Tiểu luận triết học

19 958 25
Tiểu luận triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1/ Đặt vấn đề : Phật giáo với cái đích là cứu con người thốt khỏi nỗi khổ mn đời, với cứu cánh là giải thốt, nhìn bề ngồi nó chỉ bàn về nhân sinh, nhưng để cho những quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chãi, trãi dài hơn 2500 năm thì chúng ta phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vơ cùng sâu sắc . Phật giáo đã đến với người Việt Nam từ rất lâu đời, vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ I Do bản chất từ bi , hỷ xã , đạo Phật đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng và bám rễ vững chắc trên mảnh đất này. Từ khi vào Việt Nam, đạo Phật đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt nói chung, quần chúng nhân dân ở đồng bằng Sơng Cửu Long nói riêng. Bởi vì các triết lý nhà Phật xuất phát từ tâm tư và nguyện vọng của người dân lao động, nên số người theo đạo Phật tăng lên rất nhanh theo thời gian. Trong thời đại ngày nay, Phật giáo cũng như nhiều tơn giáo khác đang có nhiều vấn đề đặt ra trong mối quan hệ nội sinh, cũng như các quan hệ đối ngoại giữa các tơn giáo và giữa tơn giáo với Nhà Nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về tơn giáo, tín ngưỡng tơn giáo, nhằm thực hiện phương châm “tốt đời đẹp đạo”. Đối với Đồng bằng sơng Cửu Long, từ thế kỷ XVII, các cư dân ở nhiều nơi đã hội tụ về đây sinh sống. Cũng từ đây Phật giáo hình thành, phát triển, và có vai trò quan trọng đến đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Đề tài: “Ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long” giúp người viết hiểu hơn về một trường phái triết học lớn và tìm hiểu truyền thống văn hóa của tổ tiên để lại. 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần. Phạm vi nghiên cứu : chỉ nghiên cứu những tư tưởng triết học Phật giáo cơ bản và sự ảnh hưởng của Phật giáo trong một lĩnh vực ( đời sống tinh thần ), trong phạm vi một vùng ( Đồng bằng sơng Cửu Long ). 3/ Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp tổng hợp các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử , đặc biệt là logic và phân tích, tổng hợp gắn với lý luận thực tiễn để thực hiện đề tài. Mặc dù đề tài đã được chuẩn bị khá cơng phu, nhưng chắc chắn vẫn có sơ suất, rất mong có sự đóng góp của q thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tác giả chân thành biết ơn. 4/ Cấu trúc tiểu luận: Chương I: Sự ra đời của Phật giáo và những tư tưởng của triết học Phật giáo. Chương II: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với một bộ phận dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU DUNG Chương I : SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CUÛA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO I- SỰ RA ĐỜI CUÛA PHẬT GIÁO : 1/ Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo : Điều kiện thiên nhiên Ấn Độ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi non, vừa có nhiều sông ngòi với nhiều đồng bằng trù phú, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi dấu ấn đậm nét lên tâm trí người dân Ấn Độ cổ. Xã hội Ấn Độ cổ đại là một xã hội rất sớm, khoảng thế kỷ thứ XXV TCN đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên là văn minh sông Ấn . Đến thế kỷ XV TCN, có sự xâm nhập của người Arya vào khu vực của người bản địa (người Dravida ) hình thành nên các quốc gia Ấn Độ tạo nên nền văn hóa mới gọi là văn hóa Véda. Đặc điểm nỗi bậc của nền kinh tế - xã hội Ấn Độ cổ là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình “Công xã nông thôn” mà đặc trưng của kết cấu này là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước của các Đế Vương , mà gắn liền với nó là sự bần cùng hóa của người dân trong công xã. Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là : Tăng lữ, Quý tộc, Bình dân tự do, Nô lệ cung đình. Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẩn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh ấy , nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời , trong đó có Phật giáo. Sự xuất hiện của Phật giáo vào thế kỷ VI trước CN không tách rời cuộc đấu tranh ấy, cũng như không tách rời sự phát triển của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà-la-môn và chế độ đẳng cấp,. Phật giáo lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bà-la-môn, đặc biệt là chống lại quan điểm của kinh Véda, nên Phật giáo được xem là dòng triết học không chính thống. Phật giáo ra đời trước bối cảnh lịch sử của Ấn Độ có một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo và ít có cuộc cách mạng lớn trong triết học. Trong triết học Ấn Độ, quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm thường đan xen với nhau trong một hệ thống triết học cũng như trong tư tưởng của một nhà triết học. Ở một phương diện khác, xã hội đã xuất hiện tư tưởng hoài nghi, phủ nhận tất cả những giá trị tôn giáo, nhân quả, đạo đức. Các phong trào tư tưởng đó hoặc dung hòa, hoặc xung đột lẫn nhau làm cho nền học thuyết triết học Ấn Độ lâm vào một tình trạng rối ren. Sống dưới một xã hội có thể chế giai cấp đầy bất công, tư tưởng tôn giáo lại rối ren, con người không biết tin tưởng, bám víu vào đâu. Giữa hoàn cảnh bế tắc ấy, Đức Phật xuất hiện như một mặt trời sưởi ấm buổi ban mai, làm tan đi bóng tối đen dày đặc đã từ lâu che phủ cuộc đời. Ngài không chỉ là vị cứu tinh cho xứ Ấn Độ thời bấy giờ, mà còn là người vạch ra hướng đi mới cho nhân loại. - 2 - PHẦN NỘI DUNG 2/ Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca : Người sáng lập ra Phật Giáo là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa (Siddhattha), họ là Cù Đàm ( Goutama ), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 trước CN, là thái tử của vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ ( nay thuộc vùng đất Nepan ). Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền q, dòng dõi Đế Vương, vợ đẹp con ngoan. Nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời. Năm 29 tuổi, ơng quyết định từ bỏ con đường Vương giả xuất gia tu đạo. Sau 6 năm tu hành, năm 35 tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân lý “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân dun”, tìm ra con đường giải thốt nỗi khổ cho chúng sinh. Từ đó Người đã đi khắp nơi để truyền bá tư tưởng của mình và ơng đã trở thành người sáng lập ra tơn giáo mới là Đạo Phật. Về sau ơng được suy tơn với nhiều danh hiệu khác nha: Đức Phật, Thích Ca Mâu Ni, Thánh Thích Ca… Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý khắp nước Ấn Độ, năm ơng 80 tuổi thì qua đời và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật Giáo vơ cùng q báu. 3/ Sự truyền bá Đạo phật vào Việt Nam và Đồng bằng sơng Cửu Long : Việc xác định niên đại Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có đủ tư liệu để biết chính xác. Sử liệu chỉ nói đến tình hình Phật giáo nước ta từ thế kỷ thứ II SCN, lúc bấy giờ trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu (vùng Dâu - Thuận Thành – Hà Bắc) đã khá thịnh đạt. Điều đó khiến ta có thể suy đốn rằng Phật giáo từ phía Nam Ấn Độ qua đường biển vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I SCN. Các vị sư đầu tiên là người n Độ, nhưng về sau lại thấy xuất hiện tên nhiều vị sư Trung Á và Trung Hoa. Có thể nói rằng, ngay từ thời rất xưa, Việt Nam đã được cao tăng Ấn Độ đi đến truyền giáo trực tiếp. Trải qua các Triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần… đặc biệt là dưới hai triều đại Lý , Trần, Phật giáo đã để lại dấu ấn một thời vàng son. Thế kỷ thứ VI, với sự phân chia Đàng trong, Đàng ngồi, đã là một mốc quan trọng có ảnh hưởng đến lịch sử Phật giáo. Một phần nào đó sự ảnh hưởng của phía Bắc đã được xem như khơng còn tác dụng đối với vùng đất Đàng trong. Đây cũng là một trong những dấu ấn tạo điều kiện cho Phật giáo Đàng trong mang những nét đặc trưng mới trong q trình phát triển sau này. Người Việt đã di dân vào khai phá vùng đất phía nam Tổ Quốc, vùng đất đạo phật có mặt từ rất sớm. Mặc dù theo chân đồn di dân, Đạo Phật có mặt trên vùng đất mới tại mỗi khu vực thời gian có khác nhau, nhưng có thể tìm thấy 4 hướng chủ yếu : + Hướng thứ nhất, từ miền Thuận - Quảng, đều do các nhà sư từ miền Trung vào thế kỷ thứ XVII, XVIII và XIX. + Hướng thứ hai, theo đường thủy từ Trung Quốc, Đạo Phật đã được các nhà sư đến tận vùng Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho truyền đạo (năm 1697). Những ngơi chùa ở Mỹ Tho, Cai Lậy và các Phật đường sau này xuất phát từ các nhà sư Trung Quốc này. + Hướng thứ ba, đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu người Quảng Đơng, tự Chân Lạp sang vùng đất mới đặt tên là Hà Tiên, dựng chùa Tam Bảo. + Hướng thứ tư, năm 1938, Hộ Tơng truyền bá Phật giáo Nam tơng từ Campuchia vào Nam Bộ. Từ 4 hướng chính, Phật giáo đã vào Nam Bộ vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX. - 3 - Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng đất mới đối với lịch sử lâu đời của đất nước. Đây là vùng hoang vu, nhiều thú dữ, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nhiều cá sấu, lắm rắn rít và ngay cả những con vật nhỏ như muỗi, đĩa cũng gây nhiều phiền hà, khó khăn cho cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt hoang vu, thú dữ và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long là vùng đất “cò bay thẳng cánh”, bát ngát ruộng đồng phì nhiêu màu mỡ. Cảnh vật vừa thơ mộng lại vừa mang vẻ kỳ bí, hấp dẫn, lơi cuốn tâm hồn con người muốn khai phá, tìm tòi, “mời gọi” cư dân từ các nơi khác đến sinh sống. Từ thế kỷ XVII, Đồng bằng sơng Cửu Long đã tiếp nhận nhiều thành phần cư dân từ khắp nơi đến sinh sống. Họ mang theo nhiều nguồn “hành trang” tơn giáo – tín ngưỡng. Vì thế các hình thức tơn giáo – tín ngưỡng ở khu vực này cũng phong phú, nhưng Phật giáo vẫn là tơn giáo chủ đạo của người Việt, người Hoa, người Khơ-me ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long. II- NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO Tư tưởng triết học Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể hiện trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, gồm 3 Tạng kinh điển là : Tạng kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm về thế giới và con người. 1/ Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan : Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo được thể hiện tập trung ở nội dung của ba cặp phạm trù: Vơ ngã, Vơ thường, và Dun. 1.1- Vơ ngã : Cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người khơng phải do một vị thần nào sáng tạo ra, mà được cấu thành bởi sự kết hợp giữa hai yếu tố: “Sắc” và “Danh”. Sắc : là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được. Còn “Danh” là yếu tố tinh thần, khơng có hình chất mà chỉ có tên gọi. Chính cái “Danh” và “Sắc” đó hợp lại với nhau tạo thành “Ngũ uẩn”: Sắc (vật chất), Thụ (cảm giá), Tưởng (ấn tượng), Hành (suy lý) và Thức (ý thức). “Danh” và “Sắc” tác động qua lại tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của vật chất chỉ là tạm thời, khơng có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó cũng khơng có cái gọi là “Tơi”. 1.2- Vơ thường : Nghĩa là vạn vật biến đơi vơ cùng theo chu trình bất tận: sinh- trụ-dị-diệt. Vậy thì “có có”-“khơng khơng” ln hồi bất tận, “thống có”-“thống khơng”, cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất. Đức Phật dạy, “ Tất cả những cái gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vơ thường”. Vì vậy vơ thường nghĩa là khơng thường, khơng mãi ở n trong một trạng thái nhất định, ln ln thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Có người sai lầm cho rằng: Đạo phật nói vơ thường, phải chăng gieo vào lòng mọi người những quan niệm chán đời, thối chí? Vì vậy, sự vật đã vơ thường thì khơng làm gì cả, có siêng năng hoạt động kinh doanh đến đâu sự nghiệp rồi cũng khơng đi đến đâu cả. Vơ thường của đạo phật là một phương pháp chỉ rõ mặt trái của đời, để bài trừ những sự mê lầm, ngăn chặn người chạy theo vật dục, nó chưa phải là thuyết tuyệt đối. - 4 - Vơ thường là một định luật chi phối tất cả sự vật từ thân tâm cho đến hồn cảnh. Hiểu lý vơ thường, con người dễ giữ được bình tĩnh, thản nhiên trước cảnh đổi thay bất ngờ. 1.3- Dun : Là điều kiện giúp cho ngun nhân trở thành kết quả. Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân dun. Trong đó dun là điều kiện giúp cho ngun nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có dun mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có dun mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi khơng ngừng của các sự vật, tn theo quy luật Nhân-Quả : Nhân là cái mầm, quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu khơng có nhân thì khơng thể có quả, nếu khơng có quả thì khơng thể có nhân. Nhân thế nào thì quả thế ấy, nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ươm hạt giống cam, nếu ta muốn có quả xồi thì ta phải ươm hạt giống xồi. Khơng bao giờ ta trồng cam mà được xồi, hay trồng xồi mà được cam.Người học vẽ thì biết vẽ, bác sỹ thì chữa bệnh, thầy giáo thì dạy học. Nói cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau, hễ nhân đổi thì quả đổi. Một nhân khơng sinh ra quả, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân dun. Cho nên khơng có nhân nào tự tạo thành quả được nếu khơng có sự giúp đở của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt đậu sinh ra cây đậu là một cách nói giản dị, dễ hiểu. Chứ thực ra hạt đậu khơng thể sinh ra gì được nếu để nó một mình giữa trống khơng, thiếu khơng khí, ánh sáng, đất, nước,. . . Trong nhân có quả, trong quả có nhân, chính trong hiện tại đã hàm chứa cái quả vị lai, cũng chính trong cái quả hiện tại đã có hình bóng của nhân q khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là khi nó chưa biến chuyển hình thành ra cái quả mà ta mong muốn chờ đợi. Một sự vật mà ta gọi là quả, là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta mong đợi, ước muốn. Mỗi vật vì thế đếu có thể gọi là nhân hay là quả đều được cả. Đối với q khứ thì nó là quả, đối với tương lai thì nó là nhân. Sự biến chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, chứ khơng phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng nhất. Vì lý do đó, chúng ta khơng nên nóng nảy, hấp tấp mà cho rằng cái luật nhân- quả khơng hồn tồn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả ngay. Tóm lại: Triết học phật giáo bát bỏ quan niệm duy tâm cho rằng thần thánh sáng tạo ra con ngưòi và vũ trụ. Phật giáo thừa nhận con người và sự vật được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần, các sự vật của thế giới trong sự biến đổi khơng ngừng. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới, mặc dù còn chất phác, mộc mạc nhưng rất đang trân trọng. 2/ Tư tưởng Phật giáo về nhân sinh quan : 2.1- Quan điểm triết học Phật giáo về nghiệp : Nghiệp theo sát văn từ có nghĩa là hành động hay việc làm. Tư tưởng, lời nói hay việc làm thường do ý muốn làm động cơ khởi xướng. Phật giáo gọi ý muốn hay ý chí ấy là tác ý. Nghiệp báo là một định luật nhân quả trong lĩnh vực ln lý, hay như người phương Tây thường nói là “Ảnh hưởng của hành động”. Phật giáo khơng nhìn nhận có một linh hồn trường cửu được tạo nên một cách ngẫu nhiên và độc đốn. Phật giáo tin có định luật và cơng lý thiên nhiên, khơng phải do một đấng thượng đế tồn năng hay một Đức phật đại từ đại bi tạo nên. - 5 - Có một vài người theo nhận thức riêng của mình, cho rằng thuyết nghiệp báo trong Phật giáo là một loại nha phiến xoa dịu và ru ngủ con người xấu số. Đức phật khơng hề dạy như vậy, thuyết nghiệp báo trong Phật giáo cũng khơng bao giờ chấp nhận một cuộc sống phán xử sau kiếp sống. Theo lý nghiệp báo, chúng ta khơng nhất định bị trói buộc trong một hồn cảnh nào vì nghiệp báo khơng phải là số mạng cũng khơng phải là tiền định do một oai lực quyền bí nào đã định đoạt cho ta một cách bất khả kháng. Chúng ta có đủ năng lực để chuyển phần nào cái nghiệp của ta theo ý muốn. Nghiệp khơng nhất thiết phải là hành động trong q khứ mà thơi. Nghiệp bao trùm q khứ và hiện tại, là nơi trong q khứ chúng ta hành động như thế nào, và trong tương lai chúng ta sẽ làm như thế nào cũng tùy nơi hành động chúng ta trong hiện tại. Hiểu một cách khác nữa, ta phải thêm rằng, trong hiện tại chúng ta như thế nào khơng hồn tồn bởi vì trong q khứ chúng ta đã như thế nào. Và trong tương lai chúng ta sẽ như thế nào cũng khơng tùy thuộc nơi chúng ta như thế nào trong hiện tại. Hiện tại chắc chắn là con đẻ của q khứ và là mẹ của tương lai. Nghiệp trong sự báo ứng vơ cùng phức tạp, ta khơng thể nhìn hiện tại mà quả quyết q khứ và tương lai. Tóm lại, tất cả nghiệp lực đều tùy thuộc nơi sự biến đổi của tâm lực và ln ln sẵn sàng phát hiện trong mn ngàn hiện tượng mỗi khi có cơ hội. Nghiệp là một năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tính con người. Nghiệp giải thích những hiện tượng mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng. 2.2- Quan điểm của phật giáo về thuyết “Tứ Diệu Đ ế” : Nội dung triết lý nhân sinh của phật giáo đều thể hiện trong thuyết “Tứ Diệu Đế”, được phật giáo coi là 4 chân lý vĩ đại. Thơng điệp Tứ Diệu Đế bao gồm cả hai mặt nhận thức và hành động. Do đó con đường tu tập tứ đế khơng thể xét qua gốc độ nhận thức mà vấn đề là mơ thức biện chứng của nó. Đức phật trong suốt q trình đi tìm con đường giải thốt, những kinh nghiệm khổ đau của bản thân đã trải qua là những kinh nghiệm sâu sắc. Do đó thuyết Tứ Diệu Đế được xem như là một q trình biện chứng thực tại ngay trong đời sống của Người và cái đỉnh cao tận cùng ấy được Đức phật giảng giải qua dạng thức của tứ đế trên cơ sở tương quan nhân quả sinh vật, và đây chính là bằng chứng thực tại mà Đức phật đã di qua. Vì thế nó khơng phải là mẫu thức lý tưởng, cũng khơng phải là bản sao chép từ những ý niệm. Tứ Diệu Đế được Đức phật giải minh thơng qua 4 tiền đề triết học cơ bản : + Tri ân thực tại ( khổ thánh đế ) + Sự chuyển hướng tư duy ( tập thánh đế ) + Sự chuyển hướng hai chiều ( diệt thánh đế ) + Giai trình tư duy ( đạo thánh đế ) a/ Khổ Đế : Là thực trạng đau khổ của con người, triết lý về cuộc đời mỗi người là một bể khổ, ràng buộc, hệ lụy, khơng có tự do. Có 8 cái khổ : sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc, thụ ngũ uẩn. Khổ Đế là một chân lý, một sự thật về bản chất cái khổ, ta có thể chia làm ba phương diện : * Phương diện sinh lý: Khổ là một cảm giác khó chịu, bức xúc, đau đớn. Con người sinh ra đã khốn khổ, lớn lên già yếu, bệnh tật lại càng thêm khổ, và cuối cùng là cái chết, sự tan rã cuối cùng của thể xác đem đến khổ thọ lớn lao. - 6 - * Phương diện tâm lý: Là sự đau khổ do khơng toại ý, khơng vừa lòng…, tạo nên đau khổ. Những mất mác thua thiệt trong cuộc đời làm mình khổ. * Phương diện Phật học : Khổ là thụ ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Khi ta bám víu vào năm yếu tố trên, coi đó là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì sự khổ đau có mặt. ý niệm về “thân thể tơi”, “tình cảm tơi”, “tư tưởng tơi”, “nhận thức của tơi”… hình thành một cái tơi ham muốn, vị kỷ, từ đó mọi đau khổ phát sinh đều gắn liền với ý niệm về cái tơi ấy. Tóm lại, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hồn cảnh, sự khơng toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một thực tại như thực đối với con người. Khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực, khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng loạt nhân dun được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách trực tiêp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn ngun của khổ đau, con người khơng thể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó. b/ Tập Đế : Nhân Đế Triết lý về ngun nhân của sự khổ, có 12 ngun nhân gây ra sự đau khổ ( thập nhị nhân dun ) : 1. Vơ minh: Không sáng suốt, không nhận thức được chân lý. 2. Dun hành: là ý muốn thúc đẩy hành động. Nỗi khổ ý thức do hành động gây ra, các cấu trúc thuộc hoạt động tác tạo của tâm lý thơng qua thân, miệng, ý. 3. Dun thức: Tri giác hiện hữu, tâm tư trong sáng trở nên u tối. 4. Dun danh sắc: Nổi khổ do sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần, danh thuộc về tâm lý, sắc thuộc về vật lý. Sự hội tụ các yếu tố vật chấ và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác. 5. Dun lục nhập: Tiếp xúc thế giới xung quanh thơng qua các cơ quan cảm giác và 6 trần cảnh ( hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, xúc và pháp). 6. Dun xúc: Tiếp xúc thế giới xung quanh sinh ra các cơ quan cảm giác hay là sự giao thoa căn, trần và thức. 7. Dun thụ: Sự kết hợp tất cả các yếu tố tạo nên con người. 8. Dun ái: Do u thích, luyến ái nảy sinh ham muốn, dục vọng. 9. Dun thủ: Do ham muốn rồi muốn chiếm thứ ấy của tâm, ý và thức. 10. Dun hữu: Nảy sinh hành động tạo nghiệp chiếm hữu hay tiến trình tương dun để hình thành hiện hữu ( pháp ). 11. Dun sinh: Đã có tạo nghiệp, đã có nghiệp nhân ắt có nghiệp quả là sinh ra ta. 12. Dun lão tử: Lão và tử là kết quả cuối cùng của q trình, đồng thời cũng là ngun nhân của vòng ln hồi mới. Như thế 12 nhân dun là hiện hữu của con người, đồng thời cũng là tiến trình hiện hữu của con người từ sinh thành đến hủy diệt.Thập nhị nhân dun là triết lý về ngun nhân của sự khổ, về nguồn gốc của sự khổ. Khi nhận thức được bản chất của sự khổ một cách rõ ràng ta mới có thể đi vào con đường đoạn tận khổ đau. Ngun nhân của khổ có nguồn gốc sâu xa trong tâm tưởng của con người. Phật giáo cũng nhìn thấy các ngun nhân đau khổ, có cái phát sinh từ vật chất hay hồn cảnh xã hội, nhưng ngun nhân chính vẫn là tâm thức. Ngun nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vơ - 7 - minh, tức là si mê khơng thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vơ thường và chuyển biến, khơng có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Do khơng thấy rõ nên sinh tâm ham muốn, ơm giữ lấy các đối tượng lạc thú. Do khơng thấy rõ mới lầm tưởng rằng “cái tơi” là quan trọng nhất, là cái có thật cần phải bám víu, củng cố và thỏa mãn nhu cầu của nó. Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay khơng là do lòng mình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay khơng. Nếu khơng bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỷ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc. c/ Diệt Đế : Phật giáo cho rằng mỗi nỗi khổ có thể tiêu diệt được để đạt đến trạng thái Niết bàn có nghiã là hạnh phúc, an lạc. Đạo Phật quan niệm rằng, ngun nhân khổ là do sự vận hành của thập nhị nhân dun, trong đó gốc rễ sâu xa là sự vơ minh. Vậy muốn diệt khổ phải đi ngược lại sự vận động của 12 nhân dun, bắt đầu từ diệt trừ vơ minh. Vơ minh bị diệt, trí tuệ bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ và con người, khơng còn tham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức là thốt khỏi vòng ln hồi sinh tử. Nói cách khác, diệt trừ được vơ minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng lại, tu đến Niết bàn, tịch diệt, khi ấy mới hết ln hồi sinh tử. Phật giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợ hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí khơng bị chi phối bởi những tư tưởng chấp thủ, nhờ khơng bị nao núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hãi mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn. Trên cơ sở ấy bạn hưởng thụ đời sống có chất lượng hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vơ minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy. d/ Đạo Đế : Là con đường phải theo để diệt trừ đau khổ. Đạo Phật chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt trừ vơ minh, phá vòng ln hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập, diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp, đạt đến sự giải thốt. Đây là con đường nhằm để hồn thiện đạo đức cá nhân, con đường này là một bằng chứng về kiểu suy luận hợp lý và trí tuệ thực tiễn thơng qua con đường Bát Chính Đạo: * Chính kiến: hiểu biết đúng đắn về Tứ Diệu Đế. Hãy rũ bỏ mọi điều mê tín, tư tưởng vạn vật hữu linh, các nghi thức cổ xưa. Hãy từ bỏ niềm tin vào các tục lệ gây nên sự khơng bình đẳng giữa người với người, từ bỏ niềm tin vào sự hiện hữu của một đấng tối cao. Hãy dựa vào khả năng suy luận thuần túy của mình. Đây là bước giúp cho con người có một căn bản lý trí. Nếu khơng có Chính kiến thì mọi quyết định dễ mắc sai lầm. * Chính tư duy: Hãy suy nghĩ chính chắn, suy nghĩ đúng là nền tảng để đạt đến những thành tựu to lớn, miễn là dựa trên chính kiến. * Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính, trung thực, trong sáng, khơng nói lời nóng nảy, thơ tục, chửi bới, vu khống, phỉ bán. * Chính nghiệp: Hành động chân chính, khơng làm những việc tàn bạo, giả dối, khơng sát sinh, trộm cắp, rượu chè nghiện ngập. - 8 - * Chính mệnh: Sống chân chính, khơng tham lam, vụ lợi xa rời nhân nghĩa. * Chính tinh tiến: Rèn luyện, tu tập khơng mệt mỏi là sự nỗ lưc cam go để nâng cao trí tuệ và đạo đức của mình. Con người phải cố gắng nổ lực từ bỏ các thói hư tật xấu, học tập các đức tính tốt, khơng để mình bị lơi kéo vào các đức tính xấu xa, hãy nâng cao phẩm chất tốt mà mình có được. * Chính niệm: Là sự chú ý đến các hoạt động, cùng những chỗ yếu kém của thân và ý mình, là suy niệm chân chính. * Chính định: Sự tập trung tâm trí vào con đường chân chính, khơng để bất cứ điều gì lay chuyển, làm thối chí, phân tâm. Trong Bát chính đạo thì chính kiến, chính tư duy thuộc về trí tuệ; chính ngữ, chính nghiệp,chính mệnh thuộc về giới luật; chính tinh tiến, chính niệm, chính định thuộc về định. Thế giới hiện nay đang từng bước phát triển, đi vào đa phương hóa tồn diện. Nhiều học thuyết, lý thuyết triết học, đạo học đang được tái thẩm định để tìm ra những giá trị ứng dụng cho nền văn minh hiện đại. Nếu phải tìm ra những phạm trù đạo đức chung để xây dựng và góp phần ổn định mọi rối loạn trong cuộc sơng nhân sinh thì Bát chính đạo là định hướng cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chừng nào con người còn đau khổ thì Bát chính đạo vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn mọi hành vi, lời nói và tư tưởng. Chừng nào mọi Quốc gia trên thế giới còn mong muốn đem lại an lạc cho nhân loại chừng đó Bát chính đạo vẫn là đóng góp của Phật giáo vào tiếng nói chung của nhân loại trên tiến trình hòa bình thế giới. Có thể khẳng định giá trị của Bát chính đạo như một bản đồ tu tập cho mọi người ở mọi thời đại. 2.3- Quan điểm của triết học Phật giáo về ngũ giới : Phật giáo còn đưa ra năm điều răn để mọi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người, gọi là ngũ giới. Ngũ giới là năm điều cấm mà Đức phật đưa ra nhằm để ngăn cản những tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là: khơng sát sinh, khơng trộm cướp, khơng được tà dâm, khơng được nói dối, khơng được uống rượu. Năm điều răn này y như cứ dựa trên tâm từ bi, bát ái, bình đẳng trên phương diện dứt trừ tội lỗi cá nhân và đem lại trật tự, an vui cho xã hội mà thành lập. Đức Phật khơng bắt buộc chúng tam phải triệt để tn theo, và cũng khơng hăm dọa nếu khơng tn theo thì phải bị trừng phạt, sự giữ ngũ giới hay khơng là hồn tồn do chúng ta tự liệu lấy. a/ Bất sát: Khơng được giết hại Đây là điều răn thứ nhất mà Đức phật khun chúng ta khơng được giết hại sinh mạng từ lồi người cho đến lồi vật. Sinh mạng có một giá trị q báu, nhất là sinh mạng người, giết hại sinh mạng kia để tơ điểm cho sinh mạng này là một điều ác, khơng hợp đạo lý. b/ Bất dâm: Khơng tà dâm. Nếu giữ giới khơng tà dâm thì gia đình được hòa thuận, an vui, hạnh phúc, mọi người nể trọng kính mến. c/ Bất vọng ngữ: Khơng nói dối. Nếu giữ giới khơng nói dối sẽ được mọi người kính trọng, q mến, tin cậy, dễ được gần gũi, việc làm thuận lợi, uy tín được nâng cao . d/ Bất ẩm tửu: Khơng uống rượu. - 9 - Nếu giữ được giới khơng uống rượu thì sẽ bảo tồn hạt giống trí tuệ, ngăn ngừa những ngun nhân phát sinh tội ác trong xã hội. e/ Bất đạo: Khơng trộm cướp Nếu giữ được giới khơng trộm cướp là góp phần đưa xã hội về bình đẳng, văn minh. Có năm việc mà trong hiện tại mọi người khơng thể làm cho của cải vật chất và sinh mạng được tăng trưởng. Năm điều ấy là: Sát sinh, trộm cướp, tà dâm, ưa nói vọng và uống rượu. Trong năm giới trên có bốn điều thuộc về vơ tính giới, một điều uống rượu thuộc về tưởng giới. Nói tính giới là vì những giới này có liên quan đến tâm tính của con người trong xã hội. Cho nên về giới tính dù con người có thọ giới hay khơng, nếu phạm giới thì đều bị sa đọa. Còn tưởng giới là giới thuộc về hình thức để ngăn ngừa sự phạm lỗi. Nếu có thọ mà phạm giới thì đắc tội, khơng thọ thì khơng đắc tội. Ngũ giới là hạ phẩm giới, là nền tảng của các giới. Chúng ta thấy cơng cụ thiết thực và lợi ích của năm giới đối với cá nhân và đồn thể. Nhưng năm giới nói trên khơng có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là một bài học cơng dân thơng thường mà bất cứ Quốc gia nào, xã hội nào muốn phồn vinh, hưng thịnh cũng khơng thể bỏ sót được. Một xã hội mà mọi phần tử đều thực hiện được năm giới ấy thì đó là một xã hội gương mẫu và văn minh nhất thế giới. Cho nên năm điều luật ấy khơng phải chỉ để áp dụng riêng cho giới Phật tử, mà còn dùng chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa, tiến bộ. Chương II : ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT BỘ PHẬN DÂN CƯ Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG. I- SINH HOẠT PHẬT GIÁO Ở NAM BỘ : Từ buổi đầu đến định cư, lập chùa, lập đình hầu hết các chùa ở Đồng Nai, Gia Định, Tiền Giang là những am làm bằng tranh, ngày ngày các tu sĩ vào rừng chặt cây, bện lá tự dựng nhà, đóng bàn ghế sử dụng và thờ tự. Điều này cho thấy trong hồn cảnh khó khăn buổi ban đầu thiếu thốn về vật chất và tinh thần, nhưng sinh hoạt Phật giáo đã thực sự trở thành một nhu cầu của người dân lúc bấy giờ. Theo tâm trạng của họ lúc xa q cách tổ, được ngày ngày rãnh rang nằm để suy nghĩ, ai ai cũng hồi tưởng đến q nhà, nhớ về mồ mã cha ơng, nhớ bạn bè, làng xóm. Vì Vậy họ thường đến chùa để nghe sư tổ giảng kinh, nói pháp hầu vơi đi nỗi buồn xa q và tìm sự thanh thản ở tâm hồn. Vào thời kỳ Nhà Nguyễn, sinh hoạt Phật giáo đã trở nên khởi sắc, một số chùa được tiếp tục xây dựng và trùng tu. Người dân đến với đạo Phật vì đạo Phật cứu khổ, cứu nạn, giúp họ an tâm sản xuất, khai phá vùng đất mới, khun họ làm điều lành, điều thiện, tránh xa điều ác, cái dữ. Có thể nói, ứng phú là hình thức sinh hoạt Phật giáo chủ yếu của người dân Nam Bộ. Ứng phú là mơn kinh hành sự trong chùa, là mơn âm nhạc riêng khi hành lễ, chư tăng tụng kinh, tán xướng. Ứng phú thường sử dụng “tán” , với mục đích khen ngợi, với giọng đọc kéo dài, thang âm cẩn thận, nhịp rất phức tạp. Nhìn chung lối ứng phú này rất gần gũi với âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Mặc dù ở những giai đoạn tiếp theo sau, do điều kiện xã hội và mơi trường sống có thay đổi. Khoa “ứng phú đạo tràng” khơng còn chiếm vị trí chủ đạo, nhưng nó đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trong Phật giáo ở Nam Bộ. Ứng phú tồn tại và phát - 10 - [...]... trình triết học, NXB Lý luận chính trò – 2006 2 Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ mơn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin ( dùng cho học viên cao học ), NXB Chính trị Quốc gia- 2004 3 Trương Sĩ Hùng, Mấy tín ngưỡng tơn giáo Đơng Nam Á, NXB Thanh niên - 2003 4 Nguyễn Hùng Hậu , Đại Cương Triết học Phật Giáo Việt Nam, NXB Khoa Học Xã... nội dung 2 Chương I: Sự ra đời của Phật giáo và những tưởng của triết học Phật Giáo…….2 I- Sự ra đời của Phật Giáo 2 1/ Hồn cảnh ra đời của Phật giáo 2 2/ Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca .3 3/ Sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam và Đồng bằng sơng Cửu Long 3 II- Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật Giáo .4 - 18 - 1/ Quan điểm của Phật giáo về thế giới... cải lương ở phần kết thúc đều có hậu - 14 - KẾT LUẬN Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam nói chung và của người - 15 - dân ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói riêng Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập qn, nếp sống... linh nữa Đạo lý Tứ Ân còn có chung cái - 12 - động cơ thúc đẩy là từ bi, hỷ xả khiến cho ta sống hài hòa với xã hội, với thiên nhiên để tiến đến hạnh phúc chân thực và miên trường Từ cơ sở tư tưởng triết học và đạo lý trên đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành được một bản sắc đặc thù rất riêng biệt của nó tại Việt Nam, ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long, góp phần làm phong phú và đa dạng hóa nền... Đồng bằng sơng Cửu Long Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để hòa nhập vào trào lưu phát triển với thế giới, Việt Nam cần phải mở cửa để giao lưu với bạn bè quốc tế ngỏ hầu tiếp thu và học tập những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại Điều đó sẽ dẫn đến sự du nhập nhiều luồng văn hóa ngoại lai Trong đó có cái tốt, có cái xấu, làm sao chúng ta có thể phân biệt và tiếp thu cái tốt và giải trừ cái xấu?... đời sống người Việt", chúng ta càng thấy rõ nhận định trên Từ quan niệm nhân sinh quan, thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo Những câu nói đầu lưỡi "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số", "ta bà thế giới" là điều phổ biến trong quan hệ ứng xử giữa mọi người Qua q trình lịch sử, trãi... lợi dụng triệt để Tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan cũng đã hội nhập vào Phật giáo Khi nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc dân gian ở Việt Nam trên các lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, nghệ thuật sân khấu, nhiều người thừa nhận rằng có dấu ấn của Phật giáo Phật giáo được xem như một yếu tố quan trọng, bao trùm, đã góp phần làm cho văn hóa dân gian Việt Nam mang những đặc điểm dân... trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con Hay: Núi cao biển rộng mênh mơng Cù lao chính giữa ghi lòng con ơi 3.2- Phật giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu : Tính triết lý "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương Đông và nếp sống truyền thống của dân tộc Nghệ thuật sân khấu cải lương ở Nam... Xã Hội – 2002 - 17 - 5 Hồ Thượng Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật Giáo Ấn Độ, Thành hội Phật Giáo TP.HCM ấn hành – 1989 6 Trần Hồng Liên, Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ-Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội- 2000 7 Thượng toạ Thích Thanh Duệ- Tuệ Nhã,Tập tục và nghi lễ dâng hương, NXB Văn hố dân tộc -2004 8 Thích Ngun Tạng, “Phật Giáo tại Việt Nam”, Website: quangduc@quangduc.com 9 Thích Nhật Từ... giới bình dân mà còn ảnh huởng đến giới trí thức Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều qua giáo lý này Vì thế, lý nghiệp báo ln hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương bình dân, trong văn học chữ Nơm, chữ Hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người Mỗi người . mạng lớn trong triết học. Trong triết học Ấn Độ, quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm thường đan xen với nhau trong một hệ thống triết học cũng như trong. Tác giả chân thành biết ơn. 4/ Cấu trúc tiểu luận: Chương I: Sự ra đời của Phật giáo và những tư tưởng của triết học Phật giáo. Chương II: Ảnh hưởng của

Ngày đăng: 05/07/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan