giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng

14 2.9K 26
giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - THỂ DỤC NGHỀ NGHIỆP - TDTT THỰC DỤNG TRONG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC ******************** I.Thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống GDTC cho sinh viên 1,Khái niệm TDNN & TDTD là khái niệm dùng để chỉ: Các phương tiện TDTT nói chung được chỉ với mục đích giáo dục những năng lực thể chất thích hợp. Với những đòi hỏi chuyên biệt của một nghề nhất định. Trang bị những kĩ năng, kĩ xảo vận động quan trọng với nghề nghiệp 2.Vị trí của TDNN & TDTD trong hệ thống GDTC cho sinh viên Chế độ lao động của sinh viên ít hoạt động , tư thế hoạt động đơn điệu từ 8 -10 tiếng/1ngày. Các bài tập TDTT là nhân tố cơ bản khắc phục những hậu quả xấu của trạng thái ít vận động sự căng thẳng về trí lực GDTC cho sinh viên nhằm giải quyết các nhiệm vụ : + Củng cố giữ gìn sức khoẻ, phát triển thể chất bình thường, duy trì năng lực hoạt động cao . + Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động. + Củng cố hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động quan trọng đối với cuộc sống. Bổ sung những kĩ năng, kĩ xảo mới, phù hợp với kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp. Sử dụng các phương tiện TDTT trong cuộc sống cá nhân trong chế độ lao động . 3.Những yếu tố cấu thành TDNN & TDTD a/ Yếu tố chung : Quan hệ giữa con người lao động sản xuất là quan hệ hữu cơ. Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển làm thay đổi tính chất điều kiện lao động, đòi hỏi con người phải hoàn thiện về thể chất, năng lực đáp ứng với nhu cầu lao động trong nền kinh tế tiến bộ khoa học kĩ thuật. b/Các yếu tố riêng: -Về nhân tố hình thức lao động: Trong quá trình lao động mọi cơ quan hệ thống cơ quan trongthể đều được huy động tham gia hoạt động , các hình thức lao động xác định bằng sự gắng sức trội hơn của một chức năng nhất định. Người làm việc với máy móc tinh vi sự cố gắng về thể lực không lớn song đòi hỏi về sự tập trung chú ý của thần kinh. Có nhiều nghề đòi hỏi sự tập trung sức mạnh của cơ bắp. Sinh viên phải đòi hỏi làm việc cao của trí não. Nên đòi hỏi hình thành những cấu trúc chuyên biệt, các phẩm chất thể lực, thể chất những nghề khác nhau Đó là những yếu tố cấu thành nội dung TDNN & TDTD nhằm giúp họ hình thành những năng lực chuyên môn nhanh chóng. -Về nhân tố điều kiện lao động 1 - 2 - Là những điều kiện ngoại cảnh của hoạt động nghề nghiệp. Những nhân tố gây phức tạp trong quá trình lao động, gây nên những căng thẳng về tâm lý, sinh lý của cơ thể trong thời gian lao động . -Về nhân tố tính chất lao động Lầ những nhân tố khách quan của lao động, xác định những yêu cầu chuyên biệt về trình độ thể lực của người lao động khác nghề này hoặc nghề khác. Mỗi nghề nghiệp được xác định bằng đặc, điểm tính chất thao tác phản ảnh chức năng lao động: Thời gian, không gian, đặc tính về lực, về phối hợp các cử động vào loại thao tác đó. Trong các trường đòi hỏi sự chuẩn bị thể lực KN, KX nghề nghiệp được hình thành trong quá trình học tập, lao động tập luyện TDTT. GDTC góp phần cho sinh viên đẩy nhanh quá trình hoàn thiện KN, KX nghề nghiệp bằng những bài tập thực dụng có những thao tác với ngành nghề. ♦Các nghề đòi hỏi sự phối hợp động tác cao, năng lực định hướng trong không gian, năng lực phản ứng nhanh hợp lý trước các tình huống thay đổi, năng lực giữ thăng bằng trên cao đòi hỏi sự dũng cảm, thông minh như thợ lắp máy, thợ cơ khí chính xác, hàng hải, phi công. Áp dụng các bài tập bóng bàn, cầu lông, TD nhào lộn, TD dụng cụ, chạy cự ly ngắn. ♦Các nghề đòi hỏi sức mạnh sức nhanh: Nhóm nghề này đòi hỏi hoạt động thể lực cao trong thời gian dài, khả năng chịu được căng thẳng về tâm lý, phát triển về năng lực tâm lý, yêu cầu về sức mạnh cơ bắp như : Thợ lặn, thợ xây, thợ cơ khí. Áp dụng các bài tập chạy, nhảy, ném, leo dây, các bài tập thể lực phát triển chung. ♦Nghề đòi hỏi lao động bằng trí óc: Phát triẻn năng lực linh hoạt của thần kinh trung ương Phát triển năng lực các phẩm chất tâm lý Phát triển năng lực liên kết vận động Phát triển năng lực thích ứng, tức là chuyển nhanh hợp lý chương trình hành động để phù hợp với hoàn cảnh mới . Trong GDTC cho sinh viên nhóm nghề này cần phát triển thể lực chung, thể lực chuyên môn nghề nghiệp. Với các môn : Chạy ngắn, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, trò chơi vận động, nhảy dây. Sinh viên sư phạm nằm trong nhóm nghề này. 2 - 3 - KIỂM TRA TỰ KIỂM TRA Y HỌC TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHÂT ****************** I.Mục đích nhiệm vụ của các hình thức kiểm tra y học 1.Mục đích Kiểm tra tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình GDTC là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể sảy ra . Vì luyện tập TDTT gây những tác động to lớn phức tập đối với cơ thể góp phần tích cực tăng cường sức khoẻ phát triển thể lực nâng cao khả năng làm việc. Trong điều kiện quá trình luyện tập được tổ chức tiến hành thích hợp cần dựa trên các nguyên tắc GDTC phù hợp với đặc điểm sinh y học của người tập . Kiểm tra y học là bộ phận của yhọc, là thành phần hữu cơ của GDTC nghiên cứu trạng thái sức khoẻ mức độ phát triển thể lực, trạnh thái chức năng trình độ luyên tập của người tập dưới tác động của quá trình luyện tập . 2.Nhiệm vụ -Bảo đảm tính đúng đắn hiệu quả của tất cả các hình thức phương tiện GDTC . -Thúc đẩy quá trình GDTC để phát triển hài hoà, củng cố tăng cường sức khoẻ người tập . -Để góp phần xác định LVĐ đối với học sinh cho phù hợp . 3.Hình thức kiểm tra Kiểm tra y họcthể tiến hành theo những hình thức sau : -KTVH thường kì đối với t ̉ ất cả những người tham gia luyện tập TDTT -Theo dõi y học sư phạm đối với người tập trong quá trình GDTC -Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ các điều kiện luyện tập khác -Đề phòng điều trị bước đầu các chấn thương các trạng thái bệnh lý -Bảo đảm y tế cho các hình thức quần chúng các cuộc thi đấu thể thao 3 - 4 - -Tuyên truyền phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường . II.Nội dung kiểm tra y học TDTT bao gồm 1,Hỏi về tiểu sử bản thân, gia đình quá trình luyện tập để nắm vững thông tin : Tuổi, giới tính, nghề nghiệp, đặc điểm phát triển thể lực, điều kiện sống, điều kiện làm việc, thời gian tính chất luyện tập TDTT . 2,Kiểm tra thể lực: Chiều cao, cân nặng, TB vòng ngực 3,Kiểm tra chức năng các cơ quan . 4,Thử nghiệm chức năng với LVĐ định lượng T 2.Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy : a) Nắm vững đối tượng giảng dạy b) Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy c) Yêu cầu nội dung chương trình bài học d) Đào tạo đội ngũ cán sự trong từng lớp e) Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ 3.Phương pháp GD: Làm mẫu - Giảng giải - Sửa chữa sai lầm 4 - 5 - cÊu truc giê häc thÓ dôc 1.Khái niệm: Giữa các nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp, phương tiện trong từng giai đoạncó liên hệ chặt chẽ với nhau thể hiện rất đa dạng. Mối liên hệ ấy được gọi là cấu trúc quá trình giảng dạy động tác. Thực chất trong giờ học thể dục ở phổ thông giáo dưỡng chính là giảng dạy các động tác, các hình thái vận động . 2.Cấu trúc quá trình giảng dạy động tác Có ba giai đoạn giáo dục giảng dạy động tác : a/Làm quen với động tác Mục đích: Nhằm truyền thụ, lĩnh hội bước dầu các nguyên lý kĩ thuật động tác, rèn luyện kĩ năng thực hiện nó. Nhiệm vụ cụ thể : • Hình thành khái niệm ban đầu cần thiết cho việc thực hiện động tác • Chuẩn bị tâm lý cho việc tiếp thu động tác • Tiếp thu theo từng phần động tác • Rèn luyện nhịp điệu chung cách thực hiện động tác • Ngăn ngừa, loại trừ các thao tác thừa khi thực hiện động tác b/Tập động tác Mục đích: Nhằm rèn luyện kĩ năng vận động tiến đến hình thành kĩ xảo động tác . Nhiệm vụ cụ thể :  Hình thành các cảm giác chính về đặc điểm không gian, thời gian cách dùng lực của động tác .  Nắm chắc kĩ thuật bài tập, các biện pháp thực hiện cơ bản vận dụng chúng vào những điều kiện khác nhau .  Làm quen với phương pháp thi đấu bằng phương pháp lặp đi lặp lại c/Hoàn thiện động tác Mục đích của giai đoạn này là hình thành kĩ xảo vận động Nhiệm vụ:  Củng cố hoàn thiện kĩ thuật các bài tập vận động  Phát triển các tố chất thể lực, tâm lý phù hợp với yêu cầu của hoạt động thể thao  Nắm vững các tri thức kinh nghiệm vận động 5 - 6 - 3.Nội dung cÊu tróc b ià học thể dục Một bài học thể dục thực hành gồm ba phần chính: A, Phần mở đầu - Tổ chức lớp - Phổ biến yêu cầu, nội dung bài học - Khởi động B, Phần cơ bản 1.Nhiệm vụ : - Trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết của kĩ năng vận động của bài học. Đây là phần cơ bản giải quyết nhiệm vụ tập luyện các kĩ năng . Phát triển tố chất thể lực, hình thành cácthế đúng, ngay ngắn, thói quen rèn luyện cơ thể bảo vệ sức khoẻ . - Giáo dục phẩm chất, ý chí, tính kỉ luật. 2.Phương tiện :  Các loại hình thức bài tập khác nhau để giải quyết nhiệm vụ  Các hình thức vận động khác nhau  Dùng một số các bài tập bổ trợ khác nhau Tuần tự nội dung tập :  Đầu giờ học nội dung mới , có độ khó cao vì đầu giờ thể lực tốt , tâm lý hưng phấn cao .  Tuần tự các tố chất thể lực linh hoạt, khéo léo, nhanh, mạnh, bền  LVĐ bảo đảm hoạt động toàn diện của các bộ phận cơ thể, luân phiên hợp lý giữa LVĐ QN.  Thời gian tập luyện: Khoảng 30' đối với giờ 45'; Khoảng 70-75' đối với giờ 90'. c/Phần kết thúc Hồi tĩnh, nhận xét đánh giá tiết học Nhiệm vụ: Hồi tĩnh làm giảm hưng phấn cơ quan thần kinh, loại bỏ căng thẳng các nhóm cơ, điều chỉnh các trạng thái tâm lý, nhận xét đánh giá giờ học . 6 - 7 - 4. Mẫu bài soạn: Trường : Bài soạn số: . Khoa: Tổ: Đối tượng : 1.Đầu bài: Thời gian: 2.Nhiệm vụ: Người thực hiện: 3.Yêu cầu: 3.Sân bãi - Dụng cụ - Địa điểm Nội dung phương pháp: Phần Nội dung - chỉ dẫn kĩ thuật LVĐ Tổ chức-Phương pháp Ghi chú SL t' Mở đầu 1. 2. 3. Cơ bản 1. 2. 3. Kết thúc 1. 2. 3. Đánh giá sau giờ học. 7 - 8 - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI ĐẤU ĐẠI HỘI TDTT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ****************** I.Mục đích yêu cầu của bài học  Thông qua bài học, học sinh nắm được nội dung, nguyên tắc, cách tổ chức các giải thi đấu thể thao đại hội TDTT ở cơ sở.  Biết cách tiến hành các bước tổ chức, biết điều hành giải, tổ chức các hình thức thi đấu các môn thể thao. II. Ý nghĩa tác dụng của thi đấu TDTT trong trường học 1) Nhằm kiểm tra đánh giá công tác GDTC trong trường học, phong trào TDTT ngoài giờ. 2) Đánh giá trình độ khả năng của đội tuyển đề ra những biện pháp, hình thức tập luyện chuẩn bị cho thi đấu đạt kết quả cao. 3) Tổ chức thi đấu nhân các ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm trọng đại trong năm, tổng kết thi đua phát động phong trào rèn luyện, xây dựng nề nếp luyện tập thi đấu thể thao, tạo không khí vui chơi lành mạnh, đoàn kết trong trường. III.Yêu cầu của tổ chức thi đấu 1) Phải xây dựng được mục đích, ý nghĩa của giải đấu cuốn hút các lớp, các đơn vị tham gia. 2) Thi đấu phải trung thực, đoàn kết . 3) Có tác dụng tốt trong công tác GDTC. IV.Công tác chuẩn bị thi đấu giải đại hội TDTT 1.Ban hành điều lệ giải  Mục đích, ý nghĩa của giải.  Đối tượng tham gia giải  Thời gian tổ chức giải  Điều lệ, điều luật được áp dụng  Kinh phí  Hình thức khen thưởng, kỉ luật Gửi cho các đơn vị trước ít nhất 15 ngày 8 - 9 - 2.Thành lập ban tổ chức giải  Ban thường trực điều hành giải  Ban chuyên môn  Ban trọng tài  Ban cơ sở vật chất, tài chính  Hội đồng khen thưởng, kỉ luật. V.Các hình thức tổ chức thi đấu A.Thể thức thi đấu vòng tròn Có hai cách tổ chức: Vòng tròn một lượt hai lượt Cách tính điểm: Thắng 3đ, hoà 1đ, thua 0đ Ưu điểm: Thi đấu chọn đội nhất, nhì, ba chính xác Nhược điểm: Thời gian thi đấu kéo dài. Phương pháp thực hiện: -Nếu có từ 6 đội trở lên chia bảng (Đảm bảo mỗi bảng không quá 5 đội ít nhất là 3 đội) -Tính số trận thi đấu từng bảng: Theo công thức: X = A.(A-1)/2  X: Là số trận đấu  A: Số đội trong bảng -Tính tổng số trận đấu trong giải: D = A-1 Khi xếp thành vòng:  Nếu số đội chẵn: Lấy một số cố định  Nếu số đội lẻ: Thêm số 0 , số 0 cố định. Đội nào gặp trận số 0, đội đó nghỉ trận đó. -Chia bảng: Nếu số đội trên 6 đội chia hai bảng thi đấu sẽ có thêm trận chung kết trận ba - tư. Cách tính điểm phân hạng:  Nếu một bảng: Cộng các điểm của từng đội, của từng trận đấu, đội nào cao điểm xếp trên theo thứ tự thấp dần.  Nếu hai bảng: Xếp hạng 1-2-3-4 bằng hai trận: Trận chung kết xếp 1-2, trận 3-4. Ví dụ : Có 9 đội tham gia giải : *Thi đấu 1 bảng : 31 trận *Nếu thi đấu 2 bảng: 20 trận Chia một bảng bốn đội : Có 6 trận Chia một bảng năm đội : Có 10 trận Trận tranh giải nhất Trận tranh giải ba Hai trận bán kết Tổng 4 trận vòng chung 9 - 10 - B. Thi đấu loại trực tiếp Có hai cách thực hiện -Trực tiếp một lần thua : Đối thủ thua một trận bị loại -Trực tiếp hai lần thua : Đối thủ thua hai trận bị loại Đối thủ ở bảng thua không được vào trận chung kết Cách xếp bảng thi đấu: Nếu số đấu thủ là chẵn: 2-4-8 (2 s n ) Bảng thi đấu dễ xếp Xếp theo từng cặp đấu có bảng chẵn, các đối thủ gắp thăm Chọn số hiệu thi đấu trong bảng Nếu số đội, số đấu thủ là lẻ, có đội đấu thủ phải thi đấu vòng đầu để từ vòng sau bảng thi đấu có số chẵn (2 n ) Công thức tính: X = (A -2 n ).2 Trong đó:  X: Là số đôị, số đối thủ tham gia thi đấu vòng đầu  A: Là số đội, số đối thủ tham gia giải  2: Là cơ số  n: Là luỹ thừa (2 n < A gần A nhất) Ví dụ: Có 11 đội tham gia, thì số đội tham đấu vòng đầu: Ví dụ: 10 [...]... gii thi u Phỏt phn thng, tuyờn dng Phỏt ng phong tro rốn luyn thõn th T chc rỳt kinh nghim, quyt toỏn ti chớnh, c s, vt cht 12 - 13 - Trờng cao đẳng s phạm ninh bình Tổ bộ môn chung - ***** - Giáo án Giáo dục thể chất (chơng trình đào tạo cao đẳng) Giáo viên: đoàn thị thơm 13 - 14 - 14 ... 6 i thi u vũng u 23 = 8 ; 8 < 11 v gn 11 Cũn 5 i c ngh vũng 1 Khi 6 i thi u vũng 2, cũn 3 i vo vũng 2 5+3=8 Vớ d: Cú 11 i thi u loi trc tip C Thi đấu c vua Thi u theo h Thu S * Phng phỏp ny chớnh xỏc cao, tit kim c thi gian thi u * Tớnh im : Thng 1, ho 0,5, thua 0 * Nguyờn tc : Lot thi u u gp thm chn cp Lot thi u 2, nhng ngi cú s im bng nhau hoc gn nhau Tip tc n ht lt 11 - 12 Nu : * 11- 15 u th . hợp các cử động vào loại thao tác đó. Trong các trường đòi hỏi sự chuẩn bị thể lực KN, KX nghề nghiệp được hình thành trong quá trình học tập, lao động và. thương và các trạng thái bệnh lý -Bảo đảm y tế cho các hình thức quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao 3 - 4 - -Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:26

Hình ảnh liên quan

Xếp theo từng cặp đấu cú bảng chẵn, cỏc đối thủ gắp thăm Chọn số hiệu thi đấu trong bảng - giáo dục thể chất trong các trường đại học và cao đẳng

p.

theo từng cặp đấu cú bảng chẵn, cỏc đối thủ gắp thăm Chọn số hiệu thi đấu trong bảng Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan