tiểu luận về văn hóa kinh doanh.doc

32 2K 10
tiểu luận về văn hóa kinh doanh.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận về văn hóa kinh doanh.

Trang 1

Phần I: Lời mở đầu

Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng ta luôn luôn coi trọngyếu tố văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội là sự kết tinh những giá trị tốtđẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, với xã hội và với thiên nhiên.Văn hoá vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và là mục tiêu củachúng ta Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nềnkinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước Văn hoá ngày càng đónggóp vai trò điều tiết tinh thần, góp phần đắc lực vào việc khai thác nhữngnhân tố tích cực hạn chế nhân tố tiêu cực của mối quan hệ hàng hoá - tiền tệtrong xã hội, văn hoá giữ vai trò góp phần hình thành một con đường pháttriển phù hợp với đặc điểm của dân tộc và xu hướng phát triển của thế giới.Gần đây các học giả quốc tế nói nhiều, nghiên cứu nhiều về các yếu tố thànhcông của các nước có nền công nghiệp mới (Wics) trong phát triển trong khuvực Đông á - Đông Nam á (là những con rồng – con hổ trong phát triển kinhtế) Sự thành công và năng động đó được xác nhận là sự bắt nguồn từ các yếutố văn hoá truyền thống, trong đó tính cộng đồng, tính ý thức dân tộc thể hiệnrất cao trong quan hệ kinh doanh: sự ham học hỏi, sáng tạo, tính nghiêm túc,kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh và được coi là những nhân tốthúc đẩy quá trình tăng kinh tế bền vững, cân đối của các nước này Và đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam với rất nhiềucác quan hệ kinh tế đan xen nhau bên cạnh mặt tích cực, đã xuất hiện nhiềumặt tiêu cực làm nảy sinh các hành vi kinh doanh thiếu đạo đức – phi vănhoá, chayjt heo lợi nhuận ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh, đến các giá trịkinh doanh nền tảng của nền kinh tế thị trường – làm cho các giá trị đó bị đảolộn, đe doạ sự bất ổn cho hoạt động kinh tế, chính vì tính cấp thiết của sựxuống cấp thang giá trị đó Ngoài mục đích đưa ra những nhận thức chung vềvăn hoá kinh doanh Còn lý do thứ hai là em muốn nhấn mạnh hơn xây dựng

Trang 2

văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đó là lý do vì saoem lựa chọn đề tài:

Tuy nhiên, văn hoá kinh doanh là những phạm trù rộng lớn có nhiều mốiquan hệ tác động qua lại hết sức đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải được tiếptục đi sâu nghiên cứu, thảo luận trong thời gian tới Cho nên đề án có thể cónhiều hạn chế nhất định Em mong nhận được những ý kiến đóng góp xâydựng quý báu của các bạn, cùng các thầy cô có quan tâm.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Nguyễn Văn Diễn

Trang 3

Phần II: Nội dung của đề tài

Chương I: Cơ sở lý luận của văn hoá trong kinh doanh

I Khái niệm văn hoá trong kinh doanh

Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh, làm thế nào để sử dụng mốiquan hệ đó, đưa văn hoá vào kinh doanh, sử dụng những đặc trưng của nềnvăn hoá vào kinh doanh để đạt tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả là nhữngvấn đề đang đặt ra nóng hổi Những vấn đề đó đã thoát ra khỏi lĩnh vực xã hộiđơn thuần mà còn trở thành mối quan tâm của chính khách, các nhà quản lývà các nhà kinh doanh.

1 Khái niệm văn hoá.

Cho tới nay, đã có khoảng 400 – 500 định nghĩa về văn hoá Một con sốrất lớn và không xác định như vậy nói lên sự phong phú của khái niệm vănhoá.

Từ thế kỷ XIX (năm 1871) Edward Burrwett Tylor đã đưa ra một địnhnghĩa cổ điển, theo đó văn hoá bao gồm mọi năng lực và thói quen, tập quáncủa con người với tư cách là thành viên của xã hội Với định nghĩa đó, vănhoá bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghi thức,qui tắc, thể chế, chuẩn mực, công cụ, kỹ thuật, công trình nghệ thuật (hội hoạ,điêu khắc, kiến trúc) và những yếu tố khác có liên quan đến con người.

Theo triết học Mác – Lênin: văn hoá là tổng hoà những giá trị vật chất vàtinh thần cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trịđó vì sự tiến bộ của loài người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ nàysang thế hệ khác Hình thức khởi đầu và nguồn gốc đầu tiên làm hình thànhvà phát triển văn hoá là lao động của con người, phương thức hiện lao độngvà kết quả của lao động và kết quả lao động.

Còn theo giáo trình quản lý xã hội khái niệm văn hoá: là một thiết chế xãhội cơ bản, là một phức thể, tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vậtchất, tri thức, tình cảm khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xómlàng, vùng miền quốc gia, xã hội văn hoá có thể là hữu thể, có thể là vô hình.

Trang 4

Như vậy, dù theo định nghĩa, mọi định nghĩa văn hoá đều chứa một nétchung là “con người” đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữavăn hoá với con người Văn hoá và con người là hai khái niệm không tách rờinhau Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá Trong suốt lịch sử hình thànhvà phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên giátrị văn hoá Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấychính là bản thân con người – con người có văn hoá Con người sáng tạo ravăn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của văn hoá.

Trong sơ đồ 1 chỉ rõ: văn hoá là toàn bộ của cải vật chất, tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử để vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cáihợp lý và sự phát triển bền vững an toàn cho cộng đồng, xã hội và nhân loại.

Văn hoá (cộng đồng, gia đình, xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, nhân loại

Văn hoá hữu thể (vật chất)

Văn hoá vô hình(tinh thần)

Di tích lịch sử

Các côn

g trình

kiến trúc

Hệ thống giao thôn

Hệ thống công sở

Hệ thống tran

g thiết

bị cho sản xuất

Đạo đức

Lối sống

Lối sống

Tôn giáo tín ngưỡng

Giáo dục

Sự phát triển bền vững, an toàn.

+ Cái đúng + cái đẹp+ Cái tốt + cái hợp lý

Trang 5

- Văn hoá vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người đượcthể hiện trong các của cải vật chất do xã hội tạo ra kể từ các tư liệu sản xuấtcho đến các tư liệu tiêu dùng của xã hội Trong các giai đoạn khác nhau củaxã hội thì các sản phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, phản ánh các giaiđoạn phát triển khác nhau của văn hoá.

- Văn hoá tinh thần: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần, baogồm khoa học ở mức độ áp dụng của thành tựu khoa học vào sản xuất và sinhhoạt, trình độ học vấn, tình trạng, giáo dục y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạođức trong hành vi của các thành viên trong xã hội, trình độ phát triển nhu cầucon người văn hoá còn bao gồm những phong tục tập quán, những phươngthức giao tiếp ngôn ngữ.

Ranh giới giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần chỉ có tính chấttương đối.

- Văn hoá mang tính giai cấp, nó phục vụ cho giai cấp nhất định Tínhgiai cấp đó biểu hiện ở chỗ văn hoá do ai sáng tạo ra, phản ánh và phục vụcho lợi ích của giai cấp nào, những cơ sở vật chất của văn hoá (các phươngtiện thông tin, tuyên truyền, các rạp hat ) do ai làm chủ Tính giai cấp củavăn hoá còn thể hiện ở chức năng của văn hoá

Nó giáo dục, xây dựng con người theo một lý tưởng – chính trị – xã hội,đạo đức, thẩm mỹ của một giai cấp nhất định.

- Văn hoá mang tính dân tộc, mang tính cộng đồng, tổ chức và được kếthừa qua nhiều thế hệ Mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng, có điều kiện tựnhiên, các sinh hoạt riêng, có phong tục tập quán, những thói quen tâm lýriêng Điều đó qui định đặc điểm riêng của văn hoá dân tộc.

2 Khái niệm kinh doanh.

Giải thích nghĩa của từ “kinh doanh” trong một số từ điểm do các nhànghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam biên soạn cơ chế là giống nhau.

Theo đại từ điển Tiếng Việt, thì kinh doanh có nghĩa là “tổ chức buônbán để thu lỗ lãi”.

Trang 6

Có từ điển từ và ngữ Việt Nam thì kinh doanh là “tổ chức hoạt động vềmặt kinh tế để sinh lời”.

Lãi hay lỗ ở đây được hiểu là: khi người ta bỏ vốn để buôn bán hoạtđộng kinh tế thì giá trị thu về phải cao hơn số vốn ban đầu cùng với việc bảođảm thực hiện các trách nhiệm khác theo pháp luật.

Kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển củaxã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra Vấn đề là ở chỗ kinh doanhnhư thế nào, nó đem lại lợi ích và giá trị cho ai? đó chính là vấn đề của vănhoá trong kinh doanh.

Như vậy, kinh doanh có thể hiểu như luật doanh nghiệp, xem đó là việcthực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuấtđến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đíchsinh lời.

3 Khái niệm văn hoá trong kinh doanh.

Từ hai khái niệm văn hoá và kinh doanh ta đi đến khái niệm văn hoákinh doanh là gì?

Văn hoá trong kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạtđộng kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể kinh doanh tạo ratrong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định vàđặc thù của họ.

Việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lạijcho kinh doanh và chủ thể kinh doanh một sử mạng cao cả Đó là sứ mệnhphát triển con người, đem lại sự giàu có, hạnh phúc cho mọi người, sự phồnvinh và vững mạnh của đất nước, sự vẻ vang của dân tộc Nhận thức được sứmệnh ấy con người sẽ hay say lao động, không ngại khó khăn gian khổ, thậmchí hy sinh cả lợi ích riêng của mình đóng góp vào lợi ích chung vì xã hội Dođó, văn hoá trong kinh doanh là bộ phận cấu thành của nền văn hoá dân tộc,phản ánh trình độ của con người trong lĩnh vực kinh doanh Bản chất của văn

Trang 7

cái đẹp Cái lợi đó tuân theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp Ngược lại cái đúng, cáitốt, cái đẹp là cơ sở bền vững cho hoạt động sinh ra cái lợi Văn hoá kinhdoanh cuả các nhà kinh doanh, của doanh nghiệp được nhận biết qua haiphương diện chính.

Một là: các nhân tố văn hoá (hệ giá trị, triết lý sống, tâm lý) được vậndụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hoá về dịch vụphù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hoá Đó chính là kiểukinh doanh có văn hoá, kiểu kinh doanh phù hợp với nét đẹp của văn hoá dântộc.

Hai là: cái giá trị, sản phẩm văn hoá như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng,nghệ thuật kinhdoanh mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạtđộng và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ biểu dương đối vớikiểu kinh doanh có văn hoá mà họ đang theo đuổi Đó chính là lối sống cóvăn hoá của các chủ thể kinh doanh.

Đề cao cái lợi của hoạt động kinh doanh gắn liền với cái đúng, cái tốt,cái đẹp, nhằm thoả mãn có chất lượng nhu cầu và thị hiếu của đời sống xãhội, mỗi xã hội cần định hình ra thành các truyền thống văn hoá kinh doanhtrong nền văn hoá chung của dân tộc.

II Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế.

Văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau Khôngthể có văn hoá suy đồi mà kinh tế phát triển Văn hoá bao giờ cũng là độnglực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển là mảnhđất thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng Lịch sử thế giới cũngnhư nước Việt Nam đã chứng minh nguyên lý đó Tuy nhiên, một câu hỏi đặtra, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số nước lãnh thổ đã từng cónền văn hoá cao, được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì ngàynay các nước đó không phải là những nước có nền kinh tế phát triển, thậm chíchỉ là những nước đang phát triển Ví dụ, thời thượng cổ, lưu vực sông Vệ vàsông Hoàng Hà của Trung Quốc đã hình thành đời sống đô thị khoảng 3000

Trang 8

năm trước công nguyên, khu vực Lưỡng Hà có một nền văn hoá liên tục hơn3000 năm trước công nguyên, lưu vực sông Nil, với đất đai phì nhiêu, là nơiđịnh cư của người Ai Cập là 3000 năm trước công nguyên khi hạ Ai Cậpthống nhất với thượng Ai Cập, thuộc triều đại các vua Pharaon với việc xâydựng các Kim Tự Tháp.

Như vậy, từ việc khu xét sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là cácquốc gia khu vực Châu á - Thái Bình Dương, người ta tìm thấy những dấu ấnvà đặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế Thực tế đóđã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoávào quá trình phát triển triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của vănhoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt độngsản xuất kinh doanh.

Vì vậy, mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế có thể hiểu.

- Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau Kinh tếphải đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảođiều kiện cho văn hoá phát triển kinh tế không thể phát triển nếu không cómột nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà cònlà nhân tố tác động đến phát triển kinh tế Với mối quan hệ đó, sự phát triểncủa mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động hiệu quả, có tốc độ cao chừngnào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với vănhoá.

- Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực được coi lànhững di sản quý báu bán tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắcdân tộc Nhưng đồng thời, với quá trình phát triển, kế thừa và giữa gìn bản sắcriêng, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của quốc gia, dân tộc khác, làmcho văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc vừa có tính hiện đại phù hợp với sự pháttriển kinh tế trong điều kiện cách khoa học – kỹ thuật, làm cho vai trò của vănhoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực khơi dậy mọi

Trang 9

tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển cao với tốc độ cao vàhài hoà trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Trang 10

III Vai trò của văn hoá trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Theo luật doanh nghiệp, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhàm mục đích sinh lợi (Điều 3, Chương I, Luật doanhnghiệp).

Văn hoá, với tư cách là những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra, đương nhiên nó trở thành di sản, thành tiền đề cho bất kỳ quátrình phát triển và tiếp theo Những giá trị vật chất đã sáng tạo ra đương nhiênlà cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển ở các giai đoạn kế tiếp Nhữnggiá trị văn hoá tinh thần phục vụ cho một nhu cầu không thể thiếu của conngười, nó đảm bảo chất lượng của yếu tố con người – yếu tố cơ bản tronghoạt động sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệuquả của con người trong sản xuất kinh doanh.

1 Văn hoá với tư cách là tri thức, kiến thức tạo ra động lực thúc đẩysản xuất – kinh doanh phát triển.

Sản xuất kinh doanh chính là quá trình con người sử dụng các tri thức,kiến thức tích luỹ được để tạo ra các giá trị vật chất mới Các tri thức này cóthể biểu hiện dưới hình thái ý thức, gắn liền với tư liệu sản xuất và người laođộng Khối lượng các tri thức, kiến thức đó bản thân nó đã là các giá trị vănhoá, đồng thời nó cũng được huy động và sử dụng vào sản xuất – kinh doanhtrong môi trường văn hoá Nếu không có môi trường văn hoá trong sản xuất –kinh doanh thì không thể sử dụng được các tri thức, kiến thức đó, và đươngnhiên không thể tạo ra hiệu quả sản xuất, không thể phát triển sản xuất – kinhdoanh.

Với quan hệ giữa tri thức và kinh doanh như vậy, bắt buộc các giá trị vănhoá dưới dạng tri thức, kiến thức phải được đảm bảo vào sản xuất kinh doanhthì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được phát triển.

Trang 11

2 Các yếu tố văn hoá với tư cách là những biểu hiện của trình độcao trong sinh hoạt xã hội.

Sản xuất kinh doanh không chỉ là quá trình con người sử dụng các tư liệusản xuất và chiếm hữu vật chất mà con là các mối quan hệ giữa con người vớicon người Sản xuất kinh doanh là sự hiệp tác và phân công lao động, đây làquan hệ cơ bản ở cả phạm vi hẹp và phạm vi rộng Giải quyết tốt mối quan hệđó là đảm bảo điều kiện thành công của quá trình sản xuất kinh doanh Nhưngbản thân con người trogn các mối quan hệ đó có những đặc điểm tâm lý khácnhau, nguyện vọng lợi ích khác nhau, khác nhau cả về tuổi tác, về những đặcthù mang tính dân tộc, tôn giáo sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau trongsinh hoạt xã hội Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những sự khác biệt vềsinh hoạt trong xã hội tuy không phải là yếu tố của quá trình đó, nhưng luônthường trực ở mỗi con ngời, mới chỉ lộ ra qua quá trình giao tiếp Nếu quátrình giao tiếp không nắm bắt được sự khác biệt đó sẽ dẫn đến những điềubiểu hiện, hoặc xung đột về suy nghĩ và hành động Mỗi người trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, nếu có trình độ am hiểu sâu sắc về sinh hoạt xã hội sẽtạo ra được các ấn tượng, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, tạo đượcbầu không khí thoả mái tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động, đảm bảoquan hệ kinh doanh dễ dàng.

3 Các di sản văn hoá của một nền văn minh cổ xưa có vai trò tạo rađộng lực tinh thần trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích so sánh các quá trình phát triển và tồn tại của một nền vănminh giúp cho con người hiện đại nhìn lại từ quá khứ, biết được khả năng củachính dân tộc mình, từ đó xem xét hiện tượng và hướng tới tương lai.

4 Các yếu tố văn hoá trong kinh doanh tạo sự phát triển hài hoà,lành mạnh của mỗi quốc gia, tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hoá vàdịch vụ trên thị trường, tạo ra sức mạnh cộng đồng cho phát triển, tạođiều kiện cho tái sản xuất lao động, góp phần nâng cao năng suất laođộng và hiệu quả kinh doanh

Mọi nền sản xuất, suy cho cùng đều nhằm thoả mãn ngày càng cao cáclợi ích vật chất và tinh thần của con người Đó vừa là mục tiêu, vừa là động

Trang 12

cơ thúc đẩy hành động của con người Nếu quá trình kinh doanh chỉ vì lợinhuận đơn thuần như vậy thì về mặt kinh tế, quốc gia đó sẽ phát triển lệchlạch những ngành và lĩnh vực ít lợi nhuận sẽ không phát triển được và do vậykhông thể đáp ứng được mọi nhu cầu của con người Về mặt xã hội, conngười sẽ mất nhân cách đạo đức xã hội xuống cấp, tội ác gia tăng.

Nói đến kinh doanh, là nói đến việc sử dụng tri thức và kiến thức Sửdụng tri thức đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cá nhân, các cộngđồng người để khai thác hết kho tàng tri thức đó phục vụ cho sản xuất kinhdoanh, trí tuệ của mỗi người sẽ bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở mộttrình độ cao và hoàn thiện hơn Sự kết hợp đó là nét đẹp văn hoá trong kinhdoanh và chính nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.

Phục vụ đáp ứng những nhu cầu cụ thể của con người về sản phẩm hànghoá và dịch vụ Những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đó ngoài yêu cầu về sốlượng và chất lượng nhất định còn đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ, tínhtiện lợi khi sử dụng Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, cácsản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứngvăn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường Để đạt được điều đó,sản xuất kinh doanh phải gắn liền với các yếu tố văn hoá, thông qua việc tiếpcận các yếu tố văn hoá mà chọn lọc và vật chất hoá chúng trong sản phẩm củamình cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Các yếu tố văn hoà là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống conngười, như những nhu cầu vật chất khác Trong quá trình hoạt động lao động,sự căng thẳng về cơ bắp và thần kinh diễn ra thường xuyên, gây ra mệt mỏi vàcăng thẳng về tâm lý Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh từ việcthiết kế nơi làm việc, các thiết bị và dụng cụ làm việc sẽ giảm bớt được trầmuất của những căng thẳng đó Đặc biệt đưa các hình thức hoạt động văn hoávào trước giờ làm việc có thể tạo ra hứng phấn lao động, vào thời gian nghỉngơi và cuối giờ làm việc có thể nhanh chóng xoá đi sự căng thẳng và mệtmỏi về tâm lý giúp con người nhanh chóng phục hồi sức lực hơn.

Trang 13

Chương II: Tình hình và thực trạng về văn hoá trong kinh doanh ở cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay

I Văn hoá trong kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Kể từ khi ban hành Luật doanh nghiệp đầu năm 2000, khu vực kinh tế tưnhân phát triển mạnh với trên 100.000 doanh nghiệp, thu hút hơn 100.000 tỷđồng (tương đương với khoảng 6,7 tỷ USD) vốn đầu tư, tạo ra hơn 1,3 triệuchỗ việc làm, còn doanh nghiệp dãn doanh đóng góp đáng kể cho nền kinh tếnăm 2000 có 14413 doanh nghiệp với đăng ký với số vốn 13700 tỷ đồng, năm2001 ước tính có trên 1800 doanh nghiệp mới đăng ký với số vốn khoảng22.000 tỷ đồng, chưa kể vốn đăng ký bổ sung Tổng cộng cả hai năm, có32413 doanh nghiệp mới đăng ký, gần bằng tổng số doanh nghiệp mới đăngký trong chín năm, từ 1991 đến 1999 (45005 doanh nghiệp) Theo báo nhândân số ra ngày 25 – 11 – 2002 thì đến cuối năm 2002 ngoài khoảng 5.000doanh nghiệp Nhà nước đã có gần 80.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp, cùng hơn 2,1 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể trong toànquốc Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồnlao động tại chỗ, đầu tư vốn ít, thu hồi vốn nhanh, linh hoạt, nhanh nhậy, đổimới công nghệ dễ dàng chuyển đổi thích ứng với yên cầu của thị trường.

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trong nềnkinh tế, cùng sự đóng góp to lớn trong phát triển Thì mặt trái của nó tác độngnên nền kinh tế là rất lớn Mặt trái ở đây có thể hiểu là những tiêu cực haycách khác đó là những biểu hiện kém văn hoá trong kinh doanh.

Từ thực tế thấy rằng, các doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa chú ý tới sựcần thiết tất yếu của văn hoá kinh doanh trong hoạt động của mình Những áplực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các doanhnghiệp chú ý tới vấn đề văn hoá kinh doanh hoặc coi đó là yếu tố phụ trợ.

Trang 14

Nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái nhãn mác, hàng kém chất lượng, kémphẩm chất, nấp bóng lợi dụng những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường vàtìm cách trà trộn với hàng thật, hàng có chất lượng tốt để tiêu thụ, lừa bịpngười tiêu dùng Do kinh doanh quản lý kém, tổ chức sản phẩm không cạnhtranh được trên thị trường đưa đến thua lỗ phá sản, nhập hàng lậu vào trongnước để trốn thuế, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách nhà nước.

Theo số liệu thống kê trong 4 năm (1999 – 2003) cả nước xảy ra trên1000 vụ ngộ độc thực phẩm với số người mắc lên hàng nghìn, trong đó cónhiều người tử vong 1999 có 327 vụ, số người mắc là 7576 người, đến năm2003 là 204 vụ với 5924 người mắc Ngoài ra số vụ ngộ độc thực phẩm do ănphải thực phẩm ô nhiễm hoá chất độc hại có chiều hướng tăng lên: Năm 1999là 11%, năm 2000 là 17%, năm 2002 là 25,2%, năm 2003 là 23%, còn 3 thángđầu năm 2004 cục quản lý thị trường (Bộ thương mại) bắt và xử lý 1865 vụhàng giả, hàng kém chất lượng Các mặt hàng chủ yếu làm giả là rươu, bia,nước giải khát, bánh kẹo Những con số trên là những minh chứng cho sự làmăn chộp giật, lừa đảo vì theo đuổi lợi nhuận sản xuất ra các sản phẩm kémchất lượng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

Sự kinh doanh không có văn hoá không chỉ xảy ra đối với các doanhnghiệp tư nhân, mà còn xảy ra ngay với các doanh nghiệp Nhà nước Cònnhiều doanh nghiệp trốn lậu thuế, nợ đọng vốn, khai gian thu nhập để chiếmđoạt thuế VAT Thiếu quan tâm đến đời sống của công nhân viên như nợlương, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vì lợi nhuận không chú ýtới tính an toàn trong lao động, sức khoẻ của đời sống nhân dân lao động, đểngày càng nhiều người mắc các căn bệnh độc hại.

Để thấy rõ sự tác động của những doanh nghiệp kinh doanh có văn hoáđối với nền kinh tế Những kết quả nghiên cứu thực tế ở nhiều nước về doanhnghiệp mới thành lập đã đi đến kết luận rằng doanh nghiệp càng trẻ càng dễthất bại, doanh nghiệp càng nhỏ càng dễ thất bại và 90% nguyên nhân thất bại

Trang 15

Tuy nhiên, thực tế này không phải dễ dàng được các nhà quản lý doanhnghiệp nhận ra hay chấp nhận Những kết quả điều tra ở 570 doanh nghiệptrình bày trong bảng sau là một minh chứng.

Theo chủ doanh nghiệp Theo chủ nợ

Bảng 1: Nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp mới, theo đối tượngquan sát.

Vậy quản lý tồi là như thế nào? Đây là một phạm trù khá rộng đã đượcbàn nhiều đến trong các nghiên cứu về quản trị kinh doanh Cách tiếp cận mớinhằm giúp những người quản lý hiểu thêm một khía cạnh còn chưa được quantâm đúng mức của quản lý hiện đại, vấn đề hiện nay của các công ty thành đạtsử dụng như một vũ khí cạnh tranh có sức mạnh tuyệt đối Đó là “bản sắc”hay văn hoá doanh nghiệp.

Để được xã hội chấp nhận, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựnghình ảnh của mình thành những biểu tượng bằng chính những viên gạch đạođức trong kinh doanh chính vì tính quan trọng của văn hoá trong kinh doanh,mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa xây dựng được hình ảnh chomình, đổi lại tạo ra tác động xấu đối với nền kinh tế Biểu hiện tác động xấunày, làm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay không được người tiêudùng thừa nhận Tạo ra sự phát triển bấp bênh của nhiều doanh nghiệp Cộnghưởng tới nền kinh tế, làm cho nền kinh tế ta bị ảnh hưởng Làm sự tác độngngược trở lại đối với các doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của các doanh

Trang 16

nghiệp Để phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần đi đúng với quy luậtcủa nền KTTT Cần coi trọng “đạo đức kinh doanh”, biến nó là vũ khí cho sựtồn tại cạnh tranh và phát triển.

II Những kết quả đạt được trong việc đưa văn hoá vào trong hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, các lĩnh vựcsản xuất kinh doanh dần dần xoá đi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đãvươn lên phát huy mạnh mẽ các tiềm lực của mình Về mặt nông nghiệp, nước tađạt được nhiều thành tựu nổi bất với các thời kỳ trước Sản lượng lương thựcphát triển tốt bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn xuấtkhẩu gạo lớn thứ hai thế giới Về công nghiệp, nhìn chung các sản phẩm quantrọng có tác động đến các ngành kinh tế đều tăng khá như điện, sắt thép, phânbón chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giành được sự tín nhiệm của ngườitiêu dùng, gần 100 mặt hàng được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao,có chỗ đứng trên thị trường Có thể nói hàng Việt Nam chất lượng cao đã đápứng được phần nào nhu cầu, thịhiếu và sở thích của người tiêu dùng ở hai khíacạnh: sản phẩm tiêu dùng và vật phẩm văn hoá ở đây, các nhà doanh nghiệpViệt Nam đã đưa các nhân tố văn hoá, bản sắc dân tộc vào hoạt động kinhdoanh, họ đã biết gắn chặt chẽ và hài hoà giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cáiđẹp Đó chính là biểu hiện nền kinh doanh có văn hoá và lối sống có văn hoá củacác doanh nghiệp Việt Nam dần dần được hình thành Đó cũng chính là lợi thếcạnh tranh của giới doanh nhân Việt Nam trên thương trường Để thấy được sốdoanh nghiệp biết xây dựng cho mình “đạo đức kinh doanh” thông qua hàngViệt Nam chất lượng cao, ta có thể quan sát biểu đồ sau:

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:49

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp mới, theo đối tượng quan sát. - tiểu luận về văn hóa kinh doanh.doc

Bảng 1.

Nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp mới, theo đối tượng quan sát Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan