TIỂU SỬ BÁC HỌC HÓA HỌC

9 636 1
TIỂU SỬ BÁC HỌC HÓA HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

• Alexanđrơ Ecminhinghenđovich Acbuzop (1877-1968) Ông là nhà hoá học hữu cơ Liên Xô,chuyên gia lớn nhất về hoá học các hợp chất cơ-photpho. A.E.Acbuzop đã trên nửa thể kỉ đứng đầu trường phái các nhà hoá học ở Candan do N.N.Zinin sáng lập ra.Từ khi còn trẻ,ông đã say mê hoá học.Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Cadan năm 1900,năm 1905,Acbuzop đã bảo vệ luận án "về cấu tạo của axit photphorơ và các dẫn xuất của nó" ,trong đó ông trình bày phản ứng đồng phân hoá các este của axit photphorơ thành este của axit ankyl-photphinic dưới tác dụng của ankyl hologenua do ông tìm ra.Phản ứng này sau đó được gọi là "phản ứng acbuzop" hoặc đồng phân hoá acbuzop,làm cơ sở cho quá trình tổng hợp nhiều chất cơ-photpho. Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho do A.E.Acbuzop và nhiều học trò của ông tiến hành ở Trường đại học Cadan từ năm 1911 và Việc hoá công nghiệp Cadan từ năm 1930 đã tạo được hàng loạt các hợp chất cơ photpho mới.Các thuốc trừ sâu có tác dụng mạnh được tạo ra trên cơ sở nhiều hợp chất này.Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho đã tạo điều kiện phát triển mạnh một lĩnh vực mới trong hoa học các hợp chất cơ- nguyên tố là hoá học của photpho có hoạt tính sinh học. Cuộc đời dài của anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,viện sĩ A.E.Acbuzop và hoạt động khoa học và xã hội rộng lớn của ông là một tấm gương phục vụ Tổ quốc vô điều kiện. • Alexay Nhicolaevich Bakho (1857-1946) Ông là nhà hoá học Xô Viết,là viện sĩ,người sáng lập ra trường phái các nhà hoá sinh học Liên Xô. Cuối thể kỉ XIX,Bakhơ bị cuốn hút bởi những vấn đề cơ bản của môn hoá sinh học trẻ tuổi như : cơ chế hoá học của sự đồng hoá cacbon trong quá trình quang hợp,cơ chế của quá trình oxi hoá trong tế bào,trước hết là cơ chế thở của tế bào,cũng như học thuyết về enzim . A.N.Bakhơ cho rằng các hợp chất trung gian quan trọng nhất tạo thành trong quá trình quang hợp là các hợp chất peoxit.Vào những năm 1893- 1897 ông đã đưa ra lý thuyết peroxit về quá trình oxi hoá chậm.Quan điểm về sự hoạt hoá oxi là cơ sở của lý thuyết này.Để giải thích cơ chế 1 phản ứng oxi hoá,người ta đã đưa ra các giả thuyết về hoạt hoá của oxi trong các phản ứng đó. Những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng oxi phân tử được hoạt hoá bằng cách đứt gãy thành hai nguyên tử.Bakhơ cho rằng không xảy ra sự đứt gãy như thế,chỉ có một liên kết giữa những nguyên tử oxi bị đứt gãy và tạo thành các hợp chất peroxit. Bằng cách phát triển thuyết này một cách thích ứng với các quá trình xảy ra trong cơ thể,Bakhơ đã đi đến một kết luận quan trọng là tất cả những quá trình trao đổi chất đều là những phản ứng liên hợp,kế tiếp nhau theo qui luật.Đó là bước đầu tiên để lập ra sơ đồ của các quá trình trao đổi,mà hiện nay đã đi vào tất cả các giáo trình hoá sinh học. Năm 1918,sau cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại,Bakhơ đã tổ chức phòng thí nghiệm hoá học trung tâm trực thuộc Hội đồng kinh tế tối cao CHXHCNLB Nga,sau này chuyển thành Việc hoá lý mang tên L.Ia.Cacpop.Đó là cơ quan nghiên cứu hoá học đầu tiên của Liên Xô. Năm 1935,A.N.Bakhơ cùng với A.U.Oparin đã tổ chức Viện hoá sinh học trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô,hiện nay mang tên ông.Cho đến cuối đời,ông là Viện trưởng của viện này.Tại đây,ông bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của enzim học-học thuyết về enzim và xúc tác sinh học.Trên cơ sở những nghiên cứu do ông thực hiện,người ta đã đưa ra nhiều đề nghị thực tế về sử dụng enzim trong các nghành sản xuất thực phẩm khác nhau.Bakhơ đã thở thành người sáng lập ra môn khoa học mới : hoá sinh học kĩ thuật. • Alexanđrơ Makhailovich Butlerop (1828-1886) Ông là nhà hoá học Nga,người sáng lập ra thuyết cấu tạo hoá học kinh điển của các hợp chất hữu cơ,người tạo ra một trường phái lớn nhất của các nhà hoá học hữu cơ. Năm 1844,sau khi học xong trung học,A.M.Butlerop vào học trường Cadan.Ở đấy,ông theo nghành hoá học,nghe bài giảng của nhà hoá học vô cơ nổi tiếng K.K.Claoxơ và được nhà bác học này hướng dẫn những công trình thực nghiệm đầu tiên.Nhưng chính nhà hoá học hữu cơ Nga lỗi lạc N.N.Zinin mới khơi dậy được ở Butlerop lòng say mê vĩnh viễn đối với hoá học.Tốt nghiệp xong ĐH,Butlerop được giữ lại ở khoa hoá học và mới 26 tuổi đã trở thành giáo hoá học ở ĐH Candan. 2 Năm 1861,A.M.Butlerop lần đầu tiên đưa ra những luận điểm đầu tiên của thuyết cấu tạo hoá học các hợp chất hữu cơ.Nghiên cứu của ông đã vạch ra những con đường chủ yếu của sự phát triển hoá học hữu cơ ở thế kỉ 19-20.Butlerop đã đưa vào khoa học những khái niệm về cấu tạo hoá học của phân tử,nghĩa là về trình tự sắp xếp nhất định các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.Nhiều công trinhg nghiên cứu tiến hành dưới sự hướng dẫn của Butlerop đã khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết của ông.Điều này thể hiện rõ rệt nhất khi giải thích hiện tượng đồng phân: sở dĩ các hợp chất hữu cơ cũng một thành phần có các tính chất khác nhau là do có cấu tạo hoá học khác nhau.Năm 1864,Butlerop thông báo: trong năm trước,ông đã điều chế được rượu bytylic bậc ba đầu tiên là trimetylcacbinol.Sau này,năm 1865,nhà hoá học đã tổng hợp được những đồng đẳng của rượu này,đã được ông đoán trước trên cơ sở các luận điểm lý thuyết. Sự tiếp tục phát triển các quan điểm về đồng phân liên quan chặt chẽ đến các công trình của Butlerop.Năm 1864,ông đã tiên đoán sự tồn tại hiện tượng đồng phân đối với các hiđrocácbon no là butan và pentan.Hai năm sau,ông đã điều chế được trong phòng thí nghiệm isobutan,một hidrocacbon no đầu tiên có mạch nhánh và tiếp đó,cả hidrocacbon đồng phân chưa no đầi tiên là isobutylen được đoán trước trên cơ sở lý thuyết cấu tạo hoá học. Năm 1867,bằng cách tác dụng axit sunfuric lên rượu butylic bậc ba do chính ông tổng hợp,Butlerop đã thu được isobutylen và xác định khả năng trùng hợp của hợp chất này.Nhà bác học đã tiên đoán được tương lai rộng lớn của phản ứng trùng hợp ,là "một trong những phản ứng tổng hợp đáng lưu ý nhất". Butlerop có vai trò quan trọng trong việc lập nên trường phái đầu tiên các nhà hoá học hữu cơ ở Nga,từ đó xuất hiện không ít các nhà hoá học lỗi lạc như V.V.Maccopnhicop,D.P.Conovalop,A.E. Favocxki, . • Humphry Davy (1778 - 1829) 3 Ông là nhà Vật lý và Hoá học Anh, một trong những người sáng lập ra điện hoá học.Từ thời niên thiếu, Davy đã say mê môn Hoá học. Từ năm 1798, ông đã bắt đầu làm việc ở Viện khí nén, đặt tại ngoại ô Bristol. Trong 3 năm công tác ở đây, Davy đã nghiên cứu tác dụng sinh lý của các chất khí khác nhau: metan, cacbon đioxit, hiđro và đặc biệt là nitơ(I) oxit. Hồi đó Nitơ (I) oxit được coi là nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật. Nhà bác học đã phát hiện ra tính chất giảm đau của Nitơ(I) oxit và xác định thành phần của hợp chất này. Năm 1800, Davy là một trong những người đầu tiên tiến hành phân huỷ nước theo phương pháp điện hoá nhờ pin Volta và khẳng định giả thuyết của Lavoisier là nước gồm oxi và hiđro. Trong thời gian 1800-1806, Davy nghiên cứu tác dụng của dòng điện của pin lên các chất khác nhau và đi đến kết luận như sau: - Sự tạo thành các hợp chất hoá học là do lực hút tương hỗ của các hạt tích điện trái dầu. - Tác dụng của dong điện một chiều lên dung dịch các chất được giải thích là do các hạt mang điện của các chất đó bị đẩy khỏi cực mang điện cùng dấu và bị hút vào cực mang điện trái dấu. - Có mối quan hệ chặt chẽ giữa độ lớn và dấu của điện tích các chất và ái lực hoá học của chúng. Rất nhiều thí nghiệm về điều chế các chất nguyên chất bằng phương pháp điện phân, mà nhà bác học đã tiến hành, dựa trên lý thuyết điện hoá. Thực hiện quá trình điện phân natri hiđroxit và kali hiđroxit nóng chảy, Davy quan sát thấy trên điện cực âm tạo thành những hạt natri và kali kim loại. Năm 1808, Davy tìm ra phương pháp điện phân muối của các kim laọi kiềm thổ trên anôt bằng platin, bao quanh catôt là thuỷ ngân. Vào năm 1808, Davy đã thu được Magie, canxi và bari ở trạng thái nguyên chất, xác định bản chất kim loại của stronti. Hai năm sau, nhờ phương pháp điện phân, ông đã chứng minh được bản chất nguyên tố của clo. Năm 1813, độc lập với Gay-Lussac, Davy khẳng định rằng iot là một nguyên tố chứ không phải một hợp chất. Davy lần đầu tiên dùng phương 4 pháp điện phân để nghiên cứu tính chất của flo. Nhưng ông không tách được flo ở trạng thái tự do. Đầu thế kỉ XI, Davy giảng dạy giáo trình đầu tiên về hoá nông nghiệp. Ý kiến của ông về vai trò quan trọng của muối khoáng trong dinh dưỡng của thực vật đã trở thành những ý kiến cơ bản trong hoá nông học. • Giáo Nguyễn Thạc Cát Nhớ lại những ngày đầu thành lập ngành Đại học ở nước VN dân chủ cộng hoà non trẻ (1951),những nhà trí thức ít ỏi của VN lúc bấy giờ,với kiến thức cơ bản vững vàng,phải tự chọn một bộ môn khoa học để xây dựng.Nguyễn Thạc Cát nằm trong số này.Toán học là môn anh học giỏi và say mê.Song anh tự nghĩ: Có lẽ Toán học lúc này chưa thiết thực.Đặc biệt,đi sâu vào Hoá phân tích vì nhờ nó,trước mắt và sau này mới dễ có dịp phục vụ kháng chiến và nắm được tài nguyên đất nước,để nhanh chóng có kế hoạch tổ chức sản xuất khi bắt đầu kiến quốc.Việc ông quyết định chiếm lĩnh ngành khoa học còn mới mẻ ấy đã tạo điều kiện cho đất nước ta có một nhà khoa học lớn đầu tiên chuyên về ngành Hoá phân tích. Là người thầy dầy dạn kinh nghiệm của hơn 40 năm giảng dạy ĐH,phương pháp giảng dạy của Giáo Nguyễn Thạc Cát thật là độc đáo,đến mức có người đánh giá như một khai phá trong lĩnh vực phạm.Giáo trình Cơ sở Hoá học phân tích của GS-cuốn sách giáo khoa đầu tiên đến nay vẫn còn giá trị với những thuật ngữ mà giáo đã tự đặt thêm làm giàu cho ngôn ngữ khoa học VN.Vừa tinh giản,vừa cô đọng lại vừa gợi mở,thể hiện đúng những lời GS thường nói: [b]Dạy là phương pháp tư duy,dạy nắm bắt quy luật,chứ đâu phải nhồi nhét kiến thức càng nhiều càng tốt". Phương pháp đó đã khiến học trò của GS-hiện nay nhiều người đảm nhiệm các trọng trách trong các cơ quan nhà nước,biết suy nghĩ,làm việc một cách sáng tạo trong khoa học. Là một nhà khoa học tài năng,GS Nguyễn Thạc Cát tham gia nghiên cứu nhiều vấn đề rất đa dạng cả về chuyên môn và đối tượng.Giáo từng chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài cấp nhà nước và cấp Bộ.Cách đây hơn 35 năm,thấy được vai trò của đất hiếm,một tài nguyên phong phú và đặc thù của nước ta,được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực kỹ thuật 5 mũi nhọn,GS đã đề xuất và mạnh dạn nhận trách nhiệm nghiên cứu đề tài này,và nhân đó đào tạo một đội ngũ cán bộ khá chuyên sâu. GS đã vượt qua nhiều khó khăn để nghiên cứu loại điện cực chọn lọc,vấn đề mà một số nước chỉ mới đề cập đến trước đó khoảng mươi,mười lăm năm.Loại điện cực này đơn giản,dễ sử dụng,phù hợp với khả năng tài chính và khí hậu của nước ta,có thể thay thế đc nhiều loại máy đắt tiền lại khó bảo quản.Trường ĐH Tổng hợp HN đã tự túc được loại điện cực này và có khả năng sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Ở bất kỳ hoạt động nào,dù giảng dạy hay nghiên cứu,người ta đều thấy một phong cách nhất quán trong con người GS:đi tìm những cái giản dị nhưng hiệu quả nhất. Kể cũng lạ,một con người được đào tạo từ trường Tây như GS Nguyễn Thạc Cát mà tiếng Việt lúc đó chỉ được coi như ngoại ngữ mà lại am hiểu ngôn ngữ dân tộc đến thế.Với tư cách là thành viên Ban thuật ngữ của Uỷ ban khoa học,GS và các cộng sự đã biên soạn nhiều từ điển song ngữ: Nga-Việt,Anh-Việt,Pháp-Việt về Hoá học cũng như Từ điển hoá học giải thích với một hệ thống thuật ngữ Hoá học không tách rời tính quốc tế mà vẫn giữ được tính dân tộc. Nhìn vào cuộc đời của GS,Nhà giáo nhân dân từ đợt phong danh hiệu đầu tiên(1988),người ta thấy đầy ắp một cuộc đời những việc làm có ích,dâng hiến trọn vẹn cho mục đích mà mình theo đuổi,không chút riêng tư,không cả một mái ấm gia đình.Niềm vui,hạnh phúc của GS dường như chỉ là mỗi khi biết đến thành công của các học trò mình. Đánh giá chính xác nhất về nhà giáo đức độ này được nhà báo Thao Lâm ghi lại qua nhận xét của những học trò của GS: "Trí tuệ của Thầy lớn lao,tầm nhìn cũng như sự nhạy bén của thầy trong những hướng nghiên cứu mới chưa chắc các lớp trẻ đã theo kịp.Nhưng cái lớn lao nhất của Thầy mà mọi thế hệ học trò phải noi theo và vươn tới-đó chính là cái TÂM". Đây là cốt lõi trong con người làm khoa học và con người nhà giáo của GS Nguyễn Thạc Cát. • John Pople (1925-2004) Cha đẻ lý thuyết điện toán trong hóa học lượng tử Sinh năm 1925 tại Burnham-on-Sea, Somerset (Anh), Pople nhận bằng tiến sĩ toán học năm 1951 tại Đại học Cambrigde. Một năm 6 sau đó, ông lập ra công thức cho một sơ đồ cơ bản để phát triển những mô hình toán học phục vụ nghiên cứu phân tử mà không cần tiến hành thí nghiệm. Sau một thời gian lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu vật lý cơ bản thuộc Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh gần London, ông nhanh chóng cảm thấy không thích hợp với việc phải dành quá nhiều thời gian cho công tác quản lý nên đã di cư sang Mỹ năm 1958. Năm 1964, Pople trở thành giáo vật lý hóa học tại trường Carnegie Tech, sau này trở thành đại học Carnegie-Mellon, Pittsburgh (Mỹ). Ông được Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ năm 2002 vì những đóng góp trong nghiên cứu hóa học. Năm 1986, ông chuyển sang làm việc tại khoa hóa của Đại học Northwestern (Mỹ). John Pople, người giành giải Nobel năm 1998 vì đóng góp to lớn trong quá trình phát triển các phương pháp điện toán cho ngành hóa học. Ông qua đời ngày 15 tháng 3 năm 2004 tại nhà riêng ở tuổi 78 vì bệnh ung thư gan. Pople là người đã phát triển các kỹ thuật máy tính phục vụ cho việc kiểm tra và xác định cấu trúc hóa học và những chi tiết của vật chất. Chương trình máy tính do ông xây dựng đã được hàng nghìn trường đại học và doanh nghiệp trên thế giới sử dụng. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, ông biên tập lại chương trình này, kết hợp thêm với lý thuyết về mật độ của Walter Kohn, người đồng nhận giải Nobel hóa học với ông. Kohn là nhà khoa học người Áo, làm việc tại Đại học Santa Barbara (Mỹ). Nghiên cứu của ông này, bắt đầu từ những năm 60, làm đơn giản hóa mô tả toán học về sự liên kết giữa các nguyên tử tạo nên phân tử. Cách tiếp cận bằng điện toán của Pople trong lĩnh vực hóa học đã cho phép các nhà khoa học tạo ra những mô hình trên máy tính của nhiều phản ứng hóa học, vốn là điều không thể hoặc rất khó tái tạo trong phòng thí nghiệm. Công trình của ông có tầm ứng dụng rất rộng, từ phục vụ nghiên cứu các vì sao dựa trên những dấu hiệu hóa học đo qua kính viễn vọng, cho đến tìm hiểu phương thức mà những chất gây ô nhiễm như freon phản ứng với tầng ozone. Trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hóa học lượng tử được vi tính hóa của Pople để tái tạo tác dụng của một số loại thuốc chống lây nhiễm căn bệnh HIV • Linus Can PAULING 7 (1901 - 1994) Pauling - nhà hoá học vĩ đại của Mĩ thế kỉ 20 - sinh ngày 28-2-1901, tại Porland. Ông tốt nghiệp Viện Nông nghiệp Oregon (nay gọi trường Ðại học Tổng hợp bang Oregon) năm 1922, và nhận học vị Tiến sĩ Hoá học tại Caltech năm 1925. Trong những năm 20 của thế kỉ này, Pauling là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng được công cụ mới đó là tinh thể học tia X để xác định chính xác cấu trúc phân tử. Từ đó, ông đi sâu nghiên cứu vai trò của cấu trúc phân tử trong chức năng phân tử. Các công trình của Pauling về bản chất của các liên kết hoá học (kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo) đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hoá học. Việc áp dụng thuyết cấu tạo hoá học của Pauling vào các phân tử sinh học đã mở đầu một cuộc cách mạng trong sinh học phân tử, mà đến nay vẫn còn tiếp diễn. Do những đóng góp cho môn hoá học, đặc biệt là công trình về liên kết hoá học, Pauling được tặng giải Nobel Hoá học năm 1954. Ngoài hoạt động khoa học, Pauling còn là một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình, cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy, ông được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1962. Ông là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Nobel mà không phải chia xẻ với ai. Nhưng cũng chính vì những hoạt động của mình mà Pauling đã bị Ủy ban điều tra những hoạt động chống nước Mĩ của Hạ viện quy ông là người có cảm tình với cộng sản. Bộ Ngoại giao Hoa Kì từ chối không cấp hộ chiếu cho ông ra nước ngoài. Năm 1960, Pauling bị kết tội coi thường Quốc hội, vì không giao cho Thượng viện danh sách những nhà khoa học đã giúp ông thu thập chữ kí để ra bản tuyên bố cấm thử vũ khí hạt nhân. Năm 1963, sau 21 năm ở cương vị Chủ tịch phân ban Hoá họcHoá Kĩ thuật, ông rời Caltech. Pauling tham gia Hội Hoá học Mĩ từ năm 1920, là Chủ tịch của Hội năm 1949, và là Ủy viên ban chấp hành trong những năm 1948 - 1950. Pauling công khai tỏ ý bất bình về việc năm 1954, Ban chấp hành Hội từ chối không kết nạp Irène Joliot Curie - người được giải thưởng Nobel Hoá học - làm thành viên của Hội Hóa học Mĩ, do Hội không thừa nhận quan điểm chính trị của bà. Trong những năm cuối đời, nhiều rạn nứt trong quan hệ của Pauling với các tổ chức đã được hàn gắn. Hội Hoá học Mĩ đã trao cho ông vinh dự cao nhất - huân chương Priestley năm 1984. 8 Ông qua đời ngày 19-8-1994 (do bệnh ung thư) tại trang trại của ông ở Bắc Carolina, thọ 93 tuổi. Sau khi Pauling mất, cuối tháng 8-1994, Ban chấp hành Hội Hoá học Mĩ - họp ở Washington - đã thông qua nghị quyết biểu lộ tình cảm sâu sắc của mình trước việc Pauling, một người khổng lồ trong số các nhà hoá học, qua đời. 9 . nhà hoá học hữu cơ. Năm 1844,sau khi học xong trung học, A.M.Butlerop vào học trường Cadan.Ở đấy,ông theo nghành hoá học, nghe bài giảng của nhà hoá học vô. môn khoa học mới : hoá sinh học kĩ thuật. • Alexanđrơ Makhailovich Butlerop (1828-1886) Ông là nhà hoá học Nga,người sáng lập ra thuyết cấu tạo hoá học kinh

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan