SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vào THIẾT kế bài GIẢNG bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

30 368 0
SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN vào THIẾT kế bài GIẢNG bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Năm học 2012 - 2013

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAITRƯỜNG THPT KIỆM TÂN

  

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINVÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

(Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia)

Người thực hiện : Phạm Như AnhGiáo viên: Trường THPT KIỆM TÂN

Năm học 2016 - 2017

Trang 2

b Một số kinh nghiệm trong quá trình soạn bài giảng6

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦUI LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Như chúng ta đã biết, hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn giáo dục quốc phòng – An ninh nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh Đối với chương trình sách giáo khoa, môn giáo dục quốc phòng – An ninh hiện nay được thiết kế với rất nhiều tranh ảnh cũng như nội dung có thể biểu đạt qua hình ảnh; đặc biệt đối với

chương trình sách giáo khoa lớp 11 trong bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và

biên giới quốc gia, đây là bài có nội dung rất quan trọng liên quan đến chủ

quyền, lãnh thổ và biên giới quốc gia Trong giai đoạn hiện nay vấn đề liên quan đến lãnh thổ, xung đột lãnh thổ đang diễn ra rất phức tạp và ngày càng khó lường Có thể kể đến vấn đề trên biển Đông và các bên liên quan Việc trang bị cho người dân, đặc biệt là các em học sinh hiểu rõ về lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền của đất nước mình là rất quan trọng Góp phần xây dựng niềm tin, xây dựng tình yêu quê hương đất nước, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của quốc gia

- Việc ứng dụng phần mềm powerpoint sẽ tạo được những hiệu ứng, hình

ảnh hấp dẫn , sinh động, thể hiện được ý định của giáo viên về nội dung bài học Qua đó giúp học sinh dễ dàng nắm bắt cũng như khắc sâu kiến thức đã được học, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh Đó là lí do thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy Quá trình thực nghiệm đề tài này trên thực tế đã đem lại những kết quả khả

Trang 4

quan, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn giáo dục quốc phòng – An ninh đạt kết quả cao hơn.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một tiết học có hiệu quả của giáo viên.

- Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các thiết bị dạy học trong một tiết học.

- Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập

III PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài này được thực hiện trên cơ sở sử dụng phần mềm powerpoint

soạn giảng bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ( sách giáo khoa môn giáo

dục quốc phòng - An ninh lớp 11)

- Giới hạn trong việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của giáo viên.

2 Đối tượng nghiên cứu :

- Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 11C9, 11C1, trường THPT Kiệm Tân

3 Giá trị sử dụng của đề tài.

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn GDQP - AN lớp 11

Trang 5

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy bài: Bảo vệ chủ

quyền lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia qua hơn 3 năm thực hiện Phương

pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp.

- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 11C9, 11C1 tại trường THPT Kiệm Tân.

V THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

- Đề tài được thực hiện trong năm học 2015- 2016 và năm học 2016-2017

- Giáo viên thực hiện soạn giảng giáo án điện tử bài: Bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia Thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh

thường xuyên để nắm được tính hiệu quả của đề tài.

Trang 6

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.

1 Cơ sở lý luận:

Việc dạy học nói chung cần đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, đây là những quy định và yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học Việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn giáo dục quốc phòng – An ninh, căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính thực tiễn

- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục

- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh

Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn quốc phòng – An ninh, phải đảm bảo các nguyên tắc trên đặc biệt là nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh.

2 Cơ sở thực tiễn

- Gần đây, vấn đề xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, tranh giành lãnh

thổ trên thế giới vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng Đặc biệt là hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông , cải tạo trái phép các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số nước có chung đường biên giới trên biển Vì thế đã làm dấy lên những lo ngại về sự bất ổn trong khu vực cũng như trên thế giới Trước tình hình đó Đảng, nhà nước, cùng toàn thể nhân dân Việt Nam kịch liệt lên án, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông

- Trong khi đó rất nhiều người Việt Nam trong đó có học sinh rất mơ hồ trong kiến thức về chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển cũng như trên đất liền Vì vậy là giáo viên bộ môn GDQP – AN khi dạy đến bài học về chủ quyền lãnh thổ bản thân tôi có nhiều trăn trở Làm sao để các em không cảm thấy nhàm chán trong tiết học, làm sao để các em có một cái nhìn trực quan khi hình dung về lãnh thổ của đất nước mình Và đặc biệt, các em sẽ có những trang bị cần

Trang 7

thiết , có căn cứ xác thực để phủ định tất cả những “tiểu xảo” mà Trung Quốc đang âm mưu thực hiện ở biển Đông.

- Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn trường THPT Kiệm Tân nơi tôi đang công tác: Trường đã trang bị được 4 máy chiếu và 2 phòng tin học và nhiều máy tính có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy thường xuyên Đó là điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài của mình

- Sử dụng giáo án CNTT giúp giáo viên truyền tải nội dung mang tính trực quan, sinh động Tạo sự hứng thú, tích cực chủ động cho học sinh trong tiếp thu bài học Thông qua hình ảnh, đoạn phim, tạo các hiệu ứng cho nội dung cần truyền tải

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1 Thực trạng:

Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là một yêu cầu rất quan trọng hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phù hợp tình hình phát triển của đất nước; trong đó đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp mới phù hợp, giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tự giác, tích cực trong qua trình giáo dục Ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những nội dung của đổi mới giáo dục Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và môn GDQP – AN nói riêng còn ít và chưa thường xuyên.

Thực tế trong nhà trường môn học giáo dục quốc phòng – An ninh chưa được coi trọng đúng mức, quan điểm xem đây là môn học phụ nên quá trình giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không chú ý, nội dung lý thuyết khô

khan Trong bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, nếu chỉ sử

dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với tranh ảnh để thể hiện nội dung thì không thể tạo hiệu quả truyền tải cao nhất về mặt kiến thức, đặc biệt là chưa tạo ra được những hiệu ứng, gây hứng thú cho học sinh về nghe, và quan sát khó có thể lồng gép các nội dung mang tính thực tiễn thể hiện vào bài giảng.

Để giải quyết vấn đề này tôi đã thiết kế bài giảng bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft power point để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy và học.

Trang 8

2 Các giải pháp và tổ chức thực hiệna Các giải pháp thực hiện.

- Về mặt trực quan: Kiến thức trọng tâm của bài là làm nổi bật phần không

gian, giới hạn của lãnh thổ quốc gia, quyền mở rộng các vùng biển tiếp giáp trên biển ( luật biển Quốc tế 1982 quy định) Trong bài giảng giáo viên tạo hiệu ứng xuất hiện các nội dung theo trình tự mong muốn.

Ví dụ:

+ Xác định lãnh thổ quốc gia, giáo viên sẽ thiết kế trình tự xuất hiện của đường biên giới trên đất liền , đường biên giới trên biển, mặt phẳng thẳng đứng đi qua giới hạn đường biên giới có độ cao không giới hạn và có độ sâu đến tâm trái đất Đây chính là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của quốc gia

+ Đối với các quốc gia ven biển, được quyền mở rộng một phần chủ quyền trên biển theo quy định của luật biển Quốc tế 1982, Gíao viên thiết kế hiệu ứng xuất hiện theo thứ tự : Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Kết hợp liên hệ thực tế các sự kiện xảy ra trên biển đông sẽ tạo được hiệu quả truyền tải thông tin cho học sinh thông qua hình ảnh trực quan, tạo hứng thú cho người học Hiệu quả khi sử dụng phần mềm Microsoft power point được thể hiện cụ thể qua bài giảng đã được giáo viên thiết kế

- Quy trình thiết kế bài giảng giáo án điện tử bằng phần mềm powerpoint.

- Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển tải vào các slide Nội dung phải ngắn gọn chính xác, rõ ràng.

- Xác định nội dung thông tin, phim ảnh phục vụ bài giảng.

+ Thông tin: Lựa chọn những thông tin nào lấy ở đâu? Nhằm mục đích gì? + Hình ảnh, đoạn phim: Sử dụng hình ảnh nào, đoạn phim nào,nhằm mục đích gì? bố trí ở đâu, cho xuất hiện lúc nào trong tiến trình bài giảng.

+ Âm thanh: Cần sử dụng loại âm thanh nào? Vào mục đích gì cho xuất hiện khi nào?

- Thiết kế bài giảng:

+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho slide + Chọn kiểu chữ, cỡ chữ

+ Thiết kế từng slide trình chiếu

Trang 9

+ Cài đặt hình ảnh và âm thanh vào các slide trình chiếu + Tạo hiệu ứng cho từng slide trình chiếu

- Trình chiếu bài giảng + Chạy thử

+ Sửa chữa

+ Trình chiếu trên lớp.

b Một số kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng giáo án điện tử

Theo tôi để bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao thì trong quá trình soạn, giảng giáo viên cần chú ý những điểm sau:

- Giáo viên cần phải nắm rõ cách sử dụng các thiết bị dạy học nói chung và CNTT nói riêng

- Chỉ được sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ việc giảng dạy , không dùng thay thế hoàn toàn bài giảng của giáo viên.

- Bài giảng giáo án điện tử không được quá nhiều slide, các slide phải trình bày khoa học, ngắn gọn xúc tích theo thứ tự logic của bài ( nên sử dụng các liên kết, các đường linh giữa các slide để bài giảng xúc tích và khoa học hơn)

- Phông chữ trong các slie phải chuẩn để đảm bảo tính trực quan, khoa học nên dùng: Cỡ chữ 16 (các đề mục cỡ chữ 18 hoặc 20), chữ màu đen trên nền trắng hoặc chữ trắng nền màu tối.

- Các hiệu ứng trong slide phải đơn giản tránh rối mắt, tránh sự phân tán tư tưởng tập trung vào bài học của học sinh

- Hình ảnh, bản đồ phải tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác đặc biệt khi sử dụng video phải tiêu biểu, phù hợp nhưng ngắn gọn (mỗi đoạn video chỉ nên tối đa là 2’ )

- Giáo viên cần kết hợp giữa trình chiếu, viết bảng và lời giảng của giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao.

Trên đây là các giải pháp để tôi thiết kế bài giảng đạt hiểu quả cao nhất

trong tiết 1- bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia – (Giáo dục

quốc phòng an ninh lớp 11).

c.Thực hiện qua bài giảng:

Được thể hiện qua từng nội dung cụ thể của bài học.

Trang 10

- Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.

- Học sinh chú ý tập trung trong giờ học - Tích cực tham gia xây dựng bài

.- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

2 Phương pháp: Gv: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp trình chiếu power point thảo luận nhóm làm rõ nội dung.

Hs: - Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nội dung bài học - Thảo luận nhóm làm rõ nội dung

V CHUẨN BỊ:

1 Giáo viên: - Giáo án, tài liệu, máy chiếu 1 Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa gdqp11

- Chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu…

IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi (Trình bày các bước chuẩn bị cho thanh niên nhập

Trang 11

GV: Tình hình bất ổn trên thế giới: xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ diễn ra gay gắt, khó lường Đặc biệt là vấn đề có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ

Trang 13

GV hỏi: Lãnh thổ là gì?

HĐ 1: TÌM HIỂU LÃNH THỔ QUỐC GIA.

I LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNHTHỔ QUỐC GIA

GV : Thế nào là lãnh thổ quốc gia? HS : Trả lời

GV : kết luận

• a Khái niệm lãnh thổ quốc gia:

• Là một phần của trái đất Bao gồm: vùng đất, vùng

nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng nhưlòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng

biệt của một quốc gia nhất định

Trang 14

b.Tìm hiểu các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia:

GV: Theo các em lãnh thổ quốc gia(LTQG) bao gồm những thành phầnnào?

GV:

GV:Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Xác định vùng nước nội địa, vùng nước biên giới+ Nhóm 2: Xác định vùng nước nội thủy, vùng nước lãnh hải.+ Nhóm 3: Xác định vùng đất, vùng lòng đất

+ Nhóm 4: Xác định vùng trời, vùng lãnh thổ đặc biệt

(Thời gian 5 phút)

- Sau đó yêu cầu đại diện của tổ lên thuyết trình nội dung của nhóm mình - GV kết luận nội dung sau mỗi phần thuyết trình của các nhóm

Trang 15

GV : kết luận thông qua trình chiếu hình ảnh

Vùng nước nội thủy

Vùng g

Trang 16

Vùng nội thủy và vùng lãnh hải

Nguyên tắc mở rộng một phần chủ quyền trên biển ( Luật biển QT 1982) Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.

Trang 18

Vùng trời và vùng lãnh thổ đặc biệt

Trang 19

GV : Liên hệ thực tế: tình hình biển Đông trong vài năm gần đây

HD981 XÂM PHẠM VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Hành động cải tạo trái phép các đảo trên biển Đông mà TrungQuốc đang thực hiện

Trang 20

TÀU TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Trang 21

TÀU TRUNG QUỐC ĐÂM CHÌM TÀU CÁ QUẢNG NGÃI

Gv hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về hành động của Trung Quốc Hs: trả lời

Gv: trình chiếu một số hình ảnh về hành động của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trang 22

PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC

Trang 23

Tranh thủ ủng hộ quốc tế

Trang 24

HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM

NGƯ DÂN VIỆT NAM BÁM BIỂN

Trang 25

GV: “Mở bài hát gần lắm trường sa ơi” Trình chiếu: TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Trang 26

Phản ứng gây thiệt hại về kinh tế, gây mất an ninh chính

4.Từ (ĐCS) kéo dài 12 hải lý là đường biên giới trên biển? Đúng sai

5 Lãnh thổ là khoảng không gian được giới hạn bởi mặt cắt thẳng đứng đi qua (ĐBG) đất liền và (ĐBG) trên biển, có độ cao không xác định, có độ

sâu đến tâm trái đất

Đúng Sai

6 Giàn khoan D981 của Trung Quốc không xâm phạm vùng biển nào của VN?

A Vùng tiếp giáp lãnh hải B Vùng đăc quyền kinh tế C Thềm lục địa

7 VN xác định chủ quyền vùng biển dựa vào LBQT năm nào?

A 1997 B 1982 C.1980 D 1988

Trang 27

III KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Với phương pháp sử dụng CNTT qua tiết 1- bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh

lảnh thổ và biên giới quốc gia ; như đã trình bày ở trên, tôi áp dụng ở lớp 11C1

Còn lớp 11C9 tôi dạy theo phương pháp chỉ cung cấp cho học sinh theo nội dung sách giáo khoa và không sử dụng công nghệ thông tin thì thấy kết quả học tập của 2 lớp hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể:

1 Khi kiểm tra bài cũ:

Với bài tập tôi ra về nhà:

1 Sưu tầm những tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền biên đảo Việt Nam? 2 Sưu tập những hình ảnh thể hiện sự hung hăng của Trung Quốc trên biểnĐông, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam?

3 Lấy những dẫn chứng thể hiện sự đồng lòng chung sức của cả nước gópphần bảo vệ chủ quyền biển đảo Phê phán những hành động đấu tranh khôngphù hợp?

Ở các lớp 11C1 sau khi học xong bài các em hào hứng tìm hiểu chủ quyền, quyền chủ quyền của các vùng biển Việt Nam trên biển Đông, củng như những hành động thể hiện sự đồng lòng đấu tranh bằng những hành động cụ thể hết sức thiết thực khi các em đã hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam với các vùng biển tiếp giáp phù hợp với luật biển Quốc tế 1982 Qua đó xây dựng cho các em ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền của quốc gia bằng những biện pháp hòa bình theo chủ trương của Đảng, nhà nước, luật pháp Quốc tế và dư luận Khơi dậy truyền thống đoàn kết, yêu hòa bình, lòng tự hào đối với non sông đất nước, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước hôm nay và mai sau.

Còn lớp 11C 9, chỉ có khoảng 40% có hứng thú khi tìm hiệu nội dung của bài học.

2 Khi kiểm tra 1 tiết:

Trong đề kiểm tra 1 tiết có câu hỏi: Em hãy làm rõ chủ quyền, quyền chủ

quyền của Việt Nam đối với những vùng biển tiêp giáp (Vùng lãnh hải, tiếp giáplãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa) trên biển Đông Dàn khoanHD981 đã xâm phạm vùng biển nào của Việt Nam? Bằng những việc làm cụ thể

Ngày đăng: 09/08/2017, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan