Các bài viết học tập TT Hồ Chí Minh

35 547 1
Các bài viết học tập TT Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bác Hồ rất quan tâm đến hoạt động hè và công tác Đội ở địa bàn dân cư Bên cạnh công tác giáo dục trong nhà trường, công tác vận động và giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường diễn ra sôi nổi nhất là vào dịp hè, tác động đến tất cả trẻ em thuộc mọi đối tượng khác nhau: Trẻ em học sinh, trẻ em thất học, trẻ em lang thang cơ nhỡ, mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em làm thuê, trẻ em tật nguyền hoặc bị ảnh hưởng chất độc màu da cam…Ngoài giờ học ở trường, trẻ em thuộc về gia đình, xã hội và được giáo dục trong môi trường gia đình, xã hội. Giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường chiếm dung lượng rất lớn trong tổng thể công tác giáo dục, có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành nhân cách của trẻ em. Trong thư gửi thiếu nhi nhân ngày khai trường năm học độc lập đầu tiên tháng 9 năm 1945, Bác Hồ khuyên thiếu nhi: “Các cháu, ngoài giờ học ở trường cũng nên tham gia vào các Hội nhi đồng cứu quốc để tập luyện cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc giữ gìn đất nước”. Khi gặp gỡ phát biểu với thiếu nhi, người luôn nhắc nhở thiếu nhi phải biết lao động và tham gia các hoạt động xã hội. Theo Người, giáo dục thiếu nhi không phải chỉ là giáo dục trong nhà trường mà còn là việc học tập, rèn luyện trong gia đình, ngoài xã hội, tuổi nhỏ làm việc nhỏ miễn là có ích cho xã hội. Tháng 2-1948 Người đề xướng phong trào hành động cách mạng của thiếu nhi lấy tên là “Phong trào Trần Quốc Toản” nâng cao ý thức trách nhiệm công dân của thiếu nhi đối với xã hội. Người căn dặn thiếu nhi “Trước giúp các nhà chiến sĩ, thương binh, lần lượt giúp các nhà ít người… Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy. Thí dụ: quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ”. Người nhìn nhân lao động ở mục tiêu xa hơn, cao hơn “Các cháu nên hiểu rằng giúp đỡ đồng bào nghĩa là tham gia kháng chiến. Và do đó các cháu sẽ luyện tập cái tinh thần siêng năng và bác ái để sau này thành người công dân tốt của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Vận đông, giáo dục thiếu nhi được người xem xét ở góc độ khoa học, tâm lý học, dựa trên các quy luật phát triển và luôn tôn trọng nhu cầu chính đáng của thiếu nhi. Người chỉ ra: “Học gắn liền với vui chơi, vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thiếu nhi. Trong vui chơi cũng có giáo dục” và Người căn dặn “Phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng. Chớ nên làm cho chúng hóa ra những người “già sớm”. Đặt vấn đề vui chơi của thiếu nhi, gìn giữ sự hồn nhiên, trong sáng trẻ thơ ở đúng vị trí thì mới có thể xây dựng được các nội dung, phương pháp giáo dục thiếu nhi đúng đắn, phù hợp, hiệu quả… Với cán bộ phụ trách thiếu nhi-lực lượng chính thực hiện công tác vận động, giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường, Hồ Chí Minh đã căn dặn kỹ trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11-1949 “Giáo dục thiếu nhi là một khoa học. Vậy các bạn phải cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để tiến bộ mãi” và cán bộ phụ trách thiếu nhi cần phải “Liên lạc mật thiết với cha mẹ và thầy giáo của thiếu nhi”. Nổi lên trong phương pháp giáo dục thiếu nhi của Người là vấn đề đa dạng hóa các hoạt động giáo dục thiếu nhi, gắn học tập với các sinh hoạt bình thường của tuổi thiếu nhi, dạy thiếu nhi mọi kiến thức liên quan đến cuộc sống đời thường “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết: Yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa”. Nghĩa là “Dạy chữ” phải đi đôi với “Dạy người”, “Dạy người” là quan trọng nhất, cần thiết nhất. Mặc dù đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh nhưng trung thu năm nào Bác Hồ cũng vui Tết cùng thiếu nhi. Người lưu ý do đối tượng thiếu nhi ngoài nhà trường đa dạng và phức tạp hơn so với thiếu nhi học sinh, các lực lượng xã hội phải quan tâm đem lại cho tất cả các em cơ hội phát triển bình đẳng và động viên, giúp đỡ thiếu nhi bị thiệt thòi. Để làm việc đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “Chính phủ, các đoàn thể và tất cả các đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo dục thiếu nhi. Công việc ấy, phụ nữ và thanh niên phải là người phụ trách chính, nhất là thanh niên”. Nói cách khác, công tác giáo dục thiếu nhi trên địa bàn dân cư phải được xã hội hóa toàn diện và sâu sắc mới đạt kết quả. Hiện nay càng ngày thiếu nhi nước ta càng được hưởng thụ những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, hoạt động hè và công tác đội trên địa bàn dân cư ngày càng phong phú, hiệu quả hơn. Mặt khác công tác giáo dục thiếu nhi trên địa bàn dân cư còn có nhiều bất cập về cơ sở vật chất, trang thiết bị dành cho hoạt động thiếu nhi. Năng lực của cán bộ phụ trách thiếu nhi, cán bộ chăm sóc thiếu nhi chưa theo kịp yêu cầu. Phương pháp, nội dung vận động và giáo dục thiếu nhi ở nhiều nơi chưa đáp ứng sự chuyển biến về nhận thức, tâm lý thiếu nhi còn lạc hậu so với sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội. Thực tế trên đòi hỏi các cấp, các ngành cần có sự đánh giá, nhìn nhận lại công tác tập hợp, vận động và giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường trong tổng thể công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, trong tương quan giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay để có phương hướng đầu tư cho xứng đáng, ngang tầm với nhiệm vụ. Tình cảm của Bác dành cho thanh niên Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến thanh niên, học sinh, sinh viên. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bác đánh giá cao vai trò của thanh niên, học sinh, sinh viên với tư cách là một lực lượng hăng hái trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên” và “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ”. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường mùa thu năm 1945, Bác Hồ đã dạy: “Từ giờ phút này trở đi, các cháu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trong những ngày đêm ác liệt, bộn bề công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng khi được tin học sinh Vũ Chí Thành, đội viên đội cảm tử quân, hy sinh ở Hà Nội ngày 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền viết thư chia buồn với bác sĩ Vũ Đình Tụng, cha của liệt sĩ với những lời cảm động và đầy khích lệ: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi: vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn sống mãi với non sông Việt Nam…”. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vừa mới trở về Thủ đô Hà Nội, tuy bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn theo dõi các hoạt động của tuổi trẻ và phong trào học sinh, sinh viên. Ngày 18-12-1954, Bác đã đến thăm các thầy, cô giáo và học sinh các trường Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Chu Văn An. Bác dạy: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc… Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn được triệu tập từ 25-10- 1956 đến 04-11-1956 tại Hà Nội, Bác Hồ đã đến dự. Tại Đại hội, Người ân cần căn dặn đoàn viên, học sinh, sinh viên là: “Muốn đoàn kết củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải làm gương mẫu: - Phải giữ vững đạo đức cách mạng: phải khiêm tốn, cần cù hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi. - Phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là phải đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng, chứ không phải là xa rời quần chúng. - Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt. - Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, khỏe mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”. Sự quan tâm chăm sóc và những lời dạy bảo ân cần, sâu sắc của Bác Hồ kính yêu đã làm các đại biểu hết sức xúc động và thấm thía. Đại hội đã hứa với Bác sẽ ra sức thực hiện tốt những lời Bác dạy, quyết phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng độc lập, tự do, thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác đã chỉ cho thanh niên, học sinh, sinh viên nước ta. Bước sang năm 1960, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được tổ chức từ ngày 23 đến 25-3-1961 tại Hà Nội. Đại hội đã vinh dự được đón Bác Hồ và đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm và nói chuyện. Người ân cần chỉ ra cho toàn thể cán bộ, đoàn viên và thanh niên phương hướng tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt công tác của Đoàn: Thanh niên “cần phải làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Phải thực hiện khẩu hiệu: “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm”. Bác dạy: “Thanh niên phải cố gắng học… Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác-Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày… Học đi đôi với hành”. Những lời dạy bảo quý báu của Bác Hồ tại Đại hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hậu bị cho Đảng. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thanh niên, học sinh, sinh viên miền Bắc thực hiện phong trào “Ba sẵn sàng”. Bác Hồ luôn theo dõi sự phát triển của phong trào “Ba sẵn sàng”, Người kêu gọi thanh niên, học sinh, sinh viên: “Các cháu thanh niên, gái cũng như trai, hãy thực hiện tốt “Ba sẵn sàng”, xung phong dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”. Khi tuổi trẻ lập được chiến công, Bác khen ngợi: “Bác rất vui lòng khen ngợi các cháu thanh niên trong cả nước… các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng. Bác mong các cháu đều xứng đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và xây dựng xã hội mới”. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26-3-1966), Bác Hồcác đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng) … đã đến với tuổi trẻ. Bác Hồ dạy: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang”. Tuân theo lời Bác dạy, nhân ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã ra lời kêu gọi đoàn viên, thanh niên phát huy khí thế “Ba sẵn sàng”, hăng hái tiến lên hàng đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đem lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại đi tới đích thắng lợi cuối cùng. Năm 1969, dù sức khỏe đã yếu, Bác Hồ vẫn thường xuyên theo dõi tin tức hoạt động học tập và lao động tại các nhà trường. Người rất vui khi biết học sinh Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt vẫn cố gắng học tập và lao động sản xuất. Chiều 19-5-1969, sau khi các thầy thuốc kiểm tra xong sức khỏe, Bác Hồ viết thư khen các cháu học sinh thôn Phú Mẫn, Yên Phương, Bắc Ninh. Bức thư có đoạn: “Bác rất vui lòng biết các cháu vừa học tập tốt vừa tham gia sản xuất tốt… Các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà. Bác mong các cháu luôn luôn cố gắng hơn nữa. Bác cũng mong các cháu thiếu niên ở những địa phương khác làm theo các bạn nhỏ ở hợp tác xã măng non Phú Mẫn”. Ngày Quốc khánh 2-9 năm 1969 là ngày toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và thanh niên, học sinh, sinh viên cả nước chịu một tổn thất lớn lao, không thể bù đắp: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam qua đời. Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ đã để lại cho thanh niên, học sinh, sinh viên Việt Nam “Muôn vàn tình thân yêu”. Người đánh giá: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” và căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Trải qua hơn 76 năm đấu tranh oanh liệt, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và đoàn viên, thanh niên Việt Nam luôn được sự lãnh đạo chăm sóc trực tiếp của Đảng và Bác Hồ. Đánh giá đúng đắn khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, học sinh, sinh viên, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu đặc biệt quan tâm tổ chức, bồi dưỡng đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên thành đội quân xung kích của cách mạng, lực lượng hậu bị của Đảng nhằm kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của giai cấp và dân tộc. Từ “Bức thư tâm huyết” gửi thanh niên Việt Nam hồi đầu thế kỷ đến lời “Di chúc” cuối cùng, Bác Hồ luôn dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam tình cảm thương yêu trìu mến và sự chăm sóc ân cần lớn lao. Tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên nước ta như cha đối với con, Bác đối với cháu. Công ơn của Người và của Đảng đối với học sinh, sinh viên nước ta như trời cao biển rộng. Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người mãi mãi khắc sâu trong muôn triệu trái tim của các thế hệ học sinh, sinh viên nguyện chiến đấu và chiến thắng dưới ngọn cờ vẻ vang của Người. Bác Hồ với tết kháng chiến đầu tiên Xuân Đinh Hợi 1947 đến giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vừa bùng nổ trên phạm vi cả nước. Tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Với âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, giặc Pháp điên cuồng tấn công ta ở nhiều nơi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ sáng suốt đề ra đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Vừa kiên quyết bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, Bác Hồ vừa nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình. Chỉ riêng năm 1947, Bác đã trực tiếp viết hàng chục lá thư gửi đến các vị cầm đầu Chính phủ Pháp, nhằm tìm cách thương lượng, tránh gây đổ máu cho cả hai bên. Ngày 1-1 (1947), Người viết thư gửi cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam chỉ muốn hòa bình, một nền hòa bình thực sự để kiến thiết quốc gia với sự cộng tác của những người Pháp chân chính”. Tiếp đó, ngày 10-1, Người lại viết lời kêu gọi gửi Chính phủ Pháp, khẳng định: “Chúng tôi bao giờ cũng muốn độc lập… chúng tôi bao giờ cũng muốn kiến thiết lại đất nước. Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những dòng máu đỏ, chúng tôi đều quý như nhau”. Đến ngày 18-1, Người lại gửi một bức thư cho Tổng thống Pháp Vanh Xay Ôrion. Bức thư có đoạn: “Chúng ta có thể và chúng ta phải đi tới hòa bình để cứu sống cho bao thanh niên Pháp-Việt… Chúng tôi xin đề nghị cùng Ngài lập ngay một nền hòa bình để tránh cho hai nước chúng ta khỏi bị hao người, thiệt của”. Đúng một tháng sau, ngày 18-2, Bác lại gửi thư tiếp cho Chính phủ và nhân dân Pháp khẳng định: “Nước Pháp nhất định tiếp tục một cuộc chiến tranh, nước Pháp sẽ mất hết mà không thu được lợi gì, bởi vì chiến tranh chỉ đưa tới chỗ gây căm hờn, thù oán giữa hai dân tộc chúng ta”. Nhân dịp năm mới, Bác viết lời chúc mừng gửi đến đồng bào, chiến sĩ cả nước, nêu rõ ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, “Dù phải hy sinh 4 triệu hay 8 triệu người mà nước ta được độc lập, dân ta được tự do, tổ tiên ta được vẻ vang, con cháu ta được hạnh phúc cũng còn hơn chịu cúi đầu mà làm nô lệ cho thực dân Pháp muôn đời”. Tết Đinh Hợi 1947 là tết kháng chiến đầu tiên của cả nước, Bác viết thư kêu gọi đồng bào: “Tết năm nay là tết kháng chiến. Các chiến sĩ ở tiền phương đang chịu đói rét, đem xương máu để giữ gìn Tổ quốc. Bác kêu gọi toàn thể đồng bào phải hết sức tiết kiệm để dành tiền bạc, cơm gạo cho cuộc kháng chiến lâu dài”. Bác còn viết thư chúc tết riêng đối với đồng bào và chiến sĩ Nam Bộ-những người đã đi tiên phong trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tối ngày 21-1-1947, tức 30 tết Đinh Hợi, Bác đi dự phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ, đến 22 giờ rưỡi, Bác đến Đài Tiếng nói Việt Nam đặt ở chùa Trầm (Hà Tây) để đọc lời chúc mừng năm mới. Trên đường đi, trời mưa, đường trơn, xe trượt xuống ruộng, phải nhờ nhân dân địa phương đến đẩy lên. Khi Bác đến chùa Trầm thì đã gần 12 giờ đêm. Bác bước vào phòng phát thanh, đọc bài thơ chúc tết gửi đồng bào cả nước: Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn xung trận vang dội non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công! Sau đó, Bác nói chuyện và chúc tết cán bộ, nhân viên Đài Tiếng nói Việt Nam. Gần 1 giờ ngày mồng 1 tết Đinh Hợi, trời vẫn mưa to, Bác và cả đoàn tùy tùng lên xe trở về. Dọc đường, xe lại bị trượt xuống ruộng và chết máy. Anh lái xe hì hục sửa hồi lâu vẫn không được. Cả đoàn đành cuốc bộ trở về (chỉ để người tài xế ở lại trông xe). Đến tờ mờ sáng, Bác mới về tới nhà. Chợp mắt được một lát, mọi người đã thấy Bác trở dậy, chăm chú ngồi làm việc! Bác Hồ đấu trí với kẻ thù Nhân dân ta giành được chính quyền chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nhằm áp bức bóc lột nhân dân ta một lần nữa. Trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, tình hình nước ta vô cùng phức tạp. Lão nghệ sĩ nhiếp ảnh- quay phim Kim Côn nguyên phóng viên nhiếp ảnh phủ Thủ Tướng nay đã ở tuổi ngót 80, kể cho tôi vài chuyện Bác Hồ đấu trí trong giao tiếp trước những xảo quyệt của kẻ thù thực dân Pháp ngày ấy. Ngày 17-3-1946, Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu-một thầy tu khoác áo lính) là Đô đốc Tổng chỉ huy quân đội Pháp toàn Đông Dương trình lên Chủ tịch Hồ Chí Minh lá thư ngỏ xin được gặp Chủ tịch vào ngày 24-3-1946 tại tuần dương hạm “Đô đốc Ê-min Bec-tanh” (Emile Bertin) để chuyển Quốc thư của Chính phủ Pháp chính thức mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Pháp với tư cách là Thượng khách của nước Pháp. Đúng 9 giờ ngày 24-3-1946, Bác Hồ đến. Lễ đón theo nghi thức Quốc gia rất “trọng thể”. Thật ra là chúng ngầm ý biểu dương sức mạnh. Bác Hồ duyệt đội quân danh dự hải quân Pháp tại quân cảng Hải Phòng rồi ung dung bước xuống chiếc ca- nô bọc thép chăng đèn kết hoa ra tuần dương hạm đậu ở hang Đầu Gỗ. Ống kính, máy ảnh, quay phim nhăm nhăm chờ giây phút Đô đốc Đác-giăng-li- ơ từ trên boong đưa tay xuống “đỡ” Bác Hồ lên Boong. Như bước vào nơi không người. Bác Hồ thản nhiên nhìn xuống đôi dép cao su. Khi đã ở tư thế đàng hoàng trên boong tàu, Bác mới đưa tay ra bắt tay viên Đô đốc cáo già. Ba binh chủng Hải- Lục-Không quân đồng loạt to: Vi-vơ Hồ Chí Minh (Vive Ho Chi Minh: Hoan Chủ tịch Hồ Chí Minh). Các chiến hạm nối nhau diễn quanh tuần dương hạm “để bảo vệ” (Thật ra là chúng ngầm ý biểu dương sức mạnh). Bác Hồ chỉ tay xuống nói với viên Đô đốc: “Những tàu chiến này không thể vào sông ngòi nước chúng tôi được!”. Theo lệnh của viên Đô đốc, các sĩ quan ngồi vây quanh Bác Hồ thành hình một cái khung. Viên Đô đốc ỡm ờ nói: “Thưa Chủ tịch, ngài đã bị Hải-Lục-Không quân Pháp đóng khung” (Hàm ý đã bị bao vây). Mắt Bác Hồ ánh lên nét giễu cợt, nói: “Cái khung càng làm nổi bật bức tranh”. Hơn 2 tháng sau, sáng 31-5-1946, 2 máy bay Đakôta mà nhân dân ta thường giễu là máy bay “bà già” chở Phái bộ ta và Bác Hồ cất cánh từ sân bay Gia Lâm sang Pháp. Một chiếc dành chở Bác là thượng khách của nước Pháp. Tháp tùng Bác có Đại tá-Thư ký Vũ Đình Huỳnh. Phía Pháp có tướng Sa-lăng. Một chiếc chở Phái bộ ta sang đàm phán với Chính phủ Pháp tại Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu Phái bộ. Những ngày làm thượng khách của nước Pháp, bên cạnh chỉ đạo Phái bộ ta, Bác Hồ tranh thủ mọi cơ hội để gây dư luận và tranh thủ cảm tình nhân dân Pháp và Quốc tế đồng tình, ủng hộ cuộc chiến tranh vệ quốc chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Hội nghị Phông-ten-nơ-blô thất bại sau 5 tháng kéo dài giằng co, Bác Hồ và Phái bộ ta về nước bằng đường biển (thâm ý của thực dân Pháp là kéo dài ngày lênh đênh trên biển để chúng thực hiện âm mưu xâm lược). Sáng 20-10-1946 con tàu Đuy- mông Đuếc-vin (Dumont D’urville) chở Bác và Phái bộ ta về tới Tổ quốc. Thuyền trưởng báo cáo Bác Hồ: “Báo cáo Chủ tịch, tôi đã nhìn thấy đất liền Hải Phòng”. Bác yêu cầu thuyền trưởng cho kéo Quốc kỳ Việt Nam lên cột tàu. Viên thuyền trưởng “khôn khéo” nói: “Thật lấy làm tiếc! Vì không chuẩn bị trước cho sự kiện này nên chúng tôi không đem theo cờ Việt Nam”. Bác Hồ quay lại nói với người Thư ký của mình-đồng chí Đại tá Vũ Đình Huỳnh: “Chú Huỳnh, trước ngày lên đường… Bác đã nhắc chú đem theo lá cờ Tổ quốc… Chính là để dùng vào lúc này đấy!”. Bây giờ người thư ký mới vỡ lẽ và ngầm kính phục tầm nhìn xa của Bác. Lá cờ đỏ sao vàng linh hồn của Tổ quốc từ từ kéo lên kỳ đài con tàu giữa biển trời quê hương xanh ngắt trong những hồi còi tàu rúc lên thông báo tàu cập bến. Trên đất liền, còi Nhà hát lớn Hải Phòng rền vang, 24 loạt sơn pháo gầm trời đón chào và loan tin với đồng bào cả nước Bác Hồ đã đi đến nơi về đến chốn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức Cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người Cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Người đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong việc công cũng như đời tư, trong sinh hoạt cũng như công tác. Vậy cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu. Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, Tổ quốc. Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm. Liêm nghĩa là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm thì mới Liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ô. Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Theo Bác, trên trái đất có hàng muôn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng là người thiện và [...]... phải không ngừng tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện xứng dáng với niềm tin yêu và sự kỳ vọng của Đảng và Bác Hồ kính yêu Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác :Học ở Bác là học từ những điều bình dị nhất “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” là tên cuộc vận động của Đoàn thanh niên hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị phát động Cuộc vận... Hồ Chí Minh nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Ngay sau khi BCH T.Ư Ðảng phát động Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Ðảng, toàn dân, Ban Bí thư T.Ư Ðoàn tổ chức phát động Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" tại TP Hồ Chí Minh, với sự hưởng ứng của gần 6.000 đoàn viên thanh, thiếu niên Phần lớn các tỉnh, thành đoàn, các. .. chí Người phụ trách trích giới thiệu những lời dạy của Người Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã dành tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em: “Ai yêu các Nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh ” Trong kho tàng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã biết được hàng trăm bài nói, bài viết của Bác Hồ dành cho thiếu niên nhi đồng cũng như công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Qua... thành của nhân dân” Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam gần tám thập kỷ qua có vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh Ngày nay nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công tác bảo vệ, chăm... mật thám vậy Thực hành Chí công vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài viết, bài báo để phân tích, giải thích sinh động, cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đồng thời chỉ ra quan hệ giữa chúng với nhau Bác coi đó không phải chỉ là phẩm chất của cá nhân mà còn của cả tập thể, của cả dân tộc... đoàn tổ chức chiếu và tọa đàm Các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Tuyên Quang, Bình Phước, Ðồng Nai, Cà Mau, Ðắc Nông, Thái Nguyên và nhiều đơn vị khác tổ chức hội nghị quán triệt tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đến đội ngũ Bí thư, Phó Bí thư Ðoàn Tại các lớp tập huấn, các học viên thảo luận, xây dựng chương trình hành động, xây dựng tiêu chí phấn đấu học tập và làm theo lời Bác Các diễn đàn, tọa đàm, giao... chủ đề: Học tập và làm theo lời Bác, đã thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia Tiêu biểu như diễn đàn: "Thanh niên cán bộ công chức trẻ học tập và làm theo lời Bác" của Tỉnh đoàn Nghệ An; "Hành trình theo chân Bác", "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính" của Tỉnh đoàn Bạc Liêu; "Tuổi trẻ Ðường sắt Việt Nam học tập và thực hiện ba điều Bác Hồ dạy" Tỉnh đoàn Hải Dương phát động các đơn... không phải như vậy mà chủ nghĩa Mác-Lênin ở đây chính là “tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình” Như Bác Hồ cũng đã từng nói: Học chủ nghĩa Mác-Lênin không phải học cho biết, không phải học theo xã hội trào lưu, mà học để làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ” Còn học tập và làm theo lời Bác” thì sao? Theo chúng tôi, đó chính là tư tưởng của Người, mà tư tưởng của... "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" Tên gọi và các nội dung của cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác" thể hiện sự vận dụng sáng tạo của T.Ư Ðoàn trong nghiên cứu, xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức phù hợp đoàn viên, thanh, thiếu niên, thống nhất với yêu cầu của Ban Chỉ đạo T.Ư Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tiêu chí "5 xây - 5 chống"... mạng Hạt nhân của đạo đức cách mạng là thực hiện cho tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, đó là tứ đức mà Hồ Chí Minh đã tổng kết rút ra - Thứ hai là, quan tâm giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phát triển tri thức và tài năng, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ Vì theo Hồ Chí Minh thì: “Con người phải có đức và có tài Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính giỏi, nhưng lại . “Ai yêu các Nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh ” Trong kho tàng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã biết được hàng trăm bài nói, bài viết của Bác Hồ dành. Bác Hồ đã đi đến nơi về đến chốn. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 09/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan