Xem tại trang 18 của tài liệu.
Đây là môi trường hoạt động chứa đựng nhiều rủiro do biếnđộng của tình hình kinh tế thế giới và những rủi ro của doanh nghiệp mang lại nhưng cũng đem đến lợi  nhuận không nhỏ cho ngân hàng - Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

y.

là môi trường hoạt động chứa đựng nhiều rủiro do biếnđộng của tình hình kinh tế thế giới và những rủi ro của doanh nghiệp mang lại nhưng cũng đem đến lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng Xem tại trang 29 của tài liệu.
Trong giai đoạn 2008-2012 tình hình nợ xấu (loại 3-5) củangân hàng Techcombank được không chế ở mức dưới 3% so với tổng dư nợ, nợ xấu đang có xu  hướng tăng lên tuy nhiên vẫn nằm trong mức quy định 5% của Ngân hàng Nhà nước - Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Kĩ thương VN - Techcombank

rong.

giai đoạn 2008-2012 tình hình nợ xấu (loại 3-5) củangân hàng Techcombank được không chế ở mức dưới 3% so với tổng dư nợ, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên tuy nhiên vẫn nằm trong mức quy định 5% của Ngân hàng Nhà nước Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan